Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Cần Tăng Cường Đề Kháng Tự Nhiên Như Thế Nào? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mang thai 3 tháng đầu là khoảng thời gian rất quan trọng và cũng dễ khiến mẹ bầu lo lắng nhất. Ảnh Internet
1. Điều gì sẽ xảy ra nếu hệ miễn dịch của bạn yếu kém
Hệ thống miễn dịch của bạn giống như một lá chắn – nó bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng, độc tố và bệnh tật bằng cách cung cấp kháng thể. Đây là hệ thống phòng thủ của riêng bạn, và là một trong những hệ thống quan trọng nhất trong cơ thể giúp bảo vệ các cơ quan khỏi bị tổn hại.
Tuy nhiên khi mang thai, khả năng miễn dịch của phụ nữ giảm xuống để cơ thể mẹ không từ chối em bé. Sự thay đổi của nội tiết tố cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Vậy một hệ miễn dịch yếu kém sẽ ảnh hưởng thế nào đến bạn trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên:
Bạn dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc tố hơn: điều gì xảy ra với cơ thể bạn cũng có thể ảnh hưởng đến em bé, đặc biệt trong thời kỳ đầu mang thai, em bé của bạn đang trải qua quá trình hình thành những cơ quan quan trọng của cơ thể. Bất cứ tác động tiêu cực nào cũng dễ dàng để lại hậu quả nghiêm trọng
Bạn sẽ thấy rằng bạn kết thúc với việc bị cảm cúm quá nhiều lần so với bình thường
Bạn có thể bị mệt mỏi nghiêm trọng hơn
Bạn có thể bị ốm nghén nặng hơn
Một điều mà bạn không muốn xảy ra nhất đó là em bé của bạn sẽ vì những lý do trên mà bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Khi hệ miễn dịch yếu bạn rất dễ bị cảm cúm và cảm cúm nhiều lần so với bình thường. Ảnh Internet
2. Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu thường khiến bạn trải qua nhiều vấn đề khó chịu cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Những cơn bệnh “không là gì” đối với bạn khi chưa có thai giờ đây lại trở nên thật khủng khiếp. Để tránh phải chịu đựng chúng, bạn hãy chủ động tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng những cách sau:
Bạn hãy sử dụng men vi sinh : men vi sinh tự nhiên có trong các sản phẩm như sữa chua, nấm sữa kefir, thức uống lên men,…Chúng giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn cũng như giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh hen suyễn và dị ứng sau này.
Bạn hãy áp dụng chế độ ăn giàu dinh dưỡng : việc mang thai có thể khiến bạn đôi khi thèm ăn những thực phẩm hay món ăn kì lạ. Dù thỉnh thoảng cũng không hại gì nếu bạn thưởng thức chúng. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng bạn đang ăn cho hai người – không phải theo nghĩa về số lượng, mà là bạn nên ăn uống lành mạnh. Vì bạn và thai nhi cần những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn của bạn chứa đầy đủ carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, chất béo và những chất cần thiết khác cho sự phát triển của em bé. Những dưỡng chất này giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và củng cố hệ miễn dịch trong thai kỳ.
Bạn nên áp dụng chế độ ăn uống thật giàu dinh dưỡng. Ảnh Internet
Bạn hãy ngủ đủ giấc : cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi thật đầy đủ khi mang thai và hơn thế nữa nếu bạn có kế hoạch tăng cường khả năng miễn dịch. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp các cơ quan có thời gian để phục hồi và hoạt động tốt hơn, trong đó bao gồm cả hệ miễn dịch.
Bạn hãy bổ sung đủ vitamin D : loại vitamin này sẽ góp phần giúp củng cố hệ miễn dịch của bạn.
Bạn cũng hãy bổ sung đủ kẽm: bổ sung đủ kẽm qua thực phẩm giàu kẽm.
Bạn hãy dùng thực phẩm giàu kẽm. Ảnh Internet
Bạn hãy uống đủ nước : việc uống đủ nước rất quan trọng đặc biệt khi bạn mang thai. Lượng nước cần thiết cho cơ thể bạn là khoảng 8-12 ly mỗi ngày.
Bạn hãy giữ ấm cơ thể : bạn nên giữ cơ thể mình luôn ấm áp đặc biệt trong thời tiết lạnh. Hãy tránh để cơ thể bị nhiễm nước mưa cũng như phơi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
Bạn hãy tập thể dục thường xuyên : tập thể dục điều độ là việc bạn rất nên thực hiện, kể cả khi mang thai. Việc hoạt động một cách phù hợp với sức khỏe cũng như tình trạng thai kỳ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tăng cường sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của bạn. Vì nó giúp điều chỉnh lưu lượng máu, khiến cơ thể bạn năng động và giảm các cơn đau cơ cũng như tình trạng chuột rút khi mang thai . Nếu trước khi có thai bạn chưa thực hiện việc tập thể dục, thì hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn loại hình phù hợp với mình.
Bạn nên chọn những bài tập thể dục phù hợp an toàn cho giai đoạn đầu của thai kỳ. Ảnh InternetBạn hãy tiêm phòng đầy đủ : một số loại bệnh bạn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine, trong đó phổ biến nhất là bệnh cúm. Bạn hãy trao đổi với bác sỹ và cung cấp thông tin về việc tiêm phòng của bản thân để họ có thể tư vấn việc tiêm ngừa một cách phù hợp.
3. Tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bị mắc bệnh bằng các việc khác
Ngoài những việc có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên như đã đề cập ở trên, bạn hãy kết hợp thực hiện những điều sau để giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Bạn hãy giữ vệ sinh cá nhân cẩn thận : bạn nên nhớ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt khi phải tiếp xúc với những vật dụng, hay địa điểm có nhiều người sử dụng.
Bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Ảnh InternetTheo FirtsCry Parenting & Baby Med Lily Nguyễn tổng hợp
Bạn hãy tránh ăn các loại thực phẩm sống , tái, xông khói để tránh bị nhiễm khuẩn.
Bạn hãy rửa các đồ dùng nấu bếp và bề mặt thường sử dụng tại bếp bằng nước nóng và xà phòng để diệt khuẩn trước khi nấu ăn.
Bạn hãy rửa sạch rau và trái cây dưới vòi nước và nên tránh ăn sống các loại rau mầm.
Bạn nên hạn chế đến chỗ đông người hoặc tiếp xúc với những người, những nguồn có khả năng bị bệnh cao.
Bạn nên tránh tối đa thuốc trừ sâu và độc tố trong thực phẩm : để thực hiện điều này, bạn hãy lựa chọn những thực phẩm hữu cơ. Trong trường hợp bạn không thể tiêu thụ hoàn toàn thực phẩm hữu cơ, hãy sử dụng các biện pháp khử trùng an toàn để giảm tác hại của thuốc trừ sâu và độc tố nếu có. Ví dụ như bạn có thể dùng giấm để xịt hoặc ngâm thực phẩm và rửa sạch trước khi sử dụng. Đối với các loại hải sản đặc biệt là cá béo – loại cá chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho thai kỳ, bạn hãy tránh những loại chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ trắng, cá kiếm, cá thu vua. Thay vào đó, hãy ăn cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi.
Mẹ Bầu Bị Nóng Lòng Bàn Tay Nên Ăn Gì Để Tăng Cường Sức Đề Kháng?
Tình trạng nóng lòng bàn tay không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi; nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hoặc mất ngủ. Điều này làm thai nhi sinh ra chậm phát triển hoặc thai nhi bị thiếu máu. Vậy làm thế nào khi bị nóng lòng bàn tay trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Tình trạng các đầu ngón tay bị nóng ở lòng bàn tay gây cảm giác ngứa và giống như bị đầu kim chích nhẹ vào tay. Đây là vị trí tập trung rất nhiều các tế bào thần kinh, do đó vô cùng nhạy cảm. Đa số những người mắc hiện tượng này đều thấy tay trở nên mất sức, những hoạt động cầm, nắm.
Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn gì: Thực phẩm giàu Axit folic
Axit folic hay còn gọi là folate hoặc vitamin B9, là một trong 13 vitamin cần được cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Axit folic là vi chất quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo bổ sung trong giai đoạn thai kỳ, là chất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA. Bà bầu không được cung cấp đủ axit folic sẽ dẫn đến nóng lòng bà tay, khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai, thai nhi có nguy cơ bị tật nứt đốt sống.
Các loại đậu
Đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm axit folic. Dưỡng chất vitamin B9 có trong đậu có tác dụng giảm nguy cơ nóng lòng bà tay ở mẹ bầu; ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú,… Vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình sao chép; tạo AND, hỗ trợ phân chia tế bào và tạo tế bào mới. Chất xơ và các tinh bột có trong đậu có thể giúp ngăn ngừa thèm ăn. Bà bầu ăn đậu giúp kiểm soát thèm ăn; từ đó ổn định cân nặng và phóng bệnh béo phì hay tăng cân quá mức. Lượng sắt dồi dào có trong các loại đậu giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giúp đảm bảo lượng máu cần thiết cho bà bầu khi mang thai, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Các loại đậu tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai:
Củ dền
Củ dền rất giàu axit folic, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mô của cơ thể. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển xương sống của bé trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lượng chất xơ có trong củ dền giúp giảm bớt các rối loạn tiêu hóa; và nuôi dưỡng thai nhi. Những chất dinh dưỡng này giúp ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón và cải thiện sức khỏe đường ruột. Củ dền còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi; đồng thời tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể, hỗ trợ cho quá trình sinh nở diễn ra được dễ dàng hơn.
Những món ăn từ củ dền tốt cho mẹ bầu:
Nước ép củ dền
Canh củ dền nấu sườn non
Salad củ dền thịt ức gà
Canh cà rốt củ dền nấu tôm
Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn gì: Rau xanh
Trong rau xanh có chứa sắt, kali, canxi, magiê và vitamin nhóm B, vitamin K, C, E. Sự hiện diện của các Vitamin nhóm B: Các vitamin B2, B3, B5, B6 sẽ giúp tăng khả năng chuyển hóa đường. Ổn định và cân bằng nội tiết tố, cải thiện được chức năng tiêu hóa; giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể; nâng cao sức đề kháng, giúp chống lại các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh; giúp máu lưu thông lên não được tốt hơn, giảm nhanh các triệu chứng nóng lòng bàn tay. Mẹ bầu nên bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như: rau cải, rau bí, xà lách, cải xoăn…
Cải bó xôi
Cải bó xôi có hàm lượng sắt khá cao. Bà bầu ăn cải bó xôi giúp cung cấp một lượng sắt thiết yếu cho cơ thể mẹ. Sắt sẽ tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu máu khỏe mạnh, đảm bảo cung cấp đủ lượng máu thai kỳ cho mẹ. Cải bó xôi rất giàu vitamin A và C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu. Không những vậy, những dưỡng chất này còn có tác dụng giúp hỗ trợ sự phát triển thị lực của bé.
Bắp cải
Bà bầu ăn bắp cải giúp tăng cường sức đề kháng nhờ lượng vitamin C đồi dào có trong bắp cải. Khả năng đề kháng cao, hệ miễn dịch tốt sẽ giúp bảo vệ mẹ khỏi những tác nhân xấu cho sức khỏe. Chất xơ có trong bắp cải cũng giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Bên cạnh đó, chất xơ có có chức năng duy trì lượng đường trong máu và do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn gì: Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ dồi dào mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một số các loại hạt khuyên dùng: yến mạch, các loại đậu, gạo lức, lúa mạch, lúa mì… Ngoài ra, các loại hạt này còn có chứa nhiều chất đạm; đường phức hợp, và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Đối với tim mạch, những loại thực phẩm này đặc biệt có khả năng chuyển hoá chất béo trong cơ thể; và làm giảm cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giúp duy trì vóc dáng cân đối; kiểm soát đường huyết, huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Một số các loại hạt mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay nên ăn:
Mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay không nên ăn gì
Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
Rượu bia và chất kích thích
Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị nóng lòng bàn tay
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Phụ Nữ Mang Thai Cần Đề Phòng Bệnh Trĩ Như Thế Nào?
Tại sao bệnh trĩ lại thường xảy ra với phụ nữ mang thai?
Cách hiểu đơn giản nhất về bệnh trĩ đó là hiện tượng giãn tĩnh mạch hậu môn, các tĩnh mạch trực tràng sẽ bị giãn ra quá mức dưới áp lực và không thể trở lại kích thước ban đầu. Việc mang thai có xu hướng khiến trĩ nặng hơn bình thường.
Tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng xương chậu, trực tràng. Ngoài ra sự gia tăng của hormone progesterone khi mang thai sẽ dễ dàng làm sưng/giãn mạch máu nhiều hơn. Việc tử cung mở rộng với một em bé đang phát triển sẽ gây áp lực lớn lên thành trực tràng và đẩy búi trĩ ra ngoài
Progesterone cũng góp phần gây ra chứng táo bón bằng cách làm chậm lại quá trình tiêu hóa. Táo bón cũng là một triệu chứng phổ biến diễn ra trong thời kỳ mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự căng thẳng, stress của người mẹ, việc uống các vitamin có chứa sắt tổng hợp cũng là nguyên nhân khiến táo bón nặng hơn. Chúng chính là nguồn căn của bệnh trĩ.
Trong thời kỳ mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng đáng kể (khoảng 50%). Điều này đồng nghĩa với việc máu sẽ lưu thông nhiều hơn, lưu lượng máu sẽ gây áp lực xuống nửa dưới của cơ thể khiến mạch máu ở vùng hậu môn sưng tấy.
Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai sẽ diễn ra phổ biến ở tam cá nguyệt thứ 3 tức là từ tuần 26 đến tuần 40 của thai kỳ. Nếu người mẹ đã từng bị trĩ trước đó thì có khả năng đến khi mang thai tình trạng của trĩ sẽ nặng hơn trước. Ngoài ra, sau khi sinh tình trạng chảy máu hậu môn có thể vẫn chưa chấm dứt, đặc biệt là khi người mẹ không phòng ngừa chứng táo bón và chịu nhiều stress sau sinh.
Dấu hiệu của bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai cũng không khác với bệnh trĩ ở những người bình thường, nó sẽ bắt đầu từ việc ngứa, đau rát và chảy máu ở vùng hậu môn, đặc biệt những triệu chứng này sẽ gia tăng trong mỗi lần đại tiện.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ?
Trước tiên hãy ngăn ngừa táo bón: các bác sĩ chuyên khoa đã nhấn mạnh rằng nếu muốn không bị trĩ trong thời kỳ mang thai thì người mẹ phải bảo vệ cơ thể khỏi chứng táo bón trước. Hãy uống nhiều nước lọc, ăn nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều chất xơ (bao gồm nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt , đậu , trái cây và rau xanh, uống khoảng 8-10 lý nước nước mỗi ngày và tập những động tác thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.
Không ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu vì sẽ gây áp lực lên vùng trực tràng, thói quen sử dụng smartphone trong nhà vệ sinh chính là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón và trĩ.
Đứng hay ngồi quá lâu: Nếu công việc của bạn yêu cầu phải ngồi một chỗ nhiều giờ thì hãy đứng lên và di chuyển nhẹ nhàng vài phút mỗi giờ. Khi đọc sách, xem phim ở nhà hãy chọn tư thế nằm nghiêng thay vì ngồi, bởi vì như vậy sẽ giảm áp lực lên vùng trực tràng và giúp máu lưu thông tốt hơn ở phần dưới cơ thể.
Tăng cân một cách khỏe mạnh khi mang thai: Đừng cố ép bản thân phải đạt được một chỉ số cân nặng nhất định vì khi mang thai các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và chỉ số tùy vào cơ thể của từng người mẹ. Nếu bạn tăng cân một cách quá mức và nhanh chóng thì áp lực lên thành trực tràng là rất lớn, bệnh trĩ khi mang thai cũng có thể do nguyên nhân này.
Sau khi sinh từ bốn đến tám tuần các triệu chứng của trĩ sẽ thuyên giảm do mức progesterone cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên người mẹ không được chủ quan với trĩ vào thời điểm này, đặc biệt nhiều người bị chứng táo bón sau sinh dai dẳng còn nguy hiểm hơn cả lúc mang thai.. Vì vậy chỉ khi bạn kiểm soát được vấn đề táo bón thì mới có thể đẩy lùi trĩ.
Chữa bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?
Sử dụng nước ấm để ngâm hậu môn từ 10-15 phút, mỗi ngày thực hiện từ 3-4 lần. Nếu gia đình bạn có bồn tắm thì điều này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Sử dụng đá lạnh để chườm hậu môn giúp giảm sưng và đau rát. Gói viên đá vào khăn sạch mềm và chườm lên vùng bị trĩ nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau rất tốt. Có thể kết hợp luân phiên, vừa ngâm nước ấm và chườm đá búi trĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
Giữ vùng hậu môn thật sạch sẽ sau mỗi lần tiêu/ tiểu, sử dụng giấy mềm không có mùi để tránh tổn thương và kích ứng vùng da quanh hậu môn.
Ngoài ra có thể sử dụng một số cách sau để giảm đau trĩ: Sử dụng dầu dừa bôi lên vùng bị trĩ, dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống nấm giúp giảm đau và xoa dịu các mạch máu khá tốt; dùng gel lô hội tươi để bôi trực tiếp lên búi trĩ, vừa làm mát vừa giảm sưng…
Nếu bạn không chịu được những cơn đau trĩ thì có thể đến gặp bác sĩ để được chỉ dẫn dùng những loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ mang thai. Tránh tuyệt đối việc sử dụng bừa bãi thuốc chữa trĩ trên thị trường mà không có sự tư vấn của bác sĩ cũng như các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng độ an toàn, hiệu quả rõ ràng.
Mang Thai Tháng Đầu Tiên: Mẹ Bầu Cần Chăm Sóc Mình Như Thế Nào?
Mang thai tháng đầu tiên, mẹ nào cũng cảm thấy hồi hộp, vui mừng và lo lắng. Bắt đầu từ thời điểm này, mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân để đảm bảo cho bé yêu chào đời một cách an toàn và khỏe mạnh.
Mang thai tháng đầu tiên – Mẹ bầu cần chăm sóc mình như thế nào?
Với các mẹ ở đầu thai kỳ, đặc biệt là các mẹ lần đầu có con, đây ắt hẳn là giai đoạn có nhiều ý nghĩa. Có biết bao kiến thức mẹ cần tìm hiểu về hành trình mang thai của mình. Trong đó các vấn đề mẹ bầu cần quan tâm trước nhất, bao gồm:
Chăm sóc bản thân theo một chế độ phù hợp
Thai kỳ thứ nhất cũng là lúc mẹ sẽ phải đối mặt với vấn đề ốm nghén. Do đó hãy nghỉ ngơi thật nhiều, giải tỏa mọi căng thẳng và lo lắng để chào đón một mốc mới trong cuộc đời của mẹ bầu.
Tập thể dục vào thai kỳ
Nếu là người ngại thể dục, mẹ bầu hãy nghĩ đến lợi ích sức khỏe của bé và mẹ trong thời gian này làm động lực. Lựa chọn hình thức thể dục phù hợp vào thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu:
Nâng cao độ dẻo dai của cơ thế. Do đó, giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén.
Cho bị cho việc nâng đỡ em bé trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Sinh nở theo phương pháp tự nhiên dễ dàng hơn.
Không tăng cân quá mức vào thai kỳ.
Hồi phục nhanh hơn sau khi sinh con.
Chuẩn bị tinh thần cho vấn đề ốm nghén
Khi mang thai, mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu trong thai kỳ sẽ không giống nhau. Có người ốm nghén rất nặng nhưng cũng có người thậm chí không có bất kì một biểu hiện nào của ốm nghén. Nếu mẹ hiểu được cách để xử lý vấn đề này, mẹ bầu sẽ thấy quá trình mang thai trở nên nhẹ nhàng hơn.
Mang thai tháng đầu tiên – Mẹ bầu cần tránh xa những điều này
Trà hoặc cà phê
Ngay khi biết mình đang sắp chào đón một sinh linh bé bỏng, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh những loại thứ uống này. Cafein hoàn toàn không tốt đối với một thai nhi. Nếu trong trường hợp bất khả kháng, 200ml/ngày là lượng tối đa mẹ bầu được phép uống.
Các loại bim bim, snacks
Trong loại đồ ăn này có chứa một hàm lượng muối và mì chính rất cao. Mẹ nên hạn chế và kiêng được hoàn toàn là tốt nhất.
Kem dưỡng da
Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh các loại kem dưỡng da có chứa các chất làm trắng và thủy ngân. Đây là những chất hóa học có thể gây ra dị tật cho thai nhi.
Thuốc uống
Sau lần khám thai đầu tiên, mẹ cần chắc chắn bất kỳ loại thuốc nào cũng phải có đơn và hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị ốm trong thai kỳ, tuyệt đối không tự tiện mua thuốc uống mà nên đi khám để được điều trị thích hợp.
Một số triệu chứng mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua trong tháng đầu tiên của thai kỳ
Tâm trạng thất thường
Vào thời gian này, các mẹ sẽ thấy mình rất dễ cáu giận. Mẹ bầu trở nên nhạy cảm một cách vô lý (dưới con mắt của mọi người). Tâm trạng của mẹ sẽ lên xuống thất thường một cách kỳ lạ. Đôi khi mẹ bầu có thể khóc vì những chuyện không đâu vào đâu.
Đau nhức bầu vú
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có những điều khác lạ do thay đổi của hoóc môn. Ngực mẹ to hơn, bầu vú đau nhức như trong giai đoạn hành kinh. Đầu vú cũng có màu sẫm hơn. Ngực trở nên mềm do lượng hoóc môn giới tính của mẹ bầu đang ngày càng tăng lên.
Chóng mặt đau đầu
Mệt mỏi
Đây cũng là hiện tượng đặc trưng của tháng đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Cơ thể mình đang dốc sức để hình thành nhau bao bọc cho thai nhi. Vì thế cơ thể mẹ cần rất nhiều năng lượng cho quá trình. Từ đó, khiến các mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức.
Rỉ máu âm đạo
Nếu thấy máu ra vào thời điểm này, các mẹ đừng vội hoảng hốt lo lắng. Nếu không có các dấu hiệu bất thường kèm theo, hiện tượng này chỉ là do phôi thai đang được cấy vào trong tử cung mà thôi.
Theo The Asianparents Thái Lan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai 3 Tháng Đầu Mẹ Cần Tăng Cường Đề Kháng Tự Nhiên Như Thế Nào? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!