Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Hộ Phải Cùng Huyết Thống Với Vợ Hoặc Chồng mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vấn đề mang thai hộ (MTH) đã chính thức được pháp luật bảo hộ từ ngày 15/3/2015, bằng việc có hiệu lực của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP “Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”. Đây là vấn đề rất lớn, mang tính xã hội, đang được nhiều người quan tâm, bởi mỗi năm, nước ta có tới 500-700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Vì thế những gia đình hiếm muộn đã đón nhận thông tin này với nhiều hy vọng.
Hiện, cả nước có 19 bệnh viện (BV) đã được Bộ Y tế cho phép thụ tinh trong ống nghiệm và đều đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như khả năng thực hiện kỹ thuật MTH. Tuy nhiên, chỉ có ba BV được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, là: BV Phụ sản Trung ương, BV Đa khoa Trung ương Huế và BV Phụ sản Từ Dũ TP HCM.
Nhiều em bé ra đời bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là cơ sở cho việc mang thai hộ.
Mặt khác, nhu cầu đòi hỏi làm kỹ thuật mang thai hộ không nhiều như thụ tinh trong ống nghiệm, nên chỉ cho phép 3 BV của Nhà nước mang tính đại diện khu vực thực hiện để tránh tình trạng thực hiện mang thai hộ tràn lan, biến tướng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Việc quy định 3 BV được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ trong giai đoạn đầu là để cơ quan quản lý có thể tổng kết, rút kinh nghiệm và quản lý tốt hơn vấn đề này. Nếu nơi nào ngoài 3 bệnh viện trên mà làm là vi phạm.
Tuy nhiên, sau một năm thí điểm, Bộ Y tế có thể sẽ bổ sung số cơ sở y tế thực hiện được kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Nhiều người cho rằng, khi Luật đã cho phép thì bất cứ ai cũng có thể mang thai hộ được. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) thì việc mang thai hộ có những qui định rất chặt chẽ, nhằm giảm thiểu những rủi ro cho cả cặp vợ chồng có nhu cầu mang thai hộ lẫn người mang thai hộ.
Về phía người mang thai hộ phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Đó là phải đang ở độ tuổi sinh đẻ, được khám sức khỏe và có khả năng mang thai hộ. Bộ Y tế sẽ kiểm soát chặt chẽ việc mang thai hộ, nhằm ngăn chặn vấn đề thương mại hóa vốn là điều luôn được lo ngại nhất.
Người mang thai hộ nếu có chồng, cũng phải được người chồng đồng ý, nhưng cũng chỉ được phép MTH một lần, vì 99% trường hợp mang thai hộ phải mổ lấy thai để đảm bảo an toàn, cũng như để đảm bảo sức khỏe, tính mạng người mẹ. Thông tin về người mang thai hộ sẽ được lưu trữ trên máy tính và kết nối dữ liệu với các trung tâm khác, tránh việc người mang thai hộ đã đăng ký làm tại trung tâm này mà sang trung tâm khác đăng ký.
Cũng theo TS. Nguyễn Huy Quang, không chỉ người mang thai hộ, mà người nhờ mang thai hộ cũng phải đáp ứng các điều kiện nhất định: Là người không có khả năng mang thai và đã được cơ sở y tế xác định nguyên nhân bệnh lý là không mang thai được.
Ngoài ra, các BV được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng phải có Hội đồng tư vấn độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn, gồm nhiều chuyên gia: Chuyên gia về y tế giúp xác định người nhờ mang thai hộ bị vô sinh, cũng như xác định người mang thai hộ có khả năng mang thai hay không. Các BV còn phải có chuyên gia luật để xác định tính pháp lý của việc mang thai hộ, để đảm bảo 2 bên tự nguyện, cùng huyết thống, cùng hàng và có thỏa thuận giữa 2 bên.
Ngoài ra, các BV này còn phải có chuyên gia tâm lý để giúp đỡ cho cả người nhờ và người mang thai hộ, tư vấn trước những vấn đề tâm lý sẽ và có thể diễn ra trong quá trình sinh nở, hay những rủi ro có thể xảy ra, như tai biến sản khoa, tử vong vv…
Việc mang thai hộ phải được thông qua bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ trên cơ sở cùng tự nguyện cam kết với nội dung: Người mang thai hộ chỉ là người đẻ thuê, con là của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Đứa bé được bàn giao cho vợ chồng nhờ mang thai hộ ngay khi sinh ra để đi làm giấy khai sinh. Về cả pháp lý lẫn sinh học, đứa bé là con của người nhờ mang thai hộ, chứ không phải của người mang thai hộ.
Kỳ Tích Có Con Của Cặp Vợ Chồng Suýt Phải Nhờ Mang Thai Hộ
Tôi kết hôn lúc 24 tuổi, chồng 26. Cả hai còn trẻ, rất vô tư và mường tượng sẽ sớm có con cho vui cửa vui nhà vì hai bên nội ngoại đều đông con.
Tháng 5/2012, sau cưới một tháng, tôi cấn bầu. Hai vợ chồng vui lắm, đi khám rất đầy đủ. Một hôm, vào chủ nhật, khi bầu ở tuần 16, tôi đang ngồi cạnh chồng thì tự nhiên thấy bụng mình co thắt rồi nước ộc ra. Chưa có kinh nghiệm, chiều đó tôi vẫn đi dạo ở công viên. Đến tối, không thấy con máy như mọi khi, tôi biết có chuyện chẳng lành nên vào viện ngay. Ngày hôm đó, 1/8/2012, tôi mất con trai đầu lòng.
Đau đớn, có phần hoang mang nhưng vợ chồng tôi động viên nhau “không sao hết”. Sáu tháng sau, được tẩm bổ và nghỉ ngơi đủ, tôi tiếp tục “thả” nhưng tới gần một năm vẫn chưa có thai nên quyết định đi canh trứng và bơm tinh trùng để nhanh đậu. Lần thứ 2 này, tôi chủ động đi khám nhưng mắc sai lầm là không tìm hiểu nguyên nhân bị sẩy lần đầu, mà chỉ làm sao cho nhanh có bầu trở lại.
Khi có thai lần hai, tôi được chồng đưa đi đón về cẩn thận, không cho làm việc nhà. Công việc của tôi ở cơ quan khá nhàn, không phải đi lại nhiều. Một ngày, khi thai 16 tuần, tôi đang ngủ thì bụng lại co thắt, nước ối ộc ra. Chúng tôi nuốt nước mắt vào trong khi mất đứa con thứ hai vào tháng 9/2014.
Khát khao có con càng cháy bỏng, tôi gầy rộc đi vì lo nghĩ. Chị gái tôi đi làm cầu siêu cho các cháu, mẹ đẻ, mẹ chồng thì đến khắp các đền, chùa. Sau hai lần đẻ non, tôi đi kiểm tra kỹ thì mới biết mình bị hở eo cổ tử cung, nếu không có biện pháp can thiệp thì sẽ tiếp tục như vậy.
Tới năm 2016, tôi có bầu lần 3 và tới gặp bác sĩ để khâu eo tử cung như đã hẹn trước đó. Thời gian này, tôi nghỉ hẳn ở nhà, mẹ chồng lên chăm, phục vụ từ ăn uống tới đi vệ sinh, tất cả đều ở trên giường. Mọi người xung quanh đều nín thở chờ đợi.
Rồi tôi cũng qua được mốc 16 tuần. Nhưng bi kịch xảy ra ở tuần thứ 18. Tôi lại bị co thắt và vỡ ối ngay tại nhà. Lần này thì cả hai bên gia đình đều tuyệt vọng, bảo tôi không nên sinh đẻ nữa. Bản thân tôi chỉ muốn chết đi. Nhưng trong viện, khi nghe chị gái thủ thỉ “để chị mang thai hộ cho một đứa”, tôi lại lóe lên tia hy vọng.
Tuy nhiên, khi ra viện, bình tâm lại, tôi thấy việc này không khả quan vì chị ấy làm giám đốc mấy công ty, chồng tôi cũng là nhân viên ở đó, giờ mà chị nghỉ sinh con cho tôi thì thì ai lo kinh tế, cả đoàn tàu sẽ chững lại, rối tung hết.
Những ngày tháng sau đó vô cùng nặng nề. Tôi nghĩ ngợi đến u uẩn. Chồng tôi vốn hiền lành, ít khi thể hiện cảm xúc nhưng tôi biết trong lòng anh phiền muộn lắm. Có lúc tôi đề nghị “hay chia tay đi”, để anh ấy lấy vợ khác, có con. Lúc khác, tôi lại nửa đùa nửa thật “Hay anh ra cứ ra ngoài kiếm đứa con”. Chồng rất hiểu tôi – tính mạnh mẽ và dứt khoát, vốn ghét nhất mấy chuyện vợ nọ con kia – nên anh gạt đi, nói đơn giản “đừng nghĩ quẩn”. Thực tế, tôi đã tính cho mình vài phương án: Chia tay chồng rồi ở vậy, nhận một đứa trẻ về nuôi hay lấy một người đàn ông góa đang có sẵn con rồi…
Sau đó, chúng tôi tới Bệnh viện Phụ sản Trung ương xin duyệt hồ sơ mang thai hộ. Sau khi hỏi tiểu sử, nghe tôi khóc như mưa, bác giám đốc ký ngay. Vợ chồng tôi làm thụ tinh ống nghiệm, trữ được 8 phôi, đang chờ ngày chuyển sang cho chị gái chồng thì tôi lại cấn bầu tự nhiên vào tháng 10/2016.
Mang thai lần thứ 4, lo sợ sẽ giống những lần trước, vợ chồng tôi bàn bạc nên giữ hay bỏ. Nếu nhờ mang thai hộ, chúng tôi phải đi làm mới có tiền trang trải, ít nhất cũng khoảng 300 triệu – 100 triệu cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, cộng tiền gửi chị chồng mỗi tháng trong quá trình chị phải nghỉ làm dưỡng thai, tiền biếu sau đó. Tôi không muốn anh chị vì chúng tôi mà phải chịu thiệt thòi quá nhiều. Trong khi đó, sau gần 4 năm, tôi hầu như chỉ ở nhà lo sinh nở, gánh nặng kinh tế dồn lên vai chồng. Cuối cùng, chúng tôi quyết định giữ con với niềm hy vọng mong manh lần này mọi sự sẽ khác.
Biết chuyện, hai bên gia đình vô cùng lo lắng. Em gái tôi xin nghỉ hẳn ở nhà chăm chị 3 tháng đầu và hầu như ngày nào cũng phải ăn “cơm chan nước mắt” khi tôi vì quá căng thẳng nên tính tình bẳn gắt, dễ nổi điên. Cả hai bên gia đình đều “nín thở” chờ đợi, ông bà nội ngoại thì liên tục đi chùa xin cháu. Hàng xóm cũng quan tâm, trợ giúp bất cứ việc gì.
Đến tháng thứ 3, tôi tìm tới gặp giám đốc Bệnh viện phụ sản trung ương, mong bác tư vấn giúp. Bác hẹn tuần 12 quay lại sẽ khâu eo tử cung. Tôi không có mấy hy vọng vì lần trước cũng thực hiện thủ thuật này rồi.
Nhưng đúng hẹn, tôi vẫn tới và được bác giám đốc trực tiếp khâu. Tuần 16 nhẹ nhàng qua đi, tới tuần thứ 18, bụng tôi lại co thắt dữ dội nhưng nằm viện vài ngày thì ổn. Gần tới tuần thứ 26, tôi lại phải nhập viện vì bị dọa đẻ non. Trong viện, tôi được các bác sĩ tận tình chăm sóc, chồng thì ngày nào cũng cơm mang 3 bữa. Anh vừa háo hức vì sắp được làm bố, vừa hồi hộp sợ có điều chẳng lành vào những ngày tháng cuối.
Nằm viện đến tuần 37, tôi sốt ruột quá, 2 bên gia đình cũng lo lắng nên đề nghị được mổ chủ động. Trên bàn đẻ, nghe tiếng con oe oe, tôi khóc như mưa, như để thỏa lòng sau bao biến cố. Cuối cùng tôi cũng được làm mẹ rồi. Hôm đó, nhà tôi kéo tới viện có tới gần 10 người. Ai nấy đều vỡ òa trong niềm hạnh phúc, thở phào nhẹ nhõm và tranh nhau tới nhìn mặt cháu gái lần đầu.
Những ngày tháng đầu tiên chăm con, hai vợ chồng vừa vui sướng, vừa lóng ngóng. Bé Thỏ càng lớn càng quấn bố. Chồng tôi thì yêu chiều, chăm bẵm con không ai bằng. Anh đi làm suốt ngày nhưng cho con ăn, tắm táp đều muốn tự tay làm. Cũng may, ngoài lần viêm phổi và sốt xuất huyết khiến bố mẹ đứng ngồi không yên, con ăn ngoan, mau lớn và giờ bi bô suốt ngày ở tháng thứ 17.
Tôi chỉ muốn nhắn nhủ các mẹ đang mong con đừng mất hy vọng. Ánh sáng có thể ở phía trước. Hãy vững tin, tìm tới các chuyên gia giỏi và biết đâu phép màu sẽ tới.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Vợ Chồng Vô Sinh Được Phép Nhờ Mang Thai Hộ
Các cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Các cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Theo Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vừa được Chính phủ ban hành, cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Cặp vợ chồng có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Nghị định cũng nêu rõ 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm: Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị định này, căn cứ các điều kiện quy định, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định bổ sung cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ngoài 3 bệnh viện trên.
Nghị định quy định, để được thực hiện phương pháp này, các cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này.
Nghị định cũng nêu rõ, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ cần được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.
Thực tế cho thấy có những người mẹ không thể mang thai vì nhiều nguyên nhân nhưng vẫn có trứng và có nhu cầu sinh con; có những người có bệnh lý ở tử cung và không thể mang thai, kể cả đã được hỗ trợ sinh sản và cũng có người cứ mang thai là bị rối loạn đông máu…
Việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Gửi bài viết
Vợ Chồng Vô Sinh Có Được Nhờ Mang Thai Hộ Không?
Liên quan đến vấn đề mang thai hộ, bạn đọc đã gửi câu hỏi tư vấn tới Luật Nhân Dân: Vợ chồng vô sinh có được phép nhờ phụ nữ độc thân mang thai hộ không? Sau đây Luật Nhân Dân xin giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Cơ sở pháp lý
Người độc thân có được phép nhờ người mang thai hộ?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Mang thai hộ là việc một người phụ nữ được nhờ mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể có con được dù đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Theo đó, việc mang thai hộ này được thực hiện bằng cách lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, thì cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên cặp vợ chồng này cần phải đáp ứng được 03 điều kiện sau:
Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi sử dụng thụ tinh nhân tạo…
Vợ chồng đang không có con chung;
Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Như vậy, chủ thể nhờ mang thai hộ phải là cặp vợ chồng không có con chung và người độc thân không được phép nhờ người khác mang thai hộ.
Cặp vợ chồng vô sinh có được phép nhờ phụ nữ độc thân mang thai hộ không?
Cặp vợ chồng vô sinh có được phép nhờ phụ nữ độc thân mang thai hộ, tuy nhiên người phụ nữ được nhờ mang thai hộ này cần đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cụ thể như sau:
Hoàn toàn tự nguyện, không vì mục đích vụ lợi;
Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ: Chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì; chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;
Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế về khả năng mang thai hộ;
Trường hợp có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người này;
Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Như vậy, người phụ nữ chỉ cần đáp ứng được các điều kiện trên là có thể mang thai hộ cho cặp vợ chồng khác, chứ không phân biệt phụ nữ độc thân nhưng đã từng sinh con, chưa mang thai hộ lần nào, là người thân thích… hay không. Tuy nhiên để đảm bảo được tính pháp lý thì người phụ nữ này phải có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh cho các điều kiện mang thai hộ của mình.
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Vợ chồng vô sinh có được nhờ phụ nữ độc thân mang thai hộ không. Nếu còn những vướng mắc về các vấn đề liên quan tới mang thai hộ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666 – Tel: 02462.587.666
Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Hộ Phải Cùng Huyết Thống Với Vợ Hoặc Chồng trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!