Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi # Top 12 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mang thai tháng thứ 3 và sự phát triển của thai nhi

03 May 2019

Khi mang thai tháng thứ 3, hầu hết các bà mẹ đã quen dần với cảm giác mệt mỏi khi cơ thể có thêm sự xuất hiện của một thành viên nữa và thay vào đó là cảm giác lo lắng, bất an cho sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của em bé.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ 3 của thai kì?

Phôi phát triển trở thành thai nhi khi bạn mang thai 3 tháng. Dây rốn nối bào thai với nhau thai và thành tử cung. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu phát triển.

Điều gì xảy ra trong tuần 9 – 10?

Phôi phát triển thành thai nhi sau tuần 10. Em bé dài khoảng 1 – 1.5 inch (21 – 40 mm). Cái đuôi biến mất. Ngón tay và ngón chân phát triển dài hơn. Dây rốn kết nối bụng của thai nhi với nhau thai. Nhau thai gắn vào thành của tử cung và hấp thu dinh dưỡng ở trong dòng máu. Dây rốn mang dinh dưỡng và Oxy tới thai nhi và lấy đi chất thải.

Điều gì xảy ra trong tuần 11 – 12?

Thai nhi bây giờ được đo từ đỉnh đầu cho tới mông, và nó được gọi là chiều dài đầu mông (CRL)

Thai nhi có chiều dài đầu mông 2 – 3 inch (6 – 7.5 cm).

Ngón tay và ngón chân giờ không còn màng nữa.

Xương bắt đầu cứng hơn.

Da và móng tay bắt đầu phát triển.

Sự thay đổi được kích hoạt bởi hóc môn, bắt đầu làm cơ quan sinh dục ngoài xuất hiện – trai hay gái. Thai nhi cũng tạo nên những vận động tự ý.

Thận bắt đầu sản xuất nước tiểu.

Tuyến mồ hôi sớm xuất hiện.

Mi mắt dính với nhau.

Thai kì có triệu chứng gì trong tháng thứ 3?

Nhiều triệu chứng thai kì xuất hiện từ 2 tháng đầu tiên vẫn còn và thỉnh thoảng nghiêm trọng hơn trong tháng thứ 3. Đặc biệt là buồn nôn. Vú tiếp tục phát triển và thay đổi. Vùng quanh núm vú có thể to hơn và đậm màu hơn. Nếu bạn có xu hướng bị mụn trứng cá, bạn có thể bị những đợt bùng phát mụn trứng cá.

Bạn chắc chắn sẽ không tăng cân nhiều trong 3 tháng đầu thai kì – thường là khoảng 2 pound (khoảng 1kg). Nếu bạn quá cân hoặc quá gầy bạn có thể tăng cân với mức khác thông thường. Bạn nên nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ của bạn về duy trì cần nặng khỏe mạnh trong thai kì của mình.

Sẩy thai:  Phần lớn xẩy thai sớm xảy ra trong quý đầu tiên thai kì. Khoảng 15% thai kì kết thúc bằng sẩy thai trong quý 1. 

Xem bài viết : Thai kỳ tháng đầu tiên và những điều nên biết

…..

Ngoài ra nếu các mẹ bầu cần tư vấn + hỗ trợ đầy đủ chi tiết cụ thể hơn về vấn đề mang thai tháng thứ ba có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ hotline 02363811868 của chuyên khoa khám sản của Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu giải đáp , thăm khám và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất

Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!

THS BS Đồng Thị Hồng Trang

Phòng khám đa khoa Pasteur

Nguồn : https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-third-month-pregnancy

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tháng Thứ 8

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8

+ Vào giai đoạn tháng thứ 8 này thai nhi phát triển hoàn thiện các bộ phận, đây là thời điểm phát triển khá rõ rệt của bé. Khuôn mặt đầy đặn và rõ nét của bé được chính xác và rõ hơn các tuần trước, lúc này bé có cân nặng khoảng 2300 gram đến 2800 gram. + Ở tháng thứ 8 này, mắt bé đã có thể mở nhắm tùy theo ý bé và có thể nghe thấy tiếng động, bố mẹ nói bên ngoài. Hô hấp của bé giai đoạn này cũng phát triển hoàn thiện, đồng thời hộp sọ bé giai đoạn này vững chắc hơn và não bộ đang phát triển rất tốt. Hệ xương của bé cũng phát triển và cứng cáp hơn nhiều, vì thế mà các bé hay đạp bụng mẹ, khiến bà mẹ cảm thấy đau hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

+ Thai nhi tháng thứ 8 đã phát triển mạnh khiến tử cung đẩy lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể làm bạn hay bị hụt hơi, ợ chua. Táo bón cũng là trong những bệnh trong giai đoạn này hay mắc phải và khiến nhiều bà bầu cảm thấy khó chịu. Vì thế bà bầu cần chuẩn bị cho mình những cách cung cấp thức ăn hợp lí để đạt hiệu quả tốt cho sức khẻo. + Thời gian này, bà bầu không nên nhiều vào 3 bữa chính, nên chia các bữa ăn thành 6 bữa ăn nhỏ, thường xuyên cung cấp đủ nước, 1 ngày nên uống đều 2 lít nước. Tháng thứ 8 này, bà bầu nên tránh ăn các thực phẩm khó tiêu và tránh ăn nhiều dầu mỡ. Nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, nhiều chất sắt, canxi…

Mang thai tháng thứ 8 nên thường xuyên tập thể dục dành cho bà bầu

+ Chỉ còn một tháng nữa là thiên thần bé nhỏ kia chào đời nên các bà mẹ cần vận động nhiều sẽ giúp ích trong việc sinh nở dễ dàng. Bà mẹ có thể tập các bài thể dục yoga nhẹ nhàng, dể tập, tập yoga sẽ giúp tinh thần bà bầu dễ chịu, thoải mái hơn. + Ngoài ra, bà bầu thường xuyên đi bộ, đi dạo cùng chồng để giúp hỗ trợ cho việc em bé chào đời nhanh chóng mà không tốn nhiều sức cho bà mẹ. Lưu ý, trước khi tập thể dục 1h, bà bầu nên ăn nhẹ, không nên ăn nhiều tránh tình trạng bị tụt đường huyết.

Với bài viết sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8 hi vọng giúp cho bà mẹ và ông bố biết được về sự phát triển của con mình. Đồng thời, bài viết góp phần đem đến những thông tin cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe bà bầu và nuôi dưỡng thai nhi phát triển cho đến ngày được chào đời.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tháng Thứ 7: Tuần 28

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 28

Thông tin thú vị về sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7 ở tuần 28 đó là bé con có thể đang mơ về mẹ đấy, bé đã bắt đầu có trạng thái REM (chuyển động giật của đôi mắt xuất hiện trong giấc ngủ REM). Nhưng “kẻ mơ mộng” này vẫn chưa sẵn sàng cho ngày sinh đâu.

Mặc dù khi mang thai tháng thứ 7, phổi của bé gần như đã hoàn toàn trưởng thành (làm cho bé – và cả mẹ – dễ dàng thở hơn nếu bé được sinh ra lúc này), nhưng bé con vẫn còn rất nhiều điều cần phát triển.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 29

Thai nhi 29 tuần tuổi có thể cao đến hơn 43,2cm và có thể nặng gần 1,36kg. Mặc dù đã đến khá gần chiều cao cơ bản khi sinh của bé (khoảng thêm 7,6cm nữa hoặc hơn), bé vẫn có rất nhiều thứ cần phải làm.

Trên thực tế, trong 11 tuần tiếp theo, bé có thể nặng hơn gấp đôi và thậm chí gần gấp ba lần trọng lượng của mình bây giờ. Phần lớn trọng lượng đó sẽ đến từ các chất béo tích tụ dưới da bé ngay từ khi mẹ mang thai tháng thứ 7 (ở tuần 29).

Và khi bé tròn hơn, chỗ trống trong tử cung của mẹ sẽ bắt đầu chật chội đi, làm cho mẹ ít cảm nhận thấy con mình đá, nhiều khả năng là mẹ sẽ chỉ được cảm nhận bé thọc mạnh và chọc mẹ bằng khuỷu tay và đầu gối.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 30

Thai nhi 30 tuần tuổi vẫn chỉ cao khoảng 43,2cm, nặng khoảng hơn 1,36kg và rất dễ thương. Bé đang lớn hơn từng ngày trong bụng mẹ (trong trường hợp mẹ không nhận ra từ kích thước vòng bụng của mình to hơn).

Bộ não của bé cũng đang lớn lên và đang chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung, cũng như cho một đời học tập sau này. Bắt đầu từ tuần này, bộ não của bé bắt đầu trông giống như một bộ não thật, với những rãnh và các vết lõm đặc trưng.

Những nếp nhăn cho phép sự mở rộng của các mô não trong tương lai rất quan trọng khi bé từ trẻ sơ sinh không có khả năng làm gì, đến một em bé có thể đáp trả bằng lời nói, đến một em bé mới biết đi bập bẹ nói, và trở thành một bé đầy tò mò trước tuổi đi học và còn nữa.

Ở tuần 30, não bé lớn hơn và tốt hơn, đồng thời bắt đầu nhận nhiệm vụ mà trước đây đã giao cho các bộ phận khác của cơ thể, như điều chỉnh nhiệt độ.

Giờ đây, khi bộ não đã có khả năng tăng nhiệt (với sự giúp đỡ của các nguồn cung ngày càng tăng của chất béo), bé sẽ bắt đầu rụng lông tơ – phần lông phủ đầy cơ thể mềm mại đã giữ cho bé ấm cho đến thời điểm này.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 31

Mặc dù bé con sẽ vẫn còn phải tăng thêm từ 1,36kg – 2,27kg nữa trước khi sinh, tuy nhiên, trọng lượng của bé đã tăng một cách ấn tượng thêm 1.36 kg trong tuần này. Và cao khoảng 45,72cm (cộng hoặc trừ vài cm vì thai nhi ở giai đoạn này có thể ở tất cả các kích cỡ), bé của mẹ sẽ nhanh chóng tăng chiều cao đạt gần với chiều cao khi sinh.

Những phát triển ấn tượng vào những ngày này đó là: sự kết nối trong não bộ (bé phải làm hàng nghìn tỷ kết nối này). Và bé đã có thể dùng mạng lưới các kết nối não phức tạp đó để sử dụng có hiệu quả – xử lý được thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận ra tín hiệu từ tất cả năm giác quan.

Cậu/Cô bé thông minh của mẹ cũng là một đứa bé dễ buồn ngủ, đặc biệt là trong trạng thái ngủ REM -đó là lý do tại sao mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận lúc nào bé thức (bé đá) và lúc bé ngủ (yên tĩnh) từ bé con của mẹ.

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 29

Tuần thai thứ 29, bé tiếp tục phát triển thị lực và đã đạt trọng lượng 1,4 kg. Những triệu chứng khó chịu như phù chân, mệt mỏi và thay đổi hormone có thể làm mẹ khó kiểm soát cảm xúc, cần chú ý trao đổi với bác sĩ để tránh bị “trầm cảm thai kỳ”

Sự phát triển của thai nhi

Bé trong tuần thai thứ 29 đã nặng khoảng 1,4kg tương đương một bắp súp-lơ lớn. Bé dài khoảng 40cm. Đang có hơn 0,8 lít nước ối bao quanh bé, nhưng khối nước này sẽ giảm đi khi bé ngày một lớn lên và chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung.

Thị lực của bé tiếp tục phát triển dần. Ngay cả sau khi được sinh ra, bé vẫn sẽ ngủ nhiều trong ngày. Khi mở mắt, bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng, nhưng chỉ đạt được 1/20 thị lực – có nghĩa bé chỉ có thể thấy những thứ cách mặt mình khoảng 10cm mà thôi.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 29?

Đến giai đoạn này, mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhất là những khi khó ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng thấy mình vụng về hơn bình thường. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bây giờ mẹ không chỉ nặng nề hơn, trọng lượng dồn ở bụng bầu còn làm cho trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi. Hơn nữa, do sự thay đổi của hormone, các dây chằng và các khớp xương lỏng hơn khiến mẹ dễ mất thăng bằng.

Việc các dây chằng giãn cũng khiến chân thường xuyên trong tình trạng phình to và mẹ nên chuẩn bị một vài đôi giày mới cỡ lớn. Mẹ còn nhớ sự thay đổi tâm trạng giai đoạn đầu thai kỳ chứ? Những triệu chứng khó chịu kết hợp cùng sự thay đổi hormone có thể khiến những cảm xúc khó kiểm soát đó quay trở lại. Cảm giác lo lắng không biết mình sẽ chuyển dạ thế nào, mình có trở thành người mẹ tốt hay không… là hoàn toàn bình thường.

Nếu mẹ không thể rũ khỏi cảm giác chán nản, ủ ê, ngày một cáu kỉnh và kích động, lo lắng thì hãy tìm gặp bác sĩ. Mẹ có thể nằm trong số 1/10 thai phụ bị trầm cảm thai kỳ đấy.

Gợi ý cho tuần này:

Lắp ráp đồ dùng cho bé. Đây là công việc hoàn hảo cho bố hoặc một người bạn nào đó muốn giúp đỡ. Giường cũi, nôi đưa và xe nôi đẩy vốn khó lắp ráp, đặc biệt là khi mẹ thiếu ngủ, vì vậy hãy bắt đầu ngay bây giờ. Tiếp đến, mẹ nên lưu ý chuẩn bị đủ pin cho nôi đưa, điện thoại di động và màn hình giám sát.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!