Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Bầu Lo Lắng Khi Thai Nhi 39 Tuần Gò Nhiều mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thai nhi 39 tuần gò nhiều khiến cho mẹ bầu không khỏi lo lắng vì không biết đó có phải là dấu hiệu chuyển dạ hay không hay chỉ là những cơn gò bình thường, nhiều mẹ cũng sợ không biết là bé gò nhiều có vấn đề gì bất thường không. Tâm trạng của mẹ bầu trong những tuần gần sinh rất nhạy cảm vừa lo đang nóng lòng đợi con yêu ra đời vừa lo lắng trước những dấu hiệu bất hường của cơ thể.
Những cơn gò ở tuần 39 có thể là dấu hiệu sắp sinh cũng có thể là những cơn gò bình thường mà mẹ bầu nào cũng thường gặp khi mang thai những tuần cuối. Các mẹ bầu cần phải biết cách phân biệt những cơn gò bụng thuộc dạng nào để tránh tâm lý lo lắng quá mức, và nếu đó là cơn gò chuyển dạ thật thì mẹ bầu cũng sẽ có cách phản ứng kịp thời.
Cách để mẹ bầu phân biệt những cơn gò
Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks: Những cơn gò sinh lý này đã xuất hiện từ tuần thai thứ 7 và nó thường xuyên rõ ràng hơn theo sự phát triển của thai nhi. Cơn gò Braxton – Hick thường xuất hiện trong khoảng 30s không gay đau và cũng không xuất hiện thường xuyên. Những cơn gò này dễ dàng biến mất khi mẹ đi bộ thay đổi vị trí hoặc nẳm. Thai nhi 39 tuần gò nhiều bởi các cơn gò sinh lý khi thai nhi chuyển động,khi bàng quang đầy, khi quan hệ hoặc cơ thể bị mất nước.
Dấu hiệu chuyển dạ: Những cơn gò chuyển dạ làm cho mẹ khí chịu và đau âm ỉ, gây căng cơ ở bụng hoặc lưng. Gây căng cơ ở vùng xương chậu, xương đùi. Nhiều trường hợp có thể mẹ bầu còn bị ra máu âm đạo. Cơn gò chuyển dạ diễn ra với tuần suất thường xuyên 5 -10 phút/lần.không giống như cơn gò sinh lý khi mẹ bầu thai đổi tư thế cơn gò chuyển dạ vẫn tiếp tục.
Thai nhi 39 tuần tuổi như thế nào?
Thai nhi tuần 39 gò nhiều mẹ bầu lo lắng?
Mẹ bầu đã biết cách phân biệt những cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ rồi. Những cơn gò sinh lý thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu nó sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thay đổi tư thế.
Tuy nhiên thai nhi 39 tuần gò nhiều có thể rơi vào một số trường hợp nguy hiểm như:
Nhau thai rụng sớm: Khi thấy dấu hiệu những cơn gò không diễn ra theo quy luật kèm theo tử cung to và cứng bất thường, xuất hiện một số dấu hiệu khác như hoa mắt chóng mặt buồn nôn.
Do thai chết lưu: Có thể rơi vào trường hợp thai chết lưu tuy nhiên trường hợp này cũng rất hiếm xảy ra ở tuần 39 khi bé đã phát triển gần như hoàn thiện.
Nhau thai rách: Dấu hiệu nhận biết nhau thai rách là tử cung co thắt không theo quy luật và âm đạo có chảy dịch nhiều hoặc ít.
Nhiều nước ối: Bụng bầu to nhanh vào những tuần cuối, bụng chướng cứng kèm theo những cơn co thắt không đồng đều
Nhiều nước ối: Bụng bầu to nhanh vào những tuần cuối, bụng chướng cứng kèm theo những cơn co thắt không đồng đều
Tuần 39 đã đến thời điểm bé ra đời
Mang thai tuần 39 mẹ nên lưu ý gì?
Thai nhi tuần 39 gò nhiều và ít đạp chứng tỏ thời điểm sinh nở của mẹ ngày càng gần. Lúc này, mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thứ, bao gồm cả cảm giác lo lắng, sợ hãi nhưng lại mong ngóng khi sắp được gặp con yêu.
Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Khi thấy các dấu hiệu chuyển dạ khi mang thai 39 tuần thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay
Để không bị chứng táo bón thai kỳ hành hạ, mẹ nên uống nhiều nước để bổ sung kèm theo đó là các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều Vitamin và chất xơ.
Mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của cơ thể vì từ tuần này đến tuần tiếp theo, dấu hiệu chuyển dạ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Rất nhiều bà mẹ bị căng thẳng làm gia tăng nguy cơ sinh non, thế nên mẹ cần giải tỏa cảm xúc bằng việc nghe nhạc hoặc làm những điều mình yêu thích.
Trong tuần này mẹ nên tập luyện đi bộ một chút để giãn nở cơ mông, hoạt động này cũng rất có lợi đối với sức khỏe thai nhi.
Thai nhi 39 tuần tuổi gò nhiều có nhiều nguyên nhân khác nhau thông thường là những trường hợp gò sinh lý không có gì đáng lo. Một số ít trường hợp có thể gây nguy hiểm đến thai nhi các mẹ nên tìm hiểu. Còn nhiều kiến thức khi mang thai mà mẹ bầu cần biết tham khảo nhiều hơn tại: http://mangthaiantoan.com/thai-nhi
Chia sẻ:
Thai Nhi 34 Tuần Tuổi Đạp Nhiều: Khi Nào Mẹ Nên Lo Lắng?
Tại sao thai nhi 34 tuần tuổi đạp nhiều?
Ở tuần 34, thai nhi đã có cân nặng với kích thước cơ thể khá lớn nên tử cung của mẹ dần trở nên chật chội với con, điều này khiến con khó chịu nên luôn tìm cách duỗi tay, chân. Bên cạnh đó, đạp nhiều là cách để bé phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài. Khi có bất kỳ một tác động nào như âm thanh, ánh sáng từ môi trường xung quanh thì bé sẽ phản ứng bằng cách đạp nhiều vào bụng mẹ.
Thai nhi 34 tuần tuổi có kích thước khá lớn nên tử cung của mẹ dần trở nên chật chội. Ảnh internet.Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn no cũng sẽ khiến con đạp nhiều hơn, đó là do con đang “làm quen” với những thức ăn từ bên ngoài đưa vào và bé cũng sẽ được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn sau mỗi bữa ăn của mẹ. Trong quá trình mang thai, nếu quan sát kĩ một chút mẹ sẽ thấy con đạp rất mạnh sau bữa ăn, thậm chí mẹ bầu còn có thể quan sát được hình dáng bàn chân của con in rõ trên bụng mẹ.
Vào ban đêm, lúc mẹ đang say giấc thì cũng là lúc bé con thức dậy và nghịch ngợm bằng cách đá những cú siêu mạnh vào bụng mẹ. Nếu mẹ ngủ say không biết thì một lúc sau bé cũng sẽ ngưng không đạp nữa và ngủ theo.
Thai nhi 34 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không?
Thực tế thì việc thai nhi 34 tuần tuổi đạp nhiều, mạnh và xuất hiện rất nhanh, đồng thời cũng không có biểu hiện gì bất thường kèm theo cả thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng bé đang rất khỏe mạnh.
Không ít mẹ bầu nghĩ rằng, bé đạp càng nhiều càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mới yên tâm, tuy nhiên trong một số trường hợp thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu báo động thai nhi đang gặp vấn đề như bé bị dây rốn quấn cổ thai nhi khiến bé khó thở hoặc nhau thai có vấn đề khiến trẻ không được cung cấp oxy đầy đủ… Nếu thai đạp nhiều liên tục và kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời
Dấu hiệu nhận biết thai đang bị thiếu oxy
Thai chuyển động bất thường
Mẹ bầu nên thường xuyên khám định kỳ hoặc khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường. Ảnh internet.Bất cứ sự thay đổi nào của thai như chuyển động ít hơn hoặc nhanh hơn một cách bất thường, đó đều là những dấu hiệu lạ mà người mẹ cần phải lưu ý. Ví dụ thai cử động ít hơn 10 lần /12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ, đó là dấu hiệu rất có thể thai đã bị thiếu oxy.
Nhịp tim thai bất thường
Khi ở tình trạng bình thường, nhịp tim thai sẽ dao động từ 120 đến 160 lần/ phút. Nếu thấy nhịp tim thai không ở tình trạng trên, tức là trẻ đạp nhanh hơn hoặc chậm hơn thì đây là dấu hiệu để người mẹ nhận biết rằng con đang bị thiếu oxy.
Ngoài những dấu hiệu trên, việc mẹ bầu bị mắc bệnh hen khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thai bị thiếu oxy cho con. Nếu cơn hen ở người mẹ xuất hiện với mật độ dày thì việc thiếu oxy sẽ xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con nếu không xử lý kịp thời.
Nếu lo lắng về tần suất thai đạp, mẹ bầu nên đi khám sớm. Vì không có một khung chuẩn nào cho sự hoạt động của bé trong bụng mẹ để chứng tỏ bé đang khỏe mạnh hay đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mẹ nên chú ý quan sát, cảm nhận cử động của con hàng ngày để được có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, việc bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thai, thai được cung cấp đủ oxy, giảm thiểu tình trạng bị ngạt. Các mẹ bầu nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nằm nghiêng về bên trái để tạo điều kiện cung cấp máu cho thai nhi nhiều hơn.
Mẹ Có Nên Lo Lắng Khi Thai 38 Tuần Đạp Nhiều Về Đêm?
Một trong những “phiền toái” mẹ hay gặp phải ở tháng cuối thai kỳ là bị mất ngủ vì thai nhi 38 tuần đạp nhiều về đêm. Chuyện gì đang xảy ra đối với các cô, cậu nhóc sắp chào đời? Thai nhi đạp nhiều về đêm liệu có đáng lo? Phải chăng đây là 1 tín hiệu về những vấn đề mà con đang gặp phải hay chỉ xuất phát từ những nguyên nhân khá đơn giản mà mẹ chưa biết đến.
Vì sao thai nhi 38 tuần đạp nhiều về đêm?
Con vẫn chuyển động vào ban đêm dù ngủ hay thức
Thai nhi 38 tuần tuổi có lịch sinh hoạt gần giống với một em bé sơ sinh khi đã chào đời. Con sẽ dành đến 95% thời gian của mình trong bụng mẹ để ngủ. Tuy nhiên trong lúc ngủ thì bé vẫn liên tục chuyển động. Ngoài lúc ngủ sâu, con có những giấc ngủ chuyển tiếp và chuyển động trong vô thức.
Cảm nhận của mẹ về thai rõ ràng hơn vào cuối ngày
Thai càng lớn mẹ càng cảm nhận về con rõ ràng hơn. Mặc dù vậy, vào ban ngày mẹ phải hoạt động, sinh hoạt, làm việc, đi lại liên tục cũng như thường xuyên chịu chi phối bởi suy nghĩ, cảm xúc và môi trường bên ngoài nên có lúc sẽ bỏ qua những cú vặn mình, cựa quậy của con. Ngược lại, vào thời điểm cuối ngày nhất là trước khi đi ngủ, mẹ được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh và dành thời gian cho bản thân nên thường cảm nhận được nhiều hơn những tín hiệu từ em bé trong bụng. Đây cũng là một phần lý do khiến mẹ cảm thấy thai nhi 38 tuần đạp nhiều hơn về đêm.
Bé phản ứng với môi trường bên ngoài
Từ tháng thứ 7 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh từ môi trường bên ngoài và phản ứng lại thông qua những cú đạp. Nhiều giả thiết cho rằng 1 thai nhi 38 tuần đạp nhiều về đêm có thể là do con không thực sự quen với sự yên tĩnh. Vì mẹ không di chuyển nhiều ở thời điểm này nữa nên bé có xu hướng tạo ra tín hiệu để phản ứng lại với sự thay đổi này.
Các nhà khoa học cũng đồng ý với nhận định về việc chuyển động của mẹ vào ban ngày tạo cảm giác ru ngủ cho bé nên khi mẹ nằm yên tại một vị trí và không gian tĩnh lặng sẽ khiến các bé tỉnh táo hơn và ngọ nguậy liên tục.
Thai nhi 38 tuần tuổi trao đổi tín hiệu với mẹ thông qua những cú đạp. Khi mẹ dành thời gian trò chuyện cùng con trước khi đi ngủ, bé sẽ tỏ ra phấn khích và đáp trả lại bằng cách đạp liên tục vào thành bụng.
Ngoài nhạy cảm với âm thanh, con cũng có cảm nhận về mùi vị thông qua nước ối. Mẹ đừng ngạc nhiên nếu sau mỗi bữa ăn tối, bé dường như có thêm năng lượng nhờ lượng đường trong máu tăng lên.
Vào buổi tối trước giờ đi ngủ, trạng thái tinh thần của mẹ bầu cũng thường tốt hơn do cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn sau khi tắm rửa. Tâm trạng này cũng truyền cảm xúc tích cực đến bé và con cũng vận động nhiều hơn.
Những việc mẹ nên làm khi thai nhi đạp nhiều về đêm
Mẹ nên nghe những bản nhạc êm dịu hoặc trò chuyện nhẹ nhàng với bé trước khi đi ngủ vào mỗi tối. Giọng nói của mẹ chính là âm thanh quen thuộc như một sợi dây gắn kết khiến bé cảm thấy được yêu thương, vỗ về, làm dịu tinh thần và đưa bé vào giấc ngủ.
Trước giấc ngủ 30 phút đến 1 tiếng mẹ hãy hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước lạnh. Những thực phẩm này có thể khiến bé hưng phấn mà hoạt động nhiều hơn.
Thai nhi 38 tuần đạp nhiều về đêm có thể là cách bé muốn báo hiệu cho mẹ biết về một sự khó chịu nào đó mà con đang gặp phải, ví dụ như tư thế nằm của mẹ chẳng hạn. Hãy thử nằm nghiêng bên trái vì đây là vị trí thuận lợi cho việc cung cấp oxy cho thai nhi. Ngược lại, nếu chuyển động của thai nhi quá mạnh trong nửa giờ hoặc liên tục không giảm trong 1 giờ, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra kịp thời.
Lời kết
Những nhịp đạp của thai nhi được xem là một trong những dấu hiệu thể hiện sự phát triển bình thường khi còn trong bụng mẹ. Nếu có lúc mẹ tự hỏi khi mẹ ngủ bé làm gì thì câu trả lời là ngủ cùng mẹ hoặc quậy tưng bừng để mẹ biết mình còn thức. Đừng lo lắng, mẹ sẽ mỉm cười khi nhớ lại từng khoảnh khắc về những ngày tháng con yêu còn trong bụng!
Thai 39 Tuần Đau Bụng Dưới Từng Cơn Có Phải Là Dấu Hiệu Đáng Lo Lắng Không?
Tại sao thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn?
Khi mẹ bầu phát hiện thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn thì đó cũng là dấu hiệu cho biết em bé chuẩn bị ra đời đó. Những cơn đau này sẽ xuất hiện trong khoảng tuần 37 đến 40 của thai kỳ, tùy vào cơ địa, thể trạng, sức khỏe của từng mẹ mà cơn đau sẽ đến vào những thời điểm khác nhau.
Thai 39 tuần đau nhói bụng dưới có đáng lo không?
Đây là dấu hiệu hết sức bình thường của mẹ bầu khi đến gần ngày sinh. Nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi hoàn toàn ổn định thì không có gì phải lo hết. Bởi vì nguyên nhân khiến thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn là do hormone sinh sản tác động lên các cơ yếu đi gây cho mẹ cảm giác đau nhức, cử động khó khăn và chậm chạp hơn. Hầu như thai phụ nào đến ngày chuẩn bị sinh cũng đều bị đau bụng dưới.
Thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn thường kèm theo những biểu hiện gì?
Các cơn đau bụng âm ỉ vào những tuần cuối thai kỳ như thế này chính là dấu hiệu của cơ thể cho biết thiên thần nhỏ trong bụng đang chuẩn bị chào đời. Lúc này, ngoài việc thai 39 tuần đau nhói bụng dưới thì sẽ kèm theo các biểu hiện sau. Mẹ bầu hãy ghi nhớ để tránh những lo lắng cũng như sai lầm không đáng có trong thai kỳ nha:
Vỡ ối
Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết nhất. Sau khi xuất hiện cơn đau bụng dưới tầm vài ngày thì sẽ đến giai đoạn vỡ ối . Nước ối bị vỡ ra từ vùng kín thường có màu nâu, xanh, trắng, hồng.
Thai nhi sà xuống gần vùng xương chậu
Có thể mẹ bầu chưa biết, nhưng đau bụng dưới còn là dấu hiệu cho biết em bé đang sà xuống gần vùng xương chậu, sẵn sàng cho việc ra đời. Lúc này sẽ là lúc mẹ cảm thấy rất mệt mỏi, đi lại khó khăn, thậm chí là bồn chồn lo lắng, đứng ngồi không yên.
Không phải cơn đau bụng dưới nào ở tuần thứ 39 cũng là dấu hiệu cho biết em bé chuẩn bị ra đời. Có thể đó chỉ là cơn đau giả. Cơn đau giả thường mang lại cảm giác giống như đau bụng kinh. Tuy nhiên, khi mẹ bầu đổi tư thế thì cơn đau cũng biến mất theo.
Bong nút nhầy tử cung
Nút nhầy tử cung có tác dụng là bịt kín cổ tử cung để ngăn viêm nhiễm. Khi mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ nút nhầy này sẽ bong ra. Mẹ bầu có thể bắt gặp nút nhầy này dưới dạng dịch đặc pha lẫn chút vệt máu, mùi nồng. Chất nhầy xuất hiện ở đáy quần lót hoặc vô tình bong ra trong lúc tắm hoặc đi vệ sinh.
Khi thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn cần làm gì đầu tiên?
Các cơn đau bụng dưới ở cuối thai kỳ như thế này thường khiến mẹ bầu rất khó chịu. Để giải tỏa tâm trạng bồn chồn, bức bối và đau nhức mẹ nên lưu ý:
Nghỉ ngơi: không làm việc quá nhiều, không thức khuya, không ngồi trước tivi, máy tính quá 2 tiếng đồng hồ, không xem phim ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trạng.
Tư thế nằm: khi mẹ bầu nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng trái. Điều này sẽ tránh được tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu đến nuôi dưỡng thai dễ dàng hơn.
Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng cho mẹ và bé để đi sinh.
Kết luận
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Bầu Lo Lắng Khi Thai Nhi 39 Tuần Gò Nhiều trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!