Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ, Có Đáng Lo? # Top 6 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Mang Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ, Có Đáng Lo? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ, Có Đáng Lo? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đối với mỗi  một người phụ nữ, chắc hẳn sẽ không có một hành trình nào dài như “hành trình mang thai” và không có niềm hạnh phúc nào lớn lao bằng khi tiếng con khóc chào đời. Cả quá trình này, người phụ nữ thường sẽ vừa hồi hộp mong chờ đến ngày sinh, đồng thời cũng vừa lo sợ những cơn “đau thấu trời xanh” của quá trình chuyển dạ. Và sẽ càng lo sợ hơn nhiều lần  so với các cơn đau khi chuyển dạ chính là thai 39 tuần những vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ, chuẩn bị sinh.

Khi thai 39 tuần tuổi, cân nặng của thai nhi thường sẽ đạt cân nặng từ 2,8 – 3 kg, và có độ dài cơ thể từ 40 – 50 cm. Bát đầu từ giai đoạn này trở đi, bé sẽ không có thêm sự thay đổi quá nhiều về chiều dai cũng như cân nặng cơ thể. Tuy nhiên, đây là giai đoạn có sự phát triển nhanh chóng và rất rõ rệt về trí não của bé.

Trong thời gian này, cơ thể của bé đã bắt đầu sản sinh ra chất bôi trơn cho phổi – đây là một loại hỗn hợp giữa chất béo và protein có tác dụng dùng để ngăn hai lá phổi dính vào nhau khi bé bắt đầu hít thở. Có thể nói, giai đoạn này, bé đã phát triển hoàn chỉnh, sẵn sàng để chào đời.

Mang thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?

Một trong những nguyên nhân đơn giản có thể giải thích lý do vì sao mẹ mang thai 39 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, đó là tính sai ngày dự sinh. Một số trường hợp sẽ xảy ra tình trạng nhầm lẫn, nhớ nhầm ngày trứng được thụ tinh, vì vậy sẽ dẫn đến trường hợp nhiều người lầm tưởng rằng thai nhi 39 tuần tuổi những vẫn chưa chuyển dạ.

Ngày dự sinh dù thế nào cũng chỉ là sự tính toán, phân tính và dự đoán nhờ và tình trạng của thai nhi. Chính vì là dự đoán nên nó hoàn toàn có thẻ xảy ra sai số ở một vài trường hợp. Nếu bạn luôn kiểm tra định kỳ trong quá trình mang thai và sức khỏe thai nhi luôn ổn định. Đừng quá lo lắng nếu đã đến ngày dự sinh, mang bầu 39 tuần nhưng vẫn chưa chuyển dạ. Có thể, quá trình chuyển dạ của bạn sẽ diễn ra một vài ngày sau đó, khi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và sẵn sàng để chào đời.

Ngoài nguyên nhân chuẩn đoán ngày dự sinh bị nhầm lẫn. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến khiến cho sản phụ mang thai 39 tuần nhưng vẫn chưa có dầu hiệu chuyển dạ là vì bé vẫn chưa di chuyển vị trí từ xương chậu đến cổ tử cung.

Đối với những sản phụ có khung xương chậu lớn, thời gian để em bé di chuyển từ vùng xương chậu về cổ tử cung có thể sẽ kéo dài hơn so với bình thường. Ngoài ra, những sản phụ từng là vận động viên hay những người thường xuyên vận động cũng thường xảy ra tình trạng chuyển dạ chậm.

Vậy nên, khi mang bầu 39 tuần nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.

Các mẹ nên làm gì trong tuần thai thứ 39

Vào tháng cuối cùng mang thai khi thai 39 tuần tuổi, sự hồi hộp và mong chờ của các mẹ dường như càng được đẩy lên cao. Không chỉ các mẹ bầu nôn nao, mà chính những người thân và bạn bè cũng háo hức không kém.

Nếu như ở thời điểm này, bạn chưa có các dấu hiệu chuyển dạ và nhận được lời thăm hỏi từ nhiều người thân và bạn bè thì đừng nên bực dọc hoặc lo lắng. Bởi vì, bạn biết rồi đấy, không vấn đề xấu nào xảy ra đâu, chẳng qua là em bé chưa thực sự sẵn sàng, và những người thân thì cũng đang háo hức như bạn thôi.

Để tinh thần ổn định và thoải mái, các mẹ bầu nên thực hiện nhiều hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách và trò chuyện cùng bé. Các bài tập vận động nhẹ nhàng, chú trọng đi bộ cũng là một sự lựa chọn cho các mẹ để giúp cho cổ tử cung mở rộng, quá trình sinh diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Lên kế hoạch cho ngày bạn chuyển dạ cũng là một ý kiến không tồi. Bạn có thể lên một danh sách những việc cần làm trong thời gian đầu chuyển dạ, chuẩn bị chiếc đầm bầu mà bạn sẽ mặc để khi đến bệnh viện…

Chú ý những thay đổi trên cơ thể như đi tiểu nhiều, chất dịch âm đạo ra nhiều, bụng xệ xuống thấp, đau tức lưng… Đó là dấu hiệu của việc bé đã di chuyển đến khung chậu và đang chuẩn bị để ra ngoài. Đặc biệt, bạn nên cẩn thận với nước chảy ra từ âm đạo một cách không kiểm soát, có thể nhiều hoặc ít, đó có thể là nước ối bị vỡ và bạn cần đến bệnh viện ngay để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Nếu sau 1 – 2 tuần sau ngày dự sinh mà bạn vẫn chưa có dấu hiệu gì, tình hình này không thể kéo dài thêm và đợi chờ không còn là lời khuyên của các bác sĩ. Họ sẽ có thể đề nghị bạn sử dụng phương pháp “giục sinh”.

Chú ý các dấu hiệu xảy ra trong những tuần thai cuối cùng:

Nếu thấy cử động của em bé trong bụng giảm dần, bạn cần đến bệnh viện khám ngay để có cách xử lý kịp thời. Dù đã qua ngày dự sinh, em bé của bạn vẫn nên hoạt động bình thường trong bụng mẹ, việc giảm các cử động của bé có thể là dấu hiệu không tốt.

Mẹ Có Nên Lo Lắng Khi Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Sinh?

Khi nào là thời gian an toàn nhất để mẹ bắt đầu có dấu hiệu sinh con?

Một thai kỳ đủ chuẩn sẽ kéo dài 40 tuần. Nhưng tuỳ vào khái niệm của từng bác sĩ thì có thể dao động từ tuần 37 đến tuần 42.

Những tuần cuối cùng của thai kỳ khá là quá quan trọng. Đây là khoảng thời gian khá căng thẳng để cơ thể mẹ chuẩn bị cho sự chào đời của bé. Và chính bản thân thai nhi cũng trong giai đoạn “nước rút” để hoàn thành sự phát triển của các cơ quan cần thiết (như não và phổi) và đạt cân nặng khi sinh khỏe mạnh.

Nguy cơ biến chứng sơ sinh là thấp nhất trong các trường hợp thai nhi chào đời không có biến chứng trong khoảng từ tuần 39 đến 41.

Việc thúc chuyển dạ trước tuần 39 có thể gây ra rủi ro sức khỏe ngắn và dài hạn cho em bé. Nhưng nếu bé chào đời từ tuần 41 trở đi cũng có thể có các biến chứng.

Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ phân loại sinh nở từ tuần 37 đến 42 như sau:

Chuyển dạ sớm: 37 tuần đến 38 tuần, 6 ngày

Đúng chuẩn thai kỳ: 39 đến 40 tuần, 6 ngày

Chuyển dạ muộn: 41 tuần đến 41 tuần, 6 ngày

Quá hạn sinh: 42 tuần và hơn thế nữa

Thai 39 tuần tuổi lúc này sẽ có kích thước của một quả dưa hấu nhỏ. Bé nặng hơn 3,3kg và dài khoảng 50 cm tính từ đầu đến gót chân. Và mẹ có biết rằng phần đầu của thai nhi chiếm khoảng 1/3 tổng số cân nặng không?

Hiện tại cơ thể bé không có nhiều thay đổi như trước, nhưng đã hoàn thiện các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bộ não của bé vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong vòng 4 tuần vừa qua, não của bé yêu đã tăng trưởng thêm 30%. Và não của con sẽ vẫn duy trì tốc độ phát triển này trong 3 năm đầu đời.

Tuy rằng đây là thời điểm phổ biến bé đã sẵn sàng chào đời và mẹ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ, nhưng đây vẫn là thời gian bé chưa sẵn sàng ra đời. Vì thế mẹ không phải lo lắng việc này sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi nếu thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Những lý do phổ biến bé chưa sẵn sàng “ra ngoài” gặp ba mẹ như sai lệch trong việc dự đoán ngày sinh. Nguyên nhân là do khó xác định đúng ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, bởi việc xác định chính xác ngày trứng được thụ thai. Và lý do khác là do thai nhi chưa di chuyển xuống vùng khung chậu.

Luyện tập các bài tập đơn giản nhẹ nhàng

Hãy buộc dây giày thể thao và đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên. Phương pháp này tuy chưa được chứng minh về mặt y tế khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh, nhưng một số chuyên gia tin rằng trọng lực sẽ giúp đẩy thai nhi xuống cổ tử cung và áp lực sẽ bắt đầu giãn cổ tử cung. Cũng như giúp giải quyết vấn đề “thai 39 tuần bụng chưa tụt”.

Một lần nữa, tuy chưa được chứng minh, nhưng có một số quan sát cho thấy châm cứu có thể điều chỉnh lưu lượng máu, kích thích cổ tử cung của mẹ giãn ra.

Quan hệ tình dục khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Một số người tin rằng đạt cực khoái (mà mẹ có thể đạt được một cách an toàn khi có hoặc không có đối tác) có thể giúp mang lại các cơn co thắt.

Đối với một số phụ nữ đang mang thai 39 tuần, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giục . Lý do bác sĩ đề nghị kích thích chuyển dạ có thể bao gồm các biến chứng (tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim), các vấn đề về nhau thai và nhiễm trùng tử cung. Phương pháp giục sinh cũng có thể được khuyến nghị nếu mẹ mang thai 39 tuần với cặp song sinh hoặc nếu đã vỡ nước ối nhưng chưa có các dấu hiệu chuyển dạ khác.

Tâm lý thư giãn

Kiên nhẫn là điều cần thiết mẹ nên có trong giai đoạn này. Như đã đề cập ở trên, thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là điều bình thường và mẹ không có gì phải lo lắng. Do đó, mẹ hãy thư giãn, tinh thần lạc quan để tận hưởng cuộc sống.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Mang Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Màu Trắng Đục Có Phải Là Dấu Hiệu Đáng Lo Ngại?

6 loại màu sắc cơ bản của dịch âm đạo

Dịch âm đạo/khí hư trong suốt như lòng trắng trứng gà (gần như không màu)

Chị em khi quan sát thấy dịch âm đạo của mình có màu như lòng trắng trứng gà, không có mùi hôi bất thường, không gây ngứa rát thì hoàn toàn có thể yên tâm là “cô bé” của mình hoàn toàn khoẻ mạnh.

Thông thường, khí hư trong suốt thường xuất hiện vào giai đoạn người phụ nữ rụng trứng, được kích thích tình dục (để bôi trơn “cô bé”) hay trong giai đoạn mang thai. Phụ nữ có thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng trong thì không có gì phải lo ngại.

Khí hư có màu trắng sữa hoặc hơi ngả vàng

Nếu dịch âm đạo có màu trắng sữa hoặc hơi ngả vàng thì chị em cần theo dõi thêm về mùi và phản ứng của cơ thể để biết được mình có cần đi khám phụ khoa hay không. Trường hợp khí hư không có mùi hôi và không gây ngứa thì cơ thể chị em hoàn toàn bình thường. Còn nếu cảm thấy chỗ đó bị ngứa, có mùi gắt hoặc hôi, dịch nhầy đặc cứng như phô mai, thì rất có thể bạn bị nhiễm nấm âm đạo và cần phải đi khám.

Dấu hiệu có thai sớm có thể được phát hiện qua “máu báo” – một vài giọt màu hồng/nâu lẫn trong khí hư (chứa một chút máu). Ở một số chị em, dịch âm đạo cũng có thể có chút màu hồng sau khi trứng rụng, hoặc sau khi chị em quan hệ tình dục với sự cọ xát mạnh. Khí hư cũng có thể còn sót chút máu hồng/nâu sau những ngày “đến tháng” của chị em – mà chúng ta thường gọi là rong kinh.

Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng thường đi kèm với triệu chứng vón cục, gây mùi hôi khó chịu, ngứa âm đạo… cảnh báo “cô bé” bị nhiễm khuẩn hoặc có bệnh lây qua đường tình dục.

“Cô bé” ra dịch nhầy màu xám/trắng đục, lợn cợn như bã đậu, có mùi khó ngửi, có thể kèm ngứa, sưng… thường là do nhiễm khuẩn âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo có thể gặp ở những phụ nữ có thai trong tam cá nguyệt thứ ba (do nội tiết tố thay đổi nhiều), hoặc những người hay thụt rửa âm đạo làm đảo lộn sự cân bằng môi trường trong âm đạo; hay những người có quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc…

Trừ những ngày “đèn đỏ”, chị em bị ra máu kinh, những ngày còn lại trong chu kỳ kinh nguyệt không có lý do gì để một người có sức khoẻ bình thường bị ra khí hư có màu như máu kinh cả. Nếu bạn gặp hiện tượng này, hãy đi khám phụ khoa ngay vì rất có thể bạn mắc một trong những bệnh sau đây: nhiễm trùng cổ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…

Càng gần lúc lâm bồn, mẹ bầu càng có nhiều thay đổi về hormone trong cơ thể, cộng thêm việc xương chậu mở rộng hơn, bé xuống vị trí sâu hơn để chuẩn bị cho lúc chào đời,… nên vùng kín của mẹ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn những tháng trước. Việc này có thể gây nhiễm khuẩn âm đạo cho các mẹ và việc thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục cũng là điều có thể dự đoán được.

Mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa dễ ảnh hưởng đến em bé khi chào đời

Một số trường hợp mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai nhưng không chữa trị triệt để, để đến khi sinh con ra và gây biến chứng cho đứa trẻ là điều đáng tiếc.

Bệnh viêm phụ khoa do vi khuẩn là bệnh thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai, với tỷ lệ mắc bệnh khá cao (cứ 5 người thì có 1 người bị). Do thay đổi hormone, các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển một cách quá mức trong thai kỳ, gây viêm nhiễm âm đạo, dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến cho mẹ bầu: vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, tăng nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh, con sinh ra bị nhẹ cân, viêm màng tử cung sau khi sinh qua ngả âm đạo hoặc sinh mổ.

Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục?

Các chị em cần đi khám phụ khoa để chữa triệt để bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai. Bên cạnh đó, để giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh cho tới khi sinh bé, các mẹ cần thực hiện những điều sau:

Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ và đúng cách, không thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo, lau rửa từ trước ra sau (từ âm đạo ra hậu môn), không làm ngược lại

Chọn quần lót làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt, kích cỡ vừa vặn

Tránh dùng các dung dịch vệ sinh hay xà phòng có chất tẩy rửa mạnh

Ăn nhiều sữa chua bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường ngăn ngừa viêm âm đạo hiệu quả

Hạn chế ăn đường, đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo

Tránh quan hệ vợ chồng khi bị viêm phụ khoa

Lời kết

Viêm nhiễm phụ khoa là điều dễ gặp ở mẹ bầu những tháng cuối do thay đổi hormone, bạn không có gì phải xấu hổ về vấn đề này. Hãy mạnh dạn đi khám, chữa triệt để bệnh trong lúc mang thai để tránh biến chứng cho con lúc ra đời. Chúc các chị em luôn cảm thấy tự tin với sức khoẻ sinh sản của mình!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Sinh Có Sao Không?

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh khiến cho nhiều mẹ bầu lo lắng, bởi sắp tới thời điểm chuyển dạ mà chưa có dấu hiệu gì cho thấy bé đã sẵn sàng. Vậy điều này có bình thường?

Thông thường, vài tuần thai thứ 39 thì em bé đã rục rịch chuẩn bị cho quá trình chào đời rồi.

Tuy nhiên, có những trường hợp mà thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh khiến nhiều mẹ lo lắng.

Vậy hiện tượng trên có bình thường không?

Dấu hiệu cho thấy quá trình sinh sắp đến

Các dấu hiệu sinh thường chỉ rõ rệt trước ngày sinh nở khoảng 1 tuần, các mẹ bầu cần nắm rõ một vài biểu hiện quan trọng để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Bụng bầu tụt xuống: khi sắp chào đời, kích thước thai nhi lớn hơn khiến không gian trong bụng chất hẹp. Ngoài ra, để quá trình chào đời suôn sẻ thì thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khung chậu, từ đó khiến cho phần bụng bầu tụt xuống và nặng nề phía dưới hơn.

Các vấn đề tiêu hóa: hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, hiện tượng thường gặp là tiêu chảy. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vấn đề này, bởi tiêu chảy 3 tháng cuối nếu không chăm sóc tốt có thể gây các biến chứng nguy hiểm.

Đau lưng, đau bụng: sự mở rộng của cổ tử cung kết hợp với việc bé di chuyển xuống vùng chậu khiến cho xương khớp của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Các cơn đau lưng và bụng đau lâm râm từ đó cũng xuất hiện thường xuyên hơn.

Giảm cân: càng gần tới ngày sinh, lượng nước ối sẽ càng giảm, do đó mà cân nặng của mẹ bầu sẽ không tăng nữa mà có dấu hiệu giảm dần.

Nắm rõ các dấu hiệu sinh nở sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị kĩ càng, giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn.

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Thông thường, ở tuần thai thứ 39 thì bé đã phát triển đầy đủ và đủ điều kiện để có thể phát triển tiếp ở môi trường bên ngoài. Đây cũng là thời điểm mà các dấu hiệu sinh đã xuất hiện, thậm chí là sinh nở ngay.

Tuy nhiên, có một vài mẹ bầu tới tuần 39 vẫn chưa có dấu hiệu gì, vậy nguyên nhân là do đâu, có nguy hiểm gì không?

Tính sai ngày dự sinh

Có thể bạn chưa biết, tuổi của thai nhi được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, bởi việc xác định chính xác ngày trứng được thụ thai là rất khó.

Các bác sĩ cũng dựa trên cách tính này để dự tính ngày sinh, do đó việc ngày dự sinh và ngày sinh thật có sai số là có thể hiểu được.

Bởi vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tâm lý là ngày dự sinh có thể không chính xác và các biểu hiện của việc chuyển dạ có thể đến trễ hơn.

Thai nhi chưa di chuyển

Như đã nêu ở trên, một trong các dấu hiệu chuyển dạ là thai nhi di chuyển xuống vùng khung chậu để chuẩn bị cho quá trình chào đời.

Tuy nhiên, nếu cơ thể mẹ bầu dẻo dai, không gian vẫn còn đủ thì có thể quá trình trên sẽ kéo dài hơn và các biểu hiện sinh nở cũng vì đó mà chậm trễ.

Nhìn chung, việc thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là có thể chấp nhận được, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà cần tập trung hơn vào những kế hoạch sắp tới.

Vài điều có ích cho mẹ bầu vào tuần thai thứ 39

Việc thai đã 39 tuần mà chưa có dấu hiệu sinh nở khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, thậm chí là cáu gắt. Mẹ bầu cần nhanh chóng ổn định tinh thần để tránh ảnh hưởng tới thai nhi, ngoài ra mẹ bầu có thể:

Nghỉ ngơi và thư giãn tối đa, nên dành niều thời gian để đọc sách, nghe nhạc và giao tiếp với em bé trong bụng.

Duy trì chế độ tập luyện, thể dục đều đặn, tất nhiên là các bài tập cần nhẹ nhàng, an toàn. Có thể là vài bài yoga hoặc đi bộ vào mỗi tối.

Thường xuyên kiểm tra cân nặng và lượng nước ối, tránh để lượng nước ối xuống quá thấp.

Sắp xếp đồ cho trẻ sơ sinh, chuẩn bị đầy đủ, để ở vị trí dễ tìm, phân loại rõ ràng. Hãy đảm bảo vào thời điểm sinh nở, người thân không phải chạy lui chạy tới để chuẩn bị đồ.

Nếu quá ngày dự sinh 1 – 2 tuần mà vẫn chưa thấy có biểu hiện sinh thì lại là vấn đề khác. Lúc này chị em cần thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ để tránh các trường hợp xấu xảy va với cả mẹ và bé.

Nguy hiểm khi quá ngày mà chưa chuyển dạ

Thông thường, thai kỳ sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, nếu qua tuần thứ 41 mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở thì mẹ bầu cần có các biện pháp tác động ngay.

Bởi lúc này, nhau thai đã bắt đầu già đi và không thể hoàn thành các chức năng vốn có, khiến thai nhi bị ảnh hưởng.

Theo các chuyên gia thì trẻ sinh quá ngày có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và nhiễm trùng hơn.

Lượng nước ối giảm dần theo thời gian cũng rất nguy hiểm, có thể gây các biến chứng về dây rốn, thậm chí là thai lưu.

Dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh:

Qua những thông tin trên, có thẻ thấy việc thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh là bình thường và mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Ngược lại nếu thai đã qua tuần 41 thì cần nhập viện để theo dõi, nếu cần thì cần sử dụng các biện pháp giục sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai 39 Tuần Chưa Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ, Có Đáng Lo? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!