Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai Tuần 26: Những Điều Cần Biết # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai Tuần 26: Những Điều Cần Biết # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Tuần 26: Những Điều Cần Biết mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Sự phát triển của trẻ

1.1 Da, lông, tóc

Lông mày và lông mi của trẻ đã có hình dạng nhất định rồi đấy. Tóc của trẻ cũng bắt đầu xuất hiện và nhiều dần từ lúc này. Em bé ở tuần thứ 26, dù đã có sự lắng đọng của mỡ dưới da tương tự tuần 25, nhưng em bé vẫn có màu đỏ và da nhăn nheo. Như đã nhắc ở tuần 25, mỡ dưới da lắng đọng có chức năng vật lý là làm thay đổi màu da, cũng như làm da trẻ căng bóng, và chức năng chuyển hoá thành năng lượng và tạo nhiệt cho trẻ, giữ ấm sau khi sinh ra.

Sự xuất hiện của mỡ sẽ ngày càng nhiều hơn.

1.2 Mắt và hệ thần kinh của trẻ

Ở tuần 26 này, thông thường trẻ nặng khoảng 700 gram – 900 gram.

Sự phát triển các dây thần kinh của trẻ tăng hơn so với tuần thứ 25 đã làm tay trẻ với được các ngón chân. Cũng như bàn tay trẻ sẽ thường xuyên sờ nắn khuôn mặt, đặc biệt là môi.

Não là một cơ quan rất phức tạp. Trong suốt thai kỳ, não của trẻ không chỉ lớn dần lên mà còn trưởng thành nữa (có nhiều chức năng hơn). Điều này xảy ra do các tế bào thần kinh bắt đầu liên kết với nhau nhiều hơn. Những tế bào thần kinh này phát triển từ hơn 12 tuần trước, đến nay đã hoàn thiện. Tuy nhiên còn một chặng đường để phát triển nữa. Bề mặt não của trẻ lúc này khá trơn láng. Đến khi các tế bào thần kinh trong não phát triển hơn nữa, các nếp gấp não mới bắt đầu rõ ràng hơn.

Dịch não tuỷ là một loại dịch nằm trên trong xương sọ. Loại dịch này có nhiều chức năng. Một trong số đó là đệm cho mô não không bị dập khi đụng vào xương sọ khi có va đập.

1.3 Tuyến thượng thận của trẻ

Là một cấu trúc hình tam giác, nằm ngay trên thận. Điều đặc biệt là tuyến thượng thận của trẻ to gấp 20 lần ở người lớn.

Đây là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể. Chúng gồm 2 lớp tế bào, bên trong và bên ngoài. Các tế bào bên ngoài gọi là vỏ. Và các tế bào bên trong tiết ra Adrenaline và Noradrenaline.

Adrenaline còn được gọi là hormon giúp cơ thể đáp ứng với kích thích từ môi trường ngoài. Chúng làm tăng nhịp tim ở trẻ, tăng đường huyết, duy trì hoặc làm tăng huyết áp. Đây là hoạt chất giúp trẻ tự điều hoà cơ thể để phản ứng lại các kích thích bất lợi từ môi trường kể cả trong tử cung hay để sẳn sàng chào đời – một môi trường hoàn toàn lạ lẫm với trẻ.

Còn các tế bào vỏ, chúng giúp trẻ điều chỉnh sự phát triển và trưởng thành. Bao gồm các chất điều hoà cân bằng muối, điều chỉnh nồng độ đường, mỡ, đạm trong máu, và hormon đặc trưng cho giới tính ở trẻ.

Chính vì những vai trò quan trọng này mà chúng có kích thước rất to từ bào thai đến vài tuần sau sinh. Sau đó kích thước tuyến thượng thận sẽ trở lại bình thường.

2. Một số thay đổi ở cơ thể của bạn

2.1 Hệ tim mạch

Huyết áp của bạn tăng dần lên và giảm dần sau khi sinh.

Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy tim đập nhanh. Điều này có thể xảy ra vì tử cung đè ép vào các tĩnh mạch lớn ở bụng, làm giảm lượng máu về tim, do đó, tim sẽ đập nhanh hơn để bơm đủ máu ra các cơ quan xung quanh.

Hiện tượng tim đập nhanh thường không gây ra rối loạn nguy hiểm nào và thường sẽ đập chậm lại sau khi sinh. Do đó, nếu bạn vẫn còn có giảm giác này sau sinh, hãy nói với bác sĩ chăm sóc cho bạn, đặc biệt khi bạn cảm thấy đau ngực hay khó thở.

2.2 Hệ hô hấp

Dung lượng – hay nói cách khác là khả năng chứa khí của phổi của bạn sẽ tăng dần từ tuần 25 trở đi, điều này do Progresterone – hormone sinh lý của thai kỳ gây nên. Điều này giúp máu của bạn mang nhận được nhiều oxy hơn để nuôi thai nhi và cơ thể bạn. Cũng như đào thải nhiều CO2 (sản phẩm đào thải của cơ thể) ra ngoài. Chính điều này có thể làm bạn sẽ thở nhanh hơn thông thường, cũng như dễ cảm thấy thở mệt hơn.

2.3 Hệ tiêu hoá

Sự di chuyển của thức ăn trong ruột sẽ chậm lại do lượng máu tới ít, cũng như progresterone làm các cơ này giãn ra. Ngoài ra, việc tử cung tăng kích thước theo thời gian dẫn đến nó sẽ đè ép lên các quai ruột này. Do đó, một điều khó tránh rằng thức ăn sẽ bị ứ đọng lại, hoặc gây ra trào ngược dạ dày thực quản (nóng rát giữa ngực, ợ chua, ợ hơi), hoặc táo bón hoặc cả 2 hiện tượng này).

3. Vấn đề của cơ thể bạn

Khi tử cung căng to, khung xương sườn bị đẩy ra phía trước. Điều này được lý giải đơn giản do sự đè ép các cấu trúc khác trong bụng. Khung xương sườn ngay phía trước bụng sẽ bị đẩy ra ngoài. Cũng chính nguyên nhân này, thai phụ có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu. Vị trí đau ở các khung sườn cuối cùng.

Điều này không thường xuyên xảy ra. Chỉ khi cơ thể của bạn nhỏ người so với dân số chung hoặc chính xác hơn là nhỏ tương đối so với thai nhi. Ví dụ : Một phụ nữ cao 1.7m, nặng 60kg mang thai đứa bé 1kg sẽ không cảm thấy đau xương sườn. Còn một phụ nữ cao 1.5m nặng 40kg mang thai đứa bé 1kg có thể khó chịu, đau xương sườn. Ngoài ra, việc sinh đôi, ba sẽ dễ dàng gây ra triệu chứng này hơn.

Triệu chứng đau trằn bụng từng cơn có thể xuất hiện. Điều này do không gian bên trong tử cung của bé bị khung sườn giới hạn. Đầu bé bị cấn bởi xương sườn. Điều này sẽ làm trẻ khó chịu và dùng chân đá vào thành tử cung của mẹ, gây ra đau đột ngột, tăng nhiều.

Tình trạng đau xương sườn sẽ tăng hơn khi ngồi xuống. Do ở tư thế này thể tích bụng mẹ sẽ nhỏ hơn các tư thế khác.

Do đó, khi xuất hiện triệu chứng này, hãy cố gắng đứng, đi lại hoạt động phù hợp, hạn chế ngồi.

4. Chuẩn bị gì để chào đón trẻ bây giờ ?

Chỉ còn khoảng 100 ngày nữa thôi, gia đình bạn sẽ chào đón thêm một thành viên mới. Chuẩn bị cho trẻ bây giờ là thời gian tương đối hợp lý.

Sữa

Sữa mẹ là miễn phí và tốt nhất cho trẻ mới sinh và trẻ nhỏ. Nếu bạn nuôi trẻ bằng sữa bình, hãy chuẩn bị vài chiếc bình sữa cho trẻ. Lựa chọn loại sữa theo hướng dẫn của bác sĩ và một bộ vệ sinh bình sữa.

Tã giấy

Những vật dụng khác

Nôi hoặc giường nhỏ dành cho trẻ.

Xe nôi.

5. Kết luận

Tuần 26 đánh giá mốc trưởng thành của thai nhi về lông tóc móng, sự trưởng thành của thần kinh.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện như đau khung xương sườn do sự lớn dần của tử cung so với bụng của người mẹ.

Hãy chuẩn bị những vật dụng cần thiết để đón em bé ra đời như tả giấy, quần áo, nôi từ bây giờ.

Trong thời điểm này. Chính bản thân mẹ, ngoài tử cung thì hệ tim mạch, hô hấp hay tiêu hoá cũng có thay đổi. Và chính những sự thay đổi này có thể làm người mẹ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân

Những Điều Cần Biết Về Thai Nhi Khi Mang Thai Tuần 26

Khi mang thai tuần 26, mẹ chuẩn bị bước vào quý thứ ba – quý cuối của thai kỳ, bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt của bé diễn ra từng ngày, từng tuần. Điều duy nhất mẹ có thể làm là hòa nhịp với những thay đổi trong cơ thể và cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ.

Sự phát triển của bé khi bạn mang thai tuần 26

Bạn đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ. Thai nhi lúc này có thể cử động mạnh mẽ hơn và tai bé có thể nhận thấy âm thanh một cách dễ dàng hơn. Những tế bào thần kinh của trẻ đã phát triển hơn, đứa bé có thể cử động nhịp nhàng, phối hợp với nhau. Cụ thể một vài sự thay đổi ở bé khi bạn mang thai tuần 26:

Da, lông, tóc

Khi mẹ mang thai tuần 26 là lúc mày và lông mi của trẻ đã có hình dạng nhất định rồi đấy. Tóc của trẻ cũng bắt đầu xuất hiện và nhiều dần từ lúc này. Em bé ở tuần thứ 26, dù đã có sự lắng đọng của mỡ dưới da tương tự tuần 25, nhưng em bé vẫn có màu đỏ và da nhăn nheo. Sự xuất hiện của mỡ sẽ ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, dấu vân tay và vân chân đã được hình thành.

Mắt phát triển

Ở tuần thứ 26 của thai nhi, đôi mắt của thai nhi vẫn nhắm chặt, nhưng vào một khoảnh khắc nào đó, đôi mắt ấy sẽ lần đầu mở ra. Tuy bé vẫn chưa nhìn thấy được gì trong tử cung của mẹ, bé sẽ chớp và nhắm mắt khi bé đi ngủ và tỉnh giấc. Tùy thuộc vào chủng tộc và gen mà một số bé sẽ sinh ra với đôi mắt nâu hay đen (mắt bé có thể thay đổi màu sắc trong năm đầu tiên của cuộc đời) và một số bé sẽ được sinh ra với đôi mắt màu xanh hoặc xám xanh.

Hệ tuần hoàn hoàn thiện

Hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của bé đã có đầy đủ chức năng. Tim bé đang bơm máu, các mạch máu đã được phát triển và thực hiện vai trò của mình. Phổi của bé cũng đang phát triển mạch máu ở giai đoạn này. Do phổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn, những em bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp. Cho nên, chúng ta phải tránh trường hợp này hết mức có thể, để bé có thêm thời gian để phát triển phổi và não bộ trong bụng mẹ.

Cơ thể của mẹ thay đổi như thế nào?

Ở giai đoạn mang thai tuần 26, mẹ tăng tầm 9-10,5 kg. Cân nặng tăng thêm có thể gây khó chịu cho mẹ và những thay đổi hình thể quá lớn khiến mẹ cảm thấy không vui tí nào với diện mạo lúc này. Hầu hết các bà mẹ sẽ tăng tầm 9-13,6 kg trong suốt thai kì.

Điều mẹ nên làm mang thai tuần 26

Hãy đi khám ngay nếu mẹ thấy đau nặng hơn bất thường, một số cơn đau bình thường như đau lưng dưới, đau sườn, chân và đầu gối do tăng cân. Nhưng nếu mẹ cảm thấy những cơn đau này không bình thường, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Mẹ cũng nên báo cho bác sĩ nếu thấy cổ chân hoặc đầu gối bắt đầu sưng, đặc biệt khi sưng đột ngột và chưa từng bị trước đây.

Mang Thai Tuần 15: Những Điều Mẹ Cần Biết

Khi mang thai tuần 15, có nghĩa là bạn đã qua giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Vì thế, các cơn ốm nghén sẽ giảm dần đi và bạn sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng trở lại.

1. Những thay đổi của cơ thể bạn khi mang thai tuần 15?

1.1 Bụng bạn đang lớn dần

Khi bước vào 3 tháng giữa, bạn có thể tăng cân khoảng 1,5-2 kg mỗi tháng. Để tốt cho sự tăng trưởng của thai nhi, kiểm tra cân nặng định kỳ là rất cần thiết. Khi bạn tăng ít hơn 1 kg hoặc hơn 3 kg mỗi tháng, hãy nói điều này với bác sỹ. Họ có thể cân nhắc thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập của bạn. Điều này sẽ giúp bạn giữ mức độ tăng cân phù hợp hơn trước khi sinh.

Trên thực tế, ở thời điểm này bụng của bạn vẫn chưa lớn rõ. Một số người sẽ không nhận thấy bạn đang mang thai khi nhìn bề ngoài. Tuy nhiên, khi sờ nén thành bụng, bạn đã có thể cảm nhận được đỉnh tử cung cao khoảng 10-12 cm dưới rốn.

1.2 Đau dây chằng tròn

Tử cung của bạn giờ đây đã cần phải “đóng gói” nhiều thứ. Bao gồm thai nhi đang phát triển, buồng ối với đầy nước ối bên trong, và cả nhau thai. Vì thế, bạn có thể bắt đầu cảm thấy đau nhói ở quanh vùng chậu. Nó được gọi là “đau dây chằng tròn”.

Dây chằng tròn vùng chậu là hệ thống dây chằng nằm ở khung xương chậu bao quanh tử cung. Khi tử cung giãn nở, dây chằng tròn vùng chậu cũng bị căng ra theo. Tình trạng này gây cảm giác đau nhói cho mẹ bầu. Cơn đau thường kéo dài khoảng vài phút và thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

Đau dây chằng tròn sẽ khiến cho mẹ bầu không thoải mái tí nào. Tuy nhiên dấu hiệu này lại bình thường khi mang thai. Vì thế bạn không cần quá lo lắng về nó. Bạn có thể áp dụng những gợi ý sau để giảm đau:

Thay đổi cách bạn di chuyển: Ngồi xuống và đứng lên chậm hơn, và tránh những chuyển động đột ngột.

Khi đau và khó chịu, bạn nên ngồi hoặc nằm xuống để thư giãn.

Bạn có thể giảm đau bằng cách dùng túi hoặc miếng đệm ấm để chườm xung quanh vùng bụng dưới.

Một điều lưu ý, nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân đau bụng hoặc cơn đau kéo dài và cảm giác đau đớn nhiều. Hãy đến cở sở Sản phụ khoa gần nhất càng sớm càng tốt để kiểm tra. Đặc biệt là khi có kèm theo sốt, ớn lạnh, đau khi đi tiểu hoặc có chảy máu âm đạo.

1.3 Huyết trắng (khí hư) nhiều hơn

Nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy quần lót có huyết trắng nhiều hơn trước. Điều này là do nội tiết tố nữ tăng cao và tác động lên niêm mạc âm đạo. Dịch âm đạo có thể ra nhiều theo thời gian trong suốt thai kỳ. Với độ axit cao của dịch giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại ở âm đạo.

Điều lưu ý, bạn cần đến cơ sở Sản phụ khoa hoặc thăm khám bác sỹ đang quản lý thai nghén của bạn khi nghi ngờ có viêm nhiễm đường sinh dục. Bao gồm:

Khí hư thay đổi màu sắc: Bình thường khí hư có màu trắng như lòng trắng trứng gà hoặc có màu hơi trắng đục. Nếu màu sắc chuyển dần sang xanh vàng hoặc xám, đó có thể là biểu hiện của sự viêm nhiễm.

Bắt đầu có mùi hôi, khó chịu.

Có thay đổi kết cấu như trở nên đặc quánh, từng mảng.

Đau rát khi đi tiểu.

Âm đạo cảm thấy sưng tấy, ngứa rát và đau.

2. Điều gì đang xảy ra với em bé của bạn khi mang thai tuần 15?

Đến cuối tuần này, em bé của bạn sẽ dài khoảng 12 cm và nặng khoảng 57 gram.

Da bé bắt đầu phát triển nang lông và các tuyến dưới da. Tuy nhiên, da vẫn còn rất mỏng và các mạch máu thực sự có thể nhìn xuyên qua da.

Đôi tai đang tiếp tục phát triển hướng ra bên ngoài và dễ nhận thấy hơn. Và dần đạt đến vị trí cuối cùng, mặc dù chúng vẫn còn ở vị trí hơi thấp.

Hai mắt của bé đang di chuyển cân đối hơn về phía gần mũi.

Lông mày và tóc trên da đầu đang xuất hiện tuần này. Nếu em bé của bạn sẽ có mái tóc sẫm màu, các nang tóc bắt đầu tạo ra sắc tố để tạo màu tối cho tóc.

Xương và tủy xương tạo nên hệ thống xương tiếp tục phát triển trong tuần này. Đến cuối tuần, em bé sẽ có thể nắm tay nhờ sự phát triển vượt trội của cơ bắp.

3. Lời khuyên để thúc đẩy thai kỳ dễ dàng tốt hơn?

3.1 Tư thế ngủ thế nào là đúng khi bụng bắt đầu lớn ở tuần mang thai 15?

Ở tuần mang thai 15, bụng bạn sẽ lớn dần. Nhiều phụ nữ có câu hỏi về tư thế ngủ khi mang thai thế nào là đúng và an toàn?

Lời khuyên tốt nhất là bạn có thể bắt đầu ngủ nghiêng về một bên. Đây là tư thế ngủ thoải mái và lành mạnh nhất.

Trên thực tế, ngủ tư thế nằm ngửa khiến tử cung gây áp lực lên các động mạch lớn cung cấp máu cho phần dưới cơ thể của bạn và em bé. Điều này sẽ làm cho cả mẹ và con cảm thấy thiếu oxy và khó thở hơn. Ngoài ra, ngủ nằm sấp sẽ gây thêm áp lực lên tử cung và tư thế này là nên tránh.

Cách dễ nhất để bắt đầu ngủ về một bên thoải mái hơn là sử dụng thêm vài chiếc gối hoặc sử dụng gối bà bầu.

3.2 Bài tập thể dục từ tuần 13 đến 16 thai kỳ

Bài tập này với tên gọi là “nhấn lưng” – Giúp củng cố cho việc hỗ trợ tốt tư thế của mẹ trong khi mang thai.

Bước 1: Đứng dựa lưng vào tường và giang 2 chân ngang bằng vai.

Bước 2: Nhấn nhẹ lưng vào tường và giữ trong khoảng 5-10s.

Bước 3: Nhấn lặp lại từ 5-10 lần.

3.3 Dành thời gian để suy nghĩ về việc chăm sóc trẻ sau sinh

Một quyết định rất khó khăn đối với nhiều phụ nữ đang đi làm là họ sẽ làm gì khi em bé chào đời.

Giống như nhiều cha mẹ khác, bạn có thể sẽ đắn đo suy nghĩ xem bạn muốn trở lại làm việc hay ở nhà chăm sóc con? Và nếu bạn quay trở lại làm việc, nên làm bao nhiêu tiếng là đủ? Người bạn đời có nên quan tâm đến việc giảm bớt công việc và ở nhà phụ chăm con hay không?

Nếu bạn biết rằng cha mẹ sẽ quay trở lại làm việc sau khi đứa bé được sinh ra. Bạn có thể cân nhắn đến việc tìm vú nuôi chăm sóc. Nếu bạn chưa chắc chắn về thời gian quay lại làm việc, thì có lẽ đây là thời gian tốt nhất để bạn suy nghĩ các lựa chọn trước khi đưa ra quyết định. Hãy xem xét các yếu tố sau:

Quỹ tiền chung của gia đình

Hãy tham khảo các chi phí chăm sóc trẻ em và nó ảnh hưởng như thế nào đến quỹ chung của gia đình. Nếu việc chi một phần để tìm người chăm sóc có ảnh hưởng nhiều. Cha và mẹ có thể cân nhắc điều chỉnh giờ làm việc để dành thời gian chăm sóc bé.

Nếu bạn muốn tìm vú nuôi chăm sóc

Hãy nên cởi mở và và nói ra những mong muốn của bạn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em. Họ sẽ cân nhắc để lựa chọn người phù hợp chăm sóc cho con bạn.

Nếu một người thân có mong muốn chăm sóc em bé giúp bạn

Đây là sẽ chỗ dựa đáng tin cậy cho cả gia đình. Ngoài ra, lời đề nghị này còn giúp giảm bớt nỗi lo tài chính cho bạn. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị cảm xúc thật tốt. Đôi khi thành viên trong gia đình cũng có thể cung cấp cho bạn rất nhiều lời khuyên và nhiều hơn những lời khuyên mà bạn muốn.

Quản lý cảm xúc, đưa ra những mong muốn của bạn một cách khôn khéo sẽ giúp cho gia đình càng trở nên ấm áp và hòa thuận hơn.

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 39

Trong giai đoạn thai nhi 39 tuần tuổi, bạn có thể rất dễ nóng giận vì chờ đợi ngày “khai hoa nở nhụy”. Cố gắng tránh cảm giác như mình đang có một thai kỳ dài nhất thế giới, cho dù vẫn chưa có gì xảy ra khi ngày dự sinh đã trôi qua. Trên thực tế, có ít hơn 5 phần trăm phụ nữ mang thai thực sự sinh em bé vào đúng ngày dự sinh, phần lớn là sinh trước hoặc sau đó. Điều này là do thường có một số nhầm lẫn về ngày ngày thụ thai, hoặc nhầm lẫn khi tính toán. Hay đơn giản là, một số em bé cần thời gian ở trong bụng mẹ lâu hơn một chút so với các em bé khác. Vì vậy, dù bây giờ bạn có thể chưa cảm thấy gì, hãy tin là bạn rồi cũng sẽ đi đến kết thúc trong khoảng tuần tới.

Khi nào thì kết thúc?

Trong tuần này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình về việc giục sinh. Để thực hiện được việc này thì thông thường, cần phải có một số điều kiện, bao gồm sức khỏe của bạn cũng như của em bé. Một số bà bầu quá choáng ngợp với cảm xúc lúc thai 39 tuần tuổi, đến nỗi cần được giục sinh. Họ bị tràn ngập bởi những dự đoán, hồi hộp, và căng thẳng chờ đợi chuyển dạ, nên trong trường hợp đó, để tốt nhất cho họ, cần phải kích thích chuyển dạ. Trong khi đó, một số người khác thì có thái độ bình tĩnh hơn để “chờ xem”. Về cơ bản, mỗi người có những phản ứng khác nhau theo cách riêng của mình.

Bạn có những thay đổi thể chất nào trong tuần 39?

Trong những đợt khám thai khi thai nhi 39 tuần tuổi, bạn có thể được kiểm tra CTG (Cardiotocographs – đo tim thai và độ co thắt tử cung) vài lần, cũng như được siêu âm để đánh giá mức độ trưởng thành hay quá tháng của em bé. Bạn cũng có thể được kiểm tra lượng nước ối, kích thước của em bé, và vị trí của nhau thai. Thông thường, khi thai quá tháng thì nhau thai sẽ không làm việc hiệu quả nữa, do vậy, điều quan trọng là nó cần phải được theo dõi cẩn thận.

Bạn có thể được yêu cầu ghi lại những lần chuyển động của thai nhi mà bạn cảm nhận được trong giai đoạn thai nhi tuần 39. Nếu có sự thay đổi hoặc giảm đáng kể trong những chuyển động này thì bạn sẽ cần phải nhập viện.

Bạn có thể cảm thấy áp lực đè lên cổ tử cung, một cảm giác rất khó tả, có lẽ tương tự như khi làm pap smear (lấy mẫu tế bào cổ tử cung để xét nghiệm), đầu của em bé càng đè nặng lên cổ tử cung thì cảm giác này xuất hiện càng nhiều. Lúc này, cổ tử cung của bạn sẽ dần mỏng đi, sẵn sàng để bắt đầu giãn nở. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của bạn sẽ cần phải giãn nở đến 10 cm để đầu và cơ thể em bé thoát ra bên ngoài.

Bạn có thể thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Đó là chất màu trắng, hơi lỏng, do các tế bào ở cổ tử cung sản xuất ra. Một số bà bầu có thể thấy ra chất nhầy, và dù đó không phải là dấu hiệu thực sự của chuyển dạ, nhưng nó cũng cho thấy là có gì đó đang diễn ra ở bên trong.

Những thay đổi về mặt cảm xúc có thể gặp trong tuần này là gì?

Khi mang thai tuần 39, bạn sẽ có những cảm xúc lẫn lộn: thất vọng, vui mừng, hồi hộp, bồn chồn, sợ hãi, khó chịu, mệt mỏi, và có thể nhiều hơn nữa. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng, không tốn nhiều năng lượng.

Hãy đọc một quyển sách có nội dung kích thích trí tưởng tượng của bạn, hoặc xem một bộ phim. Như vậy sẽ giúp giết thời gian và đánh lạc hướng tâm trí bạn ra khỏi sự chờ đợi hồi hộp. Hãy đi thăm bạn bè, hoặc tốt hơn nữa là yêu cầu họ đến thăm mình. Làm cái gì đó buổi sáng và buổi chiều thì nghỉ, tách ra như vậy để không có vẻ như ngày đang kéo dài vô tận.

Hãy thử hình dung mình đang chuyển dạ. Hãy tưởng tượng mình mạnh mẽ và làm được bất cứ điều gì cần thiết để em bé chào đời suôn sẻ. Hãy tin tưởng vào bệnh viện, bác sĩ, và các nhân viên y tế. Và trên hết, bạn cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của sức khỏe và sự an toàn của bạn cũng như của em bé hơn bất kỳ mong muốn nào khác về việc chuyển dạ. Đây là ưu tiên hàng đầu.

Bạn có thể có những giấc mơ kỳ lạ, sống động về em bé trong tuần này. Bạn mơ thấy mình đã có em bé mà không nhận ra, hoặc mơ thấy giới tính của bé không như mình vẫn mong đợi. Bạn thức dậy, cảm thấy còn mệt mỏi hơn khi đi ngủ, trí tưởng tượng của bạn thực sự đã làm việc quá sức khi bạn mang thai quá hạn.

Thai nhi 39 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Hầu hết các lông tơ và chất nhầy trên da của bé lúc này đã được tái hấp thu vào trong, cuối cùng sẽ đến dạ dày và ruột. Tất cả những thứ này, kết hợp với các chất dịch mật và tế bào da chết tạo ra phân su, một chất đặc quánh và có màu xanh đen, trong lần thải ra đầu tiên của bé.

Bạn có thể cảm thấy như thể đứa bé sắp bật ra khỏi bạn, đặc biệt là nếu bạn đã có con trước đó. Giá mà thực tế cũng đơn giản được như vậy. Em bé của bạn đã đủ ngày đủ tháng nhưng chưa thực sự sẵn sàng để chào đời.

Nếu được sinh ra trong tuần này, cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh và rất sẵn sàng để hít thở, bú, tiêu hóa, loại thải, khóc, và biểu hiện những đòi hỏi cho các nhu cầu của mình.

Mẹ mang thai tuần 39 nên làm gì? Thời điểm này có được quan hệ không?

Ăn một bữa món Thái với cà ri thật cay, hoặc cố gắng uống một ít dầu hải ly (dầu thầu dầu). Cả hai cách này đều nhằm làm cho ruột co thắt.

Quan hệ tình dục cũng được cho là có ích, vì trong tinh dịch nam có chứa chất prostaglandin (hỗn hợp chất béo), có hoạt động tương tự như các kích thích tố nhân tạo có trong gel được sử dụng để giục sinh.

Nếu có đủ sức thì bạn nên đi bộ nhiều một chút. Đi sẽ giúp tăng áp lực từ đầu em bé lên cổ tử cung, như vậy sẽ giúp cổ tử cung dần mỏng đi và dễ giãn nở.

Thử kích thích đầu vú nếu bạn có thể chịu đựng được. Một số bà bầu thấy cách này rất hữu ích để giúp tử cung bắt đầu co thắt. Nếu bạn không muốn tự làm điều đó thì có thể nhờ ông xã giúp.

Không nên làm việc nặng trong tuần này. Sơn nhà, xây tường đá, hoặc bắt đầu sửa nhà – mọi thứ đều phải chờ vào lúc khác.

Tiếp theo là Thai nhi tuần 40 .

Để biết thêm thông tin, xin xem mục Thai kỳ hoặc Thai kỳ theo tuần.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Tuần 26: Những Điều Cần Biết trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!