Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai Cần Xét Nghiệm Những Gì? # Top 6 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai Cần Xét Nghiệm Những Gì? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Cần Xét Nghiệm Những Gì? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm triple test, xét nghiệm đường huyết, siêu âm 3D,… để phát hiện sớm những nguy cơ gây ra hội chứng down, dị tật bẩm sinh,… ở thai nhi.

Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ (thường làm vào quý 1 của thai kỳ).

Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.

Với kết quả 1/200 thì nguy cơ trisomy 21 là 60% nếu mẹ dưới 35 tuổi và 75% nếu mẹ trên 35 tuổi. Với kết quả 1/100, nguy cơ thai nhi bị trisomy 18 cao gấp 99-100 so với thai nhi có kết quả thấp hơn. Nhưng không phải các trường hợp nguy cơ cao đều là thai nhi bất thường.

Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé.

Xét nghiệm triple test

Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai.

Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.

Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó.

Ngoài kết quả xét nghiệm với máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ…

Siêu âm 3D-4D giúp phát hiện được những bất thường ở thai nhi

Siêu âm 3-4D thường được khuyến khích thực hiện ở 3 giai đoạn quan trọng của thai kỳ bao gồm 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần.

Với hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí.

Một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở 3 thời điểm sau:

Thai 12 tuần: đo độ mờ da gáy và tính nguy cơ hội chứng Down theo phần mềm của Fetal Medicine Foundation – London. 75% trẻ Down sẽ có da gáy dày. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% trẻ Down, đây là phương pháp giúp tầm soát hiệu quả hội chứng Down nhất hiện nay.

Thai 22 tuần: là thời điểm lý tưởng để khảo sát hình thái học thai nhi, nước ối rộng rãi và thai đủ lớn để có thể nhìn thấy được các cấu trúc. Siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều sẽ giúp khảo sát tốt hơn. Nếu thai có dị tật nặng phải chấm dứt thai kỳ thì có thể cho sản phụ sanh non.

Thai 32 tuần: siêu âm màu, đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi bằng việc đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa… Tránh hiểu lầm siêu âm màu và siêu âm đen trắng giống như tivi màu và tivi đen trắng. Siêu âm màu là siêu âm đen trắng nhưng những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch sẽ được hiển thị màu, qui ước màu đỏ khi dòng máu hướng vể đầu dò siêu âm và màu xanh khi dòng máu rời xa đầu dò siêu âm.

Xét nghiệm đường huyết phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kì

Mỗi lần khám thai, sản phụ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu nếu như lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối.

Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai.

Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thai phụ có khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Khi thai phụ bị bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn (hơn 4,2 kg) gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản.

xet nghiem mau khi mang thai o tuan bao nhieu

xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn

thai 22 tuần phải làm xét nghiệm gì

kham thai tuan 12 can kham nhung gi

xét nghiệm máu cho bà bầu hết bao nhiêu tiền

xét nghiệm máu có phát hiện có thai không

Mẹ Bầu Mang Thai Đôi Cần Những Xét Nghiệm Gì?

Mẹ sẽ được chăm sóc bởi một bác sĩ sản khoa cùng với sự hỗ trợ của một nhóm chuyên gia. Hầu hết các bà mẹ có thai đôi đều khỏe mạnh. Nhưng mẹ và bé sẽ cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì việc mang đa thai có thể phức tạp hơn so với mang thai đơn.

Bác sĩ sản khoa

Y tá chuyên khoa

Kỹ thuật viên siêu âm

Những người chịu trách nhiệm chăm sóc cho mẹ bầu cần có đầy đủ kinh nghiệm trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai đơn và cả mang đa thai.

Sự hỗ trợ cũng có thể đến từ các bác sĩ sản khoa hoặc y tá:

Mẹ có cần khám thường xuyên hơn?

Mẹ cần khám thai và siêu âm nhiều hơn khi mang thai đôi, ba. Nếu việc mang thai diễn ra tốt đẹp, mẹ sẽ có tổng cộng khoảng 11 cuộc hẹn bao gồm cả khám thai và siêu âm.

Mẹ sẽ trực tiếp đến bệnh viện để khám hoặc có thể khám ở phòng khám tư của bác sĩ.

Tổng số lần khám còn phụ thuộc vào các yếu tố

Chính sách của bệnh viện mà mẹ lựa chọn.

Mẹ có biến chứng hay không

Cặp song sinh có chung nhau thai hay không

Khi thai được 10 tuần, mẹ nên tiến hành đi khám. Đối với nhiều mẹ bầu, đây là lần khám bình thường như mang thai đơn, vì họ vẫn chưa biết là mình đang mang thai song sinh.

Mẹ bầu có thể biết hoặc nghi ngờ rằng mình đang mang thai song sinh nếu áp dụng biện pháp điều trị sinh sản hoặc đã đi siêu âm sớm. Nếu vậy, lần khám này sẽ được tính vào tổng số lần khám thai.

Số lượng khám cũng sẽ phụ thuộc vào việc cặp song sinh có cùng nhau thai hay có nhau thai riêng.

Tất cả các cặp song sinh khác trứng và một số cặp song sinh cùng trứng có nhau thai riêng. Cặp song sinh có nhau thai riêng được gọi là sinh đôi hai hợp tử. Hầu hết các cặp song sinh là sinh đôi hai hợp tử.

Cặp song sinh có chung nhau thai được gọi là cặp song sinh một hợp tử và luôn cùng trứng.

Nếu mang thai cặp sinh đôi hai hợp tử

Mẹ nên khám thai ít nhất 8 lần trong suốt thai kỳ. Trong đó có ít nhất hai lần khám với một bác sĩ sản khoa chuyên khoa:

Một lần khám, cộng với siêu âm từ 10 tuần đến 13 tuần + 6 ngày: để xác định ngày dự sinh và sàng lọc hội chứng Down.

Một lần siêu âm trong khoảng từ 18 tuần đến 20 tuần + 6 ngày: để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Các lần khám và siêu âm sự tăng trưởng của thai nhi ở 20, 24, 28, 32 và 36 tuần. Mẹ cũng sẽ được gặp các y tá chuyên khoa mà không cần siêu âm vào 16 tuần và 34 tuần.

Nếu mẹ đang mang thai cặp song sinh một hợp tử

Mẹ cần khám thai ít nhất chín lần trong suốt thai kỳ và tối thiểu hai lần với một bác sĩ sản khoa chuyên khoa.

Mẹ đến khám và siêu âm giống như các mẹ mang thai cặp song sinh hai hợp tử. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ có các lần khám và siêu âm sự tăng trưởng thai nhi khi được 16, 18, 20, 22, 24, 28, 32 và 34 tuần.

Cặp song sinh một hợp tử có thể bị ảnh hưởng bởi hội chứng truyền máu song thai (TTTS) là khi một bé nhận được quá nhiều máu và bé còn lại có quá ít máu. Bác sĩ sản khoa sẽ kiểm tra các biến chứng này trong các lần khám.

Mẹ bầu sẽ làm những loại xét nghiệm và siêu âm nào?

Khi hẹn khám thai, y tá sẽ nắm được đầy đủ tiền sử bệnh của mẹ, dựa vào đó để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ, đồng thời nắm được mẹ đã từng sinh con nhẹ cân hay sinh non trước đó chưa vì những biến chứng này sẽ phổ biến hơn ở mẹ bầu thai đôi.

Thai đôi có nên làm triple test?

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose nếu lo ngại mẹ bị tiểu đường thai kỳ, đặc biệt với mẹ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân khi mang thai.

Bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lượng protein trong nước tiểu và đo huyết áp, đồng thời tái khám trong những lần tiếp theo kể từ tuần 24. Huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật.

Mẹ sẽ cần xét nghiệm máu để xem có bị thiếu máu và các bệnh nhiễm trùng khác không. Xét nghiệm máu để kiểm tra dấu hiệu bị thiếu máu được thực hiện trong khoảng từ 20 tuần đến 24 tuần, cũng như ở tuần thứ 28. Mẹ bầu song thai thường dễ bị thiếu máu hơn.

Thai đôi có nên làm double test?

Để kiểm tra hội chứng Down cho song thai, tốt hơn hết mẹ nên làm xét kiệm ngay trong ba tháng đầu vì xét nghiệm muộn hơn sẽ không chính xác bằng.

Xét nghiệm double test song thai bao gồm siêu âm độ mờ da gáy trong khoảng tuần thai từ 11 tuần đến 13 tuần sáu ngày và xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện vào ngày siêu âm, hoặc sớm hơn, từ 10 tuần.

Nếu mang thai ba, kết quả sẽ dựa trên siêu âm đo độ mờ da gáy cho từng em bé và độ tuổi của mẹ.

Nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể cao hơn khi mang thai đôi. Tuy nhiên, cũng có nhiều khả cho ra kết quả dương tính giả. Khi đó, có thể mẹ sẽ phải làm xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn như chọc ối để có kết quả chính xác.

Một lựa chọn thay thế là mẹ thực hiện xét nghiệm tiền sản NIPT, được tiến hành từ tuần 10 vì có độ chính xác cao trong việc kiểm tra nguy cơ hội chứng Down.

Xét nghiệm tiền sản NIPT chỉ nên dành cho những mẹ mang song thai vì kết quả sẽ càng kém chính xác với những mẹ mang tam thai hay nhiều hơn thế.

Mẹ sẽ siêu âm thường xuyên hơn so với khi mang thai đơn để kiểm tra sự phát triển, ngôi nằm của thai nhi và phát hiện hội chứng truyền máu trong song thai.

Kỹ thuật viên siêu âm sẽ đo kích thước các bé từ 20 tuần và những lần siêu âm này không cách nhau quá 28 ngày.

Hơn một nửa số cặp song sinh chào đời trước 37 tuần. Hầu hết là lên kế hoạch sinh mổ, chỉ có một số ca là can thiệp chuyển dạ.

Nếu mẹ không có biến chứng và cặp song sinh có nhau thai riêng, bác sĩ sản khoa có thể đề nghị can thiệp hoặc mổ sau 37 tuần.

Nếu cặp song sinh cùng nhau thai, bác sĩ sản khoa sẽ khuyên mẹ nên sinh sớm hơn một chút, gần 36 tuần.

Từ 35 tuần với ca sinh ba sau khi cho mẹ dùng một liều steroid. Steroid giúp hỗ trợ phổi của trẻ sinh non phát triển.

Từ 36 tuần với cặp song sinh một hợp tử

Từ 37 tuần với cặp song sinh hai hợp tử.

Mỗi bệnh viện đều có chính sách riêng dựa trên các hướng dẫn chung. Sinh theo kế hoạch là lựa chọn an toàn nhất cho những ca sinh khó vì giúp làm giảm nguy cơ một hoặc cả hai em bé bị chết lưu.

Mặc dù chưa có bằng chứng chắc chắn về việc sinh theo kế hoạch tốt hơn cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu cứ để mẹ tiếp tục thai kỳ và chuyển dạ tự nhiên.

Do đó, chọn sinh theo kế hoạch là lựa chọn an toàn và ít mạo hiểm nhất. Mẹ hãy trao đổi với bác sĩ để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Những Xét Nghiệm Cần Thiết Trong Thời Kỳ Mang Thai

Các xét nghiệm là rất cần thiết trong thời kỳ mang thai. Bạn đừng nên tỏ ra căng thẳng và lảng tránh những xét nghiệm đó bởi chúng sẽ giúp bạn chắc chắn rằng cả hai mẹ con đều khỏe mạnh và bé đang phát triển bình thường.

Chuyên gia hoặc bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về mỗi một xét nghiệm, do vậy bạn sẽ luôn biết điều gì sẽ xảy ra.

Xét nghiệm để chăm sóc bạn và con bạn

Điều quan trọng nhất cần nhớ là vào khoảng 9 trong 10 trường hợp mang thai và sinh đẻ là bình thường. Các xét nghiệm trong thời kỳ mang thai chỉ đơn giản là để giúp bảo đảm rằng mọi vấn đề sẽ được phát hiện càng sớm càng tốt, để con bạn và bạn được chăm sóc tốt nhất trong thời kỳ mang thai. Một vài xét nghiệm nghe có vẻ phức tạp nhưng những xét nghiệm đó đều là những xét nghiệm tiêu chuẩn thông thường:

Xét nghiệm chọc dò nước ối

Thường được thực hiện khoảng tuần từ 15 – 18 của thai kỳ, xét nghiệm chẩn đoán này xem xét liệu con bạn có Hội chứng Down hoặc các vấn đề về nhiễm sắc thể khác không. Bạn thường được đề nghị xét nghiệm này nếu bạn hơn 35 tuổi, đã sinh con với bất kỳ triệu chứng nào cụ thể, hoặc nếu bạn hoặc chồng bạn có tiền sử gia đình bất bình thường về gen.

Bạn cũng sẽ được đề nghị làm xét nghiệm này nếu bạn có nguy cơ cao từ kết quả của các xét nghiệm máu hoặc siêu âm vùng sáng sau gáy.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra vị trí bào thai, nhau thai và xác nhận ngày dự sinh. Sau đó, lớp da ở phía trên tử cung được làm sạch và một mũi kim nhỏ sẽ được chọc vào tử cung. Một mẫu nước ối quanh bào thai được lấy ra bằng một xi-lanh và gửi đi xét nghiệm. Vị trí của em bé và mũi kim được giám sát cẩn thận trong quá trình siêu âm.

Nhiều bà mẹ nói rằng xét nghiệm này khó chịu hơn là đau đớn và cảm thấy tương tự như đau bụng hành kinh. Xét nghiệm kéo dài khoảng 25 phút và bạn sẽ có được kết quả trong vòng 2 tuần lễ.

Bạn nên để mình thanh thản dễ chịu vài ngày sau xét nghiệm và đảm bảo rằng bạn được giúp đỡ trong việc trông coi những đứa con khác nếu bạn đã có con.

Việc chọc dò nước ối thường khá an toàn và nhiều phụ nữ thấy rằng lợi ích của xét nghiệm này (cho sự chẩn đoán về những bất bình thường có thể có đối với con bạn) nhiều hơn so với mối nguy hiểm có thể xảy ra nếu không thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, xét nghiệm này cũng có một vài rủi ro, với 1 trong 200 phụ nữ có biến chứng sau đó có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, để đưa ra một quyết định sáng suốt, tốt nhất bạn cần trao đổi kỹ với chuyên gia hoặc bác sĩ của bạn.

Xét nghiệm chọc hút gai nhau (VCS)

Chọc hút gai nhau được thực hiện qua ngã âm đạo hoặc qua ngã bụng. Các chỉ định chủ yếu vẫn là khảo sát di truyền học . Xét nghiệm này thường được đề nghị cho những thai phụ trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gen hoặc đã từng sinh con không bình thường. Xét nghiệm này kéo dài khoảng nửa giờ và hơi đau hơn một chút so với chọc dò nước ối. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào lông nhung màng đệm từ nhau thai để xét nghiệm.

Xét nghiệm dung nạp Glucose

Trong giai đoạn thứ hai của thai kỳ bạn có thể được đề nghị kiểm tra bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai mà có thể xảy ra với 2 đến 3 trong số 100 bà mẹ tương lai. Những người có nguy cơ nhất có thường là những người trên 35 tuổi, người béo phì và có thể đã bị vấn đề đó ở lần mang thai trước. Nó cũng phổ biến hơn ở các bà mẹ là người Ấn độ, Caribe da đen hoặc Trung Đông. Xét nghiệm máu đơn giản sẽ phát hiện liệu bạn có bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai không.

Nhiều bà mẹ tương lai có thể kiểm soát bệnh tiểu đường này với một chế độ ăn kiêng lành mạnh và một chương trình tập thể dục. Thỉnh thoảng, việc tiêm Insulin là cần thiết.

Xét nghiệm máu theo định kỳ

Trong thời kỳ mang thai bạn có thể phải làm khá nhiều xét nghiệm máu. Bạn không có gì phải lo lắng, tất cả đều là xét nghiệm theo định kỳ. Những xét nghiệm đó sẽ kiểm tra những vấn đề sau:

– Lượng sắt trong máu: Nếu thấp bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Bạn nên bổ sung các lọai rau có màu xanh đậm (cải bó xôi) và thịt đỏ (thịt bò) vào khẩu phần ăn để tăng cường nguồn cung cấp sắt. Nếu sự thay đổi trong chế độ ăn vẫn không đủ, bạn có thể được chỉ định uống bổ sung viên sắt để tránh không bị thiếu máu do thiếu sắt. Vì lượng sắt trong máu của bạn thay đổi trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được xét nghiệm lại vào khoảng tuần thai thứ 28.

– Nhóm máu và yếu tố Rherus: Bác sĩ của bạn cần biết nhóm máu của bạn để ghi vào sổ khám thai và xem xét liệu máu của bạn có Rherus dương (RH+) hay Rherus âm (RH-), vì cả hai loại máu này không tương thích với nhau. Nếu máu của bạn là RH- và bạn đang mang thai em bé có máu RH+, thì sẽ có khả năng cơ thể bạn sản sinh ra kháng thể chống lại các tế bào máu RH+. Điều đó có thể ảnh hưởng đến con bạn ở giai đoạn sau của thai kỳ. Bằng việc biết sớm nhóm máu của bạn, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng cho con bạn.

– Bệnh sởi Đức (hay còn gọi là Rubella): Bạn có thể đã được tiêm chủng để miễn dịch bệnh Rubella khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn không có khả năng miễn dịch, bạn sẽ biết rằng mình cần tránh tiếp xúc với những người đang bị sởi bởi vì nó có thể gây hại cho em bé của bạn.

– Các bệnh khác: Bạn cũng được xét nghiệm máu để kiểm tra có bị viêm gan siêu vi B và giang mai hay không vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho thai nhi. Bạn cũng sẽ được đề nghị xét nghiệm HIV/AIDS. Và bạn không có gì phải lo lắng vì kết quả xét nghiệm sẽ được bảo mật và mục đích làm xét nghiệm là để chăm sóc sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.

– Bệnh Toxoplasma: Đây là một bệnh gây nên bởi một loại ký sinh trùng có trong phân mèo, chó hoặc thịt chưa nấu chín kỹ và có thể gây hại cho thai nhi. Xét nghiệm để phát hiện bạn có bị nhiễm Toxoplasma không phải là một xét nghiệm thường qui, nếu bạn nghi ngờ bạn có nguy cơ bị mắc bệnh này.hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Xét nghiệm nước tiểu

Bạn sẽ được xét nghiệm nước tiểu theo định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai để kiểm tra những vấn đề sau:

– Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây cho bạn các vấn đề ở giai đoạn sau của thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng tiểu có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Qua xét nghiệm nước tiểu và biểu hiện lâm sàng bác sĩ sẽ chẩn đóan bạn có bị nhiễm trùng tiểu hay không, nếu có thì bệnh lý này sẽ được bác sĩ điều trị cho bạn một cách dễ dàng.

– Có glu-cô trong nước tiểu có thể chứng tỏ bạn ăn nhiều thức ăn có lượng đường cao, hoặc đơn giản là bạn vừa ăn các thực phẩm có đường. Nếu bạn thường xuyên có glu-cô trong nước tiểu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả bạn và thai nhi, tuy nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh đường huyết bằng các chế độ dinh dưỡng , vận động thích hợp.

Xét Nghiệm Trước Khi Mang Thai Gồm Những Gì?

Xét nghiệm trước khi mang thai gồm những gì?: Xét nghiệm trước khi mang thai gồm những gì? Trước khi mang thai chị em phụ nữ cần thực hiện các xét nghiệm: rubella, máu, nước tiểu,… nhằm tầm soát và ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Xét nghiệm trước khi mang thai có quan trọng không? Sản phụ mắc một số bệnh như rubella,…

Xét nghiệm trước khi mang thai gồm những gì?:

Xét nghiệm trước khi mang thai gồm những gì?

Trước khi mang thai chị em phụ nữ cần thực hiện các xét nghiệm: rubella, máu, nước tiểu,… nhằm tầm soát và ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Xét nghiệm trước khi mang thai có quan trọng không?

Sản phụ mắc một số bệnh như rubella, bệnh phụ khoa,… có nguy cơ sinh non, sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ,… Vì vậy, trước khi có thai, bạn cần phải tiến hành một số xét nghiệm quan trọng để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

+ Xét nghiệm virus gây bệnh rubella

Rubella là loại nhiễm trùng do một loại virus có tên rubella gây ra. Tuy nhiên điều nguy hiểm là 30% người bị bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ.

Đặc biệt nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu, trẻ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… và khả năng sảy thai cao.

Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

Vậy nên, chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai. Mục đích là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.

+ Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là việc rất quan trọng trước khi mang thai. Xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu và có cần bổ sung thêm sắt hay không, bởi việc mang thai sẽ làm bệnh thiếu máu do thiếu sắt trở nên tồi tệ hơn.

Xét nghiệm máu cũng để xác định nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết bạn âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.

+ Xét nghiệm chức năng gan

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Ngoài ra, bé cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú, mớm…

Vì vậy, trước khi mang thai, bạn cần xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh về gan đối với thai nhi. Và nên tiến hành trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai.

Có nhiều cách làm xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu. Nếu người mẹ dương tính với các bệnh này, bác sĩ sẽ tư vấn bạn có nên sinh con lúc này hay không và cách phòng bệnh cho bé.

+ Xét nghiệm nước tiểu

Đây là biện pháp để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu (UIT), đặc biệt là khi nó không xuất hiện triệu chứng. Thông qua mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ kết luận thai phụ có mắc UIT hay không, để chỉ định việc dùng kháng sinh.

Sản phụ bị UIT có nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai.

Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục, tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.

+ Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể

Khi bạn có một trong các yếu tố sau đây: tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền (mang gen bệnh), bạn đã từng sảy thai, bạn từ 35 tuổi trở lên, khi đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai.

Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp bạn an tâm rằng con bạn sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này.

Cách phổ biến kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nên được kiểm tra trong 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang em bé.

Kết quả dương tính giả, âm tính giả là gì?

Kết quả dương tính giả là khi một người không mang gen bệnh nhưng lại có kết quả xét nghiệm dương tính. Kết quả âm tính giả là khi một người mang gen bệnh nhưng lại có kết quả âm tính .

Do các xét nghiệm tầm soát có khả năng bị sai, nên hoàn toàn có thể có trường hợp kết quả âm tính nhưng con sinh ra vẫn bị rối loạn di truyền.

Nếu biết mình mang mầm gen bệnh phải làm sao?

Nếu cả hai vợ chồng đều mang mầm gen bệnh, bạn sẽ có một vài cách lựa chọn:

Bạn có thể vẫn quyết định mang thai, nhưng nên làm chẩn đoán tiền sản, hoặc bạn có thể làm thụ tinh nhân tạo sử dụng trứng hoặc tinh trùng từ người khác, kết hợp với chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi .

Bạn cũng có thể lựa chọn không mang thai.

xét nghiệm trước khi mang thai ở đâu

khám tổng quát trước khi mang thai

chi phi xet nghiem truoc khi mang thai

khám tổng thể trước khi mang thai ở đâu

khám trước khi mang thai ở đâu

xét nghiệm di truyền trước sinh

Xét nghiệm trước khi mang thai gồm những gì?

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Cần Xét Nghiệm Những Gì? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!