Cập nhật nội dung chi tiết về Mất Ngủ Khi Mang Bầu Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
75% phụ nữ mang bầu than phiền về chứng mất ngủ trong thai kỳ.
Mất ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến trong thai kỳ và điều đáng buồn là thời gian mang thai đáng lẽ chúng ta cần có được những giấc ngủ ngon để đảm bảo sức khỏe thì lại rất khó khăn. Vậy vì sao mẹ bầu lại hay mất ngủ và có cách nào để khắc phục?
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
Những thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể, cộng thêm tác dụng phụ khi mang thai, ảnh hưởng không ít cũng nhiều lên hệ tiêu hóa mẹ bầu. Từ đó, gây chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, cuối cùng dẫn đến chứng mất ngủ.
Khó tìm được vị trí ngủ thoải mái
Vị trí ngủ không thoải mái cũng có thể làm bà bầu ngủ không ngon, không sâu giấc. Ở từng giai đoạn mang thai, tư thế ngủ nên thay đổi để phù hợp, nhất là khi thai phát triển ngày càng lớn.
Những giấc mơ trong thai kỳ là điều không thể tránh khỏi, và đây cũng là một trong các nguyên nhân gây xáo trộn giấc ngủ của mẹ bầu.
Không ít mẹ bầu bị chuột rút “hành hạ” mỗi đêm nhiều đến nỗi không tài nào chợp mắt được, nhất là vào tam cá nguyệt cuối cùng.
Chứng đi tiểu liên tục trong thai kỳ cũng dễ dẫn đến hiện tượng mất ngủ khi mang thai.
Nhiều mẹ bầu than thở do thai nhi chuyển động nhiều, thường xuyên huých mạnh khi mẹ đang ngủ làm mẹ đột ngột tỉnh giấc và khó ngủ lại.
Mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
Mẹ có biết thai nhi ngủ khi mẹ thức và thường thức khi mẹ ngủ? Do đó, đừng quá lo lắng chứng mất ngủ của mình sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của con. Hơn nữa, nhờ lớp da, lớp cơ, nước ối bao bọc, thai nhi sẽ không bị làm phiền bởi những âm thanh khó chịu bên ngoài khiến mẹ khó ngủ.
Sức khỏe của bé chỉ bị ảnh hưởng khi hoạt động hằng ngày của mẹ bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ, chẳng hạn như kiệt sức, biếng ăn, mệt mỏi, nhức đầu… Từ đó, dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo rằng mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày trong tháng cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn.
Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang bầu Khắc phục biểu hiện khó chịu khi ốm nghén
Ốm nghén cũng gây mất ngủ cho bà bầu. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu tình trạng ốm nghén của mình để có cách điều trị thích hợp. Nếu chỉ là cảm giác buồn nôn, bạn có thể uống những loại trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà…
Bà bầu nên hạn chế tối đa đồ uống chứa chất kích thích như nước ngọt, cà phê, trà và không dùng chúng vào giờ chiều, tối muộn và trước giờ đi ngủ. Không ăn tối quá no và nên ăn trước khi ngủ từ 2-3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn và tránh mất ngủ khi mang thai. Mỗi ngày bạn nên uống 8 ly nước lọc để giảm các cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác. Nếu bà bầu bị tê chân thì hãy bổ sung canxi và thường xuyên massage chân.
Bạn không nên xem ti vi hay đọc sách báo trên giường. Nghe nhạc nhẹ để có giấc ngủ êm ái. Chọn đồ ngủ với chất liệu cotton rộng rãi thoải mái. Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ cũng giúp lưu thông máu huyết và làm cho mẹ dễ ngủ hơn. Chỉ ngủ khi cảm thấy buồn ngủ.
Bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ vì tư thế ngủ này giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Còn nếu bụng bầu quá lớn, bạn hãy chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hay dùng loại gối quấn toàn thân dành cho bà bầu.
Cuối cùng, để ngăn ngừa chứng mất ngủ, cách tốt nhất là mẹ hãy dẹp bỏ những gánh lo, tạo cho mình tâm lý thoải mái nhất.
Theo Phong Thư (Theo Whattoexpect) (Khám phá)
Bà Bầu Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi ? Mất Ngủ Phải Làm Sao ?
Đối với bà bầu giấc ngủ có vai trò rất quan trọng không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà đối với cả thai nhi. Cùng tìm hiểu bà bầu mất ngủ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào và một số cách giúp bà bầu giải quyết tình trạng này.
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ?
1. Do tâm lý không thoải mái
Trong quá trình mang thai, một số bà bầu thường lo lắng thái quá về thai nhi, về chế độ sinh hoạt, thực phẩm bổ sung hay về những mối quan hệ trong gia đình khi chuẩn bị có thêm thành viên mới… nên thường hay suy nghĩ dẫn đến tâm trạng luôn căng thẳng, không thoải mái từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.
2. Do tư thế nằm ngủ
Các bà mẹ đều cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, tê chân, tê tay khi phải nằm ở một tư thế quá lâu. Do thai nhi càng lớn mẹ càng có ít cơ hội để thay đổi tư thế nằm ngủ, việc xoay mình sẽ khó khăn hơn, mẹ không được nằm sấp, không thể nằm ngửa, hơn thế, còn bị những cơn đau lưng, chuột rút nên việc có một giấc ngủ ngon là rất khó đối với bà bầu.
3. Do mẹ đói đêm hoặc đi vệ sinh
Đối với một số bà bầu, việc thức dậy ăn đêm như một thói quen, sau khi ăn, việc lấy lại giấc ngủ là tương đối khó do thực phẩm chưa được tiêu hóa.
Việc thiếu ngủ không chỉ làm cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu trong người mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu mất ngủ có sao không ?
1. Gây rối loạn tăng trưởng
Khi bà bầu mất ngủ hoặc ngủ quá muộn sẽ khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể mẹ phải điều chỉnh, từ đó ảnh hưởng đến việc tuần hoàn và bộ máy tiêu hóa, một trong những cơ quan quan trọng cung cấp năng lượng và dưỡng chất giúp cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy việc bà bầu bị mất ngủ, thiếu ngủ lâu ngày sẽ gây ra những rối loạn trong sự hình thành và phát triển của thai nhi, hậu quả là những em bé sinh ra dễ bị còi xương, chậm nói, thiếu cân, hay quấy khóc …
2. Không bổ sung chất dinh dưỡng
Thời gian 3 tiếng sau 23 giờ đêm là thời gian để tạo máu và canxin cho thai nhi. Việc bà bầu ngủ quá muộn sẽ bỏ lỡ khung giờ quý báu này giúp cho thai nhi phát triển tốt.
Các sản phẩm từ cá: Bà bầu ăn cá sẽ giúp giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng giúp bà bầu vừa bổ sung được dưỡng chất vừa cải thiện chứng mất ngủ của mình mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Các sản phẩm từ sen: Tâm sen, củ sen đều rất tốt cho bà bầu bị mất ngủ, các mẹ bầu có thể sử dụng nước uống từ tâm sen, các món hầm với củ sen để vừa tăng khẩu vị, cung cấp chất dinh dưỡng, vừa đảm bảo một giấc ngủ ngon. Theo đông y, đây đều là những vị thuốc rất tốt cho bà bầu mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến thai nhi nên bà bầu bị mất ngủ có thể yên tâm sử dụng.
Chuối và các món ăn vặt làm từ chuối: Mẹ bầu nên biết, ngoài tác dụng tuyệt vời trong điều trị chuột rút, cung cấp kali cho cơ thể, chuối còn giúp mẹ bầu thư giãn hơn, không còn cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy bà bầu bị mất ngủ nên ăn một quả chuối vào buổi tối sẽ giúp cho giấc ngủ được sâu hơn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bà bầu mất ngủ nên ăn gì ?
Ngoài ra, buổi tối, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút để thư giãn bằng cách như ngâm chân với nước ấm, mát xoa lòng bàn chân bằng dầu nóng, tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi dạo, để có một giấc ngủ ngon hơn. Mẹ bầu có thể tìm trên thị trường những sản phẩm giúp cho bà bầu có một giấc ngủ ngon hơn như gối chữ U, chữ L, chữ C… để mẹ bầu có thể kê chân, kê bụng trong khi ngủ.
Mất Ngủ Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? Cách Trị Mất Ngủ Cho Bà Bầu? Baocongai.com
Mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách trị mất ngủ cho bà bầu? Với nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị mất ngủ là chứng ợ nóng hay táo báo thì bà bầu có thể sử dụng một chiếc gối gối cao để kê đầu. Ngoài ra, những lo lắng về sự phát triển của con, những kế hoạch sau khi sinh con, các mối quan hệ gia đình – xã hội cũng có thể ảnh hưởng tới tâm lý của mẹ bầu, từ…
Mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách trị mất ngủ cho bà bầu? Với nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị mất ngủ là chứng ợ nóng hay táo báo thì bà bầu có thể sử dụng một chiếc gối gối cao để kê đầu. Ngoài ra, những lo lắng về sự phát triển của con, những kế hoạch sau khi sinh con, các mối quan hệ gia đình – xã hội cũng có thể ảnh hưởng tới tâm lý của mẹ bầu, từ đó dẫn đến chứng mất ngủ khi mang bầu.
Nguyên nhân bà bầu bị mất ngủ
Những thay đổi hormone nội tiết tố trong cơ thể, cộng thêm tác dụng phụ khi mang thai, ảnh hưởng không ít cũng nhiều lên hệ tiêu hóa mẹ bầu. Từ đó, gây chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, cuối cùng dẫn đến chứng mất ngủ.
Khi thai kỳ càng lớn và tử cung sẽ dần giãn nở điều này cũng gây áp lực cho bàng quang dẫn đến người mẹ sẽ đi tiểu nhiều lần hơn kể cả ban đêm hay ban ngày. Đặc biệt nếu thai nhi hoạt động nhiều vào ban đêm sẽ khiến bà bầu bị mất ngủ do phải đi tiểu nhiều lần hơn.
+ Nhịp tim tăng: Khi nghiên cứu các cách giúp chữa chứng bà bầu bị mất ngủ cả đêm thì một nguyên nhân nữa đó là nhịp tim tăng trong quá trình mang thai để bơm máu đến nuôi cả người mẹ và thai nhi. Tim sẽ làm việc với công suất nhiều hơn bình thường nên sẽ làm cho giấc ngủ của bà bầu bị ảnh hưởng rất nhiều.
+ Khó thở: Trong quá trình thai kỳ lượng hormone gia tăng nhiều sẽ làm cho hệ hô hấp hoạt động trở nên khó khăn hơn. Hơi thở của bà bầu sẽ nặng nề và sâu hơn bình thường để lấy đủ lượng oxy. Khi thai càng lớn, khi tử cung giãn nở sẽ chiếm lấy nhiều diện tích và gây áp lực lên cơ hoành nằm dưới phổi. Điều này sẽ làm bà bầu cảm thấy khó chịu và ít nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
+ Chuột rút chi dưới và đau lưng: Một số trường hợp trong thời gian mang thai bà bầu hay gặp tình trạng chuột rút chi dưới vào ban đêm. Khi có bầu cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra hormone relaxin để giúp cho việc chuẩn bị sinh con. Tuy nhiên loại hormone này lạ gây ảnh hưởng xấu đến các dây chằng trong cơ thể.
Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút chi dưới và nhất là đau lưng ở những bà bầu. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bà bầu. Thông thường tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần trong đêm nên làm giấc ngủ bầu không được ngon và không thể ngủ lại như bình thường.
+ Chứng ợ nóng và táo bón: Trong quá trình mai thai hệ tiêu hóa của bà bầu sẽ hoạt động hơn bình thường, nhưng bên cạnh đó bà bầu lại ăn quá nhiều loại thức ăn. Chính vì thế thức ăn sẽ đọng lại trong dạ dày cũng như trong ruột non lâu hơn. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng và táo bón. Chứng ợ nóng và táo bón này sẽ bị nặng hơn khi thai kỳ càng lớn khi tử cung giãn nở và gây áp lực lên ruột già và cả dạ dày. Điều này cũng sẽ khiến bà bầu bị mất ngủ hằng đêm và ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả bầu và em bé.
+ Vị trí ngủ: Việc phải mang trong mình một em bé đang dần dần lớn lên sẽ làm cho bụng của người phụ nữ to lên từng ngày. Điều này cũng làm khó khăn trong việc có được một vị trí ngủ ngon nhất. Bạn sẽ không được nằm áp bụng hay nằm ngửa bụng thoải mái như trước đây. Hầu như những tư thế ngủ khác cũng làm bà bầu không thoải mái.
+ Chuyển động của em bé: Nếu bà bầu đang có một giấc ngủ ngon như em bé trong bụng mẹ cứ hoạt động đạp hay chuyển động cũng sẽ đem đến sự khó chịu trong giấc ngủ của bầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên triệu chứng khó ngủ ở phụ nữ đang mang bầu.
Mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ có biết thai nhi ngủ khi mẹ thức và thường thức khi mẹ ngủ? Do đó, đừng quá lo lắng chứng mất ngủ của mình sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của con. Hơn nữa, nhờ lớp da, lớp cơ, nước ối bao bọc, thai nhi sẽ không bị làm phiền bởi những âm thanh khó chịu bên ngoài khiến mẹ khó ngủ.
Cách trị mất ngủ cho bà bầu?
-Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra.
-Tư thế ngủ khi mang thai tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, giúp lượng máu đến thai nhi dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể kê gối hoặc khăn ở bụng để đỡ bớt phần nào áp lực.
-Giữ cho tâm lý luôn trong tình trạng thoải mái, dễ chịu. Lo lắng khi mang thai là điều hiển nhiên, nhất là những ai lần đầu làm mẹ, nhưng thái quá lại không nên. Mẹ bầu nên tập trung thư giãn, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và tập luyện điều độ. Tránh dùng đồ ăn, thức uống chứa caffeine gây rối loạn giấc ngủ.
-Massgage hoặc ngâm chân trong nước ấm có thể giúp khắc phục được chứng chuột rút khi mang thai, cải thiện giấc ngủ ngon cho mẹ bầu.
-Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối, nhất là sau 8 giờ tối để tránh đi tiểu đêm.
-Nếu tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng, nên liên hệ với bác sĩ để uống thuốc phù hợp vừa giúp bạn dễ ngủ vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
-Không xem tivi, đọc sách báo, dùng điện thoại trên giường.
-Chỉ ngủ khi cảm thấy thật buồn ngủ, nghe nhạc để dễ ngủ hơn.
-Duy trì thói quen ngủ đúng một giờ vào mỗi đêm.
-Ăn uống lành mạnh, tránh rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn quá cay và nóng.
-Tập thể dục điều độ, nhất là bộ môn yoga có thể giúp bầu dễ ngủ hơn.
-Không nên có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày, tốt nhất chỉ chợp mắt vào buổi trưa khoảng 30-45 phút.
Khi đã tìm hiểu được những nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ của bà bầu hay khó ngủ ở bà bầu như trên thì bạn cũng có thể tìm được những cách chữa trị đơn giản và hiệu quả nhất. Với tình trạng tiểu đêm thường xuyên gây ảnh hưởng đến giấc ngủ các bà bầu cũng có thể lưu ý không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Tags: bà bầu bị mất ngủ, mất ngủ khi mang thai, mất ngủ có nguy hiểm đến thai nhi, cách trị mất ngủ cho bà bầu, bà bầu ăn gì để ngủ ngon
Xóa Tan Nỗi Lo “Bà Bầu Mất Ngủ Về Đêm Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi”
Trẻ sinh ra chậm phát triển: bà bầu mất ngủ về đêm phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, khiến hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Rối loạn này khiến khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu nghiêm trọng hơn là sự kìm hãm sự phát triển của bé. Nếu chứng mất ngủ ở bà bầu cứ kéo dài sẽ khiến trẻ khi sinh ra bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nhẹ cân.
Trẻ sinh ra hay quấy khóc: Tưởng chừng giấc ngủ của mẹ không ảnh hưởng đến bé những khi thức đêm đồng hồ sinh học của trẻ cũng sẽ dần thay đổi theo mẹ và trở thành thói quen. Khi sinh ra bé sẽ thường xuyên quấy khóc, tỏ ra khó chịu và tức giận.
Trẻ sinh ra bị thiếu máu: Giấc ngủ của mẹ về đêm không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn là thời gian tái tạo máu cho cơ thể. Quá trình tạo máu tự nhiên này sẽ đảm bảo bé có đủ máu không, nếu giấc ngủ mẹ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ ngay từ khi trong bụng đến khi chào đời.
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khoa học chứng minh rằng giấc ngủ của mẹ hoàn toàn độc lập với giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, không phải bởi vậy mà tình trạng mất ngủ của mẹ lại không ảnh hưởng gì đến bé.
Nhiều bà mẹ băn khoăn, bối rối không biết bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều trường hợp, bố mẹ chủ quan bỏ qua những triệu chứng mất ngủ làm tình trạng của mẹ càng nghiêm trọng hơn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời lâu dần ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và mổ để lấy thai.
Làm sao để bé khỏe, mẹ ngủ ngon?
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin nhóm B, giàu chất xơ như: y ến mạch, gừng, đậu xanh, các loại hạt.
Giảm bớt hoặc tốt nhất không sử dụng thực phẩm, đồ uống cay nóng, nhiều đường, nhiều chất kích thích như: trà đặc, socola, cà phê, soda, rượu bia.
Ăn từ từ, nhai kỹ tránh các tổn thương đến dạ dày, chia nhiều bữa ăn thành những bữa nhỏ, hạn chế ăn uống trước khi ngủ.
Xoa bóp bấm huyệt: theo y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt có thể đẩy lùi các triệu chứng đau chân, đau lưng, chuột rút thậm chí giúp mẹ ngủ ngon hơn. Xoa bóp, bấm huyệt sẽ kích thích quá trình lưu thông máu, đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu cho mẹ bầu.
Tập yoga: Yoga là bộ môn khoa học tuyệt vời để điều trị mất ngủ cho bà bầu. Các động tác tập rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều sức lực, bởi vậy dù là mới mang thai hay khi em bé chuẩn bị ra đời mẹ bầu đều có thể luyện tập. Giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm stress, đánh bay những cơn đau, chuột rút,…yoga còn giúp bé trong bụng khỏe mạnh, lớn nhanh.
Gặp bác sĩ khi cần thiết: Nếu tình trạng mất ngủ của mẹ kéo dài, khi áp dụng hết các cách mà vẫn bị mất ngủ lúc này mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để nhận tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng, bởi vậy ngay từ những dấu hiệu bà bầu mất ngủ về đêm đầu tiên mẹ cần có giải pháp để khắc phục:
Nguồn: chúng tôi
Khắc phục chứng mất ngủ ở bà bầu đơn giản nhất và nên làm đầu tiên đó là điều chỉnh chế độ ăn uống. Khi mang thai chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng không chỉ đảm bảo cho bé đủ chất để phát triển mà còn có thể đẩy lùi chứng mất ngủ. Chế độ ăn của mẹ cần đảm bảo những điều sau:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mất Ngủ Khi Mang Bầu Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!