Đề Xuất 6/2023 # Mang Thai Hộ: Từ Mục Đích Nhân Đạo Trở Thành Dịch Vụ Kiếm Tiền # Top 13 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Mang Thai Hộ: Từ Mục Đích Nhân Đạo Trở Thành Dịch Vụ Kiếm Tiền # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Hộ: Từ Mục Đích Nhân Đạo Trở Thành Dịch Vụ Kiếm Tiền mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mới đây, 5 đối tượng trong đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia đã bị Công an chúng tôi khởi tố, bắt tạm giam để tiến hành điều tra. Từ đây, thủ đoạn và những chiêu thức để thu hút những phụ nữ cần tiền vào đường dây mang thai hộ trái pháp luật được bộc lộ.

Quy trình cho một lần thực hiện mang thai hộ sẽ là: Thỏa thuận giá cả, sau đó đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe. Nếu đủ điều kiện sẽ đưa sang Campuchia để cấy phôi. Sau đó về Việt Nam để dưỡng thai và gần sinh sẽ được đưa sang Trung Quốc.

Ngay sau khi bị bắt, Facebook của đối tượng Mai Anh đã đóng. Tuy nhiên, trên mạng xã hội có rất nhiều trang công khai thông báo tìm người mang thai hộ với giá cả từng công đoạn rõ ràng. Trong vai người muốn xin mang thai hộ, phóng viên VTV đã nhận được lời mời với giá từ 200 – 250 triệu một lần.

Gian nan tìm người mang thai hộ

Việc bắt một đường dây mang thai hộ có yếu tố nước ngoài cho thấy là đang có một thị trường ngầm, làm dịch vụ mang thai hộ chui. Với sự phát triển của mạng xã hội, thị trường này càng khó kiểm soát. Những phụ nữ cần tiền là đối tượng để những đường dây này nhắm đến. Thế nhưng, những khách hàng của họ là ai?

Đã 4 năm nay, một gia đình hiếm muộn đã rời Hà Nội vào chúng tôi sinh sống. Căn phòng nhỏ là nơi vợ chồng chị tá túc trong thời gian điều trị bệnh. Theo chỉ định của bác sĩ, vợ chồng này phải tìm người mang thai hộ. Sau đó, anh chị đã tìm được người bà con bên chồng và người này cũng đồng ý giúp. Tuy nhiên, khi làm thủ tục bệnh viện thông báo người mang thai hộ không “cùng hàng” mà là “cháu” của chị, theo quy định pháp luật sẽ không được.

Còn một trường hợp bệnh nhân khác từ Quảng Ngãi vào chúng tôi Ngay khi vừa có nghị định 10/2015 cho phép mang thai hộ chị rất mừng. Thế nhưng chị rất ngỡ ngàng khi bị từ chối vì người này là “cô”, cũng không “cùng hàng” với chị. Chị bị từ chối điều trị mang thai hộ.

Những niềm hy vọng có con lần lượt bị dập tắt bởi vướng quy định. Vì vậy, đã có nhiều người tìm đến bước đường cùng là thuê người mang thai hộ, bất chấp những hậu quả đang chờ họ phía trước.

Những rủi ro khi mang thai hộ chui

Việc để tìm người thân cùng hàng để nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật là rất khó khả thi với nhiều cặp vợ chồng. Vì thế họ tìm đến những dịch vụ mang thai hộ. Tuy nhiên, không chỉ vi phạm pháp luật, việc thực hiện dịch vụ mang thai hộ chui chứa đựng nhiều rủi ro cho cả người nhờ mang thai hộ lẫn người thực hiện dịch vụ.

Ông Phạm Xuân Thọ – Trưởng Văn phòng Công chứng Trung tâm, chúng tôi nói: “Mang thai hộ xong người phụ nữ đẻ ra em bé không muốn giao lại, hoặc họ sinh bé xong rồi nhưng người nhờ mang thai không nhận nữa sẽ sao? Vợ chồng nhờ mang thai nhưng ly hôn giữa chừng, vậy em bé đẻ ra làm thế nào?”.

“Họ làm chui, về sức khỏe cơ sở chui không đảm bảo về khoa học, vô trùng, không đảm bảo về sức khỏe. Về phương diện xã hội và huyết thống có thể không đảm bảo”, bác sỹ Nguyễn Thị Diễm Tuyết – Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chúng tôi cho hay.

Tháo gỡ vướng mắc thực hiện mang thai hộ

Việc mang thai hộ chui gây ra rất nhiều rủi ro cho cả 2 phía, người nhờ mang thai hộ và người được nhờ. Và người được hưởng lợi duy nhất đó là những người môi giới, những người tổ chức dắt mối mang thai hộ. Để hạn chế những rủi ro và những hậu quả phức tạp khó lường này, theo các chuyên gia, quy định đối tượng được nhờ mang thai hộ phải mở rộng hơn nữa.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, gốc của vấn đề này nằm ở việc hiện nay pháp luật quy định khá “giới hạn” bó hẹp những trường hợp được mang thai hộ. Cụ thể quy định người được nhờ mang thai hộ, phải là người thân thích cùng hàng của vợ hoặc chồng. Quy định này rất khó cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Đã có nhiều trường hợp tìm được người nhưng lại vướng: Không cùng hàng với vợ hoặc chồng, người được đáp ứng yêu cầu này thì lại quá tuổi sinh sản. Người đáp ứng điều kiện về tuổi sinh sản thì quan hệ huyết thống lại không nằm trong phạm vi 3 đời như quy định.

Bác sĩ Nguyễn thị Diễm Tuyết cho rằng, hiện nay quy định chỉ cho phép những người thân thích cùng hàng mới được phép mang thai hộ, do đó những trường hợp không tìm được người phù hợp phải tìm những người mang thai hộ trái pháp luật.

“Mong muốn Bộ Y tế mở rộng thêm các đối tượng thực hiện được việc mang thai hộ và cũng mong rằng khi Bộ Y tế xây dựng được những thay đổi thì các đơn vị hỗ trợ sinh sản cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy định đó”, bác sỹ Nguyễn thị Diễm Tuyết nói .

Trước những vướng mắc trên, Chi hội Luật gia Bệnh viện Từ Dũ đã gửi văn bản đề nghị Bộ Y tế sớm bổ sung quy định, mở rộng đối tượng cho phép mang thai hộ, giúp các gia đình hiếm muộn tìm được niềm vui con cái một cách an toàn và đúng các quy định pháp luật.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Điều Kiện, Quyền, Nghĩa Vụ Của Người Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo

Trả lời: Theo quy định tại Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, thì:

1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản…

Còn về quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, Điều 97 Luật này quy định:

1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Cho Phép Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) đã bỏ quy định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính được quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành và thay bằng quy định mới, theo đó, “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Ngoài ra, dự thảo Luật này còn bổ sung thêm các quy định nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ chung sống giữa họ với nhau.

Theo tờ trình của Chính phủ, hôn nhân giữa những người cùng giới tính là vấn đề có tính nhạy cảm cao. Do đó, việc thừa nhận hay không cũng cần phải được xem xét, cân nhắc, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh và phải có lộ trình, bước đi phù hợp.

Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt là xuất phát từ quan niệm truyền thống của người dân Việt Nam về hôn nhân và gia đình, Chính phủ cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, giải pháp phù hợp nhất cho việc giải quyết vấn đề này là Nhà nước ta, một mặt, không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng mặt khác, cũng không nên cấm, can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào quyền được sống chung của họ.

Ngoài ra, pháp luật, đặc biệt là Luật hôn nhân và gia đình cũng cần có các quy định thích hợp để giúp những cặp đôi đồng tính giải quyết một cách ổn thỏa các quan hệ phát sinh từ cuộc sống chung, qua đó, giúp họ ổn định trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt cộng đồng.

Cũng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) quy định cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

“Việt Nam có tỷ lệ vô sinh trong cả nước khá cao, 7,7% (tương đương khoảng 700.000 – 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn trong cả nước). Theo Báo cáo của Bộ Y tế về sinh con theo phương pháp khoa học thì hiện nay, nhu cầu mang thai hộ là có thật và khá phổ biến, nhưng do pháp luật cấm nên ngày càng có nhiều cặp vợ chồng phải ra nước ngoài để thực hiện trái phép việc mang thai hộ. Điều này gây khó khăn, tốn kém không chỉ cho các đương sự mà còn cho cả các cơ quan nhà nước trong việc quản lý về khai sinh, đăng ký hộ khẩu, hộ tịch và các vấn đề khác” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.

Tờ trình của Chính phủ khẳng định việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được dự thảo Luật quy định chặt chẽ để tránh sự lạm dụng. Cụ thể là, dự thảo Luật đã quy định rõ ràng và đầy đủ về điều kiện của người mang thai hộ; điều kiện của người nhờ mang thai hộ; hình thức pháp lý của việc mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên và nhiều vấn đề khác phát sinh từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo… Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự án Luật cũng có ý kiến cho rằng, Luật hôn nhân và gia đình cần nghiêm cấm việc mang thai hộ với bất kỳ mục đích gì vì đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có thể mang lại nhiều hậu quả xấu về mặt xã hội, mặt khác cũng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Điều trị lác, cận thị được hưởng bảo hiểm y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã bãi bỏ quy định quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Đồng thời, bãi bỏ quy định bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh do “tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.

Cũng theo Bộ trưởng Tiến, dự thảo Luật đã bãi bỏ “Khoản 10 – khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích và Khoản 12 – khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra” vì không nên dùng chính sách quỹ bảo hiểm y tế để hạn chế quyền lợi đối với những trường hợp này.

Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết việc bãi bỏ các quy định trên đồng nghĩa với mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế với tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trẻ em dưới 6 tuổi khi điều trị lác, cận thị, tật khúc xạ của mắt…

Những chính sách này một mặt tác động tích cực, thu hút người dân tham gia bảo hiểm y tế nhưng mặt khác cũng tăng mức chi của quỹ bảo hiểm y tế, có thể tăng lạm dụng bảo hiểm y tế, ảnh hưởng đến khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế.

Theo Tuổi Trẻ

Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo Là Thế Nào?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được hiểu như thế nào? Những quy định của pháp luật về vấn đề này?

1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

2.1 Điều kiện việc mang thai hộ:

– Bên nhờ người mang thai hộ:

Có xác nhận của y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con;

Vợ chồng không có con chung;

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

– Bên mang thai hộ:

Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

2.2 Quyền và nghĩa vụ các bên:

– Bên nhờ người mang thai hộ:

Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản

Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con.

Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

– Bên mang thai hộ:

Bên mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và nuôi dưỡng cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định thăm khám.

Được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

3. Xử lý hành vi vi phạm về mang thai hộ:

Các bên trong quan hệ mang thai hộ vi phạm điều kiện, quyền và nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Hộ: Từ Mục Đích Nhân Đạo Trở Thành Dịch Vụ Kiếm Tiền trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!