Đề Xuất 5/2023 # Mang Thai Em Bé Nhẹ Cân # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 5/2023 # Mang Thai Em Bé Nhẹ Cân # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Em Bé Nhẹ Cân mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mang thai em bé nhẹ cân thì phải làm thế nào là câu hỏi của toàn bộ thai phụ khi được bác sĩ thông báo thai nhi cân nhẹ, không đạt chỉ số cân nặng so với tuổi thai, hãy để chúng tôi tư vấn kỹ hơn để mẹ bầu sớm thoát khỏi tình trạng này.

Ở giai đoạn 3 tháng đầu, nhiều thai phụ bị nghén không ăn uống được gì vì thế không những không tăng cân mà còn bị tụt giảm trọng lượng, tuy nhiên qua giai đoạn này thai phụ sẽ lại ăn uống được bình thường. Thai phụ nhớ ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng bữa ăn ít, chọn những thức ăn không kích thích gây nôn, không gây khó chịu , thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Nếu sau khi ăn bị nôn thì khoảng 10 phút sau nên ăn lần nữa nhưng số lượng ít hơn lần trước, ngoài ra thai phụ cần phải bổ sung vitamin, muối khoáng và uống acid folic.

Nếu thai phụ bị sụt cân ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến dự phát triển của thai nhi, vì vậy thai phụ cần ăn nhiều để bù lại giai đoạn trên do nghén, thai phụ cần ăn thêm tương đương 1 bát cơm, 1 quả trứng hoặc 30gr thịt, 1 cốc sữa cho một bữa ăn/ngày. Bên cạnh đó nên ăn thêm các thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò) rau dền, các loại rau có màu xanh đậm… ; các loại thực phẩm giàu canxi: tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), sữa, cua, ốc, hạt vừng… Thai phụ cũng cần uống thêm viên sắt hàm lượng 60mg/ngày để phòng máu thiếu sắt, uống cho đến ngay cả sau khi sinh một tháng. Để giúp hấp thu sắt tốt hơn khi uống sắt thai phụ cần phải bổ sung thêm vitamin C và bổ sung canxi trong suốt thời gian mang thai là 800-1.000mg/ngày.

Để không mang thai em bị nhẹ cân, thai phụ nên thực hiện đầy đủ các nguyên tắc dinh dưỡng và nghỉ ngơi, đi siêu âm định kỳ để nắm được trọng lượng và tình hình của thai nhi mà có những điều chỉnh phù hợp cho thai nhi có sự phát triển toàn diện.

Thai Nhi Nhẹ Cân So Với Tuổi, Nguyên Nhân Và Cách Tăng Cân Nhanh Cho Bé

(16/03/2017)

Em bé của bạn không phải đến khi ra đời mới bị suy dinh dưỡng mà ngay từ trong bào thai đã có thể bị nhẹ cân, phát triển chậm và điều này sẽ có tác động không nhỏ tới đà tăng trưởng của bé về sau.

Nguyên nhân thai nhi nhẹ cân hơn so với tuổi thai, suy dinh dưỡng bào thai

Chế độ ăn uống của mẹ: ít quá hoặc nhiều quá.

Thai nhi được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dưỡng chất từ cơ thể mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Do đó, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi suy dinh dưỡng.

Thiếu sắt và Axit Folic không chỉ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi mà còn có thể khiến trẻ sinh ra dễ nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp. (M ẹ có thể tham khảo loại viên sắt không gây táo bón )

Ăn đêm chỉ khiến tình trạng cân nặng của mẹ thêm nặng nề mà không có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Để có lợi nhất cho cả mẹ và bé, mẹ bầu chỉ cần làm 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng là đủ cung cấp dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.

Không phải cái gì mẹ bầu cũng cần bổ sung sớm. Sắt và Axit Folic mẹ bầu nên uống trước và trong suốt quá trình mang bầu nhưng nếu uống canxi quá sớm lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Lý do là nếu sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đóng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi chất, khiến thai nhi kém phát triển và nhẹ cân. Mẹ uống nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

Nhau thai có ảnh hưởng nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quà trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ làm cho quá trình vận chuyển dưỡng chất cùng sự chuyển hóa ở bào thai suy giảm, thai nhi không hấp thụ được dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi, dẫn tới bé bị thấp còi.

Mẹ sử dụng chất kích thích hoặc ở trong môi trường có khói thuốc:

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi nhẹ cân, thấp còi.

Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.

Mẹ cần làm gì khi thai nhi “chậm lớn”, nên ăn gì để con nhanh tăng cân

Ngay khi bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ cần điều tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé:

Ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm:

Mẹ cần ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt và các loại thực phẩm giàu Protein. Mẹ có thể ăn thêm hạt Chia , đậu đen, đậu xanh. Nếu không ăn nhiều được một lúc có thể chia nhỏ thành 4-6 bữa/ ngày để đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng.

Thức ăn giàu đạm mẹ bầu cần phải lưu ý là tôm, cua, trứng sữa. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn nhiều những thức ăn này để đảm bảo em bé được cứng cáp, khỏe mạnh.

Thịt bò thực sự là một trong những thực đơn quan trọng hàng đầu đối với mẹ bầu. Không chỉ chứa lượng sắt lớn, thịt bò còn chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác và protein giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, lươn cũng là một thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu thường xuyên, nhất là với những mẹ bầu có bé nhẹ cân.

Bổ sung Sắt và Axit Folic đầy đủ, bổ sung canxi đúng thời điểm

Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay Sắt và Axit Folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Có rất nhiều loại sắt và Axit Folic khác nhau nhưng mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ, đồng thời có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần và nên nói không với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi trong những tháng đầu thai kỳ.

Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy nghĩ quá nhiều khiến thai nhi khó phát triển. Có thể dành thừi gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày.

Mẹ bầu không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của cả mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển. Ngay việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.

CHELA-FERR FORTE Đưng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Thai Nhi Nhẹ Cân: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân

Thai nhi nhẹ cân: Nguyên nhân và cách phòng tránh thai nhi nhẹ cân

05 Jul 2020

Thai nhi nhẹ cân là một trong những vấn đề mà các bà bầu cần đặc biệt quan tâm trong quá trình mang thai. Bởi thai nhi nhẹ cân có thể dẫn tới nhiều vấn đề thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan như da, xương, não của trẻ. Đây cũng chính là lý do các mẹ cần đi khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.

Thai nhi nhẹ cân gây ra tình trạng gì?

Thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này các cơ quan như da, xương, não đều bị ảnh hưởng, dễ nhận thấy nhất là khi trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai có thể khiến thai chết đột ngột do không lấy được oxy và chất dinh dưỡng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ suy dinh dưỡng bào thai khiến não bộ thai nhi chậm phát triển dẫn tới trẻ kém thông minh.

Trong lúc chuyển dạ thai có thể chết non do ngạt hay sang chấn như gãy xương, liệt thần kinh…Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hay hạ canxi dẫn tới co giật.

Sau khi sinh bé có thể xuất hiện bất thường về tiêu hóa, hạ đường huyết, hạ canxi huyết hay bị vàng da giai đoạn sơ sinh.

Những thai phụ có nguy cơ thai nhẹ cân

Tình trạng thai nhi nhẹ cân thường xuất hiện ở các nhóm sau:

Thai phụ có tiền sử đẻ con chậm phát triển trong tử cung

Thai phụ tăng cân ít hơn bình thường trong thai kỳ

Chiều cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai

Mắc các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường

Tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sử dụng chất kích thích

Mang song thai hoặc đa thai…

Có nhiều trường hợp dù cân nặng của mẹ vẫn tăng đều nhưng thai nhi lại bị nhẹ cân. Do vậy các mẹ bầu cần khám thai định kỳ để phát hiện nếu thai bị nhẹ cân, nguyên nhân thai nhẹ cân là do đâu…

Nguyên nhân dẫn tới tình trang thai nhi nhẹ cân

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai nhẹ cân bao gồm:

Nhau thai kém phát triển

Nhau thai có ảnh hưởng rất lớn đến bào thai, nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormon và dưỡng chất đến bào thai. Nếu bánh nhau nhỏ sẽ khiến quá trình vận chuyển bị giảm, khi đó thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ dẫn tới suy dinh dưỡng bào thai.

Do mẹ bổ sung sớm canxi

Canxi là dưỡng chất cần thiết cho bà bầu tuy nhiên việc sử dụng sớm và quá nhiều canxi sẽ khiến canxi đọng lại ở bánh rau. Làm giảm chất lượng bánh rau đi, giảm trao đổi dưỡng chất khiến thai nhi kém phát triển.

Thiếu sắt

Trong thai kỳ nếu không bổ sung đủ sắt sẽ khiến quá trình dưỡng thai không hiệu quả. Thai nhi sinh ra dễ bị nhẹ cân.

Ăn đêm

Theo các bác sỹ ăn đêm không những không cung cấp dưỡng chất cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả mẹ và bé.

Do chế độ dinh dưỡng của mẹ

Thai nhi cần được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp dinh dưỡng ở nhau thai. Vậy nên nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ sẽ khiến thai suy dinh dưỡng. Ngược lại nếu ăn uống không khoa học hoặc quá nhiều sẽ dẫn tới thừa cân.

Chìa khóa ở đây đó chính là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý tương ứng với từng giai đoạn phát triển của thai kỳ.

Cách phòng tránh tình trạng thai nhi nhẹ cân

Để tránh trường hợp thai suy dinh dưỡng các mẹ bầu cần:

Có chế độ ăn uống khoa học:

Bổ sung sắt, axit folic và canxi đúng thời điểm, đúng liều lượng theo khuyến nghị. Thường thì ngay khi có kế hoạch mang thai hoặc khi biết mình mang thai mẹ bầu cần bổ sung ngay sắt và axit folic.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ bao gồm: sắt, axit folic, canxi, i-ốt, vitamin B6, B12 vitamin C, D, kẽm…

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi. Kết hợp rèn luyện các bài thể thao nhẹ nhàng.

Giữ tinh thần thoải mái dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ nhiều, tránh làm các công việc nặng nhọc.

Tránh xa rượu bia, thuốc là và các chất kích thích

Hạn chế thực phẩm chứa caffein

Để được tư vấn chi tiết các giải pháp phòng tránh tình trạng thai nhi nhẹ cân. Bạn có thể liên hệ trực tiếp phòng khám Pasteur để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất nhất!

Tăng Cân Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Ảnh Hưởng Đến Việc Sinh Em Bé?

Tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 là tình trạng không thể tránh khỏi, nhưng tăng cân như thế nào để tốt cho con thì không phải mẹ nào cũng biết. Liệu việc tăng cân của mẹ có ảnh hưởng đến việc sinh em bé?

Việc mẹ tăng cân khi mang thai không đồng nghĩa với việc bé cưng trong bụng của mẹ cũng tăng theo như vậy. Cân nặng của bé được quyết định bởi nhiều yếu tố: di truyền, do cân nặng lúc sinh của mẹ (nếu ngày xưa lúc sinh ra mẹ nặng cân thì bây giờ bé con của mẹ cũng rất có thể sẽ nặng), cân nặng trong thai kỳ (những phụ nữ nặng hơn có xu hướng sinh ra con cũng sẽ nặng hơn), loại thực phẩm mẹ đã ăn để tăng cân. Dựa theo những chỉ số biến thiên này, nếu mẹ tăng cân từ 15 – 18 kg (35 – 40 pound) thì bé có thể cân nặng khoảng 2.7 – 3.1kg (6 – 7 pound). Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ mang thai chỉ tăng khoảng 11 kg (25 pound), nhưng đến lúc sinh bé có thể nặng khoảng 3.6 kg (8 pound). Theo các chuyên gia y tế, nếu trên thực tế, cân nặng mẹ tăng càng nhiều thì bé sẽ càng lớn.

Tăng cân khi mang thai tháng thứ 8

Khuyến cáo gần đây nhất của viện y học Hoa Kỳ cho rằng các mẹ có thể cân nhắc chỉ số tăng cân theo cân nặng và tình trạng cơ thể của mình như sau:

Tăng từ 12 – 18 kg đối với phụ nữ ốm, có chỉ số BMI nhỏ hơn hoặc bằng 18.5

Tăng từ 11 – 15 kg đối với phụ nữ thể trạng bình thường, có BMI từ 18.6 đến 24.9

Tăng từ 6 – 11 kg đối với phụ nữ thừa cân, có BMI từ 25 đến 29.9

Tăng từ 5 – 9 kg đối với phụ nữ béo phì, có chỉ số BMI từ 30 trở lên.

Thông qua việc sờ nắn bụng và đo chiều cao tử cung, bác sĩ có thể cho mẹ biết một số điều về kích thước thai nhi, với sự sai số trong ước đoán chừng 450 gram (1 pound) hoặc hơn một ít. Siêu âm là một cách đo lường chính xác hơn, tuy nhiên phương pháp này cũng có thể mắc những sai số tương tự.

Mặc dù nếu mẹ tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 quá nhiều thì kích cỡ dự đoán của bé có thể lớn nhưng điều đó cũng có nghĩa quá trình sinh nở của mẹ sẽ gặp khó khăn. Mặc dù một bé con nặng chừng 2.7 – 3.1kg (6 – 7 pound) sẽ được sinh ra nhanh hơn một bé nặng đến 4 – 4.5 kg (9 – 10 pound), nhưng hầu hết các mẹ đều có thể sinh ra những bé con to hay rất to bằng ngã âm đạo mà không hề gặp bất kỳ biến chứng gì. Miễn là đầu của bé (phần cơ thể lớn nhất) có thể vừa với kích thước khung chậu của mẹ (đây có thể xem như yếu tố quyết định mẹ có sinh thường được hay phải sinh mổ)

Vóc dáng của mẹ ảnh hưởng đến việc sinh em bé thế nào?

Khi nói đến chuyện mẹ có khả năng sinh em bé bằng phương pháp sinh thường hay không thì kích cỡ quả nhiên là một vấn đề. Tuy vậy, kích cỡ đang được nói đến ở đây là kích cỡ bên trong chứ không phải là kích cỡ bên ngoài. Đó chính là kích thước và hình dáng khung chậu của mẹ trong mối tương quan với kích thước của đầu em bé, vì đây là yếu tố sẽ quyết định mức độ khó khăn hay dễ dàng của quá trình sinh nở, chính điều này chứ không phải là việc mẹ cao bao nhiêu hay có thể hình như thế nào. Và nếu chỉ bởi vì mẹ là người rất ư mảnh khảnh, nhỏ hoặc gầy thì không có nghĩa là khung chậu của mẹ cũng sẽ nhỏ theo. Một người phụ nữ vừa thấp vừa gầy có thể sẽ có một khung chậu rộng hơn (hay hình dáng thuận tiện hơn) so với một phụ nữ vừa cao vừa đầy đặn.

Kích thước, hình dáng khung chậu của mẹ so với kích thước đầu của em bé sẽ quyết định mức độ khó khăn trong quá trình sinh nở

Làm thế nào để mẹ biết kích thước khung chậu của mình như thế nào (nó không phải chỉ phân loại thành: nhỏ, trung bình hay lớn hơn) để chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh em bé? Bác sĩ sẽ thực hiện việc ước tính khá chính xác kích cỡ khung chậu của mẹ, thường trong lần khám thai đầu tiên bác sĩ đã tiến hành đo khung chậu của mẹ bằng cách đo thô. Nếu như có bất kỳ nghi ngờ nào như đầu của bé quá to so với kích cỡ của khung chậu mẹ khi chuyển dạ thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm việc siêu âm để quan sát và đo lường tốt hơn.

Phương tiện duy nhất giúp đánh giá đúng kích cỡ của khung chậu đó là xét nghiệm chụp hình X-quang, tuy nhiên, phương pháp này rất hiếm khi được chỉ định trong suốt thai kỳ. Kích thước khung chậu chỉ là một trong những yếu tố tác động đến sự thuận lợi của quá trình sinh nở. Một số yếu tố cơ thể khác cũng có thể ảnh hưởng như tính hiệu quả trong hoạt động co bóp của cơ tử cung, khả năng giãn nở của cổ tử cung, kích thước của thai nhi, và một yếu tố rất quan trọng khác là vị trí ngôi thai. Cảm xúc và trạng thái tinh thần của mẹ cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ tự nhiên. Chắc chắn điều quan trọng nhất ở đây là mẹ phải tự tin vào khả năng của cơ thể mình trong việc sinh được em bé ra, cũng như hiểu biết đầy đủ kiến thức về quá trình sinh nở và đặt niềm tin vào những người luôn hỗ trợ bạn, như chồng, người nhà, bạn bè hay bác sĩ.

Tất nhiên, nhìn chung thì kích thước tổng thể của khung chậu, cũng như của các cấu trúc xương khác trong cơ thể những người có tầm vóc nhỏ sẽ nhỏ hơn những người khác. May mắn thay, tự nhiên không bao giờ xuất hiện tình huống mẹ thì quá nhỏ mà lại sinh em bé quá to. Thay vào đó, trẻ sơ sinh thường có kích thước phù hợp với vóc dáng và kích thước của khung chậu mẹ lúc sinh (mặc dù sau này chúng sẽ lớn hơn). Và khả năng cao là kích thước của bé sẽ tương thích với kích cỡ của mẹ thôi. Vậy nên các mẹ đừng quá lo lắng nếu vướng phải tình cảnh tăng cân khi mang thai tháng thứ 8 nhé, nhưng mẹ cần có cách kiểm soát cân nặng tăng phù hợp để việc sinh con dễ dàng hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Em Bé Nhẹ Cân trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!