Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Sau Khi Sẩy Thai/Thai Lưu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một vài cặp đôi đã cố gắng để mang thai gần như ngay lập tức sau khi sẩy thai hay thai lưu, những người khác cảm thấy họ cần thêm thời gian để hồi phục lại. Cần nhiều thời gian để hồi phục lại là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn sảy thai ở 3 tháng thứ hai (quý thứ hai) của thai kỳ.
Việc quyết định khi nào nên bắt đầu hoàn toàn phụ thuộc vào bạn và chồng bạn. Hãy làm những gì bạn cảm thấy là tốt nhất, không có điều gì gọi là đúng hay sai hoàn toàn. Đừng để những người khác gây áp lực lên bạn khi bạn chưa sẵn sàng. Mọi người, từ bác sỹ đến mẹ chồng của bạn đều có thể có ý kiến, nhưng ý kiến của bạn mới là quan trọng.
Có thể sẽ có ai đó nói với bạn rằng việc mang thai lại ngay sau khi sẩy thai hay thai lưu sẽ làm giảm bớt nỗi đau buồn của bạn. Tuy nhiên, bạn mới chính là người cảm nhận và quyết định việc này.
Bên cạnh thời gian để vượt qua mất mát và phục hồi, đây có thể là một ý tưởng tốt để chờ cho cơ thể bạn quay lại với trạng thái bình thường.
Nếu bạn nhanh chóng có thai lại ngay sau khi bị thai lưu, ngay cả khi chưa có kinh trở lại, bạn sẽ không có số liệu đáng tin cậy về ngày cuối chu kỳ. Điều này gây khó khăn cho việc xác định bạn đang ở giai đoạn nào, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và lo lắng về sự phát triển của thai nhi.
Nếu bạn vẫn còn sót lại nhau thai kể từ lần sẩy thai trước, bạn có thể làm xét nghiệm dương tính. Kết quả xét nghiệm dương tính này đến từ những hoóc môn vẫn còn tồn tại từ lần mang thai trước. Bạn có thể bắt đầu ra máu và chuột rút và nghĩ rằng bạn đang bị sẩy thai lần nữa, nhưng trên thực tế bạn vẫn đang ở trong các giai đoạn của lần sẩy thai đầu tiên. Nếu bạn không đợi trong khoảng 4 tuần hoặc hơn cho đến khi có kinh trở lại, bạn sẽ không biết liệu kết quả xét nghiệm dương tính này có cho thấy là bạn đang có bầu lần nữa hay không.
Có một số ý kiến cho rằng một vài phụ nữ đặc biệt có khả năng có thai ngay 2-3 tháng sau khi sẩy thai hay thai lưu, tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh điều này.
Nếu có biến chứng với thai kỳ, bạn nên hỏi bác sỹ của mình trước khi bắt đầu cố gắng có thai sau khi sẩy thai, bởi bạn và chồng có thể cần có một số chữa trị.
Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi mang thai sau sẩy thai / thai lưu
Việc không may bị sẩy thai hay thai lưu không có nghĩa là từ bây giờ trở đi bạn luôn có nguy cơ sẩy thai cao. Nhưng tất nhiên,nó hoàn toàn tự nhiên nếu bạn cảm thấy lo lắng rằng nó sẽ lại xảy ra.
May mắn thay, việc bạn sẽ có một em bé khỏe mạnh trong lần tới có tỷ lệ áp đảo.
Khoảng 85% phụ nữ đã từng sẩy thai một lần sẽ có một thai kỳ thành công lần tiếp theo.
Khoảng 75% phụ nữ đã từng sẩy thai hai hay ba lần sẽ tiếp tục có một thai kỳ thành công ở lần tiếp theo.
Điều dễ hiểu là, bạn có thể sẽ không thấy quá hạnh phúc và vui mừng với lần mang thai tiếp theo bởi bạn còn cảm thấy đau khổ do bị sẩy thai hoặc vẫn còn liên hệ tới lần mất mát này. Có một vài điều bạn có thể làm để mọi thứ dễ dàng hơn.
Yêu cầu các nữ hộ sinh, y tá hay bác sỹ theo dõi chặt chẽ thai kỳ của bạn.
Yêu cầu thực hiện việc tắm cho bé và các sự chuẩn bị khác sau khi bé ra đời an toàn.
Nhắc nhở bản thân rằng một xét nghiệm thai dương tính có nghĩa là bạn có tín hiệu tích cực về việc có một đứa con.
Nhớ rằng trải nghiệm này là khác trước bởi mỗi thời kỳ mang thai đều khác nhau và không có hai đứa bé giống như nhau.
Một khi đã thấy tim thai trên siêu âm, nguy cơ sẩy thai chỉ còn là 10%. Một khi bác sỹ của bạn có thể nghe được tim thai với một máy đo, thường là ở khoảng 11-12 tuần, nguy cơ sẩy thai chỉ còn khoảng 5%.
Khi nào bạn nên gặp chuyên gia
Bác sỹ của bạn có thể giới thiệu bạn gặp một chuyên gia khi:
Đã bị sẩy thai hai lần hoặc hơn hai lần.
Trên 35 tuổi.
Mắc bệnh như bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
Có hoặc đã có những vấn đề về sinh sản.
Cố gắng thụ thai trở lại sau khi bị sẩy thai có thể là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Bạn có thể sẽ cảm thấy đầy hy vọng và lạc quan, và một phút sau đó sẽ cảm thấy sợ hãi và căng thẳng. Trò chuyện với bạn đời của bạn về những cảm xúc của mình và tìm kiếm sự tư vấn nếu cần thiết. Bạn cũng nên cố gắng trải lòng với những người thân yêu của mình để họ có thể mang đến cho bạn những sự hỗ trợ cần thiết.
Mang Thai Sau Thai Lưu
Trường hợp thai phụ có thai chết lưu thường rất lo lắng vì với tiền sử như vậy thì liệu lần mang thai sau thai lưu có bị như vậy? Bao lâu sau thì có thể mang thai trở lại? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi đó.
Nguyên nhân thai chết lưu:
Người mẹ: Thai phụ bị các bệnh mãn tính như là viêm thận, thiếu máu, cao huyết áp… Các bệnh nội tiết như tiểu đường, thiểu năng… Các thai phụ bị nhiễm độc, viêm gan , quai bị… những thai phụ trên 40 tuổi hay dinh dưỡng kém, lao động quá sức cũng là yếu tố thuận lợi để thai chết lưu
Thai nhi: Nguyên nhân chủ yếu của thai nhi dưới ba tháng bị chết lưu là rối loạn nhiễm sắc thể. Thai cũng có thể bị chết do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con dẫn đến thai dị dạng, não úng thủy, phù nhau thai, đa thai khi khi các thai truyền máu cho nhau thì thai cho máu dễ bị chết lưu.
Phần phụ và tử cung: Các vấn đề bất thường về dây rốn như dây rốn quấn cổ, dây rốn quá ngắn, dây rốn thắt nút… tình trạng bánh nhau xơ hóa, nhau bị bong, thiểu ối… thai phụ bị dị dạng tử cung như tử cung kém phát triển làm cho thai nhi bị nuôi dưỡng kém và chết lưu.
Biểu hiện triệu chứng của thai chết lưu:
Khi đã có dấu hiệu chậm kinh, bụng to dần siêu âm đã thấy có tim thai và hoạt động tim thai. Tuy nhiên bụng dần nhỏ lại máu âm đạo ra một ít màu đỏ sẫm hay nâu đen, thử nước tiểu thấy HCG âm tính thì thai đã chết lưu vài tuần.
Thai chết lưu trên 20 tuần có dấu hiệu thai không cử động, hai vú tiết sữa non ra máu âm đạo
Khi bác sĩ chuẩn đóan là thai lưu thì phải cho thai ra bằng phương pháp hút nạo thai, gây sảy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai.
Bao lâu thì có thể mang thai sau thai lưu:
Sau khi đã trục xuất thai lưu khỏi cơ thể người phụ nữ cần có thời gian để phục hồi sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Thời gian để mang thai sau thai lưu ít nhất là 3 tháng, trong thời gian dưỡng sức, hai vợ chồng có thể làm các xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Người mẹ cần xét nghiệm định nhóm máu Rh. Bổ sung dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất là tinh bột, đạm, vitamin, chất béo. Đồng thời bổ sung acid folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.
【Tìm Hiểu】Những Lưu Ý Để Mang Thai Lại Sau Khi Bị Thai Lưu
Thai chết lưu có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Sau khi thụ thai, trứng được thụ tinh cấy vào tử cung. Ngay cả trước giai đoạn này, nếu có vấn đề gì đó thì thai kỳ cũng có thể ngừng lại.
Nếu phôi thai không phát triển hoặc túi thai rỗng thì sẽ xảy ra tình trạng thai chết lưu.
Phôi thai lớn lên nhưng trong quá trình ấy lại ngừng phát triển đột ngột.
Do người mẹ không thể nhận biết được những quá trình trên nên nó gọi là thai chết lưu.
Dấu hiệu của thai chết lưu
Thai chết lưu không đi kèm với những dấu hiệu của sảy thai bình thường. Mẹ bầu bị thai lưu sẽ không có những dấu hiệu như chuột rút, chảy máu âm đạo hoặc đào thải mô bào thai ra ngoài.
Nhau thai có thể vẫn tiết ra hormone mặc dù thai đã chết lưu. Vì vậy, nhiều trường hợp mẹ bị thai lưu nhưng vẫn có những dấu hiệu mang thai.
Những triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tức ngực – điển hình của phụ nữ mang thai – sẽ biến mất hoàn toàn.
Mẹ có thể tiết dịch âm đạo màu nâu.
Khi siêu âm, bác sĩ không còn phát hiện được nhịp tim thai nữa. Đây được coi là dấu hiệu của thai chết lưu.
Nguyên nhân gây thai chết lưu
Thai lưu xảy ra khi giai đoạn đầu thai kỳ gặp trục trặc:
Có thể là do số lượng nhiễm sắc thể không đúng. Một đoạn nhiễm sắc thể bị thiếu hoặc bị nhân đôi cũng có thể gây thai chết lưu. Trong trường hợp này, vật liệu di truyền mà nhiễm sắc thể mang không phù hợp với thai nhi bên trong.
Trong giai đoạn sau của thai kỳ, thai chết lưu có thể do các bệnh nhiễm trùng như rubella hoặc parvovirus. Mẹ bầu có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu để xác định xem cơ thể có bị virus nào tấn công hay không.
Nếu siêu âm cho thấy mẹ đã bị thai lưu, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm lần 2 để xác định lại kết quả này.
Điều trị sau khi bị thai lưu
Khi xác định được mẹ bầu bị thai lưu, bác sĩ sẽ chỉ định làm thủ thuật Evacuation of Retained Products of Conception (thụt rửa các sản vật thai còn sót lại) để loại bỏ tất cả các mô thai nhi khỏi tử cung. Nếu để các mô thai tồn tại trong tử cung quá lâu, nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây chảy máu nhiều. Trong trường hợp mẹ bị chảy máu dữ dội thì bác sĩ sẽ tiến hành giãn nở và nạo thai để làm sạch các mô.
Mẹ sẽ được gây mê toàn thân trước khi tiến hành thủ thuật.
Nếu bị thai lưu mẹ sẽ rất lo lắng, nhiều người sợ điều này sẽ bị lặp lại.
Các mẹ nên đợi 6-8 tuần trước khi mang thai lại lần nữa.
Mang thai sau thai lưu an toàn
Mẹ có thể chẩn đoán được thai lưu một cách dễ dàng thông qua siêu âm.
Siêu âm giúp chị em bảo vệ được những thai kỳ trong tương lai, giúp bác sĩ có những can thiệp y tế kịp thời.
Siêu âm thường xuyên đảm bảo mẹ không phải trải qua những lần phá thai muộn nguy hiểm.
Hầu hết những bất thường trong di truyền gây lưu thai đều biểu hiện ở bào thai và không thừa hưởng từ cả bố lẫn mẹ.
Một khi đã từng bị thai lưu, mẹ không nên quá tuyệt vọng và mất niềm tin. Hãy thực hiện theo sự chỉ dẫn và quy trình điều trị mà bác sĩ đưa ra, tuân thủ lối sống tích cực. Điều này chắc chắn sẽ cải thiện được cơ hội có thai sau khi bị thai lưu.
Trong quá trình mang thai lại, mẹ hãy thăm khám thai thường xuyên, nếu cảm thấy điều gì bất thường cần liên hệ bác sĩ ngay để được trợ giúp.
Mang thai có được ăn thanh cua không?
Tiêu Chảy Khi Mang Thai Có Phải Là Dấu Hiệu Gây Sẩy Thai?
Tiêu chảy khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến với mẹ bầu. Khi bị nhẹ thì có thể tự khỏi, chỉ cần bù nước và điện giải. Tuy nhiên, nếu bà bầu tiêu chảy nặng kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại thì không tốt. Đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Tiêu chảy khi mang thai
Nếu bạn đi vệ sinh với phân lỏng quá ba hay nhiều lần trong ngày, khả năng cao bạn đang bị tiêu chảy. Tiêu chảy khi mang thai khá phổ biến và có thể tự khỏi khi bù nước và điện giải. Tuy nhiên, bạn bị tiêu chảy không có nghĩa là do bạn mang thai, mà có thể vì những lý do sau:
Xâm nhập của vi rút và vi khuẩn
Cúm dạ dày
Ký sinh trùng đường ruột
Ngộ độc thực phẩm
Thuốc đang dùng
Một số điều kiện khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh Celiac và viêm loét đại tràng.
Vì sao khi mang thai mẹ bầu hay bị tiêu chảy
Thay đổi chế độ ăn uống. Nhiều thai phụ thay đổi chế độ ăn uống đột ngột khi phát hiện mang thai. Sự thay đổi đột ngột trong lượng thức ăn của bạn gây khó chịu cho dạ dày và chưa thích ứng kịp gây ra tiêu chảy.
Nhạy cảm thực phẩm mới. Thay đổi chế độ ăn đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn vài thức ăn mới. Điều này có thể khiến bạn bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
Uống vitamin trước khi sinh rất tốt cho sức khỏe cũng như sức khỏe của em bé đang lớn. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, những vitamin này có thể làm đau dạ dày một chút và gây ra tiêu chảy.
Hormone thay đổi. Hormone có thể làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn chậm lại, gây nên táo bón. Nhưng nếu hormone khiến hệ thống tiêu hóa làm việc nhanh hơn, có thể làm cho tiêu chảy trở thành một vấn đề.
Giữ nước và điện giải. Khi bị tiêu chảy, cơ thể thai phụ bị mất nước và điện giải rất nhiều. Hãy uống nhiều nước lọc, nước trái cây, nước canh để bổ sung nước, điện giải và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem kỹ lại thuốc bạn đang dùng. Có thể một trong những loại thuốc bạn mới dùng gây tiêu chảy. Bạn nên để ý cơ thể hơn để biết được rõ có phải là do thuốc không.
Tránh các thực phẩm giúp nhuận trường cũng như gây nặng bụng. Tuyệt đối không nên ăn các món nhiều dầu mỡ, chất béo, chiên, xào, sữa chua. Vì những thức ăn này sẽ làm tình hình nặng thêm.
Không dùng thuốc trị tiêu chảy tuỳ tiện. Vì bạn đang có thai, nên mọi loại thuốc đứa vào cơ thể cũng phải cẩn trọng vì có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn nên hỏi ý kiến chuyên viên y tế hay bác sĩ trước khi uống.
Rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài. Nếu bạn khá mệt thì nên nhờ người nhà trông chừng mỗi lần đi vệ sinh, để tránh trường hợp té ngã.
Tiêu chảy khi mang thai có dẫn đến sẩy thai?
Về cơ bản, mẹ bầu bị tiêu chảy không phải là hiếm gặp và thường xảy ra nhiều hơn khi mẹ gần sinh. Tiêu chảy khi mang thai không làm sẩy thai, cũng như không gây hại cho mẹ và bé. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm mà còn kèm theo những dấu hiệu khác, thì mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng.
Mẹ do mất nước và mất sức nhiều, suy kiệt có thể làm thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, chậm phát triển. Nếu mẹ để tình trạng tiêu chảy trở nên quá nặng, khi cấp cứu phải dùng nhiều thuốc và kháng sinh, có thể làm mẹ sẩy thai.
Vì vậy, mẹ bầu nên kiểm soát thật tốt vấn đề tiêu chảy. Và đừng quá bi quan để dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Mặc dù tiêu chảy thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng hãy thông báo cho bác sĩ nếu:
Tình trạng tiêu chảy đang trở nên tệ thay vì đỡ hơn
Đã kéo dài hơn một hoặc hai ngày
Khi đi vệ sinh có thấy máu
Kèm theo sốt và nôn mửa
Có bất kỳ dấu hiệu mất nước
Bị đau bụng dưới
Triệu chứng bị co thắt
Rau củ quả tốt cho sức khoẻ như cà rốt nấu chín.
Thức ăn tinh bột như ngũ cốc, bánh quy và khoai tây.
Thịt nạc.
Cháo gạo, soup mì hay nui kèm rau.
Chế độ ăn BRAT & CRAM cũng được bác sĩ khuyên áp dụng. BRAT: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng. CRAM: ngũ cốc, gạo, nước sốt táo và sữa.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Sau Khi Sẩy Thai/Thai Lưu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!