Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Tuần 23: Thai Nhi Ngày Càng Trưởng Thành mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Sự phát triển của em bé
1.1 Hình thể
Ở tuần 23, thai nhi có cân nặng khoảng 0,5 kg và dài khoảng 28 đến 36 cm. Phần môi, mí mắt, lông mày của bé tiếp tục trở nên rõ ràng hơn. Ở những tuần trước, bé vẫn còn khá mảnh khảnh với làn da nhăn nheo lỏng lẻo. Tuy nhiên đến tuần này, chất béo tích tụ lại để tạo nên lớp mỡ dưới da. Bởi vậy, da dẻ bé nhìn dày dặn hơn, không còn trong suốt nữa. Mẹ đừng nên quá ngạc nhiên khi nhận thấy có những đám lông xuất hiện trên mặt bé. Những sợi lông này có khả năng bảo vệ làn da của bé an toàn khỏi nước ối. Chúng sẽ nhanh chóng biến mất khi bé chuẩn bị chào đời.
1.2 Hệ hô hấp
Hình thái phổi
Trong vài tuần tới, phổi của bé phát triển nhanh chóng. Mục đích nhằm để bé thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Tới thời điểm hiện tại, phổi thai nhi đã hình thành nhiều đơn vị nhỏ. Mỗi chồi phổi sẽ phát triển thành một bộ phận hô hấp độc lập bao gồm phế quản và các mao mạch máu. Tuy hình thái đã có nhưng phổi bé vẫn chưa thực hiện được chức năng. Thai nhi được bao bọc bởi nước ối và phổi của bé cũng chứa đầy nước. Quá trình trao đổi oxy và CO2 trong cơ thể sẽ thông qua nhau thai và dây rốn kết nối giữa mẹ và bé.
Surfactant
Thai nhi tuần 23 bắt đầu hình thành một chất quan trọng trong phổi. Đó là surfactant – một chất giúp phổi nở ra để hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Những túi khí nhỏ trong phổi nhờ vậy mới được nở để có thể truyền dẫn khí oxy đến những mạch máu xung quanh. Chỉ đến tháng thứ 9, surfactant mới được sản xuất đủ để giúp phổi trưởng thành. Do đó, nếu người mẹ chuyển dạ sớm, bé không có đủ surfactant. Hệ quả, bé có nguy cơ xẹp phổi. Steroid sẽ được tiêm để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.
Tập thở
Mặc dù khi nằm trong bụng mẹ, bé không chính thức thở. Nhưng, đôi lúc mẹ vẫn cảm thấy những chuyển động nhẹ như bé đang thở. Thực ra, là bé đang tập thở. Ở tuần 23, hiện tượng này xuất hiện thoáng qua nhẹ nhàng. Đến những tháng cuối thai kì, mẹ mới nhận thấy hiện tượng này rõ rệt hơn. Trong quá trình tập thở sẽ làm nước ối đi vào – đi ra khỏi phổi.
1.3 Hệ thần kinh
Khi mang thai được 23 tuần, bề mặt não bé – trước đó bằng phẳng – bắt đầu phát triển các nếp gấp. Việc hình thành các nếp gấp trong não sẽ tiếp tục cho đến tuần thứ 34 của thai kỳ, khi não của bé có đủ diện tích bề mặt cho các tế bào não. Ngũ quan của thai nhi 23 tuần tuổi bắt đầu hoàn thiện và trở nên nhạy bén hơn bao giờ hết. Đặc biệt là thính giác. Lúc này bé đã có thể nghe thấy rõ những âm thanh phía bên ngoài bụng mẹ.
1.4 Hệ tim mạch
Bạn có thể nghe thấy tiếng tim bé bỏng qua ống nghe sản khoa. Trung bình, em bé sẽ có nhịp tim nhanh gấp đôi mẹ. Bạn sẽ có cảm giác vô cùng an tâm khi lắng nghe nhịp đập liên hồi đó. Một khi cảm nhận được điều này, ắt hẳn mẹ có thể nghe cả ngày không biết chán. Càng lúc, mẹ sẽ càng thấy gắn bó mạnh mẽ với bé yêu của mình.
2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 23
2.1 Hệ tim mạch – hệ tuần hoàn khi mang thai tuần 23
Huyết áp có thể sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn bình thường trong tháng này. Sau tuần thai thứ 24, huyết áp sẽ quay trở lại mức trước khi mang thai. Lí do là vì cơ thể mẹ tiếp tục tạo ra nhiều máu hơn trong tháng này, sản xuất các tế bào hồng cầu cũng mạnh mẽ hơn. Mẹ có thể tiếp tục bị nghẹt mũi, chảy máu cam và chảy máu nướu răng, do tăng lưu lượng máu đến đường mũi và nướu.
2.2 Tuyến sữa
Lúc này, ngực của mẹ tiếp tục phát triển lớn hơn. Các tuyến ở vú sẵn sàng cung cấp sữa khi mang thai tuần 23. Mẹ có thể thấy những giọt nhỏ xíu dịch màu hơi vàng hoặc chứa nước xuất hiện trên núm vú ngay cả giai đoạn rất sớm này. Đây là sữa ban đầu, còn gọi là sữa non. Đừng lo lắng nếu ngực của mẹ không tiết sữa trong thời gian mang thai. Điều đó hoàn toàn bình thường. Khả năng cho em bé bú sau khi sinh cũng không bị ảnh hưởng.
2.3 Hệ tiết niệu
Mẹ dễ gặp nhiễm trùng tiểu hơn.
Lí do vì sao mang thai tuần 23 trở đi thường gặp nhiễm trùng tiểu
Do hormone:
Hormone thai kì làm giãn trương lực cơ niệu quản, làm chậm dòng chảy của nước tiểu. Sự thay đổi này làm nước tiểu mất nhiều thời gian hơn để đi qua đường tiết niệu. Vi khuẩn nhờ vậy có nhiều thời gian hơn để sinh sôi.
Do sự chèn ép của tử cung lên bàng quang:
Chèn ép khiến mẹ bầu khó tống xuất hết nước tiểu trong bàng quang. Nước tiểu còn sót lại có thể trở thành nguồn lây nhiễm khi trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Điều trị thế nào đối với nhiễm trùng đường tiết niệu?
Nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu chứng hay nhiễm trùng bàng quang:
Mẹ bầu có thể được điều trị bằng kháng sinh đường uống an toàn cho thai kì. Các loại thuốc kháng sinh có thể làm giảm các triệu chứng trong vòng một vài ngày. Quan trọng là dùng thuốc theo đúng và đủ thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ, không ngưng thuốc trước hạn.
Nhiễm trùng thận:
Mẹ bầu sẽ phải nhập viện điều trị tích cực. Lúc này, cả mẹ và bé sẽ được theo dõi sát sao, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra thai.
3. Mẹ cần làm gì khi mang thai tuần 23?
3.1 Siêu âm hình thái học thai nhi
Trong tháng thứ 6 của thai kì, mẹ nên siêu âm thai ít nhất một lần. Mục đích của lần siêu âm này bao gồm:
Đánh giá thông số sinh học thai nhi:
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD).
Vòng đầu (HC).
Chiều dài xương cánh tay (HUM).
Chiều dài xương đùi (FL).
Vòng bụng (AC):
Đánh giá chi tiết cấu trúc thai nhi.
Khảo sát phần phụ thai nhi gồm bánh nhau, dây rốn, thể tích nước ối.
Đánh giá chiều dài và hình dạng cổ tử cung.
3.2 Tham dự lớp giáo dục tiền sản
Mẹ không còn nhiều thời gian nữa. Chẳng mấy chốc em bé sẽ chào đời và mẹ sẽ trở nên cực kì bận rộn. Chính vì vậy, dự các lớp học tiền sản ngay từ bây giờ là cần thiết để trang bị nhiều kiến thức bổ ích cho cả mẹ và bé
Chẳng hạn, mẹ sẽ được học về bài học dinh dưỡng thai kì, chu trình khám thai, lợi ích của uôi con bằng sữa mẹ…
Mẹ cũng sẽ hiểu được những vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi. Ví dụ như cách tắm bé sơ sinh, lịch tiêm chủng, xử trí khi trẻ sốt, sặc sữa, ói…
Lớp tiền sản cũng là cơ hội để mẹ được các bác sĩ, nữ hộ sinh kinh nghiệm trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc về lĩnh vực sản phụ khoa, nhi sơ sinh. Từ đó, mẹ cũng sẽ có nhiều thông tin về các dịch vụ sinh sản như kĩ thuật đẻ không đau, dịch vụ chăm sóc tại nhà cho mẹ và bé, phòng sanh gia đình…
3.3 Chú ý hơn các triệu chứng bất thường
Nếu mẹ bầu thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kì triệu chứng bất thường nào, cần báo với hộ sinh hoặc đi khám bác sĩ ngay. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu khởi phát nhiều khi khá mơ hồ. Đừng ngại đi kiểm tra dù kết quả khám có thể hoàn toàn bình thường. Ít nhất việc thăm khám sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn.
Cẩm Nang Mang Thai: Thai Nhi 23 Tuần Tuổi
Sự thay đổi của thai nhi 23 tuần tuổi
Thai nhi 23 tuần có kích thước gần bằng quả bưởi với chiều dài khoảng từ 26,6-30cm và nặng từ 360-500g.
Vào tuần thai này, tuyến tụy của bé đang hoàn thiện dần dần và những chiếc răng sữa đã xuất hiện ở phía dưới lợi của thai nhi. Lúc này, cân nặng sẽ tăng lên mạnh mẽ và sẽ dần dần tập trung để phát triển về cân nặng. Phần lông tớ sẽ dần bao phủ khắp cơ thể, có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé yêu. Lớp lông tơ này có thể được nhìn rõ khi bạn đi siêu âm trong tuần này.
Từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 23, đây là mốc quan trọng thứ hai trong quá trình mang thai, bà bầu nên đi khám thai kỹ càng để phát hiện sớm dị tật ở thai nhi từ tuần này. Có nhiều phương pháp phát hiện dị tật, nhưng thông thường, việc siêu âm sẽ cho kết quả chính xác và giúp bà mẹ có định hướng tốt hơn, biết chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi.
Tuy đã tăng cân khá nhiều nhưng thai nhi 23 tuần tuổi có làn da còn nhăn nheo, chưa căng tròn như lúc sinh ra, nguyên nhân là do bé tăng cân chưa đủ và cần phải tiếp tục tăng cân cho đến khi chào đời.
Các bộ phận khác trên khuôn mặt đã phát triển và hình thành rõ nét, như mắt, môi, lông mày, lông mi… tuy nhiên, mắt vẫn chưa hoàn chỉnh, lòng đen vẫn chưa xuất hiện trên mắt thai nhi 23 tuần tuổi.
Tụy của bào thai có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone, đặc biệt là insulin. Insulin là chất giúp cơ thể thai nhi phân giải và hấp thụ đường, nó xuất hiện từ tuần thứ 9 của thai kỳ và có mặt trong máu của thai nhi từ tuần thứ 12. Nếu người mẹ mang thai bị bệnh tiểu đường thì Insulin trong máu thai nhi thường rất cao, đó là nguyên nhân các bà bầu phải giữ gìn chế độ ăn uống, không để bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới thai nhi.
Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 23
Ngày thứ 155: Chân của bé cũng đã dài ra một chút.
Mẹ làm cho bé: Nếu bạn theo đạo thiên chúa thì hãy nghĩ đến nghi thức rửa tội cho bé.
Ngày thứ 156: Túi khí trong phổi của bé đã phát triển, tuy nhiên nó vẫn còn rỗng cho đến khi có không khí thổi vào.
Mẹ làm cho bé: Bổ sung acid amin cần thiết, đây là loại acid mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Nó giúp xây dựng các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể bé. Thực phẩm giàu acid amin rất đa dạng như: thịt heo, bò, cừu, cá, thịt và trứng gia cầm…
Ngày thứ 157: Nếu bé được sinh ra ngày hôm nay, bé có 40 -50 % cơ hội sống sót. Nếu thêm tháng nữa, tỉ lệ đó tăng lên khoảng 80%. Việc đẻ non hiếm khi xảy ra ở tuần tuổi này. Bạn cần được hỗ trợ bởi những bác sĩ sản khoa có chuyên môn giỏi để loại trừ chứng rỉ ối, chảy máu thai kỳ hoặc co thắt tử giả (dọa sinh) ở tuần thai này.
Mẹ làm cho bé: Nếu bạn nằm trong số 2-5 % thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, bạn cầm bám vào thực đơn ăn kiêng và tuân thủ thật nghiêm ngặt cách thức chỉ dẫn đồng thời tập những bài thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh. Những em bé sinh ra từ các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thường cần phải nới rộng khe sinh (birth canal) hơn các mẹ bình thường. Bé cũng dễ mắc các chứng bệnh như suy hô hấp, vàng da và một số vấn đề về sức khỏe khác.
Ngày thứ 158: Chất hoạt dịch trên bề mặt là chìa khóa cơ bản giúp phổi bé nở ra khi chào đời và bây giờ, chất này đang được sản xuất trong cơ thể bé.
Mẹ làm cho bé: Vài trò thú vị mà bạn có thể làm là xem là tính ngày dự sinh để xem cung hoàng đạo cho bé, tìm vật tượng trưng cho cung tuổi ấy…
Ngày thứ 159: Bé vẫn còn rất mong manh nhưng cũng bắt đầu tăng cân và mập lên một chút, đặc biệt là gương mặt bầu bĩnh hơn.
Mẹ làm cho bé: Tổ chức y tế Mỹ khuyến cáo rằng, không nên đứng lâu quá 4 giờ sau tuần thứ 24 của thai kỳ và hơn 30 phút sau tuần thứ 32. Điều này làm gia tăng nguy cơ sinh non. Vì thế nếu nghề nghiệp của bạn buộc phải đứng lâu thì nên yêu cầu được hỗ trợ.
Ngày thứ 160: Da tay và da chân của bé dày lên so với da toàn thân.
Mẹ làm cho bé : Có bé nghĩa là bạn phải lo lắng nhiều về việc thở không đều, phát ban da, bệnh trĩ, lồng ruột, hoảng sợ, giật mình giữa đêm…Đó là những chứng bệnh khó có thể tránh được đối với hầu hết các trẻ sơ sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần phải có những tài liệu chuyên môn và bác sĩ nhi khoa riêng để có thể khám hoặc nhờ hướng dẫn bất cứ lúc nào.
Ngày thứ 161: Như một bản hợp âm trong cơ thể bé, giờ đây có thể nghe được nhịp đập của tim và tiếng sôi réo của dạ dày bé.
Mẹ làm cho bé: Điều quan trọng lúc này là bạn có thể nghỉ ngơi thường xuyên, đầy đủ và đúng giờ. Việc này giúp đồng hồ sinh học trong cơ thể bé phân biệt được ban ngày và ban đêm sau khi bé được sinh ra.
Thay đổi cơ thể mẹ khi bé 23 tuần tuổi
Bạn thấy có một ít máu trên bàn chải đánh răng? Lợi của bạn đang làm việc “ngoài giờ” để hỗ trợ răng và hệ xương bao quanh. Bạn cũng có thể phát hiện thấy lợi của mình bị sưng hoặc viêm. Nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm. Lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi. Hãy nhớ rằng bạn nên hẹn gặp nha sĩ ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ.
Dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung của bạn cũng đang tập thể dục! Progesterone và Relaxin, những hoóc môn quan trọng trong thai kỳ, đang phù phép bằng cách nới lỏng và làm chùng những bó xơ căng cứng. Điều này giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở, nhưng nó đi kèm với việc khiến cho mọi thứ trở nên lỏng lẻo hơn. Tắm nước ấm, xoa bóp bụng và thậm chí là vật lý trị liệu đều có thể giúp xoa dịu sự khó chịu.
Bạn thường xuyên mở tủ lạnh và cảm giác bạn không bao giờ no? Bạn luôn luôn tìm thứ gì đó để ăn? Hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé của bạn. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt, bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây. Hãy nghĩ đến chất lượng, không phải số lượng. Không cần phải bỏ đói chính mình, nhưng nên tránh những thứ vô bổ vì chúng không giúp em bé của bạn phát triển.
Những triệu chứng phổ biến khi mang thai tuần thứ 23 là:
Nhận thấy những chuyển động của con yêu
Thèm ăn
Đầy hơi
Hay quên
Ngáy ngủ
Ngứa tay
Chảy máu nướu răng
Khi thai kỳ của bạn tiến triển, bạn có thể phát hiện thấy mình ngày càng nghĩ nhiều đến việc sinh nở. Nếu bạn từng sinh con rồi, điều này có thể không phải là một dấu hỏi quá lớn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng mỗi ca sinh nở là khác nhau, thậm chí là không thể tiên đoán được.
Bạn có thể sẽ nhận được nhiều lời khuyên lý thú những ngày này. Ai cũng là một chuyên gia về thai sản và sẽ có một vài lời khuyên thông thái mà họ muốn chia sẻ. Nếu bạn không hứng thú, hãy lịch sự xin thứ lỗi hoặc bịa ra một việc gấp nào đó cần phải làm ngay.
Càng ngày bạn càng khó có thể nhớ được lúc bạn còn chưa mang thai. Em bé đã bắt đầu trở thành một phần quan trọng của bạn và càng ngày bạn càng khó có thể chỉ nghĩ về bản thân mình như một cá thể tách biệt khỏi em bé.
Bạn có thể bắt đầu lo lắng là bạn có thể sinh non, nhất là khi bạn đã từng sinh non trước đó. Hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn có thể đã biết đến tiền sử của bạn trong lần hẹn khám đầu tiên, nhưng nhớ nhắc họ nếu bạn lo rằng điều này sẽ xảy ra một lần nữa.
Bệnh tiểu đường thai nghén có thể nói là chứng bệnh khá nguy hiểm trong suốt quá trình mang thai của bạn. Bệnh này làm giảm quá trình phân giải insulin vào trong các tế bào. Điều này khiến lượng đường trong máu và nước tiểu tăng cao. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy mình bị mắc bệnh tiểu đường thai nghén hay không bằng cách chú ý nước tiểu xem có bị kiến đen tới hay không. Nếu bạn không khống chế được bệnh này, nguy cơ bạn mắc phải chứng phù nề sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến khả năng bạn phải mổ đẻ cao.
Các chứng bệnh như tiền sản giật cũng làm phiền bạn trong thời gian tam cá nguyệt cuối. Ngoài ra, nếu không chữa bệnh tiểu đường thai nghén, con bạn sau khi sinh ra cũng có thể mắc phải bệnh vàng da.
Trong tuần này, bạn nên hạn chế lượng natri hấp thu vào cơ thể. Hấp thụ nhiều natri trong suốt thai kì khiến khả năng giải phóng nước của cơ thể bạn bị hạn chế, dẫn đến hiện tượng phù nề đối với phụ nữ khi mang thai, đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Bạn nên tránh các loại thức ăn như muối lạc, muối vừng, đồ ăn nguội sẵn như xúc xích, nem chua rán, khoai tây chiên…
Bạn có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng 6 bữa/ngày, mỗi bữa cung cấp khoảng 2000 đến 2500 calo. Ngoài ra, bạn nên uống thêm nhiều nước lọc để tránh mất nước. Bạn cũng có thể kết hợp uống các loại nước hoa quả ít đường như nước dừa, nước cam, bưởi ép… nếu như bạn chán phải uống quá nhiều nước lọc.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp bạn giảm bớt được cảm giác nặng nề, tránh được nguy cơ bị phù nề, bệnh tiểu đường thai nghén…
Có thể bổ sung thêm lượng calo cung cấp cho cơ thể mẹ và bé bằng việc uống thêm một số các loại sữa dành cho bà bầu. Tốt nhất bạn nên chọn sữa bầu phù hợp dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Kinh nghiệm dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn 23 tuần tuổi:
Uống nước thường xuyên là một thói quen tuyệt vời, nhất là khi mẹ đang mang thai. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể kết hợp uống các loại nước trái cây ít đường như nước dừa, nước cam hoặc bưởi ép… vừa đảm bảo đủ nước cho cơ thể, vừa cung cấp các loại vitamin và khoáng chất.
Trong tuần này, mẹ nên hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể mình. Lượng natri cao có thể làm hạn chế khả năng giải phóng nước của cơ thể, dẫn đến hiện tượng phù nề đối với các chị em đang mang thai. Do đó, mẹ nên tránh một số loại thực phẩm như muối lạc, muối vừng, xúc xích, nem chua rán, khoai tây chiên…
Lời khuyên cho mẹ mang thai tuần thứ 23
Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe. Mặc dù có thể bạn cảm thấy hơi chật, lựa chọn an toàn nhất của bạn vẫn là thắt dây an toàn mọi lúc. Một số phụ nữ mang thai bị say tàu xe khi dùng phương tiện công cộng do thiếu không khí trong lành. Hãy ngồi ở dãy ghế hai bên xe tàu xe nếu bạn cần, và tập trung nhìn về phía đường chân trời. Nhấp một ít nước lạnh có thể có ích, hoặc bạn có thể dùng vòng bấm huyệt hoặc ăn một ít thức ăn có vị gừng.
Nếu ai đó xung quanh bạn đang hút thuốc, hãy tránh đi. Hút thuốc thụ động cũng độc gần như hút thuốc chủ động, và nhau của bạn sẽ không lọc tất cả khí CO và các hóa chất khác mà bạn hít vào một cách thụ động. Nếu bạn vẫn đang hút thuốc, phải tìm mọi cách để bỏ. Hãy xem xét liệu pháp thôi miên, châm cứu hoặc tìm một nhóm hỗ trợ. Tất cả những phương pháp này đều đã được kiểm chứng giúp bạn tăng khả năng bỏ hút thuốc thành công.
Tập thói quen nằm về phía bên trái, thay vì nằm ngửa. Tử cung trĩu nặng của bạn có thể chèn ép các mạch máu quan trọng cung cấp oxi cho nhau và em bé. Bạn cũng có thể thấy choáng hoặc ngất nếu nằm thẳng trong một thời gian. Nhớ đầu tư gối chất lượng tốt và sắp xếp sao cho thoải mái nhất trên giường. Đừng quên dành chút không gian cho bạn đời của mình.
Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ những loại thức ăn bạn phải tránh. Vi khuẩn hình que hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể tìm thấy trong một số món ăn. Phó-mát mềm, xà lách trộn, pate, sữa chưa tiệt trùng, thịt đông lạnh, sushi và thịt sống đều có thể có nguy cơ. Giữ vệ sinh cho nhà bếp và rửa tay sạch sau khi xử lý thịt sống.
Nếu bạn thấy đau, bị ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần phải báo với hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn. Một số phụ nữ dễ bị sinh non hơn, nhưng dấu hiệu bắt đầu có thể khá mơ hồ. Đừng ngại kiểm tra ngay cả khi bạn chỉ muốn biết để an tâm hơn.
Việc đến thăm khám bác sĩ lúc này đã trở thành vấn đề khá quan trọng với những ông bố bà mẹ tương lai. Nếu tuần trước bạn chưa đi khám thai, thì bạn phải tới gặp bác sĩ trong tuần này, vì qua mốc thời điểm vàng này, việc kiểm tra một số dị tật của thai nhi sẽ không còn chính xác nữa. Việc này có thể giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc đối phó với những thay đổi về sức khỏe và sự phát triển của bé. Bạn nên xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu tuần này để sớm phát hiện và điều trị, tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Bố mẹ cùng nhau lập kế hoạch đi mua sắm thêm quần áo bà bầu hay quần áo cho em bé tương lai, điều này giúp cả bố và mẹ giảm bớt được áp lực khi mang thai, cũng như gắn kết thêm tình cảm gia đình
Thực hiện các kế hoạch cải thiện nhà cửa. Bố mẹ hãy xem xét việc sắp đặt trong nhà trước khi bé chào đời. Hãy để bố thực hiện các công việc này vì mẹ không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc lên xuống cầu thang nhiều.
Chuẩn bị phòng cho bé, chọn màu sơn, giấy dán tường, treo rèm, chùm trang trí, lắp các vật dụng mới.
Sửa chữa hoặc tháo bỏ những đồ vật, thiết bị hư gãy.
Lắp đặt hoặc kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, thiết lập đường thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
Cẩm nang mang thai: Thai nhi 24 tuần tuổi
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 23 Tuần Tuổi
Ở tuần thứ 23, bé đã nặng 600gr và các mạch máu trong phổi đang được hình thành. Đây cũng là thời điểm mẹ nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Sự phát triển của thai nhi
Tuần thứ 23 trong thai kỳ, bé vẫn đang phát triển đều đặn, đạt chiều dài 30cm và nặng khoảng 600gr, cỡ một quả bưởi chùm. Bé tăng thêm khoảng 110gr so với tuần trước. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên.
Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ sớm xảy ra sự thay đổi.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Trong vài tuần qua, phần chóp tử cung đã vượt cao hơn rốn và hiện có kích thước của một quả bóng đá. Hầu hết các thai phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT trong khoảng thời gian từ lúc này đến khi thai được 28 tuần. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra “tiểu đường thai kỳ”, tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai.
Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh khó hoặc phải mổ lấy thai do bé sẽ phát triển quá lớn, nhất là ở phần trên cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không có nghĩa là đường huyết của mẹ cao và sẽ cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose GTT sau đó để khẳng định chắc chắn.
Chuẩn bị phòng cho bé, chọn màu sơn, giấy dán tường, treo rèm, chùm trang trí, lắp các vật dụng mới.
Sửa chữa hoặc tháo bỏ những đồ vật, thiết bị hư gãy.
Lắp đặt hoặc kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, thiết lập đường thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
Thai Nhi 3 Tuần: Phôi Thành Hình Thành Và Các Dấu Hiệu Mang Thai Sớm
Mới có thai được 3 tuần, cơ thể mẹ chưa có nhiều thay đổi rõ rệt, phôi thai đang trong quá trình thành và phát triển. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn, dưỡng thai tốt nhất.
Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi
– Kích thước thai đạt khoảng 0,35 – 0,6mm.
– Thai nhi 3 tuần tương đương trái bóng nhỏ rất nhỏ (Phôi nang). Phôi nang lúc này đã chứa tới hàng trăm tế bào và phát triển mạnh mẽ.
– Túi phôi nhận oxy và các dưỡng chất. Oxy và các chất dinh dưỡng sẽ đưa đến phôi qua hệ thống tuần hoàn nguyên thủy tới phôi thai. Tuy nhiên, nhau thai ở thời điểm này chưa phát triển đầy đủ để vận chuyển oxy, các dưỡng chất tới phôi thai, chức năng này sẽ được tiếp nhiệm ở tuần thứ 4.
Dấu hiệu có thai 3 tuần đầu
Khi có thai, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi bất ngờ báo hiệu mẹ đã có em bé. ở tuần 1, 2 các dấu hiệu này chưa rõ ràng, nhưng khi thai nhi 3 tuần tuổi mẹ có thể cảm nhận rõ như.
1. Chậm kinh
Tới ngày “đèn đỏ” nhưng bạn lại trễ kinh 3 tuần, thì đây là dấu hiệu có thai rất dễ nhất biết ở phụ nữ. các chị em có thể dùng que thử để kiểm tra kết quả chính xác nhất.
2. Ngực căng tức, sưng
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, ngực mẹ sẽ có dấu hiệu căng tức và sưng hơn bình thường. các triệu chứng này sẽ đau hơn ở kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cảm nhận rõ ràng.
3. Buồn nôn, nôn
Tuần này, bạn sẽ cảm thấy trong người khó chịu, có cảm giác buồn nôn, nôn khi gửi thấy mùi đồ ăn hoặc mùi hương nồng nặc nào đó. Và bạn dễ buồn nôn hơn vào mỗi buổi sáng thức dậy. Tuy nhiên, tình trạng này chưa diễn ra nhiều.
4. Khứu giác nhạy cảm hơn
Khi có thai nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ tăng lên khiến mũi mẹ nhận cảm với mùi vị hơn. Đồng thời nó cũng khiến mẹ dễ bị buồn nôn, khó chịu với mùi.
5. Mệt mỏi, uể oải
Thời gian này, mẹ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải. nguyên nhân do lượng hormone progesterone tăng lên cùng với các dấu hiệu buồn nôn, đau bụng, đau lưng diễn ra cùng lúc.
6. Đi tiểu nhiều
Phôi thai được hình thành khi thai nhi 3 tuần tuổi, máu trong cơ thể sẽ tăng lên và thận bài tiết ra nhiều nước hơn cùng với sự chèn ép của tử cung lên bàng quang khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều về đêm dù không uống nhiều nước.
7. Đau bụng dưới lâm râm
Thai nhi 3 tuần tuổi đang thời kỳ làm tổ trong tử cung, vì vậy sẽ có biểu hiện đau bụng dưới lâm râm như đau bụng kinh nguyệt. tuy nhiên mẹ không nên lo lắng quá về vấn đề này, đây là dấu hiệu có thai bình thường và sẽ chấm dứt vài ngày sau đó.
8. Chán ăn, sợ đồ ăn
Có thai 3 tuần, mẹ thường có cảm giác không thèm ăn, thậm chí là sợ đồ ăn. nếu mẹ tự nhiên thấy sợ các món khoái khẩu ngày trước của mình thì đây là dấu hiệu báo mẹ đã có thai rồi đấy.
9. Ra máu báo thai
Sau khi phôi thai làm tổ sẽ làm một lượng máu nhỏ chảy ra ngoài, gọi là máu báo thai. Máu báo thai rất dễ nhầm với kinh nguyệt các mẹ nên lưu ý, máu báo thai chỉ ra một lượng nhỏ, có màu nâu, hồng, đỏ nhạt.
10. Thân nhiệt tăng
Dấu hiệu có thai 3 tuần mẹ có thể cảm nhận rõ khi thấy thân nhiệt tăng lên, nóng bức hơi bình thường khoảng 0,5 độ C.
Nhiệt độ cơ thể tăng là do lượng progesterone tăng lên, thời gian này mẹ nên ngồi ở phòng thoáng khí, điều hòa để thân nhiệt được ổn định, dễ chịu nhất.
11. Dịch âm đạo ra nhiều hơn
Nếu mẹ thấy dịch âm đạo tiết nhiều, đặc, dính hơn thì đây là dấu hiệu báo hiệu có thai sớm. dịch âm đạo tiết ra nhiều là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi phôi thai được hình thành.
12. Tâm lý thay đổi
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, tâm lý mẹ sẽ bất ổn hơn. mẹ rất nhạy cảm, có thể buồn, vui, nổi cáu không rõ nguyên nhân. bởi vì khi có thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao hơn, tác động tâm lý khiến chị em nhạy cảm hơn bình thường.
13. Buồn ngủ
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, mẹ sẽ có triệu chứng buồn ngủ, ngủ nhiều vẫn thèm ngủ. nguyên nhân do progesterone được sản sinh ra nhiều tác động tới benzodiazepine đồng thời kích thích ra caba gây ra hiện tượng ngủ nhiều, nghén ngủ ở các mẹ.
Làm sao để biết có thai?
Có thai sớm các triệu chứng mang thai ở nhiều mẹ chưa biểu hiện rõ. tuy nhiên, nếu thấy có 1 trong các triệu chứng trên bạn có thể kiểm tra bằng các cách sau để có kết quả chính xác.
1. Que thử thai
Que thử thai là phương pháp thử phổ biến, tiện lợi, cho kết quả nhanh nhất. Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này chỉ đạt đến 80%.
Khi có dấu hiệu chậm kinh, bạn có thể dùng que thử thai và nên thử vào lúc sáng sớm thức dậy để có kết quả chuẩn xác nhất.
Trường hợp que thử 2 vạch đậm: Bạn đã chắc chắn có thai.
Trường hợp que thử thai 2 vạch mờ: Bạn đã có thai.
Trường hợp thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ: Có thể bạn đã có thai nhưng chưa chắc chắn kết quả.
Trường hợp que thử thai 1 vạch: Bạn không có thai.
Tuy nhiên, bạn nên thử 4- 5 lần vào buổi sáng sớm, chưa ăn uống bất cứ thứ gì để có kết quả chính xác nhất.
2. Siêu âm
Muốn biết kết quả chính xác hơn, thai nhi 3 tuần mẹ có thể đi siêu âm. ở tuần thai này, siêu âm chỉ cho kết quả mẹ có thai hay không và hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tuần tuổi chưa rõ, và khó hình dung thai nhi vì đây là giai đoạn thai đang làm tổ, chưa ổn định.
3. Xét nghiệm hCG
Xét nghiệm nồng độ hCG trong máu và nước tiểu của mẹ sẽ cho kết quả chính xác 100%. Để biết mình có thai hay không, các mẹ có thể làm xét nghiệm này.
Thai nhi 3 tuần tuổi mẹ cần làm gì?
3 tuần đầu, thai vẫn trong quá trình hình thành và làm tổ vì vậy mẹ cần lưu ý các vấn đề sau.
Chế độ dinh dưỡng
Giai đoạn này, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như sau:
– Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ rất tốt. 3 tháng đầu, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu axit folic như: Măng tây, các loại đậu, cam, các loại hạt, bơ, bông cải xanh…
– Thực phẩm giàu chất đạm: Thời gian này mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm để tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe với các thực phẩm như: Thịt, bông cải xanh, măng tây, măng cụt, trứng…
– thai nhi 3 tuần tuổi vẫn đang hình thành, chưa ổn định rất dễ sảy thai vì thế mẹ không nên ăn các thực phẩm gây co bóp tử cung như: rau ngót, đu đủ xanh, dứa, dưa muối, thịt hộp…
– Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để con yêu phát triển tốt nhất.
Khám thai
Thai nhi 3 tuần tuổi mẹ nên đi khám thai để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn về sự phát triển của thai ở tuần này, mẹ nên ăn gì, làm gì để con phát triển tốt nhất.
Ngoài ra, mẹ nên đến gặp bác sĩ khi có các vấn đề bất thường như: Đau bụng dưới dữ dội, ra máu nhiều, sốt cao co giật, ngất xỉu, hạ huyết áp…
Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 3 tuần tuổi
– mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt cho thai nhi 3 tháng đầu và kiêng thực phẩm gây sảy thai, động thai.
– Đi khám thai định kỳ và đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
– Không dùng bất kỳ loại thuốc nào khi có thai.
– Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
– Kiêng vận động mạnh, làm việc quá sức.
Thai nhi 3 tuần tuổi đang trong tam nguyệt cá thứ nhất, mới hình thành phôi thai và chưa ổn định, cơ thể mẹ đã bắt đầu có những dấu hiệu báo có thai. mẹ cần lưu lý và có cách dưỡng thai tốt nhất.
Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
(https://eva.vn/mang-thai/thai-nhi-3-tuan-phoi-thanh-hinh-thanh-va-cac-dau-hieu-mang-thai-som-c383a413166.html)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Tuần 23: Thai Nhi Ngày Càng Trưởng Thành trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!