Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Ngôi Mông Và Những Thắc Mắc Của Mẹ Bầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai ngôi mông và những thắc mắc của mẹ bầu
Bên cạnh những sự lo lắng khi mang thai như con có phát triển đúng chuẩn không, mẹ có bị thiếu ối hay dư ối, vị trí nhau thai có bất thường không,… thì ngôi thai cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm đối của mẹ bầu.
Thông thường, khi thai nhi 32 tuần tuổi sẽ quay đầu, đầu bé nằm trong khung chậu của mẹ, đây là ngôi thai thuận (hay còn gọi là ngôi đầu) và nhiều khả năng mẹ sẽ có thể sinh tự nhiên. Tuy nhiên một số trường hợp không được thuận lợi như vậy, bé có thể xoay phần mông hoặc chân xuống dưới. Trường hợp này người ta gọi là sinh ngôi mông hoặc ngôi ngược.
Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng Khoa sản Bệnh viện Quốc tế với nhiều kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giải đáp những thắc mắc xoay quanh việc mang thai ngôi mông, lấy máu cuống rốn, lưu trữ tế bào gốc các bệnh trong thai kỳ do các mẹ bầu đặt ra trong khuôn khổ buổi Trải nghiệm tiền sản “Sinh con nay đã khác xưa” do Bệnh viện Quốc tế Ctiy tổ chức.
Một người mẹ hiện mang thai 36 tuần đặt câu hỏi “Mang thai con ngôi mông thì nên sinh thường hay sinh mổ”? Mẹ bầu này cũng cho biết bản thân mong muốn sinh thường nhưng bác sĩ tư vấn mổ; lo lắng sau ca sinh phải nằm trong phòng cách ly những giờ đầu tiên để tiêu hóa hết thuốc kháng sinh; bé không được bú sữa mẹ ngay thời điểm chào đời, phải sử dụng sữa công thức…?
Bác sĩ Kim Xuyến đã tận tình giải đáp: Sinh thường hay mổ phụ thuộc vào chỉ định y khoa bác sĩ. Tuy nhiên, sinh thường bao giờ cũng tốt hơn, do bé đi vào ống sinh dục của người mẹ, được ống sinh dục co bóp lồng ngực, trào hết dịch tiết trong phổi với nang. Bé hạn chế trường hợp ngạt sau sanh. Trong âm đạo của người phụ nữ còn có nhiều chuẩn vi trùng. Em bé sẽ tiếp cận nhiều chuẩn vi trùng có lợi để nâng sức đề kháng.
Mẹ sinh mổ thường là ngôi không thuận (thường bé quay đầu thời điểm 39 – 40 tuần. Nếu tới giai đoạn cuối nhưng bé vẫn là ngôi mông, bác sĩ khuyên người mẹ nên mổ lấy thai. Và trong quá trình khám thai, trọng lượng thai to, bất cân xứng giữa trọng lượng thai nhi và khung chậu mẹ, cũng được bác sĩ tư vấn mổ. Chỉ định mổ chủ động cũng thường gặp khi đa thai hoặc có điều bất thường ảnh hưởng đến tính mạng em bé trong lúc chuyển dạ, người mẹ mang một bệnh lý nào đó…
Đông đúc các gia đình tham gia hội thảo “Sinh con nay đã khác xưa”
Trước câu hỏi của một mẹ bầu về việc cai sữa cho con khi mang thai lần hai như: “Liệu tôi có thể vừa cho con bú và mang bầu? Điều đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng và trẻ chưa kịp lớn?”. Bác sĩ Kim Xuyến giải thích: “Khi người mẹ mang thai, se hoặc kích thích lên đầu ngực có thể tạo nên những cơn co thắt tử cung. Thai vừa đậu chưa bám chặt, dễ dàng xuất ra ngoài, có thể dẫn đến sẩy thai. Đối với thai lớn, cơn co thắt gây ra sinh non. Ở trẻ lớn hơn, một năm tuổi bé đã ăn dặm, sữa mẹ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng như giai đoạn đầu bé chào đời. Và lượng nhỏ hormone sản sinh trong thời kỳ mang bầu cũng được chuyển vào sữa mẹ”.
Những câu hỏi khác cũng được nhiều mẹ bầu và gia đình quan tâm như “Thai nhi vượt chuẩn, người mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn đươc hay không? Khi thai nhi lớn, ở tuần 37 người mẹ có thể kích sinh cho bé ra đời hay đợi đến tuần 40 để sinh mổ?”
Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến, Trưởng Khoa sản Bệnh viện Quốc tế City chia sẻ thời điểm thai 37 tuần dù là thai ngôi đầu cũng không nên kích thích sanh. Em bé khi sinh nên đảm bảo đủ trong quãng thời gian 9 tháng 10 ngày, trừ trường hợp mang thai ảnh hưởng sức khỏe người mẹ. Thời điểm mổ 37 tuần, dù cho là ngôi đầu đi nữa, trẻ ra đời có thể tăng áp động mạch phổi, suy hô hấp và tử vong”.
Thông tin bệnh viện
Thai Ngôi Mông: Biện Pháp Cho Mẹ Bầu Là Gì?
“Đường ra” của trẻ chỉ có một lối nhưng đôi khi đầu của bé lại để sai hướng. Đây là lý do tại sao thai nhi lại ở vị trí ngôi mông (còn có tên gọi khác là ngôi ngược)…Trường hợp này, các mẹ nên làm gì?
Dù cho chỗ ở của trẻ (tử cung của mẹ) trở nên chật chội hơn, các bé vẫn có thể thực hiện một số “bài thể dục” khá xuất sắc trong suốt những tuần cuối của thời gian mang thai – giai đoạn từ tuần 32 đến tuần 38 (thường là khoảng ở tuần 36) – để cuối cùng bé quay đầu xuống dưới. Ở vị trí sinh lý tưởng này, đầu của trẻ sẽ ở gần cổ tử cung và đối điện với âm đạo của mẹ. Tuy nhiên có khoảng 3 – 4% trẻ vẫn giữ đầu ở trên cho đến gần thời gian sinh, có thể là một trong những trường hợp ngôi mông sau:
Ngôi mông thiếu kiểu mông (Frank): Đây là trường hợp thai ngôi mông phổ biến nhất, mông của trẻ ở phía dưới còn hai chân duỗi thẳng lên phía trên, các ngón chân gần đầu trẻ
Ngôi mông đủ (Complete): Đầu của trẻ ở trên, mông của bé và hai chân vắt chéo nhau ở dưới
Ngôi mông thiếu kiểu chân (Footling): Trẻ để đầu phía trên, một hoặc cả hai chân giữ ở phía dưới (nghĩa là trẻ sẽ đưa chân ra đầu tiên nếu sinh thường theo đường âm đạo)
Chỉ vì trẻ quay mông xuống dưới vào những tuần trước ngày dự sinh không có nghĩa là trẻ sẽ ngôi mông khi đến thời gian sinh nở. Một vài trẻ khiến mọi người không thể xác định được tư thế cuối cùng là thế nào cho đến tận một vài ngày trước khi sinh.
Nhưng nếu trẻ đủ ngày đủ tháng, đến ngày sinh rồi mà vẫn ở trạng thái ngôi mông thì việc sinh theo đường âm đạo có thể sẽ khó khăn, đôi khi là không thể với các mẹ. May mắn rằng vẫn có một số biện pháp để mẹ bầu và bác sĩ của mình có thể thay đổi hướng cho trẻ trước khi sinh.
Chẩn đoán cho thai ngôi mông
Trong những tuần trước ngày dự sinh, người hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ xác định bằng tay vị trí của trẻ theo cách cảm nhận bên ngoài bụng và tử cung của mẹ bầu.
Nếu trẻ đang ở vị trí ngôi mông, cái đầu cứng và tròn của bé sẽ ở phía trên cùng của tử cung, phần dưới của trẻ mềm hơn mà ít tròn hơn sẽ ở vị trí thấp hơn trong tử cung.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị ngôi mông thì họ sẽ làm siêu âm để xác định lại việc này.
Nguyên nhân
Mặc dù đôi khi các bác sĩ không thể xác định được tại sao trẻ lại uốn mình trong trạng thái ngôi mông nhưng những nguyên nhân thường thấy vẫn là:
Sự bất bình thường của tử cung: Thông thường tử cung có dạng gần giống như quả lê lộn ngược. Nhưng ở một số phụ nữ, dạ con lại phát triển khác hoặc hơi méo, không theo hình dạng gì, được phát hiện khi khám phụ khoa hoặc siêu âm trước hay trong khi mang thai. Sự bất bình thường có thể xuất hiện ngay từ khi sinh ra nhưng cũng có thể phát triển trong quá trình sinh sống do vết sẹo sau phẫu thuật (bao gồm cả mổ đẻ), một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc u xơ (u lành tính phát triển trong thành tử cung). Kết quả là làm cho trẻ không đủ không gian để quay đầu
Vị trí của nhau thai: Nếu nhau thai nằm ở dưới thấp, bao bọc cổ tử cung hoặc nằm gần lên đầu của thành tử cung làm thu hẹp không gian gần đầu của trẻ khiến trẻ không thể quay hướng đầu xuống vị trí bên dưới được
Lượng nước ối: Quá ít hoặc quá nhiều nước ối cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ngôi mông. Không đủ dịch ối sẽ làm trẻ khó “bơi” vòng quanh dạ con của mẹ hơn, trong khi quá nhiều nước ối có nghĩa là trẻ lại có nhiều không gian và lại có thể luân chuyển giữa ngôi mông và ngôi thuận (đầu nằm bên dưới) trước khi sinh
Sự bất thường của bào thai: Rất hiếm khi gặp một vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương và các cơ của trẻ mà lại gây nên hiện tượng ngôi mông ở trẻ. Dây rốn ngắn có thể cũng giới hạn sự chuyển động của bé
: Nếu mẹ nào mang đa thai, một hoặc nhiều hơn trong số những trẻ này có thể không có khả năng quay đầu xuống dưới vì không gian cổ tử cung quá hẹp để di chuyển
Các yếu tố rủi ro
Dù mẹ nào gặp phải một trong những điều kiện dưới đây, điều đó không có nghĩa trẻ bị ngôi mông và thậm chí trẻ có thể ở trạng thái ngôi mông mà không phải do gặp những yếu tố nguy cơ này:
Ngôi mông trong lần sinh trước: Nếu mẹ nào đã gặp phải tình trạng ngôi mông trong lần sinh trước thì sẽ có nguy cơ cao hơn trong việc xuất hiện ngôi ngược với những bé sau vì những yếu tố gây ra thai ngôi ngược từ trước có thể vẫn xuất hiện ở hiện tại
Sinh non: Trẻ được sinh sớm hơn dự định, khả năng bị ngôi mông cũng cao hơn: khoảng 25% trẻ bị ngôi ngược ở tuần 28 nhưng ở tuần 34 thì con số này giảm xuống chỉ khoảng 7%
Bố hoặc mẹ đã bị ngôi mông: Theo một số nghiên cứu, nếu bố hoặc mẹ của bé đã từng bị ngôi ngược khi sinh thì trẻ có khả năng bị ngôi ngược lớn hơn
Hút thuốc: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc hút thuốc trong suốt thai kỳ có thể đúng là nguyên nhân làm tăng hiện tượng ngôi mông ở trẻ
Cân nặng của mẹ: Nếu mẹ bầu nặng cân hơn khối lượng bình thường hoặc có chỉ số BMI cao hơn ở từng thời kỳ mang thai cũng làm tăng tỷ lệ trẻ bị thai ngôi
Bác sĩ có thể làm gì?
Nếu trẻ nhỏ không quay đầu tự nhiên ở tuần 37, bác sĩ có thể cố gắng thực hiện phương pháp ngoại xoay thai (NCT). Trong suốt quá trình NCT (được biết đến như một thủ thuật xoay thai), bác sĩ hoặc người hộ sinh sẽ đặt tay của họ lên trên bụng và đẩy trẻ hướng đầu xuống dưới bằng cách sử dụng áp lực nhẹ nhàng nhưng chắc chắn của tay.
Các mẹ sẽ được đưa thuốc để làm giãn tử cung (đừng lo lắng vì nó sẽ không ảnh hưởng tới trẻ nhỏ). Thủ thuật này thường gây khó chịu nhưng không đau đớn và hơn một nửa trường hợp này là thành công.
Tuy nhiên có đôi lúc trẻ vẫn quay ngược lại vị trí ngôi thai sau khi đã đảo ngược thành công. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ có thể sẽ cố gắng làm ngoại xoay thai thêm lần nữa nhưng nó sẽ khó khăn hơn trong trường hợp càng gần đến ngày sinh bởi vì lúc này không gian cổ tử cung hẹp hơn so với bé nên bé khó quay vòng.
(PS) – Có thể mẹ quan tâm:
– Hotline mua hàng:
xem fanpage:
Đặt Mua Online
Liệu pháp thay thế
Có thể các mẹ đã từng nghe về những liệu pháp thay thế khác để giúp bé xoay trẻ vào vị trí ngôi thuận, bao gồm:
Kỹ thuật thư giãn giống như kiểu thôi miên với những chuyên gia đã được đào tạo
Phương pháp ngải cứu (Moxibustion): Các chuyên gia châm cứu sẽ đốt lá ngải khô ở gần ngón chân út của mẹ bầu để kích thích một điểm châm cứu (một số nghiên cứu cho rằng việc này sẽ thúc đẩy sự hoạt động của thai nhi, làm cho trẻ có khả năng “luồn lách” theo cách của mình để quay đầu xuống)
Những nghiên cứu hiện hành vẫn chưa chứng minh liệu các phương pháp kể trên có hiệu quả hơn việc không tác động gì vào thai nhi không và chỉ một số ít thầy thuốc khuyên mẹ bầu bị thai ngôi ngược rằng đây là biện pháp tích cực. Những liệu pháp này không gây tổn thương cho ai đồng thời chúng cũng có thể không tốn kém lắm.
Còn có cách nào khác không?
Có thể mẹ sẽ được nghe một số cách sau, nhưng thực tế là chúng sẽ KHÔNG có tác dụng đâu:
Gập người, đưa hai tay nhẹ nhàng về phía trước, đầu gối và mông để cao hơn đầu
Thực hiện bài tập nghiêng xương chậu vài lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút
Giữ tư thế chuẩn (ngồi thẳng lưng trên quả bóng tập thể dục) cũng giúp mở vùng xương chậu và có thể bé sẽ dễ dàng chuyển động hơn
Phát nhạc hoặc để chồng nói chuyện gần bên dưới cùng của bụng để hi vọng trẻ có thể quay đầu xuống theo những giai điệu đó
Đặt một túi rau của quả lạnh ở gần vùng trên cùng của bụng bầu (một số chuyên gia và các bà bầu nghĩ rằng cảm giác lạnh, không thoải mái cũng sẽ làm đầu của trẻ quay đi theo hướng khác)
Luôn hình dung trẻ đang ở vị trí ngôi thuận
Có thể nói rằng, trong tất cả các trường hợp, những phương pháp trên sẽ không mang lại bất kỳ tác động nào đến vị trí thai. Chỉ có một cách đã được chứng minh giúp trẻ xoay người về vị trí ngôi thuận đó là ngoại xoay thai.
Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ còn ở vị trí thai ngôi mông khi đến ngày sinh
Nếu màng ối không bị vỡ (ví dụ như việc mẹ bầu đến bệnh viện theo đúng lịch đặt mổ), các bác sĩ sẽ vẫn cố thử thủ thuật ngoại xoay thai trước khi sinh. Nhưng nếu mẹ nào ở trong tình huống nước ối bị vỡ hoặc bị co thắt, lúc đó đã quá muộn để sử dụng thủ thuật này.
Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gần 90% trẻ thai ngôi mông đều phải đẻ mổ nhưng các bác sĩ và người hộ sinh vẫn cảm thấy trong một vài trường hợp, cố gắng đẻ thường theo đường âm đạo là hợp lý nhất. Sinh thai ngôi mông theo đường âm đạo vẫn có khả năng thành công nếu:
Thai đã đủ ngày đủ tháng, thai ở vị trí ngôi mông thiếu kiểu mông và không quá lớn
Khung chậu của mẹ đủ cho trẻ đi ra an toàn (tỷ lệ thành công sẽ cao hơn nếu mẹ nào đã sinh thường trước đó)
Mẹ bầu chưa gặp phải biến chứng thai kỳ nào (bao gồm tiểu đường và tiền sản giật)
Thai nhi không cho thấy dấu hiệu nguy hiểm nào
Trong trường hợp mang thai đôi mà đứa đầu tiên ở vị trí ngôi thuận còn đứa kia ngôi ngược thì đầu của đứa đầu tiên có thể mở rộng cổ tử cung của mẹ đủ để đứa còn lại đi ra
Những người hỗ trợ sinh có đầy đủ kinh nghiệm về việc sinh thai ngôi mông theo đường âm đạo
Tất cả những điều trên cho thấy rằng phần lớn các biến chứng (sa dây rốn, chấn thương hộp sọ, não và chân tay trẻ, đầu của bé bị kẹt trong ống dẫn sinh, ca sinh kéo dài và khó khăn, nguy cơ cao bị rách đáy chậu hoặc tầng sinh môn) đều có thể diễn ra trong quá trình thử sinh theo đường âm đạo. Vì vậy nếu mẹ bầu yêu cầu sinh thường mà bác sĩ nói rằng cần thiết phải đẻ mổ thì chắc phải có lý do tốt hơn cho mẹ bầu.
Tỷ lệ sinh thành công cao chỉ khi em bé là thai ngôi thuận và đúng thời gian ra đời. Nhưng nếu trẻ vẫn ở trạng thái thai ngôi ngược, các mẹ cần linh hoạt hơn trong kế hoạch sinh của mình. Thậm chí nếu bác sĩ cho phép chờ đến cơn đau đẻ, đó cũng chỉ là nỗ lực ở người sinh. Trường hợp cổ tử cung mở quá chậm và trẻ không di chuyển xuống ống dẫn sinh đều đều hoặc nếu vấn đề khác xuất hiện, có thể buộc phải mổ đẻ. Lúc đó hãy nói lựa chọn của mình với bác sĩ ngay để chuẩn bị cho bất kỳ khả năng nào có thể xảy đến trong ngày sinh.
Điều quan trọng nhất cần nhớ rằng dù các mẹ cảm thấy thất vọng về những điều diễn ra không như mình mường tượng thì những cảm xúc này cũng sẽ tan biến ngay khi “niềm hạnh phúc bé bỏng” ra đời an toàn.
(Theo Whattoexpect – Phạm Thị Thủy dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)
9 Thắc Mắc Mẹ Bầu Nào Cũng Hỏi Về Những Cú Đạp Của Thai Nhi
1. Khi nào tôi có thể cảm nhận được những cú đạp của em bé?
Đối với những người mang thai lần đầu, mẹ có thể nhận ra những chuyển động đầu tiên của em bé vào cuối tuần thứ 24 của thai kì. Thực tế, thai nhi đã chuyển động từ trước đó rất lâu, nhưng hầu như mẹ bầu không hề nhận ra điều đó. Khi mới thụ thai, những chuyển động không quá rõ ràng, thậm chí nhiều mẹ còn nghĩ đó chỉ là một cơn gió thổi qua mà thôi. Những mẹ bầu mang thai lần 2 hoặc lần 3 có thể nhận ra những chuyển động sớm hơn rất nhiều, có thể là từ tuần thứ 12.
2. Tại sao thai nhi lại đạp?
Thai nhi chuyển động như một sự phản ứng đối với môi trường xung quanh mình. Quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng hoặc các loại thực phẩm mạnh có thể kích thích bé đạp và di chuyển. Chuyển động cũng là cách em bé thư giãn, thậm chí là đi vào giấc ngủ. Những mẹ bầu tham gia tập luyện một số môn thể thao thư giãn như yoga sẽ thấy em bé ít cử động hơn, vì khi đó, cơ thể người mẹ thư giãn với nhịp tim và nhịp thở thấp hơn có thể khiến em bé thư giãn và chuyển động ít hơn.
Các cử động là những thông tin đầu tiên bé truyền tới mẹ.
3. Bao nhiêu cú đạp là bình thường?
Số lượng trung bình rơi vào khoảng 15-20 cú đạp một ngày, bao gồm tất cả các chuyển động khác. Mỗi em bé đều khác nhau, có em bé ngủ cả ngày và thường chuyển động về đêm, có em bé lại chuyển động suốt cả ngày. Em bé ngủ và nghỉ trong bụng mẹ khoảng 17 giờ một ngày, vào những lúc bận rộn, có thể bạn sẽ không cảm nhận được sự chuyển động khi em bé thức dậy. Hầu hết các mẹ bầu đều có thể cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi một cách rõ ràng sau khi ăn, sau khi hoạt động hoặc suốt buổi tối.
4. Khi nào tôi nên đếm những cú đạp của con?
– Cảm thấy ít hơn 10 cử động trong vòng 2 tiếng.
– Giảm hoặc không cử động khi có các kích thích bên ngoài như tiếng ồn lớn, vỗ nhẹ vào bụng, giọng nói của bạn hay chồng bạn.
– Giảm dần các chuyển động trong hơn 2 ngày liên tiếp.
5. Làm thế nào để có thể đếm những cú đạp?
Nếu bạn nghĩ rằng thai nhi đang cử động ít hơn bình thường, hãy ghi lại mọi chuyển động trong vòng 1 giờ sau đó. Hãy ngồi xuống, ăn nhẹ hay uống một cốc nước lạnh, nâng chân lên. Đồ uống lạnh hoặc lượng đường có trong đồ ăn vặt sẽ “đánh thức” em bé. Bạn sẽ cảm nhận thấy ít nhất 10 cử động trong hai giờ tiếp theo, nếu không, hãy gọi điện và hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.
6. Có phải em bé đạp ít đi là dấu hiệu bất thường nào đó?
Điều đó không phải lúc nào cũng là dấu hiệu có hại nào đó. Tuy nhiên, giảm cử động ở thai nhi có thể là dấu hiệu suy thai do thiếu dinh dưỡng và oxy. Bạn sẽ cần đến một xét nghiệm hoàn chỉnh để biết chính xác nguyên nhân vì sao cử động của em bé lại giảm, bao gồm kiểm tra lượng máu của nhau thai và sức khỏe của em bé, cách em bé phản ứng với các kích thích. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có những giải pháp cho trường hợp của bạn, ví dụ như sinh sớm để tránh các biến chứng.
Khi bạn cảm thấy những cú đạp ít đi, cần theo dõi thật kĩ và hỏi ý kiến bác sĩ.
7. Tôi có nên đếm cử động của thai mỗi ngày?
Nếu bạn không ở trong một thời kì mang thai với nhiều nguy cơ thì việc đếm số chuyển động của em bé trong bụng mẹ là không quá cần thiết. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên theo những cú đạp này, bạn có thể đếm chúng vào một số thời điểm nhất định trong ngày, ví dụ như sau bữa ăn.
8. Tại sao em bé cử động ít đi sau 36 tuần?
Em bé luôn cử động trong suốt thai kì, nhưng sau 36 tuần, khi em bé lớn hơn, nó sẽ có ít không gian cho những chuyển động lớn như đạp hay xoay mình. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy em bé ít chuyển động hơn – em bé vẫn sẽ sử dụng bàn tay của mình để khám phá khuôn mặt và cơ thể mình, “chơi” với dây rốn, và cố gắng duỗi người trong môi trường chật hẹp. Chuyển động thường xuyên và nhịp nhàng có thể cho biết em bé của bạn bị nấc – một số em bé bị nấc cục tại một số thời điểm trong ngày.
9. Những cú đạp có dự đoán về các hành vi của đứa trẻ trong tương lai?
Các Chỉ Số Quan Trọng Của Thai Nhi 39 Tuần Và Vô Vàn Thắc Mắc Của Mẹ Bầu
Ở tuần thai 39, bé cưng gần như đã hoàn thiện các cơ quan quan trọng của cơ thể. Bé đã có thể thở bằng phổi. Theo chỉ số thai 39 tuần, cân nặng của thai nhi ở giai đoạn này khoảng 2,8-3kg, với chiều dài khoảng 40-50cm. Nếu sinh sớm, mẹ có thể vượt cạn trong tuần này.
– Tuổi thai (39+0): Thai 39 tuần tuổi – Tuổi thai (39+1): Thai 39 tuần một ngày – BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm) – FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm) – AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm) – HC: Chu vi đầu (Đơn vị: mm) – EFW: Cân nặng thai nhi ước tính (Đơn vị: gram)
Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong bảng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.
Thắc mắc phổ biến của mẹ bầu khi thai nhi 39 tuần
1. Mẹ chưa có dấu hiệu sinh có sao không?
Dự đoán sai ngày sự sinh có thể là một trong những nguyên nhân. Thực tế, chỉ 5% phụ nữ mang thai có thể sinh con đúng ngày. Còn lại hầu hết đều sinh sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần. Theo các chuyên gia, ngày dự sinh chỉ mang tính tham khảo để mẹ và gia đình chuẩn bị tinh thần.
2. Thai nhi 39 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh?
Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng phổ biến khi mang thai những tháng cuối. Mẹ cần phân biệt khi nào là cơn gò sinh lý và khi nào là dấu hiệu sắp sinh.
Thai nhi 39 tuần gò cứng bụng ngày càng mạnh hơn thay vì yếu đi khi mẹ thay đổi tư thế, mẹ sẽ cảm thấy được cơn gò lan ra khắp tử cung. Đó là dấu hiệu sắp sinh. Các cơn co tử cung xuất hiện đều đặn hơn, thường là 5 phút/lần và ngày càng gây đau do tăng dần về cường độ và thời gian co. Lúc này, mẹ sẽ thấy cửa mình ra dịch nhớt hồng hoặc ra máu, nước ối hoặc ra chút ít hoặc bắt đầu chảy ào ào. Đó là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sửa sinh.
Khi thai nhi 39 tuần gò cứng bụng nhưng cơn gò không đều đặn và không mạnh. Mẹ chỉ cảm thấy cơn co ở phần dưới của tử cung và cơn gò này cũng sẽ giảm đi hoặc biến mất nếu mẹ thay đổi tư thế. Điều đó có nghĩa là chưa đến lúc sinh.
Mỗi phụ nữ sẽ có thời gian chuyển dạ và thời gian sinh là khác nhau, nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Những chị em sinh con so sẽ có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn so với những chị em sinh con lần thứ 2 trở đi. Vậy nên, các chị em sinh con lần đầu hãy nhớ những dấu hiệu trên, nhất là khi đã gần cận ngày sinh.
3. Thai nhi bỗng nhiên ít đạp có phải dấu hiệu nguy hiểm?
Ở tuần 39 thai kỳ, không gian cho bé đã chật hẹp và thường các bé 39 tuần đã xoay ngôi thai và tụt dần xuống vùng xương chậu chứ không còn nằm trong tử cung nữa. Vì vậy nên thường bé sẽ ít đạp hơn. Tuy nhiên ít đạp không có nghĩa là mọi hoạt động của bé sẽ biến mất hoàn toàn.
Mẹ nên đếm tần suất hoạt động của bé. Thông thường khi mẹ cảm thấy bụng tụt, bé sẽ hoạt động ít lại vào khoảng 2 – 3 cử động trong giờ. Nếu như một ngày mẹ đếm số lần hoạt động của bé không quá 50 lần thì nên đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng bé có ổn không, bé có đủ oxi hay có bị dây rốn quấn cổ hay không.
Các dấu hiệu bất thường khi thai nhi ít đạp
Dịch nhầy âm đạo nhiều
Cảm giác em bé không ngừng thúc xuống bụng mẹ, chuột rút và các co thắt tử cung thường xuyên xuất hiện
Mẹ buồn nôn, đau đầu và kèm theo triệu chứng sốt cao liên tục.
Đau bụng dưới dữ dội và âm đạo ra máu
Mắt mẹ bị giảm thị lực, đôi khi nhìn thấy mọi thứ có bóng trắng.
Các mẹ mang thai 39 tuần bị phù chân, phù mặt và tay.
Mẹ bầu hô hấp khó khăn, tức ngực và tim đập nhanh hơn so với bình thường.
Triệu chứng táo bón và tiêu chảy có thể xuất hiện do cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng từ thai nhi.
4. Chỉ số nước ối tuần 39 bao nhiêu là bình thường?
Thai 39 tuần đã sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trường hợp mẹ có lượng nước ối bình thường thì có thể sinh nở tự nhiên.
Hoặc nếu mẹ bầu bị ít nước ối, nước ối quá cạn cũng bắt buộc phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu không, thai dễ bị ngạt khi tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai, thai có thể bị suy thai và tử vong.
Chỉ số nước ối tuần 39 dưới 200ml tức là chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm khi thai từ 37 tuần trở lên thì mẹ cần phải sinh mổ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Ngôi Mông Và Những Thắc Mắc Của Mẹ Bầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!