Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Hộ Chui: Cơ Hội Đổi Đời Hay Đánh Đổi Mạng Sống? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
, khao khát có con – một nhu cầu rất nhân văn của những người không may bị hiếm muộn – đang bị một số đối tượng biến tướng thành dịch vụ thương mại để kiếm tin môi giới, từ mang thai hộ đã chuyển sang đẻ mướn, đẻ thuê trong nhiều trường hợp.
Tháng 4/2019, một đường dây tổ chức mang thai hộ xuyên quốc gia vừa bị phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá. Bước đầu xác định, 20 phụ nữ thuộc nhiều địa phương trong cả nước đã mang thai hộ trong đường dây, trong đó tập trung chủ yếu Bình Thuận, Nghệ An, Cà Mau, Đồng Tháp, Thanh Hóa. Đây là đường dây với số lượng phụ nữ mang thai hộ lớn nhất từ trước đến nay. Hiện 5 phụ nữ đang ở Trung Quốc chờ sinh. Một số người đã trở về địa phương, nhiều địa chỉ chưa xác thực. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp đối với Phạm Thị Huế (sinh năm 1984, trú tại Bắc Giang) và Ninh Thị Hải Yến (sinh năm 1988, trú tại Hà Nội) về tội “tổ chức mang thai hộ nhằm mục đích thương mại”.
Kể từ đầu năm 2019 tới nay, nhiều đường dây tổ chức mang thai hộ phi pháp đã bị phanh phui. Nhưng có phải tới thời điểm này, hoạt động trên mới nở rộ? Hay nhờ sự phát triển của công nghệ, hành vi này đang có điều kiện bùng phát rộng?
BÙNG NỔ DỊCH VỤ MANG THAI HỘ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam nêu rõ việc người mang thai hộ phải là người thân của vợ hoặc chồng. Quy định này nhằm kiểm soát việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên VTV, một số bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân đã bỏ qua quy định pháp lý trên. Những cơ sở này không được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Từ đây, dịch vụ đẻ thuê, đẻ mướn được hình thành.
Không những vậy, trên thực tế, thị trường này đang ngày càng sôi động ngoài sự kiểm soát của pháp luật. Hàng loạt đường dây mang thai hộ âm thầm hoạt động. Chỉ cần ở đâu có nhu cầu, các đối tượng môi giới sẽ bằng cách nào đó luôn luôn sẵn sàng cung cấp.
Chỉ với một tài khoản Facebook là dễ dàng thâm nhập vào thị trường mua bán trứng và mang thai hộ. Chỉ cần một bài đăng “muốn mang thai hộ, bán trứng”, ngay lập tức, các môi giới sẽ nhảy vào. Điều kiện cần đối với người bán trứng là những cô gái trẻ từ 20 đến 25 tuổi, còn mang thai hộ thì dưới 35 tuổi.
Các cò môi giới của dịch vụ mang thai hộ được ví như những vòi bạch tuộc vươn dài từ mạng xã hội ra đời thực. Mỗi đường dây thường có nhiều môi giới đảm nhiệm từng công việc. Sau những thỏa thuận ban đầu, có đối tượng môi giới tổ chức những buổi gặp gỡ cho người muốn mang thai hộ với các gia đình. Chính xác hơn, đây giống như cuộc lựa chọn – xem mặt, xem tính cách, kiểm tra sức khỏe rồi quyết định. Tất cả cùng mong muốn giữ bí mật mọi thông tin về cá nhân và quá trình mang thai. Những phụ nữ đang cần tiền, đã ly hôn được đối tượng môi giới hướng tới để dụ dỗ, lôi kéo.
Với đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia, sau khi có người đồng ý, các đối tượng liên lạc nhà xe đưa phụ nữ về các khu vực biên giới, chờ đưa sang nước ngoài. Điều kiện mang thai hộ rất dễ, chỉ cần gửi ảnh, chứng minh thư hoặc hộ chiếu là lên đường.
Trong vai người có thể mang thai hộ, phóng viên VTV được nhóm môi giới hẹn đi cùng một phụ nữ khác tại Thanh Hóa. Quá trình di chuyển, môi giới thường xuyên yêu cầu chụp ảnh và gọi điện theo dõi hành trình. Điểm đến là bến xe gần cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. Tại đây, mắt xích đầu tiên trong đường dây xuất hiện đó là một người địa phương, thường xuyên đón và đưa phụ nữ sang Trung Quốc mang thai hộ theo con đường mòn ven rừng.
Tại ranh giới 2 quốc gia, bên kia tường rào có một người phụ nữ đã đợi sẵn. Lấy lý do bỏ quên va li và đau bụng, phóng viên trong vai người mang thai hộ đã xin quay về. Dù không được nhóm đối tượng đồng ý nhưng phóng viên đã nhanh chóng xin đi nhờ xe ra khỏi khu vực này.
MANG THAI HỘ CHUI: ĐỔI ĐỜI HAY ĐỔI MẠNG
Theo ghi nhận tại Trung Quốc, ngôi nhà 6 tầng là nơi nuôi những người mang thai hộ. Họ gọi đây là công việc cho thuê tử cung. Những phụ nữ đẻ thuê không hợp đồng, không cam kết, không giấy tờ, không được pháp luật nước bạn bảo vệ. Thậm chí, có những phụ nữ đã bị ép quan hệ trực tiếp để có con.
Niềm tin duy nhất của những người phụ nữ này là các tài khoản Zalo, Facebook, trong khi môi giới thì sử dụng vô số tài khoản ảo.
Theo chia sẻ từ chính những người phụ nữ đồng ý mang thai hộ, một trong những nguyên nhân khiến họ quyết định tham gia hoạt động này là bởi muốn có tiền, có cơ hội thay đổi cuộc sống hiện tại của bản thân, dù biết rằng việc mang thai hộ có thể mang tới cho bản thân cũng như đứa trẻ nhiều nguy hiểm.
“Đối với sự tồn tại của những đường dây này, khi căn cứ vào luật pháp, mang thai hộ với mục đích thương mại thì những người tổ chức hoạt động này có thể bị xử phạt tối đa 5 năm tù, nên những đường dây chính là tồn tại của các băng nhóm tội phạm, cần xử lý triệt để. Những người mang thai hộ đi lén lút ra nước ngoài, họ không được bảo vệ về y tế nên rất nguy hiểm tới tính mạng, chưa nói tới việc họ đã tiếp tay cho hành vi phạm tội của các tổ chức mang thai hộ”.
“Hơn nữa, bản thân họ cũng có thể trở thành nạn nhân của những vụ buôn bán người, bởi khi ra nước ngoài, sau khi đẻ xong thì có thể bị bán. Cuối cùng, đối với đứa trẻ sau khi được sinh ra thì việc nó có thể được nhận làm con nuôi thì chưa thể biết chính xác. Quyền của đứa trẻ sẽ không được đảm bảo”, Thượng tá Đinh Văn Trình – Phó Trưởng phòng Phòng chống tội phạm mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an – cho biết.
Những người mang thai hộ đều giấu gia đình, nên việc tìm kiếm hỗ trợ nạn nhân trong các đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia rất khó khăn. Hầu hết các đường dây gần đầy đều do có người bỏ trốn về nước và tố cáo. Theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, nhiều phụ nữ mang thai hộ đã nói với gia đình là họ đi xuất khẩu lao động. Và khi họ gặp rủi ro, không trở về các gia đình vẫn nghĩ họ đang đi xuất khẩu lao động.
KHI HÀNH TRÌNH TÌM NGƯỜI MANG THAI HỘ GIAN NAN VÀ CẦN CẢ… SỰ MAY MẮN
Việc bắt những đường dây mang thai hộ có yếu tố nước ngoài cho thấy đang có một thị trường ngầm, làm dịch vụ mang thai hộ chui. Với sự phát triển của mạng xã hội, thị trường này càng khó kiểm soát. Những phụ nữ cần tiền là đối tượng để những đường dây này nhắm đến. Thế nhưng, những khách hàng của họ là ai? Chỉ là những cặp vợ chồng khao khát có con nhưng không thể, dù đã can thiệp các giải pháp y tế khác?
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Quy định rõ ràng với các điều mục cụ thể, nhưng thực tế vẫn có không ít người loay hoay, không biết phải làm thế nào, vì hành trình tìm người mang thai hộ rất khó khăn, nhất là việc tìm và chứng minh người mang thai hộ mang tính hợp pháp.
Chia sẻ cùng phóng viên, một cặp vợ chồng hiếm muộn cho biết 21 loại văn bản là những loại giấy tờ mà họ muốn tìm người mang thai hộ phải chuẩn bị. Sống tại Hà Nội, là những cán bộ Nhà nước và rất thông thạo thủ tục hành chính, nhưng họ cũng mất gần 1 tháng để hoàn thành hồ sơ. Đó là chưa kể tới những bộ hồ sơ của họ sau 6 lần làm các phương pháp hỗ trợ sinh sản không thành công.
“Mỗi lần thấy vợ đau đớn như vậy mình không kìm long được. Thực ra mình có động viên vợ tìm cách nhờ người nhưng vợ lại mong muốn trực tiếp sinh nở. Cũng hiểu giới hạn của mình, việc này kéo dài thì ngoài chuyện tinh thần, thể chất thì còn là vấn đề kinh tế nữa, nó rất tốn kém… Trong trường hợp trời chưa thương mình thì mình đành chờ đợi cơ hội tiếp theo”, thành viên gia đình đã thực hiện hồ sơ mang thai hộ cho biết.
Bất đắc dĩ, các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn mới phải tìm cách có con bằng hình thức mang thai hộ, bởi thực lòng ai cũng muốn được thực hiện thiên chức của người mẹ, mang nặng đẻ đau. Hầu như họ đều phải chịu những ảnh hưởng tâm lý, nhất là với trường hợp phải qua nhiều lần thất bại.
Đã 4 năm, một gia đình hiếm muộn đã rời Hà Nội vào chúng tôi sinh sống. Căn phòng nhỏ là nơi vợ chồng chị tá túc trong thời gian điều trị bệnh. Theo chỉ định của bác sĩ, vợ chồng này phải tìm người mang thai hộ. Sau đó, anh chị đã tìm được người bà con bên chồng và người này cũng đồng ý giúp. Tuy nhiên, khi làm thủ tục bệnh viện thông báo người mang thai hộ không “cùng hàng” mà là “cháu” của chị, theo quy định pháp luật sẽ không được.
Còn một trường hợp bệnh nhân khác từ Quảng Ngãi vào chúng tôi Ngay khi vừa có Nghị định 10/2015 cho phép mang thai hộ, chị rất mừng. Thế nhưng chị rất ngỡ ngàng khi bị từ chối vì người này là “cô”, cũng không “cùng hàng” với chị. Chị bị từ chối điều trị mang thai hộ.
Khi tìm được người mang thai hộ, một câu hỏi khác đặt ra là trong quá trình mang thai, người mang thai hộ nảy sinh tình cảm với thai nhi thì sao? Có thể lắm! Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, vậy họ có được công nhận là mẹ đứa trẻ không?
Những niềm hy vọng có con lần lượt bị dập tắt bởi vướng quy định, bởi khúc mắc, nghi vấn… Vì vậy, đã có nhiều người tìm đến bước đường cùng là thuê người mang thai hộ, bất chấp những nguy hiểm chờ họ phía trước.
THÁO GỠ VƯỚNG MẮC THỰC HIỆN MANG THAI HỘ
Việc mang thai hộ chui gây ra rất nhiều rủi ro cho cả 2 phía, người nhờ mang thai hộ và người được nhờ. Và người được hưởng lợi duy nhất đó là những người môi giới, những người tổ chức dắt mối mang thai hộ. Để hạn chế những rủi ro và những hậu quả phức tạp khó lường này, theo góp ý của nhiều chuyên gia, quy định đối tượng được nhờ mang thai hộ phải mở rộng hơn nữa.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, gốc của vấn đề này nằm ở việc hiện nay pháp luật quy định khá “giới hạn” bó hẹp những trường hợp được mang thai hộ. Cụ thể, quy định người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích “cùng hàng” của vợ hoặc chồng. Quy định này rất khó cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Trước những vướng mắc trên, Chi hội Luật gia Bệnh viện Từ Dũ đã gửi văn bản đề nghị Bộ Y tế sớm bổ sung quy định, mở rộng đối tượng cho phép mang thai hộ, giúp các gia đình hiếm muộn tìm được niềm vui con cái một cách an toàn và đúng các quy định pháp luật.
Mang thai hộ là một quy định với mục đích nhân văn, giúp mang tới niềm hạnh phúc lớn lao cho nhiều gia đình hiếm muộn, giúp nhiều người thực hiện được mơ ước trở thành cha mẹ. Tuy nhiên, hành động đó sẽ không còn là đúng nữa khi nó trái pháp luật, bởi cả bên mang thai hộ và bên nhờ người mang thai hộ đều phải đối mặt với những nguy hiểm. Kẻ được lợi ở đây chỉ là môi giới, những người tổ chức dắt mối mang thai.
12 Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai
Vùng da ngực, nhất là hai đầu vú trở nên sẫm, tối màu hơn. Tình trạng này bắt đầu xuất hiện ngay khi bạn mang thai.
Những vùng da ngực sẫm màu này sẽ biến mất sau khi bạn sinh một cách tự nhiên mà không cần bạn phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào.
2. Cảm giác thèm ăn
Nhiều phụ nữ khi mới mang thai trở nên thích ăn hơn, nhất là với một số món đặc biệt nào đó. Một số bà bầu thèm ăn bánh kẹo ngọt, dưa, táo, trứng, thịt, sữa… trong khi một số ít khác có sở thích quái lạ hơn, họ thích cả những thứ không phải là thực phẩm như đất, gỗ…
Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai đồng thời đó cũng là cách cơ thể bạn đòi hỏi bổ sung thêm các loại dưỡng chất để nuôi em bé.
Chứng thèm ăn có thể chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu mang thai hoặc trong suốt hành trình thai nghén nhưng nó sẽ tự mất đi sau khi bạn sinh nở. Nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bà mẹ và em bé, bạn cũng nên đặc biệt chú ý tránh tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang thai.
Sở dĩ có sự thay đổi về tâm lý như vậy là do cơ thể thay đổi hormone trong khi mang thai. Thêm vào đó là những căng thẳng, lo lắng, những triệu chứng khó chịu thường thấy khi bầu bí như đau lưng, ốm nghén, tiểu rắt, táo bón…
Sự xáo trộn hormone trong cơ thể bạn sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh em bé. Bạn cũng nên tăng cường các hoạt động vui chơi, thư giãn, trò chuyện trong thời gian mang thai để phòng tránh stress và giữ tinh thần thoải mái.
4. Thân nhiệt tăng
Đến quý thứ II của thai kỳ, đôi khi bạn cảm nhận thấy cơ thể đột nhiên nóng lên từng cơn, mồ hôi lấm tấm, da dẻ bỗng ửng đỏ dù bạn không làm gì cả.
Đây là vấn đề hoàn toàn bính thường và bạn không có gì cần phải lo lắng cả. Bởi sự lưu thông các mạch máu trong cơ thể bạn tăng nhanh khiến má bạn ửng hồng. Khi ấy, tuyến mồ hôi cũng hoạt động mạnh mẽ hơn.
Đây là hiện tượng thay đổi thân nhiệt một cách bình thường. Vì vậy, làn da của bạn sẽ trở về tự nhiên sau đó ít phút.
5. Những vệt da sậm màu phía bụng dưới
Một số thai phụ xuất hiện những vệt da sậm màu ở phía bụng dưới trong khi một số khác thì không. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những vệt da sậm màu này là kết quả của sự thiếu hụt axit folic của phụ nữ suốt thời kỳ thai nghén.
Bạn nên chú ý chế độ ăn đầy đủ ngũ cốc, các loại rau sậm màu hoặc uống bổ sung axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những vệt da sậm màu này sẽ tự nhiên biến mất sau khi bạn sinh một vài tháng.
6. Tóc dày hoặc mỏng hơn
Tóc bạn có thể trở nên dày và bóng mượt hoặc mỏng và bị rụng nhiều hơn khi mang bầu. Đó là do thay đổi hormone HCG (chất nội tiết thai nghén) trong cơ thể khiến tóc của các bà bầu trở nên dày hoặc mỏng hơn.
Trong thời gian này, các bà bầu nên chú ý chăm sóc tóc, hạn chế việc nhuộm, ép, uốn tóc… vừa khiến tóc bạn xấu đi vừa không tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Nếu tóc bạn rụng nhiều, bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần chú ý vệ sinh, chăm sóc tóc thường xuyên là được.
7. Ốm nghén
Những cơn nôn ọe chắc chắn là điều chẳng mẹ nào mong thế nhưng đây lại là cảm giác thường xuyên với những mẹ bầu 3 tháng đầu. Ốm nghén thường dị ứng với mùi vị, đây là cách để cơ thể ngăn chặn những chất nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng được cho là khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, buồn nôn. Để hạn chế ốm nghén, chị em có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước, ăn bánh quy giòn, uống trà gừng…
Để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ này ở mẹ bầu, bạn nên viết ra giấy những công việc bạn phải hoàn thành trong một ngày và dựa vào đó để thực hiện, bạn sẽ tránh được tình trạng nhớ việc này, quên việc kia. Chứng suy giảm trí nhớ khi mang thai là hoàn toàn bình thường, bạn không nên quá lo lắng.
9. Chảy máu nướu răng
Sự gia tăng lưu lượng máu của cơ thể giúp di chuyển máu và chất dinh dưỡng đến cổ tử cung và nó gây ra tình trạng chảy máu ở chân răng , nướu răng. Bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn điều này khi đánh răng vào mỗi buổi sáng. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khi sinh nở.
Để giảm nguy cơ chảy máu nướu răng, mẹ nên chọn chiếc bàn chải mềm và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng.
10. Ngón chân sưng phù
Những ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái sưng phù và to hơn ngày thường. Tình trạng này do rất nhiều yếu tố gây ra. Đó có thể là chứng sưng phù bình thường ở thai phụ, có thể do bạn tăng cân quá nhanh khiến các ngón chân cũng trở nên “béo” hơn hoặc do các dây chằng (nối cơ và xương) bị dãn và khiến ngón chân bạn phình to hơn.
Bạn không nên quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi bạn sinh em bé.
11. Đau lưng, đau hông
Khi mang thai, xương chậu và các dây chằng của mẹ sẽ bị lới lỏng đáng kể. Đây là nguyên nhân khiến chị em bầu dễ dàng bị đau lưng, đau hông. Càng về cuối thai kỳ, những triệu chứng này càng trở lên nặng nề hơn và mẹ cần chú ý đến việc đi lại để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để giảm triệu chứng đau lưng, hông, mẹ cũng nên hạn chế đi giày cao gót hoặc giầy đế bệt. Loại giày phù hợp nhất cho sản phụ là 3-4 phân.
12. Đi tiểu thường xuyên
Thường xuyên đi nhà vệ sinh là điều phổ biến ở các bà bầu, bởi khi bầu bí, áp lực của thai nhi lên bàng quang, niệu đạo và cơ xương chậu sẽ khiến họ có cảm giác buồn tiểu cả ngày.
Không chỉ đi tiểu thường xuyên, mỗi khi ho hoặc làm việc nặng, bạn cũng dễ bị són tiểu.
Toàn Bộ Thay Đổi Của Cơ Thể Khi Mang Thai
1. Thay đổi về cân nặng
Phần lớn các mẹ bầu sẽ tăng từ 12 đến 17 kg do trọng lượng của em bé (thường là 3-4 kg), nước ối, tử cung, các dịch cơ thể khác và sự tăng cân của chính các mẹ.
3. Thay đổi ở hệ tuần hoàn
4. Thay đổi ở hệ tiêu hóa
Do tác động của hóc môn progesterone, làm tăng giảm trương lực cơ vòng của thực quản, dạ dày của người mẹ gần như nằm ngang. Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng về dạ dày như ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày và hay bị táo bón. Khoảng 70% bà bầu trải qua tình trạng ốm nghén, tuy nhiên triệu chứng thường hết khi thai khoảng 17 tuần. Ngoài ra, bà bầu còn thường gặp sỏi mật dạng sỏi cholesterol trong quá trình mang bầu do sự thay đổi nội tiết tố nữ.
Thay đổi vòng ngực là sự thay đổi rõ rệt nhất khi mang thai. Ngực sẽ lớn và mềm hơn vì sự thay đổi hóc môn khi mang thai. Tuyến sữa và đường dẫn sữa phát triển, núm vú nhô ra nhiều hơn để chuẩn bị cho em bé bú sữa mẹ.
Thay đổi hóc môn tác động lên toàn bộ cơ thể mẹ bầu. Nhau thai đóng vai trò như tuyến nội tiết tạm thời trong thai kỳ, sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone trước tuần thai 10-12. Tiếp tục giúp tử cung lớn lên và duy trì hoạt động cũng như tạo ra các thay đổi của cơ thể.
Mẹ bầu có thể cảm thấy nóng, bốc hỏa do sự gia tăng hóc môn và các hoạt động trao đổi chất.
Tuyến giáp hơi phình to do nhu cầu canxi tăng lên
Cuối thai kỳ, thùy sau tuyến yên tiết ra oxytocin kích thích quá trình tạo sữa sẵn sàng khi em bé ra đời
Khi em bé ra đời thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin giúp sản sinh ra sữa mẹ.
Trong 9 tháng thai kỳ bụng sẽ lớn dần làm vùng xương chậu mở rộng, từ 3 tháng bụng bắt đầu phình to, đến cuối tháng thứ 6 đỉnh tử cung sẽ chạm khung xương sườn, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng đau lưng, đau hông do giãn dây chằng.
Tử cung lớn hơn tạo ra áp lực lên bàng quang và cơ xương chậu. Mẹ bầu thường gặp một số vấn đề về kiểm soát vệ sinh như: đi tiểu nhiều hơn, đôi khi nước tiểu bị rò khi hắt hơi, ho, cười. Tăng cường khả năng tái hấp thu Natri và nước ở đường niệu.
Khi mang bầu cột sống bị ưỡn hình cánh cung để đảm bảo thăng bằng, cùng với sự thay đổi hóc môn có thể gây ra hiện tượng đau ở vùng lưng và xương chậu. Dây chằng nối tử cung và xương chậu sẽ bắt đầu dãn ra cho em bé chào đời.
Hiện tượng rạn da, sắc tố da đậm màu bắt đầu từ giữa thai kỳ. Do thay đổi của cơ thể và hóc môn mẹ bầu cũng có thể gặp hiện tượng:
Những vết rạn thường xuất hiện vào nửa sau thai kỳ ở bắp chân, ngực do da bị kéo căng
Sắc tố da thường đậm hơn ở vùng bụng, núm vú, các vết rạn bụng, mặt do sự thay đổi hóc môn khi mang thai
Tuần hoàn máu và nội tiết estrogen tăng mạnh gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện và đỏ ửng gan bàn tay.
Đường kẻ nâu ở bụng trở nên đậm hơn trong quá trình mang thai do sự gia tăng tiết Melanin, một chất sắc tố tạo màu nâu đen cho da.
Ngoài 10 điểm thay đổi kể trên, bà bầu còn gặp một số các thay đổi khác như: chuột rút, phù chân do áp lực từ trọng lượng cơ thể tăng nhiều hay hiện tượng lông và tóc mọc nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể cao cũng là những điều thường gặp.
Những Thay Đổi Cơ Thể Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu
Để giúp bào thai phát triển, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng kể. Sự gia tăng các nội tiết tố như oestrogen, progesterone và HCG (hormone sinh dục nữ) sẽ đồng thời tạo ra môi trường dinh dưỡng an toàn cho trứng vừa mới thụ tinh… Cùng tìm hiểu những thay đổi khi mang thai để sẵn sàng mẹ nhé!
Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai
Khi nào sẽ cảm thấy khác lạ?
Hầu hết phụ nữ không thấy triệu chứng thai nghén hay còn gọi là ốm nghén cho đến khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, tuy nhiên, không phải ai cũng giống ai. Một số người có thể cảm nhận rõ những biến đổi trên cơ thể mình ngay từ lúc thụ thai. Nếu bạn cố gắng để có thai từ trước, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu khác thường từ sớm. Những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh hoặc phải dùng biện pháp hỗ trợ để thụ tinh thường nhận biết những dấu hiệu thai nghén rất sớm.
Tôi không chắc…
Nếu bạn từng cố gắng để có con, hẳn bạn cũng hiểu là đừng nên kỳ vọng quá nhiều bởi bạn sẽ thất vọng nếu kết quả thử thai âm tính. Nếu bạn tránh thai dựa vào tỷ lệ nội tiết tố, có khi phải mất đến 12 tháng sau khi ngưng biện pháp ấy mới có thể thụ thai.
Tham khảo: Làm sao để có thai nhanh nhất
Tính ngày dự sinh
Ngày dự sinh được tính dựa vào các thông tin sau:
Ngày đầu của kỳ kinh cuối.
Các chu kỳ thường kéo dài bao lâu.
Lưu ý: kết quả này chỉ là dự tính. Bé con của bạn chỉ chào đời khi đã sẵn sàng.
Hãy hỏi bác sĩ để biết ngày sinh chính xác.
Tôi chẳng thấy gì khác thường cả
Đừng quá lo lắng nếu bạn không trải qua tất cả hay một số biểu hiện thai nghén. Một số phụ nữ lướt qua thời kỳ đầu tiên của thai kỳ với ít hoặc không có biến đổi đáng kể nào. Điều này không có nghĩa là thai bạn yếu hay nguy cơ rủi ro thai kỳ hơn so với người có biểu hiện thai nghén
Tham khảo:
Tên ở nhà cho bé trai, bé gái
Những thay đổi về thể chất
Một trong những thay đổi khi mang thai đầu tiên là việc tăng lưu lượng máu đến tử cung, âm đạo, cổ tử cung và âm hộ khiến các mô ở những bộ phận này có vẻ xanh hoặc đỏ tía. Một số người không tự nhận thấy triệu chứng thai nghén này trừ khi bác sĩ khám phụ khoa hoặc chồng của họ quan sát kỹ mới thấy.
Đói nhiều hơn, có cảm giác bụng cồn cào khi mang thai, cảm giác này kéo dài và chỉ thấy dễ chịu hơn khi ăn vào, tuy nhiên cảm giác này sẽ tiếp tục lặp lại sau đó
Hay mắc tiểu dù mỗi lần tiểu không nhiều như thường lệ. Tình trạng này thoạt đầu có vẻ giống như bị nhiễm trùng đường niệu hoặc do uống nhiều chất chứa caffeine.
Buồn nôn và khó chịu trong dạ dày. Tuy không đến mức nôn nhưng bạn cảm thấy tình trạng bất ổn ấy xuất hiện cả ngày lẫn đêm.
Ngực bị đau, nặng và nhạy cảm. Đầu vú có thể trở nên nhạy cảm và bị nứt đáng kể. Quần vú có thể sậm màu và lan rộng hơn bình thường. Cảm giác khó chịu hơn cả những ngày sắp hành kinh.
Bạn có thể chảy máu nhẹ vùng âm đạo. Có thể chỉ là những đốm nhỏ chứ không nhiều như khi hành kinh. Hiện tượng xuất huyết dưới da này xảy ra khi trứng mới thụ tinh bám vào thành tử cung dày với nhiều mạch máu. (Tham khảo: Ra máu như hành kinh khi mang thai)
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là tắt kinh dù đã đến ngày. Tùy chu kỳ của mỗi người, người phụ nữ sẽ thấy kinh sau khi rụng trứng 2 tuần. Một vài phụ nữ vẫn thấy kinh chút ít trong thai kỳ nhưng không phổ biến.
Khó tránh khỏi cảm giác chua miệng. Việc sử dụng nước súc miệng với mùi vị mạnh cũng khó làm mất cảm giác này.
Bị đau lưng khi mang thai dù trước kia ít bị. Nhức đầu cũng là một triệu chứng khác của giai đoạn đầu thai kỳ do ảnh hưởng của nội tiết tố trong thai kỳ.
Trở nên nhạy cảm với mùi. Có những mùi thậm chí bình thường bạn chưa từng ngửi thấy cũng có thể làm bạn buồn nôn và xây sẩm. Có thể bạn không muốn ngửi thấy mùi thịt sống nữa, nhất là thịt gà và bò. Thậm chí những mùi nấu ăn trước kia thấy bình thường nay cũng làm bạn khó chịu.
Ngán một số thực phẩm và đồ uống mà bình thường bạn vẫn dùng. Cà phê, các loại đồ uống chứa cồn hoặc các món ăn chiên xào, nhiều chất béo cũng có thể làm bạn phát ngấy. Nếu bạn từng hút thuốc, bạn có thể trở nên dị ứng với khói thuốc.
Nghiện một số món dù trước đó không thích. Bạn có thể thèm những món chua hoặc mặn chẳng hạn.
Cảm giác nặng và đầy hơi ở vùng bụng dưới. Điều này hoàn toàn không phải do chế độ ăn uống. (Tham khảo: Đau bụng dưới khi mang thai)
Hay cảm thấy mệt đến mức không biết có chịu nổi qua ngày không. Điều này càng tệ hơn nếu bạn còn phải chăm sóc một đứa trẻ khác khiến bạn phải tốn nhiều thời gian và sức lực.
Nếu bạn đã biết cách đo biểu đồ thân nhiệt để dự đoán ngày rụng trứng, bạn có thể nhận thấy thân nhiệt tăng lên trong khoảng 18 ngày. Điều này hoàn toàn bình thường ở thời điểm rụng trứng, mặc dù nó thường trở về mức bình thường nếu một trứng đã thụ tinh không bám được vào thành tử cung.
Thay đổi tâm lý khi ốm nghén
Một số phụ nữ miêu tả cảm giác khác lạ như có điều gì đó đang thay đổi trong cơ thể mình. Số khác lại có thể xác định khoảnh khắc khi phôi bám vào thành tử cung. Điều này thường là giữa ngày thứ 8 và thứ 10 sau khi trứng rụng.
Dễ khóc và bùng nổ cảm xúc hơn bình thường.
Hầu hết phụ nữ đợi trễ kinh mới thử thai tại nhà. Có thể kết quả âm tính giả nếu việc thử thai thực hiện trước khi nồng độ nội tiết tố thai kỳ xuất hiện trong nước tiểu của người phụ nữ. Tuy nhiên, kết quả dương tính với việc thử thai là luôn luôn chính xác!
Quá trình mang thai sẽ có các triệu chứng và thay đổi khác nhau mà không phải dấu hiệu nào cũng dễ nhận biết. Cũng cần lưu ý là không phải cứ hai người phụ nữ mang thai sẽ có biểu hiện giống nhau. Ngay cả khi bạn từng có thai trước đó thì những lần có thai kế tiếp cũng chẳng lần nào giống lần nào!
Tìm hiểu những dấu hiệu khi mang thai khác.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Hộ Chui: Cơ Hội Đổi Đời Hay Đánh Đổi Mạng Sống? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!