Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Đau Bụng Dưới Nguyên Nhân Vì Sao Và Xử Lý Thế Nào? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tình trạng đau bụng dưới thường gặp ở một số mẹ bầu gây lo lắng, bất an. Vậy tình trạng mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?
Ở nhiều phụ nữ mang thai, tình trạng đau bụng dưới không hiếm gặp và thường gây lo lắng bất an. Bởi một số trường hợp cơn đau bụng dưới là hết sức bình thường và không nguy hiểm. Ngược lại một số trường hợp đau bụng dưới là dấu hiệu của một số vấn đề nguy hiểm hơn. Vì vậy, bạn cần xác định mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào?
Mang thai đau bụng dưới nguyên nhân vì sao?
Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng mẹ bầu bị đau phần bụng dưới như sau:
Do phôi thai đang làm tổ trong tử cung
Sau khi trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào trong tử cung để thực hiện làm tổ. Quá trình này sẽ gây cảm giác bị đau bụng râm ran ở phần bụng dưới.
Vì vậy, nếu bạn bị đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu thì rất có thể là do quá trình làm tổ của phôi thai. Quá trình này thường chỉ diễn ra trong vài ngày là kết thúc nên bạn có thể chú ý để nhận định rõ nguyên nhân có phải do thai bám vào tử cung và đang làm tổ hay không. Một số thời điểm, tuần đầu tiên, bạn có thể còn bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai.
Chế độ ăn không khoa học dẫn tới táo bón
Nhiều phụ nữ mang thai thường có xu hướng ăn nhiều hơn và gây táo bón, sình bụng. Đồng thời, khi bạn mang thai, lực ép của tử cung lên thành ruột lớn hơn, nồng độ progesterone tăng cao hơn dẫn tới tiêu hóa chậm hơn. Các yếu tố này dẫn tới phụ nữ mang thai đau bụng dưới bên trái, là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Mẹ bầu bị tích tụ nhiều mỡ khi mang thai
Việc mẹ bầu tăng cân đột ngột khi mang thai sẽ khiến bụng bị căng tức. Đặc biệt là giai đoạn 6 tháng đầu, vùng bụng của bạn sẽ dễ bị tích mỡ thừa. Khi bụng bầu to hơn, các tế bào mỡ cũng sẽ thích nghi với sự lớn lên của tử cung. Vì vậy, hiện tượng đau bụng dưới râm ran dễ xảy ra. Bạn sẽ thấy có cảm giác gần như bị đau bụng kinh.
Mang thai đau bụng dưới do thai nhi đạp
Trong giai đoạn 3 tháng giữa, sẽ có nhiều thời điểm bạn thấy bé đạp lên thành bụng mẹ khiến thành bụng căng cứng để đáp ứng lại. Vì vậy, bạn sẽ có cảm giác hơi đau râm ran vùng bụng dưới. Tuy nhiên, quá trình không kéo dài, và đây là dấu hiệu bé đang rất khỏe mạnh, bạn không nên lo lắng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Không hiếm những trường hợp mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ, các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
Đau và khó chịu, cảm thấy rát khi tiểu tiện.
Đau vùng xương chậu và đau râm ran bụng dưới.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu ít, vàng sậm và có mùi khó chịu, thậm chí có trường hợp tiểu ra máu.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, nếu có dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
Sỏi mật
Đối với phụ nữ mang thai bị thừa cân quá nhiều, trên 35 tuổi hoặc đã có tiền sử bị sỏi mật thì bệnh này cũng có thể xảy ra. Cơn đau sỏi mật được coi là khá nghiêm trọng và tập trung ở ¼ phía trên bên phải của bụng. Nhiều trường hợp cơn đau có thể lan rộng về phía sau lưng.
Tiền sản giật
Nguyên nhân nguy hiểm nhất đối với mẹ bầu khi mang thai bị đau bụng dưới là do tiền sản giật. Tiền sản giật có thể gây ra những tác động tiêu cực đến gan, thận, não và nhau thai. Sau 20 tuần mang thai, bạn cần được chẩn đoán tiền sản giật nếu bị huyết áp cao hoặc xảy ra tình trạng nước tiểu, gan và thận bất thường, đau đầu liên tục và dai dẳng.
Các triệu chứng của tiền sản giật mà bạn cần hết sức lưu ý bao gồm:
Đau bụng dữ dội ở bụng và vai trên.
Đau đầu dữ dội và không dứt.
Thị lực suy giảm đột ngột, không nhìn rõ xung quanh.
Bị buồn nôn và nôn.
Có cảm giác tức ngực, khó thở.
Tay bị sưng phù nhẹ.
Chân và mắt cá chân xuất hiện đột ngột những vết sưng.
Tăng cân nhanh đột ngột và bất thường.
Mang thai đau bụng dưới cần xử lý thế nào?
Đối với các trường hợp đau thông thường, nguyên nhân do sự thay đổi do thai kỳ hoặc do dinh dưỡng thì mẹ chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin, rau xanh và chất xơ, cung cấp đủ dưỡng chất khác. Đồng thời, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để giảm các triệu chứng đau bụng râm ran. Các trường hợp nguy hiểm hơn, mẹ bầu cần gặp bác sĩ ngay nếu xảy ra tình trạng:
Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng không chấm dứt.
Xuất hiện tình trạng bị ra máu.
Mẹ bầu bị sốt, ớn lạnh, mê sảng,..
Mẹ bầu bị buồn nôn và nôn liên tục.
Khi đi tiểu cảm giác khó chịu, buốt hoặc rát.
Khi đến gặp bác sĩ, bạn sẽ được xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời. Bạn cần tránh để tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 2: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí
Nhiều chị em rất hay bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2. Theo các bác sĩ, đau bụng dưới tháng thứ 2 thai kỳ là dấu hiệu mà các mẹ bầu cần hết sức chú ý.
Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
Thông thường, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 là một hiện tượng bình thường. Bởi bụng dưới người phụ nữ thường đau âm ỉ trong những tháng đầu do thai nhi làm tổ khiến tử cung co bóp nhẹ. Ngoài ra, thai phụ có thể bị choáng, buồn nôn hoặc nôn…
Dấu hiệu bình thường:
Thông thường các cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 – 3 ngày, càng về sau cảm giác đau có xu hướng giảm đi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị đau bụng dưới do những nguyên nhân sau:
Bị đầy bụng, khó tiêu: Điều này xảy ra khi áp lực tử cung và sự thay đổi hormone khi mang thai khiến cho quá trình dạ dày tiêu hóa gặp gián đoạn khiến cho mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu hóa.
Đau dây chằng: Cơn đau này xuất hiện khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng lên nhằm giúp thai nhi phát triển. Đau dây chằng chỉ xuất hiện khi mẹ thực hiện các hành động đột ngột như đứng lên khỏi ghế hoặc ho.
Táo bón: Các hormone tiết ra khi mang thai khiến cho hệ thống tiêu hóa của mẹ gặp vấn đề. Hơn nữa, cùng với tử cung đang phát triển dẫn đến hiện tượng táo bón cho mẹ bầu.
Dấu hiệu không bình thường:
Mặc dù đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 là hiện tượng bình thường nhưng trong một số trường hợp, nếu nó xuất hiện kèm với một số triệu chứng khác:
Bụng đau dữ dội, có máu đen lợn cợn xuất hiện, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, ngất xỉu…. là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Bụng đau từng cơn; cơn đau càng lúc càng tăng lên và đột ngột biến mất; ra máu tươi lẫn máu cục… là dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai.
Cách xử trí khi đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
Nếu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 là dấu hiệu bình thường, thai phụ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Ngồi xuống một lúc
Nằm nghiêng sang phải và gác chân lên nếu bị đau bên trái
Tắm nước ấm
Dùng túi chườm nước ấm vào khu vực bị đau
Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu thai kỳ
Nếu như cơn đau bụng kéo dài, mẹ bầu nên tới các bác sĩ chuyên khoa sản thực hiện thăm khám, siêu âm và đưa ra cách xử trí kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.
Bị Đau Lưng Và Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Và Cách Xử Lý Đúng
Đau lưng và đau bụng dưới là những tình trạng dễ kích hoạt cùng lúc khi mang thai. Chúng khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu và gặp nhiều khó khăn khi vận động. Cần xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn, tránh tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Nguyên nhân gây đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai
Thai kỳ là khoảng thời gian rất nhạy cảm, cơ thể phụ nữ thường có những thay đổi nhất định. Chính những sự thay đổi này có thể khiến cho những cơn đau bất thường phát sinh, điển hình là đau lưng và đau bụng dưới.
Thống kê cho thấy rằng khoảng hơn 90% phụ nữ sẽ bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Trong đó, đa phần là do những thay đổi sinh học thông thường ở cơ thể mẹ. Chỉ khoảng 3% nguyên nhân kích hoạt xuất phát từ các bệnh lỹ mãn tính.
Mẹ bầu có thể bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai do:
1. Vấn đề tăng cân
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Trung bình mỗi phụ nữ sẽ tăng khoảng 10 – 15kg trong suốt thai kỳ. Tăng cân sẽ khiến cho vùng cột sống phải chịu đựng rất nhiều áp lực.
Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần lên, vùng bụng to ra cũng sẽ gây chèn ép đến các khu vực lân cận. Điều này sẽ làm kích hoạt tình trạng đau nhức, dễ gặp nhất là ở vùng thắt lưng, khớp háng và bụng dưới.
2. Tư thế xấu
Mẹ bầu thường rất khó có được tư thế thoải mái cả khi ngồi hay nằm. Bởi bụng bầu chính là vật cản khiến mẹ bầu thường xuyên phải duy trì một tư thế kéo dài. Thói quen thiếu lành mạnh này đã khiến cho vùng cột sống phải chịu đựng nhiều áp lực.
Áp lực đè nén thường xuyên sẽ khiến cho mạch máu và dây thần kinh lân cận bị chèn ép. Chính điều này là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức lưng trải rộng ra cả vùng bụng dưới xuất hiện.
3. Thay đổi hormone
Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ phải sản xuất lượng hormone relaxin đẻ làm giãn xương chậu và dây chằng. Mục đích là để đáp ứng sự phát triển của bé và chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
Chính điều này sẽ gây tác động đến những khu vực lân cận, nhất là vùng thắt lưng và bụng dưới. Đây cũng chính là nguyên nhân kích hoạt những cơn đau lưng và bụng dưới trong thai kỳ.
4. Các vấn đề bệnh lý
Tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai thường là hiện tượng cơ học thông thường nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý.
Nếu cả hai tình trạng trên xuất hiện đồng thời thì thường liên quan đến các vấn đề như:
Mang thai ngoài tử cung: Khiến vòi trứng bị căng giãn quá mức, từ đó kích hoạt tình trạng đau tức vùng bụng dưới lan ra cả lưng. Tình trạng này cần sớm được can thiệp nếu không có thể đe dọa đến tính mạng mẹ bầu.
Sỏi thận: Thường gây đau bụng dưới âm ỉ và đau ở phần lưng bên trái, nhức mỏi vùng hông.
Nếu bạn bị đau lưng nhiều hơn khi mang thai thì có thể sẽ liên quan đến các vấn đề xương khớp. Điển hình như thoái hóa cột sống lưng, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm.
Còn tình trạng đau bụng dưới thì có thể là do các bệnh lý về phần phụ. Thường gặp nhất là u nang buồng trứng, viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung. Ngoài ra đau bụng dưới khi mang thai còn có thể do các vấn đề thông thường như đầy bụng, khó tiêu, táo bón hay những cơn co thắt trong chuyển dạ giả.
Cách khắc phục tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai
Mặc dù có thể chỉ là hiện tượng sinh học bình thường nhưng nếu không sớm xử lý thì tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Điển hình nhất là ảnh hưởng đến chức năng vận động và tâm trạng của mẹ bầu.
Nếu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:
1. Không đi lại, vận động quá nhiều
Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng, việc đi lại và vận động khi mang thai sẽ hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở. Tuy nhiên, nếu đi lại quá nhiều sẽ khiến áp lực dồn nén lên xương khớp nhiều hơn.
Đặc biệt là càng về cuối thai kỳ, bụng bầu càng lớn dần lên, bạn nên hạn chế đi lại và vận động quá nhiều. Bởi có thể khiến những cơn đau ở vùng thắt lưng và bụng dưới diễn ra thường xuyên hơn.
Ngoài ra, thói quen đi bộ và vận động quá nhiều còn làm tăng nguy cơ bị đau khớp gối ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất mỗi ngày bạn chỉ nên đi bộ khoảng 5 – 10 phút để hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở.
2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Khi mang thai, nhu cầu về dưỡng chất của cơ thể mẹ thường tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả thai nhi.
Chính vì thế, các mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là tăng cường những thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng đau lưng trong thai kỳ.
Ngoài ra, bạn không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thức ăn này thường khó tiêu, dễ gây chướng bụng, táo bón. Từ đó có thể làm phát sinh những cơn đau cuộn thắt ở vùng bụng dưới khi đang mang thai.
3. Dành thời gian nghỉ ngơi
Không ít mẹ bầu vẫn phải làm việc nặng nhọc ngay cả trong thai kỳ, nhất là ở những tháng cuối. Áp lực từ công việc rất dễ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Cùng với đó, việc duy trì quá lâu một tư thế khi làm việc cũng dễ khiến tình trạng đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn.
Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp và đau bụng dưới xuất hiện. Đồng thời việc nghỉ ngơi cũng sẽ giúp các mệ có được tâm lý thoải mái hơn để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở.
4. Dùng gối cho bà bầu
Bụng bầu chính là vật cản khiến mẹ bầu không thể ngủ ở tư thế thoải mái như bình thường. Để cải thiện vấn đề này, các mẹ có thể sử dụng gối chuyên dụng dành riêng cho bà bầu.
Gối cho bà bầu thường có gần đệm đỡ bụng bầu giúp mẹ bầu có thể ngủ thoải mái hơn. Đồng thời không phải lo lắng vùng cột sống thắt lưng cũng như vùng bụng dưới bị chèn ép.
Bên cạnh đó, khi ngồi mẹ bầu cũng nên kê một chiếc gối nhỏ phía sau lưng để làm giảm áp lực lên cột sống. Điều này không chỉ giúp mẹ bầu ngồi thoải mái hơn mà còn cải thiện được tình trạng đau nhức lưng và bụng dưới.
5. Xoa bóp vùng đau nhức
Đây là một trong những biện pháp rất hữu hiệu giúp mẹ bầu ức chế nhanh tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Xoa bóp sẽ giúp cho mô cơ được giãn ra, tạo cảm giác thoải mái. Đồng thời, thực hiện xoa bóp ở vùng thắt lưng còn giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.
Bạn có thể sử dụng một chút dầu nóng thoa lên vùng da phía ngoài khu vực bị đau trước khi massage. Đối với vùng bụng nên thoa nhẹ tay để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Liệu pháp xoa bóp nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ để giúp tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.
Khi nào nên thăm khám bác sĩ?
Nếu tình trạng đau lưng và đau bụng dưới chỉ là do vấn đề sinh học bình thường thì mẹ bầu không cần thiết phải thăm khám. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu không sớm can thiệp sẽ gây ra tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Bạn nên chú ý thăm khám sớm khi:
Những cơn đau kích hoạt thưỡng xuyên với mức độ dữ dội
Tình trạng đau nhức không giảm khi bạn đã áp dụng các liệu pháp khắc phục
Có các biểu hiện khác đi kèm: mệt mỏi, chán ăn, ngứa vùng kín, nước tiểu bất thường…
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là vấn đề mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần chú ý. Các mẹ tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau để khắc phục. Bởi sử dụng thuốc khi mang thai thường gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Tốt nhất nên thăm khám để bác sĩ hướng dẫn cách xử lý an toàn.
Bà Bầu Bị Đau Bụng 3 Tháng Đầu Có Sao Không? Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Nhiều mẹ khi mang thai 3 tháng đầu thường bị đau bụng. Dù đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến nhưng bà bầu đau bụng khi mang thai giai đoạn đầu do nhiều nguyên nhân, nếu không được xử lý đúng cách sẽ vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu
Hiện tượng đau bụng ở bà bầu 3 tháng đầu là điều hết sức bình thường. Mẹ bầu cảm thấy đau bụng khi cười, ho, hắt hơi hay khi phải đứng quá lâu. Đó có thể là những cơn đau bụng bất ngờ khiến mẹ cảm thấy đau, khó chịu ở các cơ vùng bụng khi tử cung phải chịu áp lực lớn. Bà bầu đau bụng 3 tháng đầu là điều khó tránh khỏi. Hiện tượng này sẽ giảm dần và hết hẳn sau khi phôi làm tổ ổn định.
Mang thai 3 tháng đầu hay bị đau bung do các nguyên nhân sau:
1. Trứng đang trong quá trình làm tổ
Mang thai 3 tháng đàu bị đau bụng dưới là dấu hiệu sớm báo hiệu cho mẹ biết mình đã có thai. Đau bụng trong tháng đầu tiên của thai kỳ do phôi nang đi đến tử cung và làm tổ. Phôi thai đang dính vào niêm mạc tử cung với các chân giả (hiện tượng bám rễ) để cố định vị trí, hình thành liên kết giữa phôi năng với niêm mạc tử cung. Đây là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị đau bụng. Sau khi ổn định vài ngày, các cơn đau bụng của mẹ sẽ giảm dần và biến mất.
2. Do căng cơ và dây chằng
Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng trên bắt nguồn từ việc thai nhi trong bụng mẹ ngày càng lớn nên tử cung của mẹ cũng phải giãn ra và lớn theo, Điều này khiến mẹ có cảm giác đau, căng tức vùng bụng. Nhất là những khi hắt hơi, ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy.
3. Ốm nghén
Trong thời kì đầu của quá trình mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, trong đó có sự tăng lên đáng kể của hooc môn Progesterone trong tử cung nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, hooc môn này cũng tăng lên trong dạ dày, thực quản của mẹ và cũng chính là nguyên nhân gây ốm nghén. Khi đó mẹ bầu bị nôn ói nhiều, vùng bụng bị co thắt làm mẹ phải chịu những cơn đau bụng khó chịu.
4. Mẹ bị táo bón, khó tiêu
Khi mang thai, tử cung phát triển, cản trở hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa của mẹ cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, gây táo bón, đầy hơi, khó tiêu. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cho bà bầu đau bụng trong 3 tháng đầu.
Mức độ đau bụng có thể chấp nhận và được cho là an toàn trong giai đoạn này là cảm giác đau lâm râm giống như đau bụng kinh thông thường. Nếu như trong 3 tháng đầu mẹ bầu bị đau bụng dữ dội kèm các biểu hiện khác như ra máu âm đạo, thấy choáng váng, mất sức thì có thể mẹ và bé đang gặp phải nhứng vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, tiền sản giật… Mẹ cần nhanh chóng đến thăm khám ngay bác sĩ phụ khoa để có hướng điều trị kịp thời.
Đau bụng 3 tháng đầu mang thai có thể do nhiều nguyên nhân
Làm sao để đỡ đau bụng 3 tháng đầu mang thai
Để hạn chế tình trạng đau bụng trong 3 tháng đầu mang thai cũng như đề phòng tránh những tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý:
Tăng cường chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kì, có chế ăn uống khoa học, đầy đủ vitamin và các loại khoáng chất, nhất là các loại rau và trái cây. Với các mẹ đang trong thời kỳ thai nghén, cần cố gắng ăn uống mọi lúc mọi nơi khi cơ thể có cảm giác thèm ăn. Mẹ bầu bị nghén cũng không nên kiêng kem thái quá nhưng cũng không nên tùy tiện ăn uống các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, món chiên xào nhiều dầu mỡ, cafe hay nước có ga.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Không mang vác vật nặng, làm việc quá sức.
Không đứng quá lâu một chỗ hay đứng lên đột ngột, hạn chế việc cúi người, ngồi xổm vì sẽ tạo sức ép lên thai nhi.
Nên vận động nhẹ nhàng, tập yoga dành riêng cho mẹ bầu.
Uống đủ nước mõi ngày, bổ sung đầy đủ khoáng chất thiết yếu
Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, tránh mặc đồ chật, bó sát, đi giày cao gót
Thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé.
Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám, điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay các bài thuốc dân gian khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số thực phẩm bổ sung giúp đỡ đau bụng ở bà bầu 3 tháng đầu
1. Vitamin bà bầu Pregnacare Max mẫu mới của Anh Quốc
Vitamin Pregnacare Max được hàng triệu mẹ bầu Anh Quốc tin dùng. Sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng với công thức bổ sung cân bằng dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé.
Mẹ có thể dùng Vitamin Pregnacare Max ngay từ khi dự định mang thai, trong 9 tháng thai kỳ hay trong thời gian cho con bú.
Vitamin Pregnacare Max cung cấp hàm lượng dinh dưỡng với các loại Vitamin K, C, D, E, vitamin nhóm B, Acetyl Cysteine, các khoáng chất canxi, sắt, kẽm, magie đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, nhằm tăng cường sức khoẻ tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Vitamin Pregnacare Max là tiền đề chuẩn bị hoàn hảo cho đến khi em bé chào đời.
Vitamin Pregnacare Max còn giúp mẹ bầu giảm chứng ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ
Hỗ trợ tiêu hoá, chống táo bón
Giảm tỉ lệ sinh non, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, bé còi cọc, yếu ớt
Viên hỗ trợ bổ sung Canxi Và D3 Ostelin Vitamin D & Calcium
Vitamin D & Calcium Ostelin là thực phẩm chức năng dành cho mẹ đang mang bầu và trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành, bổ sung vitamin D3 và canxi cho cơ thể. Viên uống Canxi Ostelin đã đạt những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, không chứa hóa chất độc hại, không tác dụng phụ.
Viên uống Canxi Ostelin của Úc được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và khép kín. Với các nguyên liệu đều được kiểm chứng an toàn, trải qua các quy trình sản xuất được giám sát nghiêm ngặt.
Vitamin D & Calcium Ostelin đạt tiêu chuẩn quốc tế hoàn toàn lành tính cho mẹ bầu và bé.
Ngoài việc bổ sung lượng Canxi và Vitamin D cần thiết thì Vitamin D & Calcium Ostelin còn giúp cơ thể hấp thu canxi một cách tối đa từ các loại thực phẩm khác.
Canxi Ostelin hỗ trợ cho xương khớp thêm phần chắc khỏe
Không chứa Gluten nên cực kỳ an toàn và không gây dị ứng sau khi sử dụng
Vitamin tổng hợp Biocare Pregnancy giai đoạn bầu và cho con bú
Vitamin tổng hợp Biocare Pregnancy là sản phẩm được sản xuất theo một công thức đặc biệt, chứa hỗn hợp các chất dinh dưỡng ở dạng hoạt tính sinh học. Ngoài ra, sản phẩm hỗ trợ bổ sung đa vitamin, khoáng chất, tăng cường sức khỏe, dưỡng chất cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú.
Vitamin tổng hợp Biocare Pregnancy giúp đáp ứng tối đa nhu cầu dinh dưỡng tăng lên của mẹ bầu, hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Vitamin tổng hợp Biocare pregnancy & Lactation Formula bổ sung hàng loạt vitamin và khoáng chất cần thiết như Vitamin A1, D2, Vitamin E và B1, B2, B5, B6, B12, C, D3, E, H, Canxi, Kẽm, Selen… hỗ trợ duy trì đủ vi chất cho mẹ và bé khỏe mạnh.
Vitamin tổng hợp Biocare Pregnancy chứa Axit folic góp phần vào sự phát triển mô của bé trong thai kỳ
Sản phẩm chứa 600 vitaming vitamin A, một mức được coi là an toàn khi mang thai
Sản phẩm Cung cấp vitamin C ở dạng đệm, axit thấp để giảm kích ứng dạ dày
Vitamin B12, C, B6, Sắt, Magiê và Folate, góp phần làm giảm mệt mỏi và mệt mỏi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Đau Bụng Dưới Nguyên Nhân Vì Sao Và Xử Lý Thế Nào? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!