Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Lần 2, Bé Lớn Của Bạn Có Bị Tổn Thương Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Khi nào là thời điểm tốt nhất để mang thai lần 2
Việc các mẹ lên kế hoạch cho mang thai lần 2 là rất quan trọng, vì nó đòi hỏi tâm lý sẵn sàng để đối mặt với các vấn đề như vẫn phải chăm sóc con đầu lòng.
Thông thường các ý kiến cho rằng khi đứa con thứ nhất trên 4 tuổi là thích hợp để các mẹ chuẩn bị mang thai lần 2, vì vào thời điểm đó bé có thể chủ động hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
Thêm vào đó, đối với các mẹ khi sinh con đầu lòng phải mổ thì sẽ mất khoản thời gian ít nhất là 2 năm để phục hồi bộ phận sinh sản cho lần tiếp theo.
Trong trường hợp các mẹ chưa lành vết thương nhưng tiếp tục mang thai có thể dẫn tới các biến chứng như sinh non, nứt vỡ tử cung, nguy cơ mắc bệnh nhau cài răng lược…
Ngoài ra, tài chính nuôi con của hai vợ chồng là rất quan trọng, vì ngoài việc trang trải những khoản cho quá trình an thai, sau sinh, còn phải chăm lo cho bé đầu tiên, vì thế cả hai vợ chồng cần bàn tính kỹ với nhau trước khi quyết định mang thai lần 2.
2. Khác biệt khi mang thai lần 2
Khi các mẹ vào giai đoạn mang thai lần 2 sẽ một số khác biệt so với lần 1 như:
Cân nặng tăng nhanh và biết chế độ ăn phù hợp là sự khác biệt rõ rệt nhất khi sinh con rạ hay con thứ 2. Dấu hiệu cân nặng sẽ xuất hiện sớm hơn, và các mẹ sẽ có thể cung cấp hàm lượng thức ăn phù hợp cho thai nhi hơn. Nhưng các mẹ sẽ phải mất nhiều thời gian cho việc lấy lại vóc dáng hơn so với sinh con so đấy.
Các mẹ sẽ phải vất vả hơn vì các mẹ sẽ không còn thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, tìm kiếm thông tin dưỡng thai như thời thai nghén lần đầu mà phải tất bật chăm sóc luôn cả đứa lớn. Dù thế, nhưng các mẹ có thể giảm thiểu lo lắng về chế độ dinh dưỡng thai nhi khi đã có kinh nghiệm lần đầu.
Chú trọng đến giới tính của con hơn vì các mẹ sẽ dựa vào bé đầu mà mong muốn giới tính đứa thứ 2 để đáp ứng nhu cầu tâm lý. Giả sử như con đầu lòng là trai thì các mẹ có xu hướng thích sinh con gái trong lần mang thai thứ 2 hơn, và đây là tâm lý chung của các mẹ.
Đây là một số khác biệt cơ bản nên các mẹ không cần quá lo lắng. Tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa ra những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 cho các mẹ để phát triển thai nhi khỏe mạnh.
3. Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai lần 2
3.1 Luôn theo dõi, thăm khám đều đặn
Sức khỏe là yếu tố hàng đầu cho các mẹ khi có ý định mang thai, vì khi mẹ có sức khỏe không tốt có thể ảnh hưởng đến trẻ trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, các mẹ phải thăm khám bác sĩ thường xuyên sau để đảm bảo vẫn duy trì sức khỏe tốt nhất cho một thai nhi thứ 2 khỏe mạnh.
Khi thăm khám, xét nghiệm máu là quá trình không thể bỏ qua của các mẹ, vì phương pháp có thể cho các mẹ biết được tình trạng chất sắt trong cơ thể rõ ràng nhất. Cũng như phòng ngừa tình trạng thiếu máu của mẹ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Quan trọng hơn, quá trình thụ thai không chỉ đòi hỏi mẹ có trứng khỏe mạnh mà chồng cũng phải có lượng tinh trùng khỏe mạnh. Nên để tăng khả năng mang thai lần 2, các mẹ phải khuyên chồng hạn chế hoặc bỏ luôn thói quen xấu như hút thuốc, rượu, bia, hoặc thức khuya…để tăng chất lượng tinh trùng cho kết quả thụ thai như ý.
3.2 Các mẹ nên tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai
Khi chuẩn bị mang thai việc tiêm chủng là rất cần thiết cho các mẹ đặc biệt là trong lần mang thai đầu tiên và không bà mẹ nào thiếu sót. Điều này dẫn đến một suy nghĩ sai lầm là không cần tiêm chủng cho lần mang thai tới.
Việc tiêm chủng trong lần mang thai 2 sẽ khác biệt so với lần đầu, vì các mẹ sẽ được tiêm những loại vacxin như:
Vaccin uốn ván – các mẹ trong thai kỳ lần 2 sẽ tiêm một mũi vào giữa thai kỳ khi xác được xác định chưa được tiêm vacxin trong khoảng 5 năm.
Các mẹ nên tiêm thêm 1 mũi vacxin các loại như mũi bạch hầu, bệnh ho gà, uốn ván vào thai kỳ thứ 4, hoặc 5 khi đã có tiền sử tiêm lúc nhỏ.
Các mẹ hãy tiêm nhắc lại thêm 1 mũi vacxin uốn ván khi đã được ghi nhận tiêm chủng trong 3-4 lần trước trong thời gian trên 1 năm.
3.3 Tăng cường tập thể dục
Khi các mẹ trải qua sinh sản lần đầu thường sẽ rất tự ti về ngoại hình của mình, và do bận rộn chăm sóc con nhỏ nên bỏ qua những bài tập để lấy lại vóc dáng của mình.
Những điều này có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh con lần 2 nếu các không thường xuyên tập luyện thể dục, vì thế các mẹ nên tập thể dục để giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường kháng thể, cũng như tránh tình trạng béo phì – là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng sinh sản của các mẹ.
2 bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng không bị đau lưng, phù chân
Top 6 Thương Hiệu Sữa Bầu Tốt Nhất Cho Các Mẹ
Tầm Quan Trọng Của Người Bố Trong Việc Giáo Dục Con Cái
3.4 Thể hiện tình yêu với con đầu lòng
Khi bắt đầu có con thứ 2, sự bận rộn của bố mẹ sẽ tăng lên, nên việc chi phối thời gian và tình thương cho cả hai phải công bằng.
Bố mẹ phải tiếp xúc, thể hiện tình yêu cho cả hai để con nhỏ không thấy có sự thiên vị, và sinh ra ý nghĩ mặc cảm, bị bỏ rơi, phân bì khi thiếu sự yêu thương từ bố mẹ.
Nếu có thể, bố mẹ nên thể hiện tình yêu cho mỗi bé trong thời gian khác nhau để trẻ thấy rằng vẫn được yêu thương và bảo vệ, từ đó trẻ có thể phát triển tâm lý bình thường và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc với bố mẹ.
Đôi khi, bố mẹ cũng nên sắp xếp cho trẻ chơi cùng em để khi lớn lên hai trẻ có thể thân thiết hơn, và yêu thương nhau hơn không ganh tỵ với nhau.
4. Làm thế nào để trải qua thai kì lần thứ 2 dễ dàng.
Khi bước vào giai đoạn mang thai lần 2 các mẹ sẽ rất bận rộn vì phải vừa chăm sóc thai nhi, vừa phải chăm sóc con nhỏ, vì thế các mẹ nên nhờ sự giúp đỡ :
Từ phía gia đình: Các mẹ có thể nhờ bà nội, hoặc bà ngoại hỗ trợ trong việc nấu nướng, hoặc một số việc nhà nhẹ để có thể an thai tốt hơn.
Hay tiện lợi hơn thì các mẹ nên tìm đến các trung tâm giúp việc nhà trên Internet, ứng dụng điện thoại để tìm một người giúp việc theo giờ với chi phí không quá đắt và còn đảm bảo mẹ an thai tốt hơn.
5. Tạm kết
Khi các mẹ mang thai dù là lần đầu hay lần 2 đều phải trải qua những giai đoạn vất vả từ việc chăm sóc bản thân, con cái, gia đình, tính toán tài chính,..
Do đó, khi các mẹ cảm thấy quá sức hãy thổ lộ với chồng, bố, mẹ ruột, hoặc bố, mẹ chồng để được sự hỗ trợ kịp thời tránh gây ra những hậu quả không lường trước được. Chúc các mẹ nhiều sức khỏe để chăm sóc bé được khỏe mạnh.
Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai Lần Đầu Và Lần Thứ 2?
Với những cặp vợ chồng trẻ, phải chuẩn bị gì trước khi mang thai chắc chắn là một rắc rối rất lớn khi họ chưa hề có một chút kinh nghiệm nào trong tay. Một số người còn chia sẻ rằng thậm chí đến khi mang thai lần thứ 2, họ vẫn còn bỡ ngỡ vì không biết phải làm gì.
Sự cần thiết của việc chuẩn bị trước khi mang thai
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được sinh ra lành lặn, khỏe mạnh, nhất là khi người ta có xu hướng sinh ít con như hiện nay. Để làm được điều đó, nhất thiết phải có sự chuẩn bị trước khi mang thai.
Tác giả Ngô Quang Trì, chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng cho trẻ em thuộc Viện nghiên cứu Nhi khoa Bắc Kinh đã từng cho ra đời cuốn 365 ngày chuẩn bị trước khi mang thai để chứng minh sự quan trọng của giai đoạn này, đồng thời cung cấp cho các cặp vợ chồng những kiến thức cần thiết để cho thể trở thành cha mẹ một cách hoàn hảo nhất.
Chuẩn bị trước khi mang thai không chỉ tốt cho em bé, mà còn là việc làm giúp ích rất nhiều cho các bậc cha mẹ, đặc biệt là người mẹ trước khi bước vào thời kỳ dài 9 tháng đồng hành cùng con.
Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai lần đầu?
Chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai lần đầu
Hãy chắc chắn rằng cả hai vợ chồng đã sẵn sàng muốn có thêm một thiên nhần nhỏ trong gia đình mình. Nhờ có sự chuẩn bị tâm lý này, hai vợ chồng sẽ không cần phải sửng sốt khi nhìn thấy que thử báo “hai vạch” rồi suy tính xem nên giữ hay bỏ, mà thay vào đó sẽ chỉ là sự hào hứng và tràn đầy hạnh phúc mà thôi.
Bạn phải luôn nhớ rằng, chuẩn bị tâm lý trước khi mang thai là bước đầu tiên giúp người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai lần đầu
Trước tiên, cả hai vợ chồng cần đi khám sức khỏe để đảm bảo về chức năng sinh sản. Sau đó, người vợ sẽ phải tiêm một số vacxin cần thiết, chúng sẽ bảo vệ mẹ khỏi những bệnh truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Quá trình này có thể diễn ra trước khi bạn mang thai khoảng 6 – 8 tháng.
Nhưng như vậy vẫn chưa đủ đâu, bác sĩ sẽ hướng dẫn người mẹ bổ sung dinh dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và tập thể dục để chuẩn bị đón con yêu, bởi vì bạn có thể bị sảy thai vì sức khỏe quá yếu.
Khi mang thai, bạn sẽ cần tích cực ăn uống, bổ sung sữa dành cho bà bầu, rồi thường xuyên đi khám định kỳ để biết được rằng em bé trong bụng mình luôn khỏe mạnh. Tất cả những việc đó đều “ngốn” của bạn một số tiền không nhỏ.
Sau khi em bé chào đời, bạn không thể đi làm trong vòng ít nhất 6 tháng. Trong thời gian này, rất nhiều khoản tiền sẽ không cánh mà bay khi bạn phải sắm sửa mọi thứ từ bỉm sữa, quần áo, tã lót, giường chiếu, đồ chơi… Nếu không may con bạn bị ốm, bạn sẽ phải chi trả tiền viện phí nữa. Chúng đòi hỏi bạn phải có một nền tảng tài chính vững chắc trước khi quyết định mang thai.
Chuẩn bị kiến thức trước khi mang thai lần đầu
Đó là những kiến thức về việc mang thai, sinh con và nuôi dạy con cái. Trong 9 tháng thai kỳ, sẽ có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý người mẹ mà bản thân họ phải biết thay đổi nào là bình thường, thay đổi nào là nguy hiểm để tìm gặp bác sĩ và khắc phục kịp thời.
Kiến thức cần chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu là một kho tàng khổng lồ, nhưng bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Cha mẹ, bạn bè, những người xung quanh, kiến thức từ các phương tiện thông tin và cả bác sĩ sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong thời gian này.
Chuẩn bị gì trước khi mang thai lần 2?
Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai lần 2
Sau khi sinh con đầu lòng, cơ thể người phụ nữ phải chịu rất nhiều tổn thương mà họ cần nhiều thời gian để hồi phục. Do đó, bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe trước khi mang thai lần 2.
Theo các bác sĩ, khoảng cách thích hợp nhất giữa hai lần sinh con là từ 2 – 5 năm. Đặc biệt với mẹ phải sinh mổ lần đầu, nếu như 2 lần mang thai quá gần nhau, người mẹ có thể bị bục vết sẹo tử cung, rồi dẫn đến những tình huống vô cùng nguy hiểm.
Trước khi mang thai lần 2, người mẹ cũng cần đi khám sức khỏe và tiêm phòng một số loại vacxin cần thiết. Việc ăn uống, bổ sung dưỡng chất tương tự như quá trình chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu.
Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai lần 2
Gần như số tiền “đầu tư” vào con cái sẽ tăng gấp đôi khi bạn mang thai lần 2. Vì vậy, chuẩn bị kinh tế là điều chắc chắn phải làm nếu bạn định có thêm em bé. Đó là lý do có rất nhiều cặp vợ chồng chưa dám sinh thêm con chỉ vì kinh tế chưa vững vàng.
Chuẩn bị nói cho con biết rằng bé sắp có em
Có thêm em đồng nghĩa với việc em bé lớn của bạn mất đi vị trí độc tôn, có nguy cơ bị “ra rìa”, phải chia sẻ cha mẹ, đồ chơi và mọi thứ cho em. Vì thế, đa số các bạn nhỏ đều rất hoang mang, lo lắng, thậm chí “ghét” khi mẹ sắp sinh thêm em bé.
Để gia đình luôn luôn thuận hòa, hãy nói cho con biết rằng con sắp có em. Đó sẽ là một người bạn tuyệt vời của con, và gia đình sẽ càng êm ấm, hạnh phúc. Bạn cũng đừng quên chụp một bộ ảnh kỷ niệm cùng con khi đang mang bầu, sẽ rất tuyệt khi sau này hai con được xem lại đấy!
Nguồn: chúng tôi
Chuẩn Bị Trước Khi Mang Thai Lần 2
Chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 đối với bố tuy không còn bỡ ngỡ như lần đầu nhưng cũng vẫn có thêm một số vấn đề phát sinh. Việc chuẩn bị mang thai này tất nhiên không chỉ là việc riêng của các mẹ vì đàn ông có vai trò rất quan trọng trong việc thụ thai và sinh ra em bé khỏe mạnh đấy!
1. Lên kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai lần 2
Đối với phụ nữ, càng lớn tuổi thì cơ hội thụ thai càng giảm đi. Vì vậy, nếu muốn chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 thật tốt thì hai vợ chồng nên có kế hoạch để mẹ không phải mang thai quá muộn. Việc mang thai muộn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nhiều hơn, mẹ khó hồi sức nhanh sau khi sinh cũng như em bé sinh ra có nguy cơ bị bệnh Down cao hơn.
Với những bố mẹ đã gặp khó khăn trong lần đầu thụ thai và mang thai thì càng nên có sự chuẩn bị từ sớm về mọi thứ để việc thụ thai và mang thai em bé sau được tốt hơn.
Nhiều bố mẹ muốn 2 bé sinh ra không quá gần nhau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé cũng như gia đình có đủ thời gian chuẩn bị tài chính cần thiết, nhưng vì không để ý đến các biện pháp phòng tránh thai nên đã bị vỡ kế hoạch. Một số bố mẹ còn chẳng may bị vỡ kế hoạch có bầu em bé thứ 2 ngay sau khi em bé đầu tiên ra đời một thời gian ngắn. Ít gặp hơn là trường hợp dù bác sĩ khuyên không được mang thai quá sớm sau khi sinh mổ, bố mẹ vẫn xảy ra việc có con ngoài ý muốn làm lần mang thai thứ 2 cả nhà phải lo lắng nhiều không cần thiết.
Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyên bố mẹ nên đợi từ 18-24 tháng mới có thai em bé thứ 2 để cơ thể mẹ phục hồi hoàn toàn, nhất là đối với các mẹ đã từng sinh mổ trước đó vì lần mổ trước để lại sẹo trong tử cung của mẹ. Nếu mẹ có thai trong vòng 6 tháng sau khi sinh bé trước thì nguy cơ xảy ra các biến chứng thai kỳ như vỡ tử cung, sinh non hay bé sơ sinh nhẹ cân ở lần này rất cao.
3. Chăm sóc sức khỏe bản thân để chuẩn bị trước khi mang thai lần 2
Cân nặng theo BMI. Bố cần kiểm tra cân nặng thường xuyên khi đã có kế hoạch có con. Một cách đơn giản là bố chỉ cần chỉ số BMI dao động trong khoảng từ 18.5 đến dưới 25 là được:
Ăn uống khoa học. Cải thiện chế độ ăn uống và lựa chọn thời điểm thụ thai để có thể sinh con trai hay con gái theo ý muốn: Nếu em bé đầu tiên là trai hay gái cũng được thì khá nhiều bố mẹ đã có con trai đầu lại muốn có con gái sau hoặc bố mẹ đã có con gái đầu lại mong mỏi một thằng cu nối dõi. Tuy các phương pháp lựa chọn thời điểm thụ thai và kết hợp ăn uống không mang lại hiệu quả 100% như ý cho hai bố mẹ về việc có con trai hay con gái nhưng thử một chút cũng chẳng mất mát gì cho bố mẹ hết.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị trước khi mang thai lần 2
4. Giảm bớt đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích để chuẩn bị trước khi mang thai lần 2
Tuy việc này không hề dễ cho bố nhưng trong thời gian này, nếu bố không làm vậy thì khả năng thụ thai thành công sẽ thấp đi rất nhiều đấy.
Hút thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của nam giới cũng như việc chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 của các cặp vợ chồng
5. Chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 với những cặp vợ chồng đã từng thụ tinh trong ống nghiệm trước đây
Với những cặp vợ chồng đã thụ tinh ống nghiệm trong lần mang thai trước, bố mẹ cần kiểm tra với bệnh viện về tình trạng lưu trữ phôi trước đó, số lượng phôi còn lưu và thời gian nào rã đông và chuyển phôi lần 2 cho phù hợp.
Thường thì làm thụ tinh nhân tạo ở cùng một bệnh viện để theo tiếp đội ngũ bác sĩ đã giúp bố mẹ thành công trong lần thụ tinh nhân tạo đầu tiên sẽ tốt hơn chuyển viện liên tục.
6. Chuẩn bị tinh thần cho con đầu để bé sẵn sàng chào đón em
Thời gian thư giãn rất quan trọng trong việc chuẩn bị trước khi mang thai lần 2
8. Chuẩn bị trước khi mang thai lần 2: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản và nguồn lực tài chính
Nếu cả 2 bố mẹ đều đi làm và muốn có em bé thứ 2, bố mẹ nên chuẩn bị nguồn tài chính và đóng bảo hiểm từ sớm trước khi mang thai lần 2 để có thể hưởng ngay chế độ bảo hiểm thai sản từ những ngày đầu mẹ mang thai.
Bé Bị Ho Sốt Nhẹ Chớ Coi Thường Vì Có Thể Mang “Bệnh Lớn”
Bé bị ho sốt nhẹ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không chỉ dừng lại là do thời tiết, môi trường mà nó còn cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm. Mộ trong số đó là bệnh viêm phế quản. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó? Các mẹ phải làm sao để con không chỉ vì “dấu hiệu nhỏ” mà phải mang “căn bệnh lớn”?
Ho và sốt không phải bệnh mà là triệu chứng của một bệnh. Theo bác sĩ Lê Phương – Nguyên PGĐ bệnh viện YHCT Hà Đông cho biết, ho là cách cơ thể đối phó với các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn ở đường hô hấp để đào thải chúng ra ngoài. Tương tự như vậy, khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công, hệ thống đề kháng thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể dẫn tới thân nhiệt tăng cao và gây sốt.
Tuy nhiên nếu bé bị ho sốt nhẹ cùng một lúc lại là cảnh báo những nguy hiểm về sức đề kháng của cơ thể.
Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ vừa ho vừa sốt như sau:
Sự thay đổi của thời tiết làm con cảm lạnh dẫn tới sốt ho
Trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh về đường hô hấp như: viêm phổi, cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản.
Các nguyên nhân khác khiến trẻ bị sốt và ho như: Môi trường không tốt, cách chăm sóc của cha mẹ với bé chưa đúng,..
Tại sao bé bị ho sốt nhẹ có thể dẫn tới viêm phế quản?
Như các mẹ có thể thấy, vô vàn lý do có thể dẫn tới tình trạng bé bị ho sốt nhẹ. Ho và sốt cũng là một trong những biểu hiện điển hình của viêm phế quản. Vậy tại sao bé bị ho và sốt lại có thể dẫn tới bệnh viêm phế quản?
Ho là sự xâm nhập của vi khuẩn khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng hoặc do kích ứng ở cổ họng gây ho. Bệnh viêm phế quản là do đường thở dưới hoặc cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau. Đó là do ho không được kiểm soát kịp thời dẫn tới ho nhiều hơn, khản giọng, mất tiếng và sốt.
Bé bị ho sốt nhẹ phải làm gì để không mang “căn bệnh lớn”?
Đối với một số trường hợp trẻ bị ho và sốt mẹ không nên quá chủ quan mà cần tìm giải pháp phù hợp để tránh mắc bệnh nghiêm trọng. Khi bé bị ho sốt nhẹ mẹ nên thực hiện các bước chăm sóc và điều trị sau:
Lựa chọn cách chữa trị phù hợp
Nếu ở giai đoạn đầu khi chỉ bị ho và sốt nhẹ không gây nguy hiểm gì nhưng cũng không được chủ quan mà phải có cách chữa trị phù hợp. Đối với trường hợp sốt nhẹ, các mẹ có thể hạ sốt cho con ở nhà. Đối với sốt cao, kèm dấu hiệu bất thường thì nên cho con đi khám.
Sử dụng khăn ấm để lau nách và bẹn giúp bé hạ sốt.
Cho bé uống nhiều nước vì ho và sốt có thể khiến cơ thể mất nước. Nếu cảm thấy thiếu có thể bổ sung oresol để cung cấp chất điện giải cho bé.
Trường hợp sốt cao không nên tự ý mua thuốc mà nên cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao khi bé chưa dùng được kháng sinh sẽ lựa chọn các bài thuốc dân gian như: quất hấp đường phèn hoặc mật ong (cho trẻ dưới 1 tuổi); rau diếp cá chữa ho và hạ sốt cho bé; lá hẹ hấp đường phèn,…
Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng
Bé bị ho sốt nhẹ là những dấu hiệu bình thường nhưng nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ rất dễ dẫn tới viêm phế quản. Như vậy việc điều trị sẽ mất thời gian và gặp nhiều khó khăn hơn. Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp các mẹ có thể phòng và trị bệnh cho bé hiệu quả nhất!
Nguồn: chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Lần 2, Bé Lớn Của Bạn Có Bị Tổn Thương Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!