Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai theo từng giai đoạn
Tuần thai thứ 40
Tuần thai thứ 40 – Chào mừng con yêu đến với thế giới này!
Tuần thai thứ 39
Tuần thai thứ 39 – Dịch âm đạo của cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn
Tuần thai thứ 38
Tuần thai thứ 38 – Con đã thuần thục cách gập người trong tử cung rồi mẹ ạ! -
Tuần thai thứ 37
Tuần thai thứ 37 – Con đang tiếp tục hoàn thiện cấu trúc và chức năng não -
Tuần thai thứ 36
Tuần thai thứ 36 – Những cơn đau thắt giả sẽ tìm tới mẹ bầu Mặc dù phải tới 3 tuần nữa mới tới ngày dự sinh của bé, thế nhưng theo các …
Tuần thai thứ 35
Tuần thai thứ 35 – Vấn đề sưng phù của mẹ sẽ ngày càng nghiêm trọng - Thật tuyệt vời! Vậy là chỉ chưa đầy 4 tuần nữa thôi mẹ sẽ được gặp …
Tuần thai thứ 34
Tuần thai thứ 34 – Con đã lớn ngang một trái bí hồ lô rồi mẹ! Ở tuần thai thứ 34, bé đã phát triển tương đối hoàn thiện về thể chất. Bây …
Tuần thai thứ 33
Tuần thai thứ 33 – Con không còn hoạt bát như trước Tuần thai thứ 33, bé bắt đầu cảm thấy túi ối thật chật chội và khó chịu. Đây cũng có …
Tuần thai thứ 32
Tuần thai thứ 32 – Mẹ tăng cân nhanh chóng Khi bước vào tuần thai thứ 32, cơ thể bé đã đầy đặn và cứng cáp hơn. Lúc này, mẹ nên dành cho …
Tuần thai thứ 31
Tuần thai thứ 31 – Sự hiếu động của bé khiến mẹ mất ngủ Tuần thai thứ 31, bé lớn lên từng ngày. Vì vậy, bạn không thể tránh được cảm giác …
Tuần thai thứ 30
Tuần thai thứ 30 – Mẹ bầu dễ xúc động hơn bao giờ hết! Xin chào mừng bạn và bé yêu đã bước tới tuần thứ 30 của thai kỳ. Như vậy, là theo dự …
Bổ Sung Dha Khi Mang Thai Chuẩn Theo Từng Giai Đoạn
0 lượt xem
Khi nào nên bổ sung DHA cho bà bầu?
Sự hình thành của não bộ và trí tuệ của bé phát triển vô cùng mạnh mẽ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ gồm tháng 4,5,6) bào thai đã hình thành thính giác và thị giác, do đó trẻ dễ dàng cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe thấy được những âm thanh xung quanh bụng mẹ và học cách tiếp nhận thông tin từ bên ngoài.
Bổ sung DHA cho bà bầu chuẩn theo từng giai đoạn
Ngay từ trong bụng mẹ bào thai có thể hấp thụ được DHA từ nguồn thực phẩm và thuốc mà mẹ bầu bổ sung thông qua nhau thai còn khi bé trào đời sẽ hấp thụ được qua nguồn sữa mẹ. Bổ sung đầy đủ DHA vào chế độ ăn uống hàng ngày khi mang thai và khi cho con bú sẽ đảm bảo cho thai nhi có thể hấp thụ được đủ lượng DHA cần thiết để phát triển. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), các giai đoạn mẹ bầu cần bổ sung khoảng 200mg DHA. Tuy nhiên bên cạnh việc bổ sung DHA các mẹ bầu cần bổ sung thêm các dưỡng chất khác và mỗi giai đoạn sẽ bổ sung khác nhau một chút
Tam cá nguyệt thứ 1 (3 tháng đầu thai kỳ)
Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, bên cạnh việc mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ sắt, protein, canxi thì mẹ bầu cần nhớ bổ sung cả DHA trong chế độ ăn uống hàng ngày. Giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp thai nhi phát triển tốt nhất bởi đây là thời kỳ tương đối nhạy cảm, nếu bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp mẹ bầu giảm được nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật. Ngoài viên uống bổ sung Omega – 3 chứa DHA mẹ bầu cần bổ sung DHA từ nguồn thực phẩm trong giai đoạn này.
Tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ)
Bước vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ thì hiện tượng ốm nghén đã bắt đầu thuyên giảm và mẹ bầu có thể ăn uống bình thường. Do vậy, đây được coi là giai đoạn tăng tốc chất lượng nguồn dinh dưỡng cho thai nhi. Đây cũng là giai đoạn mà não bé phát triển liên tục mà mạnh mẽ nhất nên bổ sung DHA ở giai đoạn này cực kỳ quan trọng cho việc cung cấp độ mềm dẻo, đàn hồi cho màng tế bào thần kinh. Lượng DHA bổ sung ở giai đoạn này có thể tăng hơn so với giai đoạn đầu.
Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ)
Đây là giai đoạn mẹ bầu không cần tăng cường ăn uống bổ sung dưỡng chất như các giai đoạn trước mà cần nghỉ ngơi, thư giãn, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhiều nên cần nhiều DHA. Ngoài việc bổ sung thuốc chứa DHA, bà mẹ cũng nên bổ sung nhiều thức ăn giàu DHA hơn hai giai đoạn trước.
Bổ sung DHA đúng cách mang lại hiệu quả khi mang thai
DHA hẳn không còn xa lạ với mọi người và đặc biệt là các mẹ bầu nhưng ít ai biết rằng một loại Omega – 3 khác là EPA cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu. Cần bổ sung đồng thời bộ đôi DHA/EPA để đạt được hiệu quả như ý muốn. EPA giúp kích thích DHA hấp thu qua nhau thai vào thai nhi, EPA cùng DHA tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh và chống viêm hiệu quả. Chính vì vậy, nếu bổ sung DHA mà không có EPA thì tác dụng trên thai nhi thường thấp.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm nhiều công thức DHA/EPA khác nhau và đưa ra kết luận tỷ lệ DHA/EPA đạt khoảng 4.5/1 (4.5 DHA – 1 EPA) giống tỷ lệ vàng trong sữa mẹ đặc biệt thích hợp để bổ sung trong giai đoạn mang thai, cho con bú vì nó giúp hấp thu tối đa DHA vào qua nhau thai, sữa mẹ để vào được bào thai và em bé. Trong tự nhiên, chỉ loại dầu cá ngừ đại dương tự nhiên, với độ tuổi nhất định và công nghệ đặc biệt mới có thể chiết xuất được Omega-3 có tỷ lệ DHA/EPA lý tưởng như trên. Đây cũng là lý do tại sao, dầu cá tại các nước Bắc Âu, đánh bắt ở những vùng biển sạch luôn là lựa chọn số một của những bà mẹ thông thái và chỉ được bổ sung vào các chế phẩm cao cấp dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú như .
Thực phẩm giàu DHA cho bà bầu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 200mg lượng DHA mỗi ngày để thai nhỉ phát triển vượt trội. Nguồn bổ sung DHA có thể từ thực phẩm, có thể từ các loại thuốc chứa DHA trong viên tổng hợp hoặc viên Omega 3. Ở các nước có nguồn cá biển sạch thì bổ sung DHA từ nguồn thực phẩm là nguồn bổ sung chính.
Cá biển là loại thực phẩm giàu DHA. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng nhiều DHA như nhau và các biển đánh bắt ở các vùng nước không đảm bảo có thể chứa nhiều thủy ngân, kim loại nặng sẽ gây hại cho thai nhi. Các loại cá an toàn, chưa nhiều DHA như cá hồi tự nhiên, cá ngừ đại dương, cá mồi… Các mẹ bầu có thể tham khảo một số thực phẩm giàu DHA sau:
Một số loại tảo là nguồn DHA tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ DHA/EPA từ tảo thường không tốt, đây không phải lựa chọn hàng đầu để bổ sung DHA, EPA cho bà bầu.
Mỡ của cá hồi, cá trích, cá thu cũng chứa nhiều DHA.
Dầu cá ngừ đại dương.
Một lượng nhỏ DHA có thể tìm thấy trong thịt gà và lòng đỏ trứng gà.
Dầu gan cá cũng là nguồn DHA tốt, tuy nhiên, chúng có chứa nhiều vitamin A và có thể gây ngộ độc cho thai nhi nếu sử dụng thường xuyên vì Vitamin A sử dụng liều cao kéo dài dễ gây ngộ độc cho cả bà mẹ và thai nhi.
Theo Dinhduongbabau.net
Hướng Dẫn Tập Yoga Cho Bà Bầu Theo Từng Giai Đoạn Thai Kỳ
Mang thai không có nghĩa là phụ nữ sẽ phải từ bỏ lớp yoga hàng tuần. Trên thực tế, duy trì việc tập yoga đều đặn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi bên trong.
Những lợi ích của việc tập yoga khi mang thai gồm có:
Yoga tốt cho sức khỏe bà bầu (Nguồn: Internet)
Tạo sự cân bằng về nội tiết, tăng cường thể chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Cải thiện lượng oxy lưu thông qua nhau thai nhờ mẹ bầu thường xuyên luyện tập hít thở sâu trong yoga.
Giúp mẹ bầu ngủ ngon, giấc ngủ sâu hơn.
Tập yoga khi mang thai khiến mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Đồng thời, em bé sinh ra có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh.
Mẹ bầu dẻo dai hơn, các dây chằng và cơ bắp trở nên đàn hồi hơn giúp giảm nguy cơ bị chuột rút, đau nhức khi mang thai vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Giảm nguy cơ sinh sớm, huyết áp cao và duy trì lượng nước ối đầy đủ.
Việc tập các bài tập thở của yoga còn giúp mẹ bầu dễ dàng lấy hơi khi rặn đẻ.
Các bài tập yoga cho bà bầu theo từng giai đoạn
Mang thai 3 tháng đầu nhiều mẹ thường không dám tập luyện gì vì giai đoạn này có tỷ lệ sảy thai cao nhất. Thực tế, theo các chuyên gia, chỉ những trường hợp có vấn đề đặc biệt như tiền sử sảy thai, sinh non, vấn đề tim mạch, huyết áp, bất thường nhau thai,…mẹ bầu mới cần kiêng tập yoga trong giai đoạn này. Tốt nhất, trước khi bắt đầu tập yoga trong thai kỳ thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn thời điểm phù hợp.
Các bài tập yoga có thể thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ gồm có:
Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3: Bài tập 4:
Nằm nghiêng một bên, tay dưới hướng lên trên, lòng bàn tay mở rộng.
Hít sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao.
Thở ra, hạ tay và chân xuống.
Lặp lại động tác với bên tay, chân còn lại. Mỗi bên tập 4 – 6 lần tùy vào sức khỏe của từng mẹ bầu.
Lưu ý: Trong thời gian tập, nếu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cần dừng ngay. Bên cạnh đó, không nên tập quá lâu và nhớ hãy bổ sung nước cho cơ thể sau mỗi buổi tập.
Ở giai đoạn này, bụng bầu bắt đầu lộ rõ, các khớp xương trở nên lỏng lẻo hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh những bài tập đòi hỏi sự thăng bằng hoặc phải đứng 1 chân để giảm nguy cơ té ngã. Hãy ưu tiên những bài tập yoga giảm đau lưng.
Các mẹ có thể tham khảo các bài tập sau:
Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3: Bài tập 4:
Mang thai 3 tháng cuối, các mẹ nên tập các động tác giúp tăng sự dẻo dai cho vùng chậu (Nguồn: Internet)
Những bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối cần sự đơn giản. Khi bụng to, mẹ bầu sẽ gặp khó khăn với những bài tập đòi hỏi sự khéo léo, cân bằng. Các bài tập phải duy trì một tư thế lâu cũng không còn phù hợp.
Ở giai đoạn này mẹ bầu nên ưu tiên những bài tập tăng cường sự dẻo dai cho vùng chậu để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.
Các bài tập phù hợp bao gồm: Bài tập 1: Bài tập 2 Bài tập 3
Nằm ngửa, hai chân đưa lên cao, dựa vào tường.
Hít thở đều đặn, thư giãn thân trên. Giữ nguyên trong vài phút. Với bài tập này, mẹ có thể kê thêm gối hoặc khăn ở phía dưới lưng để thoải mái hơn.
Bài tập 4
Yoga cho bà bầu nên tránh động tác nào?
Để đảm bảo an toàn khi tập yoga, mẹ bầu nên tránh các động tác sau đây:
Tư thế trồng chuối không thích hợp cho bà bầu (Nguồn: Internet)
Những động tác mà mẹ cảm thấy là khó và không đủ khả năng để tập.
Những động tác phải vặn mình quá nhiều vì sẽ gây tách nhau thai ra khỏi tử cung.
Tránh các bài tập có các động tác lăn, đứng lên ngồi xuống liên tục và nhanh.
Tuyệt đối không tập các động tác trồng cây chuối, gót chân chạm bụng tư thế đứng.
Không tập các kỹ thuật nín thở, thở nhanh, mạnh.
Tránh các động tác gập bụng phía trước, tránh chèn ép bụng, gây áp lực lên bụng.
Tất cả các bài tập yoga cho bà bầu đều có một lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tùy theo từng giai đoạn, vấn đề cũng như tình trạng sức khỏe, mẹ bầu nên lựa cho mình những động tác phù hợp nhất. Tốt nhất, hãy chọn các lớp yoga dành riêng cho bà bầu và nên có huấn luyện viên hướng dẫn cho từng động tác.
Những Triệu Chứng Khi Mang Thai Bất Thường Theo Từng Giai Đoạn Của Thai Kỳ
Những dấu hiệu bất thường trong suốt thời gian mang thai của mẹ bầu
+ Em bé trong bụng cử động hoặc đạp ít hơn bình thường
+ Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng
+ Âm đạo chảy máu hoặc ra nước
+ Đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu ít hoặc bí tiểu
+ Ói mửa nặng hoặc kéo dài, nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt
+ Ớn lạnh hoặc sốt từ 38°C trở lên
+ Mắt mờ, quáng gà hoặc nhìn thấy các điểm sáng
+ Nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng, đau đầu kèm theo mờ mắt, nói líu lưỡi hoặc tê lưỡi
+ Sưng ở mặt hoặc sưng húp quanh mắt, sưng phù mức độ nặng ở ngón tay hoặc bàn tay, sưng nghiêm trọng hoặc đột ngột ở chân, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cân nặng tăng nhanh chóng (hơn 2kg trong một tuần)
+ Đau ở vùng chân và bắp chân nhiều hoặc dai dẳng, không bớt đau cả khi bạn đã co duỗi mắt cá chân hay hướng ngón chân về phía đầu gối, hoặc một chân bị sưng to đáng kể so với chân kia
+ Chấn thương bụng
+ Ngất xỉu, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh, hoặc đánh trống ngực
+ Khó thở, ho ra máu hoặc đau ngực
+ Táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ
+ Ngứa dữ dội khắp người
Dấu hiệu bất thường khi mẹ mang thai dưới 36 tuần nên biết
Những dấu hiệu rõ nhất như mẹ mang thai thấy cảm giác tức ở vùng xương chậu (cảm giác như em bé đang tụt xuống), đau lưng dưới (đặc biệt là khi trước đây bạn không gặp tình trạng này), đau thắt như khi có kinh hoặc đau bụng, hoặc co thắt hơn 4 lần trong một giờ (ngay cả khi không đau). Gia tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch tiết có sự thay đổi khác thường như trở nên lỏng hơn, dịch nhầy hoặc có máu (thậm chí ngay cả khi có màu hồng hoặc chỉ lẫn chút máu).
Hiện tượng ra máu khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu
Khoảng 20% bà bầu bị ra máu trong giai đoạn 12 tuần đầu tiên. Nguyên nhân ra máu trong thai kỳ đầu tiên gồm:
+ Ra máu khi thụ thai: Bạn có thể thấy một vài giọt máu giống như những triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi bạn thụ thai vì phôi đang bám vào tử cung. Một vài người không biết rằng mình đã mang bầu vì họ nhầm sự ra máu này với triệu chứng kinh nguyệt. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
+ Ra máu khi sảy thai: Sảy thai rất phổ biến trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ. Khoảng một nửa số bà bầu ra máu trong lúc thai kỳ đầu tiên cuối cùng sẽ bị sảy thai, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ ra máu thì bạn sẽ bị mất đứa con của mình, đặc biệt nếu bạn không có các triệu chứng khác. Triệu chứng của sảy thai là bạn có cảm giác đau quặn ở bụng dưới và một dải máu đặc trôi tuột qua âm đạo.
+ Chửa ngoài tử cung: Trong trường hợp này, phôi nằm ngoài tử cung và thông thường là ở ống dẫn trứng. Nếu phôi tiếp tục lớn lên, nó sẽ khiến ống dẫn trứng bị vỡ và đe dọa tính mạng người mẹ. Mặc dù chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm nhưng nó chỉ xảy ra ở 2% số bà bầu. Các triệu chứng khác của chửa ngoài tử cung là bị đau quặn hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới và choáng váng.
+ Chửa trứng: Đây là trường hợp hiếm gặp, một mô bất thường lớn lên trong tử cung thay vì một thai nhi. Trong một số trường hợp, mô có thể mang tế bào ung thư và có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng khác của chửa trứng là buồn nôn, ói mửa và tử cung to lên nhanh chóng. Ngoài ra có một vài nguyên nhân khiến bà bầu ra máu trong thai kỳ đầu tiên như:
+ Thay đổi ở cổ tử cung: Trong thời kỳ mang bầu, máu sẽ chảy nhiều hơn tới cổ tử cung. Giao hợp hoặc soi tươi cũng có thể đụng chạm vào cổ tử cung gây nên ra máu. Trường hợp này bạn không cần phải quá lo lắng.
+ Nhiễm trùng: Nhiễm trùng ở cổ tử cung, âm đạo hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng gây nên ra máu trong thai kỳ đầu tiên.
Ra máu trong giai đoặn thai kỳ thứ hai hoặc thai kỳ thứ ba
Ra máu bất thường trong những giai đoạn muộn của thai kỳ nghiêm trọng hơn, bởi nó là dấu hiệu của một vấn đề bất thường xảy ra đối với mẹ và em bé. Bạn cần đi khám ngay khi ra máu trong giai đoan thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba.
+ Nhau tiền đạo: Tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung và đặc biệt che một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở ở cổ tử cung. Nhau tiền đạo rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 200 trường hợp mang bầu. Ra máu trong trường hợp nhau tiền đạo thường không đi kèm với triệu chứng đau đớn.
+ Nhau bong non: Trong khoảng 1% số bà bầu, nhau thai bong ra khỏi thành tử cung trước hoặc trong quá trình chuyển dạ và máu tích tụ giữa nhau thai và tử cung. Nhau bong non rất nguy hiểm cho mẹ và em bé. Các triệu chứng khác của nhau bong non là đau bụng dưới, máu đông trôi ra từ âm đạo, tử cung yếu và đau lưng.
+ Vỡ tử cung: Trong một vài trường hợp hiếm hoi, một vết sẹo từ lần sinh mổ trước có thể rách ra trong quá trình mang thai lần sau. Vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần phải mổ cấp cứu ngay. Các triệu chứng khác của vỡ tử cung là đau và yếu ở bụng dưới.
+ Cuống rốn tiền đạo: Trong một vài trường hợp, mạch máu của thai nhi trong dây rốn hoặc nhau thai nằm che phần mở của cổ tử cung. Cuống rốn tiền đạo có thể gây nguy hiểm cho thai nhi vì mạch máu có thể bị vỡ, khiến em bé bị chảy máu nghiêm trọng và hết oxy. Các triệu chứng khác của cuống rốn tiền đạo bao gồm nhịp tim của thai nhi bất thường và chảy máu quá nhiều.
+ Sinh non: Ra máu trong thời kỳ muộn của thai kỳ cũng là dấu hiệu sinh sớm. Một số triệu chứng của sinh sớm bao gồm co bóp tử cung, ra máu âm đạo, căng bụng dưới và đau lưng. Ngoài ra có một vài nguyên nhân khiến bà bầu ra máu trong thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba gồm: Vết thương ở cổ tử cung hoặc âm đạo, polyp, ung thư.
Ra máu bất thường trong suốt giai đoạn mang thai cần lưu ý gì?
Vì ra máu ở bất cứ giai đoạn thai kỳ nào cũng có thể là dấu hiệu của sự bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn nên đóng băng vệ sinh để có thể biết được mình ra bao nhiêu máu và biết được loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục). Không nên sử dụng tampon hoặc quan hệ tình dục khi bạn đang ra máu. Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng sau:
+ Đau quặn ở bụng dưới.
+ Chảy máu nhiều dù đau hay không.
+ Âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông.
+ Choáng hoặc ngất.
+ Sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.
Kiến thức mang thai và các dịch vụ sức khoẻ dinh dưỡng cho bà bầu tốt nhất hiện nay
Lỡ ăn nhãn khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Bà bầu uống sữa chua Probi bổ sung men vi sinh có tốt không?
Sinh con năm 2021 tháng nào tốt cho bé trai gái tuổi Kỷ Hợi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Theo Từng Giai Đoạn trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!