Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai 3 Tháng Đầu “Yêu” Có Làm Ảnh Hưởng Đến Em Bé mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong quá trình mang thai tại sao bà bầu lại muốn quan hệ tình dụcNữ giới trong thời kỳ đầu mang thai, nhất là vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn mà mẹ bầu có nhiều thay đổi nhất trong cơ thể. Khi này, hormones nội tiết tố trong cơ thể tăng lên cao hơn so với bình thường. Điều này sẽ gây nên những biến đổi
Ngực căng tức, núm vú chuyển màu đậm và trở nên nhạy cảm hơn.
Thời kỳ này mẹ bầu có nhiều năng lượng và sẽ không có hiện tượng buồn nôn.
Lúc này, quá trình tuần hóa máu ở âm hộ cũng sẽ nhanh hơn.
Quan hệ mẹ bầu có làm ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Ngoài những thay đổi như trên, mẹ bầu trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu còn có nhu cầu sinh lý trở nên cao hơn, Bởi lượng hormone trong cơ thể tăng thì cũng kéo theo ham muốn chuyện “yêu” trở nên mạnh mẽ. Hiện tượng mẹ bầu có kích thích tình dục cao hơn so với bình thường là một hiện tượng sinh lý bình thường, vì vậy chị em không cần phải quá lo lắng.
Mang thai 3 tháng đầu “yêu” có làm ảnh hưởng đến em bé
Hiện nay, nhiều chị em có thắc mắc vấn đề: Mang thai 3 tháng đầu “yêu” có làm ảnh hưởng đến em bé không?” Với thắc mắc này thì bác sĩ chuyên khoa sản phụ cho biết:
Thời kỳ đầu mang thai tử cung nữ giới chưa bị chèn ép và chưa tạo sức nên chị em hoàn toàn có thể thực hiện quan hệ tình dục. Thậm chí, khoảng thời gian này còn là khoảng thời gian lý tưởng mà chị em cảm thấy “cuộc yêu” thỏa mãn và hưng phấn nhất. Bởi khi này lượng máu vùng kín tăng khiến cho các dây thần kinh cảm xúc trở nên nhạy cảm hơn, và khí hư cũng ra nhiều hơn tạo cảm giác trơn trượt hơn trong quá trình quan hệ. Trong thời kỳ mang thai chúng ta cũng không lên sử dụng thuốc kích dục nữ, hoặc khi sử dụng cần hướng dẫn của chuyên gia và bác sĩ.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Mẹ bầu trong khoảng thời gian 3 tháng đầu có thể quan hệ tình dục bình thường và vấn về “yêu” có làm ảnh hưởng đến em bé hay không? Thì câu trả lời là sẽ không. Khoảng thời gian này, quan hệ tình dục sẽ hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi. Tình dục khi mang thai là an toàn và có nguy cơ biến chứng thai nhi rất thấp.
Bà bầu 3 tháng quan hệ tình dục có sao không?
Tuy nhiên, chị em không nên vì thế mà lạm dụng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này. Bởi “yêu” trong quá trình mang thai sẽ không an toàn đối với thai nhi và thai phụ trong một số trường hợp sau:
Phụ nữ đã có tiền sử bị sảy thai hay đã từng sinh sinh non hoặc xuất huyết âm đạo.
Mẹ bầu đang mang thai sinh đôi hoặc sinh ba.
Nữ giới bị vỡ ối non tự nhiên.
Chị em bị vấn đề về nhau thai bám thấp hay nhau tiền đạo.
Tìm hiểu thêm bài viết: Các bước quan hệ tình dục trong chuyện phòng the
Bà Bầu Bị Mất Ngủ 3 Tháng Đầu Có Ảnh Hưởng Gì Đến Em Bé Không?
Nghiên cứu đã cho thấy rằng có đến 90% phụ nữ khi mang thai bị mất ngủ và có đến 50% trong số đó mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu.
3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian khó khăn nhất của cả mẹ và em bé, bởi vậy rất nhiều người lo lắng ” bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu ảnh hưởng gì đến em bé không?“. Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi do nồng độ hoóc môn trong cơ thể tăng cao. Nhiều mẹ bầu thường có biểu hiện buồn ngủ, thèm ngủ nhưng cũng có nhiều trường hợp thường xuyên khó ngủ.
Theo các bác sĩ, tình trạng bà bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ là rất bình thường, đặc biệt khi phụ nữ mang thai lần đầu. Mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm bởi sau một thời gian cơ thể sẽ quen dần, ngủ cũng sẽ ngon hơn. Ngoài ra, việc thiếu ngủ hay khó ngủ cũng không ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của bé, bé trong bụng vẫn có thể ngủ hoặc thức theo giờ riêng của mình.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu kéo dài, ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Mẹ có nguy cơ sinh khó, thời gian chuyển dạ kéo dài so với các mẹ bầu ngủ trên 7 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, khi bé được sinh ra cũng có thể sẽ bị nhẹ cân, quấy khóc và khó nuôi, các mẹ cần hết sức chú ý!
Tại sao bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu?
Mang thai 9 tháng 10 ngày là cả 1 hành trình dài, bởi vậy có khá nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Chẳng hạn như:
Khi mang thai, thận cần làm việc nhiều gấp 1,5 lần so với bình thường để lọc máu nuôi cả mẹ và bé. Hàm lượng ure của cơ thể tăng cao, nước tiểu cũng sản xuất nhiều hơn. Bên cạnh đó, bé cũng phát triển khiến kích thước bào thai lớn hơn chèn ép lên bàng quang khiến mẹ phải tỉnh dậy tiểu đêm nhiều lần.
Cơ thể tăng cân, bụng to hơn di chuyển khó khăn hơn, mẹ bầu thường xuyên đau lưng, đau bắp chân và bị chuột rút vào ban đêm gây đau nhức, khó chịu. Mẹ không thể ngủ ngon và sâu giấc khiến cơ thể mệt mỏi khi thức dậy vào sáng sớm.
Buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi chính là những biểu hiện mẹ bầu đang ốm nghén. Tình trạng này sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên 1 vài trường hợp có thể kéo dài cho đến khi sinh bé.
Khi mang thai, chuẩn bị đón chào một thành viên mới dù là bố hay mẹ đều sẽ có những điều lo lắng, nhất là với đứa con đầu lòng. Làm sao cho bé khỏe, bé ngoan, làm sao để nuôi dạy bé thông minh, xinh xắn,…Những áp lực trong cuộc sống dễ dàng khiến mẹ căng thẳng, trằn trọc, khó ngủ.
Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu?
Ăn uống vừa phải, hạn chế uống nhiều nước hay ăn trước khi đi ngủ; chia nhiều bữa trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ; ăn các thực phẩm giàu vitamin B, hạn chế đồ ngọt, các thực phẩm có chất kích thích.
Khi ngủ: dùng gối mềm để gác chân, tạo cho mình thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ.
Không ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến đêm khó ngủ, mẹ bầu cũng nên ngủ trưa ít nhất 30 phút để cơ thể thoải mái.
Tắm nước ấm để thư giãn, mát xa bụng, chân,…để máu được lưu thông tránh đau nhức, chuột rút.
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn có thể đi bộ hoặc tập yoga hàng ngày.
Chúc mẹ và bé sức khỏe!
Đau Lưng Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Xấu Đến Em Bé Không?
Chào em,
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi để phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy rằng, những hormon trong giai đoạn mang thai làm các cơ xương thấm nước và mềm hơn, thích nghi với sự lớn lên của thai khiến phụ nữ mang thai thấy đau mỏi phần xương và cơ. Cộng thêm với việc, mỗi ngày thai một lớn, tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.
Chính vì vậy, phụ nữ mang thai thường có triệu chứng đau lưng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, cơn đau sẽ tăng khi thai lớn dần, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Việc vệ sinh sạch sẽ, luyện tập một tư thế đúng… có thể giảm hoặc phòng ngừa những cơn đau lưng thỉnh thoảng nhức nhối và khó chịu trong lúc mang thai.
Cách khắc phục tình trạng này thì em nên nghỉ ngơi hợp lý, lựa chọn những tư thế đứng, ngồi, nằm cảm thấy thoải mái nhất, không lao động nặng và làm việc nặng. Sử dụng quần áo chất liệu mềm mại, dễ cử động, dép dễ xỏ và hạn chế phải cúi người xuống. Hạn chế bằng cách mát xa nhẹ nhàng phần lưng, chườm ấm hoặc khi tắm thì tắm bằng nước ấm, tránh gió lùa, sử dụng vòi hoa sen xịt vào phần đau mỏi… Dù vậy, vẫn nên lao động nhẹ nhàng, vừa sức, tránh đứng quá lâu mà nên lựa chọn những tư thế đứng vững vàng… có thể tập một vài động tác yoga hằng ngày cho phụ nữ mang thai.
Chúc em có thai kì khỏe mạnh!
Bầu 3 Tháng Đầu Ăn Sầu Riêng Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Mẹ Và Bé?
Mang thai 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không? Nhiều người cho rằng bà bầu 3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, sầu riêng là loại quả tính nóng nên không được ăn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, sầu riêng là loại quả rất giàu dưỡng chất cho mẹ bầu trong giai đoạn đầu mang thai;
Lượng vitamin C khá lớn trong sầu riêng sẽ giúp mẹ và thai nhi tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh tật.
Vitamin B trong sầu riêng giúp tăng cường hoạt động của trí não, giảm các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng.
Sầu riêng cung cấp đến 9% lượng axit folic hạn chế tối đa tình trạng dị tật ở thai nhi, đặc biệt là các bệnh về dị tật thần kinh.
Trong sầu riêng có chứa một lượng lớn chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu, khi mang thai bà bầu thường hay bị táo bón, ăn sầu riêng sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng này rất hiệu quả.
Lượng chất béo trong sầu riêng là chất béo tự nhiên, khác với các loại cholesterol bão hòa nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn sầu riêng sẽ không bị mỡ trong máu. Ngược lại, chất béo trong sầu riêng còn cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào.
Sắt, mangan, đồng, magie là những chất có lợi trong sầu riêng, rất bổ máu cho mẹ và thai nhi.
Lượng Kali trong sầu riêng giúp mẹ và bé tổng hợp canxi tốt hơn và tránh thất thoát canxi.
Photpho trong sầu riêng giúp răng và nướu được chắc khỏe hơn.
Bà bầu ba tháng đầu ăn sầu riêng được không? Câu trả lời chắc chắn là nên ăn khi mẹ sức khỏe bình thường. Sầu riêng không hề có hại mà còn rất lợi cho mẹ bầu. Sầu riêng sẽ giúp mẹ bầu bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Mẹ bầu ăn sầu riêng cần lưu ý những gì?
Sầu riêng rất tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai, nhưng đó là trường hợp sức khỏe mẹ hoàn toàn bình thường. Vậy trong những trường hợp nào thì mẹ cần cẩn trọng với sầu riêng, và mẹ cần lưu ý gì khi ăn loại quả nhiệt đới này?
Mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường, đái tháo đường: Sầu riêng có chứa nhiều đường, sẽ khiến tình trạng của mẹ nghiêm trọng hơn. Kể cả mẹ có tiền sử tiểu đường cũng nên tránh vì rất dễ làm bệnh tái phát.
Mẹ bầu đang bị nóng trong: Sầu riêng là loại quả nhiệt đới, có tính nóng. Nếu mẹ đang bị nóng trong thì tốt nhất nên tránh ăn sầu riêng.
Mẹ bầu đang bị béo phì: Khi đó sầu riêng sẽ khiến cân nặng của mẹ càng khó kiểm soát hơn.
Mẹ bầu đang bị các bệnh về thận không nên ăn sầu riêng.. Lượng Kali trong sầu riêng cao có thể khiến mẹ bị loạn nhịp tim, khó kiểm soát được tình trạng bệnh, dễ gây những biến chứng xấu.
Những trường hợp phụ nữ có thai không nên ăn sầu riêng
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn bao nhiêu sầu riêng là đủ?
Tuy sầu riêng rất tốt nhưng có chứa khá nhiều đường và lượng carbohydrate cao. Mẹ ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây tăng cân đột biến và có thể gây nóng trong, do thân nhiệt của mẹ bầu luôn cao hơn người bình thường.
Vì vậy, lượng sầu riêng thích hợp mẹ nên ăn trong một ngày là khoảng 100g -150g. Mẹ hãy lưu ý rằng mới mang thai thì ăn sầu riêng rất tốt nhưng trong 3 tháng cuối thì mẹ nên tránh vì giai đoạn này mẹ bị khó tiêu nhiều, ăn sầu riêng sẽ gây táo bón nặng hơn.
Ăn sầu riêng đúng cách cho bà bầu 3 tháng đầu
Sầu riêng là loại quả có tính nóng nên nếu mẹ bầu ăn thì nên kết hợp với một số loại quả mát như: bưởi, dưa, cam,… để trung hòa, giảm bớt khả năng gây nóng trong cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu nên kết hợp uống nhiều nước để vừa đỡ khát khi ăn sầu riêng, vừa làm mát cơ thể.
Mẹ bầu nên tránh kết hợp sầu riêng với các đồ ăn, thức uống nóng như: đồ uống có cồn, có gas, đồ ăn cay, chứa nhiều tiêu, ớt,… Bởi các loại này có thể khiến cho cơ thể mẹ bị nóng đột biến, gây phát ban, mẩn đỏ,…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai 3 Tháng Đầu “Yêu” Có Làm Ảnh Hưởng Đến Em Bé trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!