Cập nhật nội dung chi tiết về Mẹ Bầu Có Nên Dùng Ngải Cứu? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngải cứu được trồng nhiều ở khắp nơi ngay trong vườn nhà, là một vị thuốc quý, tuy nhiên đối với mẹ bầu dùng như thế nào, và bao nhiêu là phù hợp thì ít người biết.
Trong Đông y, Ngải cứu có vị đắng cay, mùi hắc, tươi tính ôn ấm, khô thì tính nóng có tác dụng bổ khí huyết, làm tan hàn thấp, thông kinh sát trùng, giúp vết thương mau lành, trị mụn nhọt, nâng cao thể trạng… với nữ giới còn có tác dụng điều hòa khí huyết, làm ấm tử cung, điều hòa kinh nguyệt, an thai…
Việc dùng ngải cứu với phụ nữ đang mang thai cần lưu ý một số điểm:
- Do ngải cứu có tác dụng làm co hồi tử cung nên trong 3 tháng đầu, nếu muốn dùng thì chỉ nên sử dụng một tuần 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ nên dùng vài ngọn (những bà mẹ có tiền sử xảy thai, sinh non thì không nên dùng trong 3 tháng này).
- Sau 3 tháng đầu, có thể dùng tăng liều nhưng nên dùng điều độ, không nên dùng quá nhiều thì sẽ có tác dụng an thai. Có thể dùng ngải cứu khô theo liều:
o Tháng thứ 4, mỗi ngày 15gram khô.
o Tháng thứ 5, 20gram khô mỗi ngày
o Tháng thứ 6, 30gram khô mỗi ngày
o Tháng thứ 7, 50gram khô mỗi ngày
Đun uống thay nước, có thể điều chỉnh giảm theo khẩu vị
- Sau khi sinh, khí huyết hao tán, cơ thể suy nhược, phụ nữ nên dùng như một vị thuốc vô cùng tốt cho việc co hồi tử cung giúp giúp cầm máu giảm nhanh tình trạng chảy máu, phục hồi sức khỏe. Có thể dùng ngải cứu để luộc ăn, nấu canh hoặc nấu cháo, ăn trong nhiều ngày (ngày 1 lần, ít nhất 1 tháng) sẽ rất tốt.
o Nếu ngải cứu khô thì có thể sắc uống với liều là 100g/ngày. Uống thay nước.
- Những phụ nữ có rối loạn tiêu hóa và viêm gan không nên dùng ngải cứu vì dễ làm tăng rối loạn tiêu hóa và ngộ độc gan do chức năng gan đã suy giảm.
- Nếu có đau lưng giai đoạn mang bầu, có thể lấy ngải cứu tươi trộn với muối hạt, rang nóng, bọc khăn chườm lên chỗ đau mỏi trước khi ngủ cũng có tác dụng giảm đau cho bà bầu.
Đông y Thiện Tri Thức tổng hợp.
Bà Bầu Có Nên Ăn Rau Ngải Cứu Không?
Công dụng ít người biết về rau giải cứu đối với sức khoẻ con người
Một số công dụng của ngải cứu tốt với sức khoẻ con người như:
Điều trị tình trạng suy ngược cơ thể
Điều hoà kinh nguyệt
Tác dụng cầm máu
Giúp vết thương mau lành
Trị mụn nhọt
Trị cảm cúm, ho, viêm họng
Trị đau đầu, đau dây thần kinh
Làm sạch và tăng độ ẩm cho da
Mặc dù ngải cứu có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, ngải cứu liệu có tốt không?
Phụ nữ mang thai có nên ăn ngải cứu không?
Việc bổ sung ngải cứu vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu ở một tần suất sử dụng phù hợp sẽ giúp các mẹ cảm thấy an toàn hơn. Trong trường hợp mẹ có cơ địa nhạy cảm, máu nóng thì cần hạn chế ăn nhiều ngải cứu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do việc ăn rau ngải cứu trong giai đoạn này sẽ rất dễ xuất hiện các cơn co tử cung, ra máu có thể dẫn đến sảy thai.
Đối với các mẹ khoẻ mạnh hơn thì cũng nên ăn ngải cứu với tần suất phù hợp sẽ không gây hại cho sức khoẻ đâu.
Những lưu ý cho bà bầu khi ăn ngải cứu
Bà bầu khi ăn ngải cứu cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu chỉ nên ăn ngải cứu 2 – 3 lần/tuần và mỗi lần cũng chỉ nên ăn từ 3 – 5 ngọn thôi.
Trong trường hợp mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non thì tốt nhất không nên ăn ngải cứu, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Gợi ý những món ăn từ ngải cứu cho mẹ bầu
Để giúp các mẹ dễ dàng trong việc xây dựng thực đơn cho bà bầu với rau ngải cứu, blog sẽ gợi ý cho các mẹ một vài món ăn phổ biến, tốt từ ngải cứu cho các mẹ tham khảo.
1. Món canh ngải cứu nấu thịt heo nạc
Công dụng: Món ăn này có tác dụng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh.
Lưu ý: Các mẹ nên ăn nóng là tốt nhất.
Công dụng: Giúp lưu thông máu, điều trị triệu chứng đau đầu.
Công dụng: Giúp bồi bổ sức khoẻ, hoạt huyết và rất tốt cho hệ xương
Cách chế biến: Làm sạch gà rồi cho vào nồi cùng 3 quả táo đỏ, kỷ từ, 3 lát sâm, ngải cứu, hạt sen, tam thất rồi tần đến khi nào gà nhừ.
Cách chế biến: Ngải cứu đem thái nhỏ, nấu để lấy nước để nấu cháo. Khi nào ăn thì các mẹ cho thêm một chút đường và nên ăn nóng.
Theo: https://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/ba-bau-co-nen-an-ngai-cuu
3 Cách Dùng Lá Ngải Cứu Chữa Đau Bụng Kinh Chị Em Nên Thử
Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Theo các chuyên gia, có 2 loại đau bụng kinh thường gặp:
Đau bụng kinh nguyên phát: Thường kéo dài 2 – 3 năm ở các bạn nữ mới bước vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do các cơ trơn tử cung co thắt quá mức để đẩy máu kinh ra ngoài. Bên cạnh đó, cũng có thể do cổ tử cung quá hẹp hoặc tử cung ở vị trí không bình thường.
Đau bụng kinh thứ phát: Xuất phát từ các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, bệnh phụ khoa hoặc do ảnh hưởng của việc đặt vòng tránh thái… Ngoài ra, cũng có thể do cơ thể quá nhạy cảm hay do yếu tố di truyền.
Đau bụng kinh có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp, có thể dùng thuốc giảm đau hoặc các biện pháp dân gian. Tuy nhiên, các phương pháp như dùng lá cứu chữa đau bụng kinh vẫn được ưa chuộng hơn hết bởi an toàn, dễ thực hiện lại không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Việc dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh thật sự có cơ sở. Theo Đông y, ngải cứu tính ôn, vị đắng hơi cay, đi vào 3 kinh là Can, Tỳ, Thận. Tác dụng chính của loại thảo dược này được ghi chép trong “Danh y biệt lục” gồm ôn kinh chỉ huyết, tán hàn chỉ thống, trừ thấp, chỉ dương. Tức là có công dụng làm ấm kinh mạch, cầm máu, làm ấm chống đau, chống ngứa. Do đó, nó thường được dùng để chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, phụ nữ băng huyết, rỉ huyết, động thai ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, không thụ thai do tử cung hư hàn…
3 Cách dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh
Có thể thấy ngải cứu phát huy công dụng rất tốt trong việc chữa đau bụng kinh. Thích hợp với người có chứng hư hàn, một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh chủ yếu ở chị em. Nhìn chung, người hành kinh đau bụng, sắc mặt tím tái, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy yếu… thuộc chứng hàn đều có thể dùng lá ngải cứu. Có nhiều cách sử dụng như sau:
1. Dùng nước sắc lá ngải cứu
Tùy vào tình trạng đau bụng kinh mà sẽ có cách sử dụng phù hợp. Cụ thể:
+ Đau bụng, lạnh bụng
Nguyên liệu: 12g ngải diệp, 8g quất bì, 8g gừng sống
Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị
Sắc với nước, uống khi còn ấm, dùng 1 lần/ngày
+ Đau bụng kinh
+ Trị đau bụng kinh, ra máu quá nhiều
Nguyên liệu: 12g ngải diệp, 12g sinh địa, 12g a giao, 10g đương quy, 6g bạch thược, 4g xuyên khung
A giao để riêng, các vị thảo dược khác sắc lấy nước rồi mới hòa a giao vào
Uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 thang.
+ Trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều
Nguyên liệu: 8g ngải diệp, 16g a giao
Rửa sạch nguyên liệu, sắc với nước
Uống khi còn ấm, sử dụng 1 lần/ngày.
2. Dùng trà ngải cứu
Ngoài việc sắc lấy nước lá ngải cứu chữa đau bụng kinh, chị em còn có thể phơi khô ngải cứu để dùng như trà. Liều dùng ngải cứu khô cho phép mỗi ngày là từ 3 – 5g.
Cách thực hiện:
Ngoài ra, chị em có thể sử dụng nước sắc ngải cứu khô bằng cách lấy 5g ngải cứu khô, sắc với 200ml, thấy còn 100ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần uống trong ngày, không nên uống lúc quá no để tránh làm giảm hiệu quả.
3. Dùng các món ăn từ ngải cứu
Không chỉ được dùng dưới dạng khô, ngải cứu còn được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, tốt cho chị em mắc chứng đau bụng trong ngày hành kinh. Các món ăn này khá đơn giản, dễ thực hiện nên chị em có thể thường xuyên sử dụng trong tuần. Có thể kể đến như:
+ Canh thịt nạc nấu rau ngải cứu
Là món ăn phù hợp với chị em kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, khí hư ra nhiều.
+ Ngải cứu chưng trứng gà, mật ong
+ Trứng luộc ngải cứu
Thích hợp trong việc bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều hoặc hành kinh không đều.
+ Cháo lá ngải cứu
+ Trứng gà rán ngải cứu
+ Cá chép hầm ngải cứu đậu xanh
Phù hợp để bổ huyết, ôn kinh, chữa chứng đau bụng kinh ở chị em.
Những lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh
Lá ngải cứu mặc dù thực sự có tác dụng chữa đau bụng kinh ở chị em nhưng nếu không được sử dụng đúng cách sẽ gây phản tác dụng thậm chí ngộ độc. Do đó, khi dùng loại thảo dược này, chị em cần lưu ý các vấn đề sau:
Ngải cứu có dược tính cao, chỉ nên dùng với liều lượng thích hợp, thông thường, lá ngải cứu khô chỉ dùng uống trong với liều từ 3 – 5g, ngải cứu tươi là 15 – 30g
Tuyệt đối không dùng ngải cứu cho người âm hư huyết nhiệt, nóng trong, cao huyết áp
Nếu dùng ngải cứu để bổ huyết hoặc an thai, chỉ nên dùng 9 – 15g tươi, tối đa là 30g, tránh dùng quá liều
Khi dùng ngải cứu để điều trị, chỉ dùng theo đợt, hết đau thì nghỉ, không được sắc uống thường xuyên, liên tục trong thời gian dài
Song song với việc dùng lá ngải cứu chữa đau bụng kinh, chị em nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không ăn đồ cay nóng nhiều dầu mỡ, tránh xa thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, tuyệt đối không uống nước đá, ăn kem, sử dụng đồ ăn có tính hàn trong thời gian này.
Tránh thức khuya, ngủ đúng giờ đủ giấc, hạn chế mệt mỏi căng thẳng, làm việc vất vả
Tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích có hại cho sức khỏe để tránh rối loạn nội tiết tố
Không dùng ngải cứu khi có ý định mang thai.
Điều gì xảy ra khi bị ngộ độc lá ngải cứu?
Như đã đề cập, lá ngải cứu có dược tính cao, nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc hay trúng độc. Người trúng độc sẽ có các biểu hiện như:
Có thể thấy, lá ngải cứu thật sự có công dụng trong việc điều trị đau bụng kinh ở chị em. Tuy nhiên, chỉ được dùng cho người có chứng hư hàn, tử cung lạnh, bụng lạnh không được dùng quá liều và tuyệt đối không dùng cho người nội nhiệt, cao huyết áp. Trường hợp đau bụng nhiều, không thấy hiệu quả khi áp dụng các biện pháp này thì nên nhanh chóng thăm khám phụ khoa.
Bà Bầu Có Nên Ăn Ngải Cứu Không? Có Tốt Cho Thai Nhi Với Mẹ Bầu?
Bà bầu có nên ăn ngải cứu không? có tốt cho thai nhi với mẹ bầu? Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thi kỳ không nên quá lạm dụng ngải cứu bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. Nếu bà bầu ăn ngải cứu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Giá trị dinh dưỡng của ngải cứu
+ Ngải cứu được trồng phổ biến ở mọi nơi phát triển quanh năm. Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
+ Ngải cứu có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.
Ngoài công dụng chữa bệnh tuyệt vời, ngải cứu còn là một loại cây chế biến thành những món ăn ngon hàng ngày điền hình như trứng. Vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa chữa được chứng bệnh cảm, đau đầu.
Tác dụng của ngải cứu đối với cơ thể
+ Loại bỏ kí sinh trùng ra khỏi cơ thể: Trà ngải cứu có vị đắng là phương thuốc điều trị tốt nhất để loại bỏ ký sinh trùng có hại như giun đũa, giun sán và các độc tố ra khỏi cơ thể.Trà ngải cứu có tác dụng thanh lọc, làm sạch mật, gan… nên càng tăng hiệu quả thải độc cho cơ thể. Để có kết quả làm sạch cơ thể tốt hơn, bạn nên uống trà ngải cứu hàng ngày.
+ Các vấn đề kinh nguyệt của phụ nữ: Sử dụng ngải cứu để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều. Loại thảo mộc này cũng giúp làm giảm đau bụng kinh nguyệt. Do ngải cứu kích thích việc sản xuất một số hoóc-môn giúp tử cung hoạt động bình thường, nên có thể được sử dụng cho rất nhiều các vấn đề sức khỏe phụ nữ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, liệu pháp ngải cứu an toàn hơn so với liệu pháp thay thế hoóc-môn ở phụ nữ mãn kinh.
+ Mất ngủ: Ngải cứu có đặc tính an thần. Từ xa xưa, các thầy thuốc đã kê “thuốc” ngải cứu cho những người thường xuyên bị mất ngủ. Thú vị hơn khi ngải cứu được coi là một loại thảo dược của những giấc mơ. Mọi người thường để một nắm lá ngải cứu trong gối ngủ, để có những giấc mơ tốt đẹp hơn.
+ Cải thiện tiêu hóa: Ngải cứu rất hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy, táo bón, say tàu xe, đau bụng, axit trong dạ dày, khó tiêu và nôn mửa. Có thể sử dụng loại cây này như là một sự thay thế tự nhiên các loại thuốc tiêu hóa, dạ dày. Nếu bạn đi du lịch, hãy mang một ít ngải cứu bên mình.
+ Giúp chữa bệnh động kinh, hysteria (chứng rối loạn vận động, cảm xúc) và stress: Ngải cứu giống như một loại thuốc an thần nhẹ thay cho thuốc bổ hệ thần kinh và có thể giúp chống lại stress. Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp chữa bệnh động kinh và chứng kích động.
+ Ngải cứu có thể giúp làm dịu tâm trí do những căng thẳng hàng ngày gây nên. Sự kỳ diệu của ngải cứu ở chỗ nó vừa là một chất giúp thư giãn, vừa là một chất kích thích. Chúng giúp làm dịu và thư giãn hơn trong những trường hợp sốc hay phản ứng quá mức. Trong điều kiện bình thường, lá ngải đóng vai trò là một chất kích thích giúp bạn tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn.
Mang thai có nên ăn/uống ngải cứu
Trên thực tế hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng bà bầu ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thi kỳ không nên quá lạm dụng ngải cứu bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. Nếu bà bầu có ý định ăn rau ngải cứu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, không vì thế mà thai phụ không ăn ngải cứu. Việc ăn ngải cứu như thế nào để tốt nhất cho thai nhi và thể trạng của người mẹ, các bà bầu nên đi khám chuyên gia và có sự hướng dẫn cụ thể để đảm bảo an toàn cho bé yêu.
Bà bầu lỡ ăn ngải cứu bị gì không?
Lần mang thai này là lần thứ 4, cả gia đình và chị hết sức giữ gìn. Chị nghỉ làm ở nhà và được mẹ chồng chăm sóc rất chu đáo. Thấy chị Hoài nghén, nôn ói suốt ngày lại kèm theo cả đau đầu, mẹ chồng chị liên tục nấu canh ngải cứu cho chị ăn. Theo mẹ chồng chị Hoài thì ngải cứu rất tốt cho việc chữa trị đau đầu, thiếu máu. Thậm chí có ngày, bà nấu canh ngải cứu với xương cho con dâu, chiều lại rán trứng với ngải cứu…
Không biết có phải do ăn nhiều ngải cứu quá không mà chị Hoài luôn cảm thấy trong người nóng hừng hực. Cả ngày chị không hề muốn ra khỏi phòng điều hòa vì cứ ra ngoài là chị lại không thể chịu nổi thời tiết nóng nực. Đêm ngủ, một mình chị vừa bật điều hòa vừa bật quạt trong khi chồng chị run cầm cập và phải đắp chăn.
Được hơn 3 tháng, chị Hoài thấy dấu hiệu ra máu. Quá lo lắng, chị vội đến viện khám thì bác sĩ bảo chị có nguy cơ dọa sảy thai. Chị Hoài phải làm thủ tục nhập viện để theo dõi và giữ thai. Hàng ngày, mẹ chồng chị vẫn đều đặn mang canh ngải cứu vào cho chị ăn. Thấy chị ăn nhiều ngải cứu, các mẹ cùng phòng không khỏi ngạc nhiên. Người thì bảo ăn nhiều ngải cứu không tốt vì nó gây nóng trong, tăng nguy cơ sảy thai, có người lại bảo ăn ngải cứu rất tốt, nhất là ngải cứu sạch nhà mình trồng.
Quả thực, chị Hoài hoang mang vô cùng, đúng là lần nào mang thai chị cũng ăn khá nhiều ngải cứu mà không hề đắn đo suy nghĩ gì, vì chị cũng nghĩ, ngải cứu có tác dụng bổ máu, trị đau đầu rất tốt. Nhưng chị cũng bị sảy thai tới 3 lần rồi, không biết lý do có phải vì chị ăn nhiều ngải cứu quá không.
Để yên tâm, chị Hoài quyết định không ăn ngải cứu nữa mà chờ để hỏi bác sĩ thật cẩn thận. Nghe bác sĩ giải thích một hồi chị Hoài mới biết rằng, hóa ra từ trước đến nay chị chỉ biết ăn mà không hề quan tâm đến chuyện mang bầu có nên ăn ngải cứu không.
+ Nguyên liệu: Trứng gà 2 quả. Lá ngải cứu 20g.
+ Cách làm: Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo. Luộc chín trứng gà, bóc vỏ. Cho trứng và lá ngải cứu vào một cái nồi nhỏ với một ít nước. Đun lửa to cho sôi, rồi hạ lửa nhỏ đun thêm từ 1 đến 2 giờ đồng hồ. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Tắt bếp.
Những lưu ý khi bà bầu ăn ngải cứu
+ Bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn. Nếu bà bầu có cơ địa nhạy cảm, tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu, đặc biệt trong 3 tháng đầu, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
+ Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, nếu bà bầu có bệnh đường ruột thì nên hạn chế ăn ngải cứu nếu không sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
+ Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Do đó, nếu bà bầu mắc bệnh viêm gan thì tuyệt đối không nên ăn ngải cứu để tránh trúng độc.
+ Nếu sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi) và sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.
Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng không nên dùng quá nhiều bởi nó cũng có thể gây ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó chuyển sang co giật cục bộ hoặc toàn thân. Sau vài lần ngộ độc ngải cứu có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi hết ngộ độc thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Tags: bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu, bà bầu có nên uống nước ngải cứu, bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ngải cứu, bà bầu có nên ăn gà tần lá ngải, trứng gà ngải cứu giúp an thai, ngai cuu chua dong thai, uong nuoc ngai cuu khi mang thai, trứng gà luộc với ngải cứu, bà bầu ăn ngải cứu
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mẹ Bầu Có Nên Dùng Ngải Cứu? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!