Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt Không? Điều Mẹ Cần Biết. mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều mẹ bầu đã biết những điều cơ bản để giữ cho con mình khỏe mạnh: tránh uống rượu, hút thuốc và sử dụng ma túy, luôn vận động và lựa chọn thực phẩm lành mạnh khi bạn đang “ăn cho hai người” nhưng lại không rõ kiến thức về thuốc thang. Mang thai có nên uống thuốc hạ sốt không? Mang thai hạ sốt thế nào?
Có nhiều nguyên nhân gây sốt khi mang thai, thường gặp là bệnh cảm thông thường và bệnh cúm. Cảm thường kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sốt , khó thở,… Bệnh thường kéo dài 1 đến 2 tuần nhưng quá 15 ngày mà mẹ bầu vẫn không đỡ bệnh thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra kĩ lưỡng hơn.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Nhiễm trùng tiểu đường thai kì
Vi rút tấn công hệ hô hấp, hệ thiêu hóa
Viên máng túi ối
Một số bệnh truyền nhiễm khác
Đây là một số nguyên nhân gây sốt đặc biệt, shop quần áo cho trẻ sơ sinh Angel Babe sẽ có bài phân tích cụ thể.
Mẹ sốt ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Trong 3 tháng đầu nếu bị sốt nhẹ sẽ không gây ra những vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu bị sốt cao có thể gây nguy hiểm cho em bé. Bị sốt khi mang thai thường làm tăng nguy cơ mắc hở hàm ếch, sút môi ở trẻ. Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định có thể làm giảm các biến chứng nguy hiểm.
Mang thai nên uống thuốc hạ sốt không?
Không ngạc nhiên khi cho rằng một phần quan trọng của thai kỳ khỏe mạnh là cẩn thận trong việc dùng thuốc. Ngay cả những loại thuốc không kê đơn như thuốc điều trị ho, cảm lạnh, cũng có thể gây ra rủi ro.
Thực tế, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn muốn sử dụng. Một số được cho là nguy hiểm, dẫn đến sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), chỉ 10% thuốc được chứng minh an toàn cho thai nhi. Đó cũng là lí do các hãng thuốc luôn có hướng dẫn chỉ định tham khảo ý kiến bác sĩ đối với phụ nữ đang mang thai.
Ngày nay trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt, phổ biến nhất là paracetamol, aspirin,… Tuy nhiên thuốc nào cũng có tác dụng phụ kèm theo, không loại nào an toàn tuyệt đối.
Mang thai nên uống thuốc hạ sốt không? Aspirin
Với aspirin, hạ sốt rất nhanh và giảm đau tốt (công dụng mạnh hơn so với paracetamonl), khá thích hợp cho bà mẹ mang thai. Tuy nhiên loại này có nhiều nhược điểm, nghiêm trọng nhất là gây sẩy thai trong 3 tháng đầu chu kì thai, tỉ lệ lên tới 80%. Thuốc không gây dị tật thai nhưng lại gây ra chứng đóng sớm động mạch.
Do thuốc có công hiệu mạnh nên có thể không phù hợp cho bà mẹ có tiền sử bệnh dạ dày, viêm loét tá tràng.
Mang thai có nên uống thuốc hạ sốt không? Paracetamol
Những tác dụng này có thể do sự can thiệp của paracetamol với yếu tố dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não, hệ thống dẫn truyền thần kinh (bao gồm hệ serotonergic, dopaminergic, adrenergic, cũng như các hệ thống nội tiết sinh dục nội sinh), hoặc cyclooxygenase.
Paracetamol được bào chế thành các dạng rất đa dạng, đáp ứng tính đa dạng dễ uống như dạng cốm, dạng nén, dạng siro đặc hay là dạng sủi,… Theo nghiên cứu làm dụng thuốc này có thể gây tổn hại đến tế bào gan, do vậy cần hết sức lưu ý.
Như vậy có thể thấy, trong bối cảnh hiểu biết hiện nay, paracetamol vẫn được coi là an toàn trong thai kỳ và nên là thuốc điều trị đầu tiên để giảm đau và sốt.
Gợi ý một số cách hạ sốt khi mang thai
Phụ nữ mang thai có nên uống thuốc hạ sốt không? Cách hạ sốt đơn giản an toàn
Mẹ bầu hãy ở nơi thoáng mát, giữ không khí ở mức nhiệt vừa phải để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Hãy uống nước. Dù sốt hay không phụ nữ mang thai đều nên uống nước ấm. Uống đủ lượng nước mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, làm hạ nhiệt hiệu quả.
Nếu bị sốt cao có thể dán miếng hạ sốt, chọn loại an toàn cho thai nhi là tốt nhất.
Ngoài ra bà bầu có thể xông tinh dầu bạc hà, hương nhu,… Việc đốt tinh dầu tự nhiên trong gia gia đình vừa giúp khử khuẩn, vừa tạo không gian thư giãn dễ chịu, cũng là cách giảm cúm hiệu quả nữa đấy.
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Vitamin C, Vitamin D, Sắt,…
Tăng cường chất xơ, chất béo tốt: Dầu olive, rau xanh,…
Trái cây có múi, quả mọng cũng nên được ưu tiên lựa chọn: Bưởi, Cherry,…
Kết luận Mang thai có nên uống thuốc hạ sốt không?
Mẹ bầu không nên lạm dụng thuốc bởi ít nhiều sẽ gây nên tác dụng phụ, lựa chọn các phương pháp dân gian, tự nhiên hạ sốt an toàn sẽ tốt hơn cho mẹ và an toàn cho bé. Thuốc hạ sốt và thuốc nói chung là vấn đề đặc biệt, sự tư vấn của các chuyên gia y tế vẫn nên được đề cao hơn cả. Với những chia sẻ trên, shop Đồ mẹ và bé Angel Babe hy vọng mẹ bầu đã lưu lại được một số thông tin hữu ích.
image_radius=”100″ image_overlay=”rgba(0, 0, 0, 0.19)” image_hover=”overlay-remove-50″
Bà Đẻ Bị Sốt Uống Thuốc Gì, Uống Thuốc Hạ Sốt Có Ảnh Hưởng Tới Sữa Mẹ?
Bà đẻ bị sốt uống thuốc gì? Một số loại thuốc có chứa thành phần paracetamol được xem là an toàn với mẹ cho con bú nếu uống đúng liều lượng chỉ định. Tuy nhiên mẹ nên vắt sữa cho bé bú trong giai đoạn uống thuốc để đảm bảo an toàn cho bé.
Bà đẻ bị sốt có nên uống thuốc hạ sốt?
Sau khi sinh, do chăm con nên người mẹ thường không được nghỉ ngơi đầy đủ, mệt mỏi khiến sức khỏe giảm sút, tinh thần uể oải nên dễ mắc bệnh. Thêm vào đó, nếu mẹ bị tắc tuyến sữa, rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng kém cũng có thể dẫn đến tình trạng bị sốt. Tuy nhiên điều mà các mẹ lo lắng nhất là liệu lúc này có nên uống thuốc hạ sốt?
Theo các bác sĩ chuyên môn, trong trường hợp mẹ bắt buộc phải uống thuốc hạ sốt, tùy vào từng loại thuốc bác sĩ sẽ chỉ định ngưng cho con bú. Đặc biệt với các loại thuốc kháng sinh như sulfonamid, tetraxiclin, cloramphenicol, metronidazon,… thì mẹ phải lập tức ngừng cho bé bú để đảm bảo an toàn cho bé.
Bà đẻ bị sốt uống thuốc gì?
1. Paracetamol
Bạn có thể sử dụng paracetamol để điều trị sốt trong thời gian cho con bú. Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn được sử dụng rất phổ biến. Cơ chế hoạt động chính xác của thuốc vẫn chưa được biết đến.
Thuốc paracetamol thường được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt. Thuốc giúp giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng sẽ không có tác dụng đối với viêm và sưng trong khớp.
Hàm lượng thuốc có trong sữa thấp hơn nhiều so với liều dùng paracetamol cho trẻ sơ sinh nên hầu như không gây hại đến trẻ bú mẹ. Tác dụng phụ do paracetamol gây ra ở trẻ nhỏ do bú mẹ rất hiếm khi xảy ra.
2. Dextromethorphan
Thuốc dextromethorphan an toàn cho những bà mẹ đang cho con bú và bé. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mãn tính thì nên tránh dùng thuốc này.
3. Ibuprofen
Ibuprofen khá là an toàn cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS), làm giảm đau và hạ sốt. Thuốc này được dùng để điều trị nhức đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và cúm.
Ngoài 3 loại thuốc trên, các loại thuốc như Panadol thì sao, liệu mẹ có uống được không?
Bà đẻ bị sốt uống Panadeol extra có được không?
Đối với việc sử dụng Panadol extra (thành phần paracetamol và cafein) của những bà mẹ cho con bú, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quá trình uống thuốc của những phụ nữ đang trong quá trình cho con bú.
Trong Panadol có chứa 2 thành phần thuốc chính, mỗi thành phần có ảnh hưởng như sau:
1. Thành phần paracetamol
Đây là loại thuốc khuyến nghị dùng giảm đau, hạ sốt sử dụng trên phụ nữ có thai cũng như cho con bú, được coi là loại thuốc an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho mẹ và bé ở liều thường dùng (khoảng 6% qua sữa mẹ).
2. Thành phần caffein
Lượng caffein tiết vào sữa mẹ sẽ thay đổi rất lớn phụ thuộc nguồn cafein uống vào (kể cả thức ăn), tuổi người mẹ, có hút thuốc hay không…
Thông thường nồng độ caffeine trong sữa mẹ sẽ đạt đỉnh sau 1-2h sau uống thuốc chứa thành phần caffeine. Một nghiên cứu cho thấy không phát hiện được caffeine trong sữa mẹ nếu liều lượng hấp thụ <100mg. Đối với phụ nữ cho con bú, liều lượng cafein <300mg/ngày được khuyến nghị.
Kết luận
Nếu không may bị cảm cúm, đau đầu, sốt mà đang trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể uống panadol để giảm bớt triệu chứng, tốt nhất là sử dụng biệt dược chỉ chứa paracetamol (không có thành phần caffein). Tuy nhiên, loại thuốc và liều lượng mà các mẹ uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên tốt nhất là các mẹ bị sốt nhẹ, ho, đau họng cần thiết phải uống thuốc thì nên áp dụng biện pháp vắt sữa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Sức Khỏe: Trong Quá Trình Mang Thai Khi Bị Cúm, Đau Đầu Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt?
Hội bác sỹ –
Nếu bị sốt khi mang thai, không nên tự ý dùng thuốc hay xông lá vì có thể đe dọa tính mạng và sự phát triển của thai nhi.
Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi đang mang bầu được 12 tuần. Vừa rồi, em đi mưa nên bị cảm cúm, sốt, đau đầu. Mẹ em khuyên bị cúm không nên uống thuốc vì không tốt cho sức khỏe thai nhi. Mà nên nấu nước lá để xông để cho hết cảm cúm…. Em không biết hướng dẫn của mẹ có đúng không?
Bác sĩ cho em hỏi, trong quá trình mang thai khi bị cúm, đau đầu, em có nên uống thuốc hạ sốt? Nếu em xông lá thì có thể khỏi cảm cúm không và có ảnh hưởng gì đến thai nhi,? Mong bác sĩ tư vấn giúp em?
Lệ Giang thân mến!
Trong thời gian mang thai, nếu bạn bị sốt và cảm lạnh (hoặc đôi khi là các triệu chứng của cảm như ho, sổ mũi, đau đầu…), bạn cũng không nên dùng thuốc bừa bãi. Tốt nhất là bạn nên đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, thời kỳ đầu mang thai là thời kỳ vô cùng quan trọng vì bé đang trong giai đoạn hình thành các cơ quan. Cơ thể bé vì vậy cũng rất mẫn cảm với các loại thuốc – hóa chất. Do đó, khi dùng thuốc (kể cả thuốc đã kê đơn), bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (nếu có thể, bạn cần tìm hiểu thêm về bằng chứng an toàn của thuốc trước khi sử dụng).
Nếu sốt khi mang thai, bạn cũng cần làm các xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân (có thể bạn bị sốt vì nhiễm siêu virus lúc bắt đầu mang thai, lây nhiễm trong thai kỳ, hay bạn bị nhiễm khuẩn do viêm bể thận, màng ối, viêm gan siêu vi B…). Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý.
Trước khi dùng bất cứ loại thuốc hạ sốt nào bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị đúng nhất. Lúc đó bác sĩ nhận định cho bạn nên dùng loại thuốc hạ sốt nào.
Còn nếu bạn chỉ bị sốt nhẹ, bác sĩ có thể theo dõi trong vòng từ 24-48 giờ. Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh.
Còn vấn đề bạn hỏi có nên dùng nước lá để xông khi bị cảm cúm hay không thì mẹ bầu không nên xông hơi giải cảm khi bị cảm cúm vì có thể làm ảnh hưởng thậm chí nguy hiểm đến thai nhi .
Khi bà bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước xông rất nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Một lý do nữa mà bà bầu không nên xông hơi khi bị cảm cúm là do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi có thể dẫn đến chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp. Bà bầu nên luôn giữ huyết áp ổn định, vì huyết áp thấp làm giảm số lượng máu dẫn đến cho thai nhi. Bên cạnh đó, nếu bất cẩn với nồi nước xông nhiệt độ cao bạn có thể bị bỏng, gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của chính mình và của em bé.
Vì thế, bạn cũng nên tránh các loại thuốc dân gian chưa qua kiểm nghiệm khoa học. Đôi khi, các loại thuốc này có thể gây tác hại cho cả bạn và bé.
Chúc mẹ con bạn vui khỏe!
BS.Hoa Hồng
Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Bà Bầu Cần Biết
Sốt rất phổ biến ở phụ nữ mang thai và nó có thể gây biến chứng nguy hiểm nhiều hơn các mẹ nghĩ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé trong bụng mẹ. Đứng trước những nỗi lo sợ đó, đa số chị em mang bầu lại tỏ ra lung túng và không biết xử lý ra sao.
– Khi bị sốt, bà bầu nên dùng khăn ướt lau mát khắp người để giúp tăng giải nhiệt qua da. Nếu sốt 39 – 40 độ C, mẹ bầu nên lau mát hạ sốt bằng nước ấm. Hãy lau thật kỹ ở cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơ thể.
– Khi bị sốt mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, không khí trong lành. Mẹ có thể mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên bà bầu tuyệt đối không mở cửa khi có gió lùa vì như vậy sẽ sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhớ không ủ ấm quá nhiều hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.
– Mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt. Nước cam rất tốt để tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe.
– Khi bị sốt, mẹ bầu vẫn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lúc này, các mẹ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
– Để hạ sốt, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc xịt mũi. Các loại thuốc xịt mũi có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2 hoặc 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bà bầu thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.
Nếu hạ sốt theo những cách trên mà tình hình không được cải thiện thì mẹ bầu nên đi bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc thích hợp.
Lưu ý khi cho bà bầu dùng thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt không có vấn đề gì nguy hiểm đối với người bình thường, tuy nhiên, đối với bà bầu thì lại hoàn toàn khác. Có những loại thuốc thông thường gây tác phụ nhẹ với mọi người nhưng nó có thể gây tác dụng phụ mạnh đối với phụ nữ mang thai.
Nếu sử dụng thuốc không đúng, cả mẹ và thai nhi sẽ phải đối mặt với một số nguy hiểm như thai nhi bị dị tật, sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sinh non. Chính vì thế, khi dùng thuốc hạ sốt, mẹ bầu cần nhớ:
– Bà bầu có thể dùng thuốc hạ sốt, nhưng nên tránh vào giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ
– Chỉ uống khi thấy thực sự cần
– Phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì hiện trên thị trường có rất nhiều thuốc hạ sốt nhưng mỗi loại lại có tác dụng phụ không mong muốn.
– Việc dùng thuốc hạ sốt sẽ rất an toàn nếu như bạn chỉ dùng sau bữa ăn, dùng trong liều quy định, không tự ý vượt quá liều trong một lần uống và trong một ngày.
Theo Thanh Loan (T/h) (Khám Phá) Nguồn: eva
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Có Nên Uống Thuốc Hạ Sốt Không? Điều Mẹ Cần Biết. trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!