Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Khuyến Cáo Đối Với Mẹ Bầu # Top 6 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Khuyến Cáo Đối Với Mẹ Bầu # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Khuyến Cáo Đối Với Mẹ Bầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hình hài của bé yêu bắt đầu hình thành, tuy nhiên nhìn bề ngoài thì bạn vẫn chưa ra dáng một mẹ bầu thực thụ. Dĩ nhiên, cơ thể bạn đang bắt đầu biến đổi và thích nghi với bào thai trong bụng đang ngày càng lớn dần lên…

Hãy theo dõi thai kỳ của bé qua các tuần trong tháng 3.

Mang thai tuần thứ 9

Bé yêu của bạn giờ đã dài gần 2,5cm – cỡ bằng quả nho và chỉ nặng 2g.

Lúc này con bạn đã bắt đầu mang hình hài gần giống với một con người. Các bộ phận chính của cơ thể đã dần được hoàn chỉnh mặc dù chúng sẽ còn trài qua rất nhiều biến đổi trong những tháng tiếp theo. Tim của bé đã hoàn thành việc chia bốn ngăn, van tim bắt đầu tạo hình.

Chiếc “đuôi” của phôi thai đã hoàn toàn bị tiêu biến. Các cơ quan của bé, cơ bắp và dây thần kinh đang đi vào thực hiện các chức năng trong bộ máy. Các cơ quan sinh dục bên ngoài đã hình thành nhưng phải vài tuần nữa mới xác định được giới tính của bé. Đôi mắt đã hoàn thiện nhưng mí mắt sẽ nhắm chặt cho đến tuần thứ 27. Bé có dái tai nhỏ, miệng, mũi và lỗ mũi đã rõ ràng hơn.

Nhau thai đã phát triển đủ để tiếp nhận hầu hết các nhiệm vụ quan trọng của quá trình sản sinh hormon. Hình thái cơ bản của bé lúc này đã ổn định, giờ bé đã sẵn sàng để tập trung tăng cân nặng.

Dái tai: Giờ bé đã có phần dái tai.

Mí mắt: mí mắt nhắm chặt và sẽ không mở ra cho đến tuần thứ 27.

Lông nhung màng đệm: Nếu bạn định làm kỹ thuật sinh thiết gai nhau (lấy mẫu lông nhung màng đệm) trong vài tuần tới, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu màng đệm bao quanh phôi thai (gai nhau) để làm xét nghiệm.

Bàn chân: các đầu ngón chân vẫn đang phát triển.

Vai: Bé đã có thể cử động chân tay, các khớp xương chính đã hoạt động như: vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ ba.

Có thể ở thời điểm này, trông bạn vẫn chưa ra dáng một bà bầu dù bụng đã to lên một chút và cảm nhận được rằng mình đã được làm mẹ. Không chỉ có cảm giác nôn nghén vào sáng sớm và các thay đổi về thể chất mà bạn còn càm thấy tâm trạng lên xuống thất thường. Cảm xúc biến đổi là điều hoàn toàn bình thường nhất là khi bạn đang hân hoan và đôi chút lo lắng khi đang trong mình một sinh linh bé bỏng. Do đó bạn nên thư giãn vì hầu hết thai phụ cảm thấy vui vẻ trờ lại trong khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 10, khiến tam cá nguyệt thứ hai (tuần thai 14 đến 27) trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên tình trạng mệt mỏi sẽ xuất hiện trở lại một thời gian sau đó và có phần tăng lên cho đến khi kết thúc thai kì.

Mang thai tuần thứ 10

Mặc dù em bé chỉ dài khoảng 3cm tính từ đỉnh đầu đến mông, nặng khoảng 4g – cỡ một quả quất, nhưng thai nhi giờ đã hoàn thành giai đoạn phát triển quan trọng nhất của mình. Đây là sự khởi đầu của giai đoạn bào thai, thời điểm mà các mô và cơ quan trong cơ thể nhanh chóng hoàn thiện

Lúc này thai nhi đã biết nuốt nước ối và thực hiện trao đổi chất. Các bộ phận quan trọng – trong đó có thận, ruột, não, gan (đang sản sinh tế bào hồng cầu thay thế cho sự biến mất của túi noãn hoàng) đã ổn định vị trí và bắt đầu thực hiện chức năng dù chúng vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thai kì.

Khi nhìn thấy các hình ảnh của bé qua siêu âm, bạn sẽ phát hiện ra chi tiết nhỏ như móng tay bé xíu mọc trên trên các đầu ngón tay và ngón chân (không còn lớp màng nữa), lông tơ bắt đầu phủ trên làn da non của trẻ.

Ngoài ra, tay chân của bé đã có thể cử động. Bàn tay gập lại ở cổ tay và đặt lên ngực, bàn chân đã đủ dài để gập lên trước ngực. Các đường cột sống đã nhìn thấy rõ qua lớp da trong mờ, dây thần kinh cột sống đang bắt đầu duỗi ra từ tủy sống. Trán của bé tạm thời phình ra do bộ não đang phát triển trên đỉnh đầu, chiếm một nửa chiều dài cơ thể. Tính từ đỉnh đầu xuống, em bé có độ dài khoảng 3,2cm. Trong những tuần tới, bé sẽ còn tăng kích thước lên gấp đôi là gần 8cm.

Tử cung: kích thước đã tăng gấp đôi (cỡ từ quả lê lúc chưa mang thai đã thành cỡ quả bưởi).

Não bộ: phần đầu phình to do não bộ đang phát triển ở phía trên đỉnh đầu.

Túi noãn hoàng: 2 lá gan đã thực hiện chức năng sản sinh các tế bào máu, do đó túi noãn hoàng không còn cần thiết và bắt đầu tiêu biến.

Ngón tay: Bàn tay đã chia thành 5 ngón và móng đang mọc ra trên đầu ngón tay.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ ba.

Tại lần khám sản tiếp theo, bạn có thể nghe thấy nhịp tim đập nhanh của bé bằng máy nghe tim thai Doppler – một thiết bị cầm tay mà bác sĩ sẽ đặt trên bụng bạn. Nhiều phụ nữ nói rằng họ rất xúc động khi lần đầu tiên được nghe nhịp tim của con và họ miêu tả nó giống như tiếng ngựa phi nước đại vậy.

Trước khi bạn có thai, tử cung chỉ bằng kích thước của một quả lê nhỏ. Tuy nhiên trong trong tuần này, nó đã to bằng quả bưởi. Có thể bạn vẫn thấy chưa cần thiết mặc đồ bà bầu nhưng bạn sẽ thấy không còn thoải mái vì quần áo bắt đầu chật và những chiếc áo lót tạo vết hằn lên bộ ngực đang căng tức. Ngoài ra, việc tăng kích thước vòng bụng có thể là do bạn tăng cân nhẹ và đầy hơi. Nếu bụng bạn không quá to so với bình thường, bạn nên mặc các loại quần và váy chất liệu co dãn, thấm hút mồ hôi.

Tùy thuộc vào sức khỏe, bạn có thể tham gia các hoạt động thể chất trong quá trình mang thai. Bơi lội và đi bộ là sự lựa chọn tuyệt vời trong suốt thai kì. Tập thể dục giúp rèn luyện các cơ, sức khỏe và sức chịu đựng – ba yếu tố có thể giúp bạn nâng đỡ được sức nặng của bụng bầu, chuẩn bị cho những cơn đau chuyển dạ, và dễ lấy lại vóc dáng sau sinh.

Mang thai tháng thứ 11

Em bé của bạn dài khoảng 4cm – cỡ một quả sung, và gần như hoàn thiện trong khâu tạo hình. Bàn tay sẽ sớm có thể xòe nắm linh hoạt, trong khi mầm răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu, và một số chiếc xương đang cứng cáp dần.

Em bé sẽ liên tục khua tay chân và co duỗi người – những cử chỉ nhỏ yếu ớt giống như bé đang múa ba lê dưới nước vậy. Những chuyển động này sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi cơ thể bé phát triển, biến đổi và thực hiện nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm nhận được sự xoay chuyển của bé cho đến 1 hoặc 2 tháng nữa hoặc khi bé nấc do cơ hoành đang hình thành

Da: Các mạch máu có thể được nhìn xuyên qua làn da mỏng manh, trong mờ của bé.

Bàn tay: bé sẽ sớm có thể nắm mở bản tay.

Xương : xương bé dần trở nên cứng cáp, các mầm răng nhỏ xinh đang nhú dần ở dưới nướu.

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ ba.

Nếu bạn giống như hầu hết các thai phụ khác, bạn sẽ đang cảm thấy cơ thể khỏe hơn một chút và giảm dần các cơn buồn nôn. Tuy nhiên, bạn lại bị thêm chứng táo bón (do những thay đổi nội tiết tố, làm chậm quá trình tiêu hóa) và ợ nóng (cũng do hormon khiến axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản). Bạn nên nhớ những sự khó chịu này là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong thai kì.

Đừng lo lắng nếu cơn buồn nôn làm cho bạn không thể ăn nhiều hoặc bạn vẫn không thể tăng cân nhiều (hầu hết phụ nữ chỉ tăng 1 đến 2kg trong ba tháng đầu). Bạn sẽ sớm thèm ăn trở lại và tăng khoảng nửa cân mỗi tuần.

Ngoài ra, bạn hãy tìm hiểu để biết những dấu hiệu nào của thai kì là bình thường, dấu hiệu nào có thể gây nguy hiểm. Bạn có thể băn khoăn rất nhiều vấn đề khi mang thai nên bạn cần tìm hiểu hoặc hỏi ý kiến bác sĩ những gì là an toàn và những gì không cho mẹ bầu.

Mang thai tuần thứ 12

Sự phát triển ấn tượng nhất trong tuần này: phản xạ. Ngón tay của bé sớm có hành vi như nắm mở, ngón chân cong, cơ mắt nhắm chặt, và miệng sẽ có các cử động như bú mút. Thực tế, nếu bạn ấn nhẹ vào bụng, bạn sẽ không cảm nhận được rằng em bé đang vụng về phản ứng lại. Phần ruột của thai nhi phát triển quá nhanh đến nỗi nhô vào trong dây rốn – lúc này sẽ bắt đầu trở về vừa khít trong ổ bụng.. Trong khi đó, thận sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

Ngoài ra, các tế bào thần kinh đang phân chia nhanh chóng, và trong não bộ của bé – các khớp thần kinh (kết nối giữa các nơ ron) được hình thành với tốc độ chóng mặt. Khuôn mặt bé bây giờ đã gần như hoàn chỉnh giống một con người: Đôi mắt chuyển từ hai bên vào phía trước của phần đầu, đôi tai nằm đúng vị trí. Từ đỉnh đầu đến mông, bé con chỉ dài hơn 5cm (cỡ quả chanh) và nặng 14g.

Tử cung: đỉnh tử cung bắt đầu nhích cao lên trên khung chậu, bạn có thể thấy bụng mình đang to lên.

Tai: Tai bé đang dần dịch chuyển gần đến đúng vị trí ở hai bên đầu.

Mí mắt: mí mắt bé đã bớt trong suốt và 2 cầu mắt đang xích lại gần nhau hơn.

Cuống rốn: Ruột của bé đang phát triển nhanh đến nỗi nhô vào cuống rốn và nó sớm trở về sẽ nằm gọn trong khoang bụng của bé

Những biến đổi trong cuộc sống mẹ bầu khi mang thai thai tháng thứ ba.

Tử cung của bạn đã phát triển đến mức các bác sĩ có thể sờ thấy đỉnh tử cung thấp bên dưới bụng, ngay phía trên xương mu của bạn. Bạn đã có thể mặc được đồ bà bầu (đặc biệt nếu không phải bạn đang mang thai con so). Nếu bạn thấy bụng vẫn còn nhỏ và chưa cần thiết mặc đồ bầu, bạn có thể mặc các loại quần áo dáng rộng và chất liệu co dãn.

Bạn có thể bắ mắc chứng ợ nóng (còn gọi là chứng khó tiêu acid) – một cảm giác nóng rát ở cổ thường kéo dài từ đáy xương ức đến cuống họng. Nhiều phụ nữ lần đầu tiên bị ợ nóng lúc mang thai, và những người trước đây đã từng mắc bệnh này giờ có thể thấy tình trạng nặng hơn.

Trong khi mang thai, nhau thai sản sinh ra nhiều hormone progesterone, tăng áp suất từ dạ dày lên ống thực quản. Đặc biệt là khi bạn nằm xuống, acid dạ dày có thể thấm trở lại đường ống, gây cảm giác nóng rát khó chịu.

Đối với nhiều phụ nữ chứng bệnh này không bắt đầu (hoặc tệ hơn) cho đến sau thai kì, mà là khi tử cung bắt đầu đẩy vào dạ dày. Sự khó chịu có thể dao động từ nhẹ đến gây cáu gắt và mất tập trung.

Xem clip mang thai tháng thứ 3

Mang Thai Đi Bộ Nhiều Và Khuyến Cáo Của Bác Sĩ

Theo các bác sĩ, trong suốt thời gian mang thai, hàng ngày nên tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ nên luyện tập vừa phải, tránh các hoạt động gắng sức, đặc biệt là các cuộc thao diễn.

Trong khi tập luyện, nếu cảm thấy mệt thì bạn nên ngừng lại ngay bởi rủi ro có thể chóng xảy ra trong khi có thai.

Khi mang thai hoàn toàn có thể đi bộ. Các chuyên gia khẳng định, các cuộc đi bách bộ rất có lợi cho sức khỏe bà bầu. Khi đi bộ, cần đi chậm, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước.

Lưu ý, khi mang thai, không nên đi bộ quá lâu, quá xa và quá nhanh. Bạn càng không nên chạy, nhảy hoặc leo trèo vì như vậy sẽ quá mệt và ảnh hưởng tới em bé.

Bạn cũng không nên di chuyển bằng xe ngựa, không nên tự đi xe đạp, xe máy vì đây là nguồn nguy hiểm cao đối với bà bầu.

Khi thấy mệt, cố gắng nằm nghỉ bằng cách nghiêng sang bên trái chứ không nằm ngửa.

Trong thời gian mang thai tháng thứ nhất, thứ 2 và thứ 3, mỗi ngày bà bầu chỉ nên đi bộ khoảng 20 phút. Có thể tăng thêm khoảng 5 phút nếu đi bộ mà chưa cảm thấy mệt.

Các tháng thứ 4, 5, 6 của thai kỳ, vẫn có thể đi bộ chừng 20 phút hoặc ít hơn. Thời gian này việc đi bộ sẽ khó hơn do bụng to và nặng hơn. Khi đi bộ, chú ý quan sát chướng ngại vật và các phương tiện giao thông đi ngược chiều để tránh va chạm.

Vào các tháng 7, 8, 9 của thai kỳ, bạn vẫn nên duy trì đi bộ nhưng thời gian bao lâu tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể. Bạn không nên gắng sức để đi bộ quá nhiều vì như vậy không tốt cho sức khỏe. Thời gian này nên có chồng hoặc người thân đi bộ cùng để kịp thời hỗ trợ bạn trong trường hợp khẩn cấp.

Lịch Khám Thai Và Siêu Âm Của Bà Bầu Theo Khuyến Cáo Của Bộ Y Tế

Lịch khám thai và siêu âm của bà bầu theo khuyến cáo của Bộ Y Tế

Lịch khám thai & siêu âm của bà bầu theo khuyến cáo của Bộ Y Tế gồm 08 lần khám thai (từ thứ 3 đến tuần thứ 37) và 5 lần siêu âm, nhưng theo lịch của một số bệnh viên lớn thì mẹ bầu sẽ đi khám thai tổng cộng khoảng 14 lần. Tuy nhiên tùy vào sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ bầu, mẹ bầu chỉ cần đi theo lịch những cột mốc quan trọng hoặc theo yêu cầu trực tiếp của bác sĩ sản khoa. 8 lần khám thai quan trọng mẹ bầu bắt buộc phải đi Khám thai lần thứ 1

Sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần và thử que lên 2 vạch, bạn nên đi khám thai để kiểm tra thai đã vào trong buồng tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần và đã có tim thai chưa. Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ và bác sĩ sẽ hẹn bạn tới kiểm tra lại sau 1-2 tuần.

Trong lần khám này, bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn.

Giai đoạn này, các bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc cần thiết cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.

Khám thai lần 2

Có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy tình trạng nghén tăng lên đáng kể ở tuần thứ 7 – 8. Lúc này đi khám, mẹ sẽ được siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không. Khám lâm sàng: cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng nghén có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn không. Bạn sẽ được tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

Khám thai lần 3

Lần khám thai thứ 3 ở tuần 12-13 là một trong 3 mốc “bắt buộc” phải có trong thai kì. Đây là thời điểm sàng lọc dị tật bẩm sinh qua đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi mẹ để làm xét nghiệm Double test tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ.

Lúc này, bạn cần tiến hành khám và siêu âm 4 chiều để khảo sát ban đầu về hình thái thai nhi: cấu trúc các chi, cột sống, các tạng trong cơ thể. Đo khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) nhằm dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Nếu qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn giá trị (chính xác) nữa.

Theo thống kê với khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

Khám lâm sàng: cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng thai nghén có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn không. có thể phải làm xét nghiệm về máu và nước tiểu nếu cần.

Bạn sẽ được tư vấn về thai nhi và chế độ ăn uống. Điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp, hẹn khám và làm xét nghiệm lần sau.

Khám thai lần 4

Khi ở giai đoạn thai từ 14-17 tuần, bạn sẽ tới lần khám quan trọng tiếp theo. Lúc này, mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai.

Triple là bộ 3 xét nghiệm tầm soát sử dụng máu của mẹ để tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất là AFP (loại protein do thai sản xuất), hCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (là loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Xét nghiệm này không phải là chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không.

Khám thai lần thứ 5

Lần khám thai thứ 5 này là mốc quan trọng thứ 2 trong thai kỳ. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời.Khám thai lần 5

Ngoài ra, bạn phải đến khám, và làm các xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu….

Về tiêm phòng uốn ván: Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván. Với cách thức: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu vào tháng thứ 5 hoặc 6 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng , như thế mới có tác dụng tốt nhất.

Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi chưa đủ 5 năm thì không cần phải tiêm nữa.

Khám thai lần thứ 6

Sau lần khám thứ 5, bác sĩ sẽ hẹn bạn khám lại sau 4 tuần để theo dõi sự phát triển của thai nhi và giải đáp những vấn đề mẹ bầu có thể gặp phải.

Khám thai lần thứ 7

Khi ở tuần thai thứ 32, bạn cần được siêu âm màu 4 chiều để xác định lần cuối về dị tật của thai, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ, xem xét vị trí ngôi thai, để đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai…Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh.

Khám thai lần thứ 8

Khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần: Bạn cần được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn… Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khỏe của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy Mornitor sản khoa sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.

Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón đứa con chào đời…

Bên trên là lịch khám thai 8 lần bắt buộc mẹ bầu phải đi trong suốt quá trình mang thai theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Nhưng theo khuyến cáo của bệnh viên thì từ tuần thứ 32 trở đi hầu như mẹ bầu phải đi khám thai mỗi tuần, cụ thể theo lịch bên dưới:

Lịch khám thai, siêu âm, uống thuốc theo gợi ý của bệnh viện theo suốt thai kỳ Lần 1: Tuần thứ 5

– Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8

– Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3: Tuần thứ 12

– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4: Tuần thứ 16

– Siêu âm 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Xét nghiệm máu (Tripple test)

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt và magie B6

– Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5: Tuần thứ 20

– Siêu âm 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6

– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6: Tuần thứ 22

– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

– Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7: Tuần thứ 26

– Siêu âm 2D

– Khám thai, kiểm tra nội tiết

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng

– Uống thuốc canxi, sắt, magie B6

– Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8: Tuần thứ 30

– Xét nghiệm máu, thử tiểu

– Làm thủ tục đăng ký đẻ

– Tiêm phòng uốn ván (AT1)

– Khám thai, siêu âm 2D

– Uống vi chất dinh dưỡng

– Uống canxi, sắt

– Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9: Tuần thứ 32

– Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)

– Khám thai

– Thử tiểu

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10: Tuần thứ 34

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Tiêm phòng uốn ván (AT2)

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11: Tuần thứ 36

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12: Tuần thứ 38

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13: Tuần thứ 39

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14: Tuần thứ 40

– Khám thai, thử tiểu, siêu âm

– Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Thanh toán khi nhận hàng

Những Loại Thực Phẩm Khuyến Cáo Thai Phụ Không Nên Dùng

Phụ nữ có thai thường được bồi bổ và có xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên, lành tính tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các tác dụng ngoài ý muốn của các sản phẩm như tỏi, gừng, nhân sâm….Và do vô tình những sản phẩm vô cùng tốt này lại có ảnh hưởng xấu đến bà bầu và thai nhi

Phụ nữ có thai thường được bồi bổ và có xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên, lành tính tuy nhiên không phải ai cũng biết hết các tác dụng ngoài ý muốn của các sản phẩm như tỏi, gừng, nhân sâm… Và do vô tình những sản phẩm vô cùng tốt này lại có ảnh hưởng xấu đến bà bầu và thai nhi.

Thực phẩm thai phụ không nên dùng – Tỏi

Tỏi là gia vị truyền thống được sử dụng trong rất nhiều món ăn và còn có tác dụng chữa bệnh. Theo các bác sĩ, tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại những cơn cảm lạnh thông thường, ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Loại gia vị này cũng có tác dụng làm loãng máu giúp giảm sự tích tụ các mảng bám trong động mạch, giảm lượng cholesterol trong máu. Những tác dụng này có thể ngăn ngừa cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Tuy nhiên tỏi có tính chất làm loãng máu nếu dùng với lượng quá cao, làm tăng nguy cơ chảy máu đối với thai phụ. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng tương tác với một số loại thuốc. Thai phụ mang thai hai tháng cuối không nên ăn quá nhiều tỏi trong khi chưa có nhưng chứng minh khoa học cụ thể về tác dụng có lợi của tỏi cho thai phụ. Các bà bầu không nên lạm dụng sản phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày

Thực phẩm thai phụ không nên dùng – Nhân sâm

Nhân sâm có tác dụng gia tăng vỏ não, tăng sức lao động trí óc và chân tay, chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ, tăng khả năng thích nghi, khả năng phòng vệ đối với những kích thích có hại, làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, vừa có thể chống corticoid làm teo thượng thận. Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên…

Nhân sâm nhiều tác dụng là thế nhưng phụ nữ có thai không nên dùng nhân sâm.

Một số nghiên cứu khuyến cáo khi sử dụng nhân sâm

“Trước khi tác hại của nhân sâm được kiểm chứng trên cơ thể người, thai phụ cần thận trọng khi dùng nhân sâm trong 3 tháng đầu”, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Trung Quốc tại Hong Kong, tiến sĩ Louis Chan nói.

Ông và cộng sự đã tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng của Rb1 ở những nồng độ khác nhau trên các bào thai chuột 9 ngày tuổi. Khi tiếp xúc với 30 microgram/millilit hoạt chất Rb1, những bào thai này xuất hiện những dấu hiệu phát triển bất thường, chủ yếu tập trung ở tim, mắt và các chi. Ở liều cao nhất 50 microgram/millilit, các dị thường thể hiện rõ nét hơn, bào thai bắt đầu bị co ngắn lại, đồng thời một số tế bào cơ phát triển non nớt hơn so với các tế bào khác.

Một cuộc điều tra vào năm 2001 cho thấy, khoảng 9% phụ nữ mang thai trên thế giới dùng bổ sung dược thảo, đặc biệt có khoảng 10% phụ nữ châu Á dùng nhân sâm khi mang thai. Theo giáo sư Chan, nguy cơ sinh quái thai ở các cá thể dùng nhân sâm có thể phụ thuộc vào liều lượng. Song nguy hiểm là ở chỗ, người ta thường nghĩ: phàm những thứ có lợi, dùng càng nhiều sẽ càng tốt. Điều này có thể đẩy nguy cơ lên rất cao.

Theo quan niệm của Đông y học, phụ nữ khi có thai không nên sử dụng đến phương pháp nhân sâm “đại bổ”. Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như Nhân Sâm có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn… Ăn uống cần có đủ chất, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hóa và nuôi dưỡng thai nhi.

Thực phẩm thai phụ không nên dùng – Nha đam

Nha Đam còn có nhiều tên gọi khác như Lô Hội, Long Tu… Thân cây lô hội chứa một lượng nước lớn, bao gồm các chất dinh dưỡng như A, C, E, B1 cùng nhiều khoáng chất như can-xi, natri, kẽm… Ngoài ra, loài cây này còn có công dụng như một loại thần dược trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm.

Thực phẩm thai phụ không nên dùng – Cam thảo

Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy. Nhưng đối với phụ nữ có thai cam thảo lại không phát huy tác dụng của nó.

Một số nghiên cứu khuyến cáo khi sử dụng cam thảo

Theo một nghiên cứu mới đây, phụ nữ mang thai ăn nhiều cam thảo có thể làm tổn hại đến trí thông minh của trẻ và tăng nguy cơ sinh non. Các nhà khoa học cũng tin rằng, ăn nhiều bánh kẹo trong lúc mang thai cũng có thể khiến trẻ em kém tập trung và hiếu động. Nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ 8 tuổi, con của các bà mẹ ăn nhiều cam thảo khi mang thai, thể hiện sự thông minh qua các bài test kém hơn những đứa khác.

Một nhóm nghiên cứu của trường ĐH Edinburgh (Scotland) và Helsinki (Phần Lan) cho rằng, một thành phần của cam thảo là glycyrrhiza gây tổn hại cho nhau thai, và cho phép các hóoc môn stress chuyển từ bà mẹ sang em bé. Với một mức độ cao, các hoóc môn này có thể gây tác động đến sự phát triển bộ não của em bé từ khi còn trong bào thai, gây ra chứng rối loạn hành vi của trẻ nhỏ.

Phụ nữ mang thai ăn hơn 500 milligram glycyrrhiza trong 1 tuần lễ, tương đương với 100 gram, được xem là ăn nhiều cam thảo.

Giáo sư Jonathan Seckl, ĐH Edinburgh (Scotland), cho biết: “Ăn cam thảo trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến hành vi hay IQ. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của nhau thai trong việc ngăn cản các hócmôn stress có thể tác động đến nhận thức của trẻ nhỏ”.

Giáo sư Katri Raikkonen, ĐH Helsinki, Phần Lan, cũng cho rằng: “Phụ nữ mang thai nên kiêng ăn nhiều cam thảo”.  Một nghiên cứu trước đó đã cho thấy, ăn nhiều cam thảo có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Thực phẩm thai phụ không nên dùng – Gừng

Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.

Đối với thai phụ, gừng có thể an toàn và hiệu quả với những phụ nữ ốm nghén nếu dùng không quá 4 ngày. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu và dùng nhiều gừng hoàn toàn không có lợi.

Lời kết

Các thực phẩm  phẩm trên thường được biết đến với công dụng là các loại thuốc tốt cho sức khỏe con người thế nhưng các thai phụ không nên dùng nhiều. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Tháng Thứ 3 Và Khuyến Cáo Đối Với Mẹ Bầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!