Đề Xuất 6/2023 # Mang Bầu Tuần Thứ Mấy Có Tim Thai Và Khám Tim Thai Ở Đâu # Top 8 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Mang Bầu Tuần Thứ Mấy Có Tim Thai Và Khám Tim Thai Ở Đâu # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Bầu Tuần Thứ Mấy Có Tim Thai Và Khám Tim Thai Ở Đâu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi các thai phụ mang bầu, dấu ấn đầu tiên và được mong đợi nhất chắc chắn phải kể đến việc nghe được tim thai của em bé. Trái tim là một trong những bộ phận quan trọng và phát triển sớm nhất của thai nhi. Trong quá trình mang thai tim thai sẽ trải qua quá trình thay đổi và phát triển, từ đó quyết định kích thước, chức năng và nhịp đập. Mang bầu tuần thứ mấy có tim thai và khám tim thai ở đâu là điều các thai phụ cần nắm rõ.

Mang bầu tuần thứ mấy thì có tim thai?

Sau khi quá trình thụ tinh và bắt đầu quá trình biến đổi sẽ diễn ra khoảng 13 ngày. Sau thụ tinh 16 ngày phôi thai sẽ xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn tim, mặc dù chưa rõ ràng nhưng tim thai đã bắt đầu co bóp và có những nhịp đập đầu đời.

Sau khoảng 2 tuần chậm kinh, các mẹ bầu nên đi siêu âm để chắc chắn mình có thai hay không hoặc thai di chuyển về tử cung hay chưa. Tim thai cuối tuần thứ 5 đầu tuần thứ 6 sẽ chỉ có âm vang. Tới tuần thứ 7-8 nhịp đập của tim thai mới trở nên rõ ràng, và rõ ràng cả về hình ảnh siêu âm của phôi thai.

Như vậy, có thể nói tim thai xuất hiện vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây không phải là câu trả lời chính xác, vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần 8-10 của thai kỳ. Nguyên nhân có thể do tính tuổi sai lệch.

Khi nào bác sĩ siêu âm và đánh giá khuyết tật tim bẩm sinh?

Đôi khi từ 6 tuần đến 9 tuần mang thai, bác sĩ sẽ thực hiện buổi siêu âm đầu tiên, điều này không chỉ xác nhận sự mang thai, tuổi thai, mà còn kiểm tra xem tim thai có khoẻ không.

Qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có khuyết tật tim bẩm sinh gì hay không. Mặc dù không có thuốc hay phương cách nào có thể điều trị dị tật này trong tử cung, nhưng với chẩn đoán trong thai kỳ giúp bác sĩ quyết định thời gian, nơi sinh con của mẹ để đảm bảo nơi chăm sóc tim mạch của trẻ em có sẵn ngay sau khi sinh.

Đôi khi vấn đề cần phải được giải quyết bằng phẫu thuật ngay sau khi sinh, trong khi một số khuyết tật khác có thể cần được điều chỉnh bằng phẫu thuật khi bé lớn hơn hoặc điều trị bằng thuốc.

Tình trạng tim thai như thế nào là bình thường?

Thai phụ nên lưu ý những trường hợp tim thai yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển của thai nhi.

Nếu nhịp tim thai ở tuần 6-8 của thai kỳ dưới 70 nhịp/ phút, bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%.

Nếu Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai

Nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai còn 50%.

Những trường hợp nhịp tim thai dưới 110 nhịp/ phút được xem là nhịp tim chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu huyết áp thấp, bất thường nhau thai hoặc do dị tật thai nhi.

Nên siêu âm và khám tim thai ở đâu?

Khám tim thai ở đâu là một trong những vấn đề quan tâm của mỗi gia đình. Khám tim thai các thại phụ hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Phòng khám tim mạch Hồng Tâm. Đến với phòng khám tim mạch Hồng Tâm các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ, trang thiết bị, dụng cụ y tế hiện đại cùng với đó là các y bác sĩ với nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, nhiều năm trong nghề sẽ mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho các bạn.

Để biết thêm thông tin về các dịch vụ siêu âm tim thai siêu âm mạch máu … hoặc khi cần giải đáp thắc mắc về các loại bệnh lý tim mạch, khám tim mạch ở đâu thì bạn có thể liên hệ ngay với các bác sĩ Phòng khám Hồng Tâm bằng cách gọi đến số Hotline 0909 239906 để được giải đáp và đặt lịch hẹn với các bác sĩ.

Tags: khám tim thai phòng khám tim mạch siêu âm thai siêu âm tim thai

Mang Thai Tuần Thứ Mấy Thì Bắt Đầu Có Tim Thai?

Mang thai tuần thứ mấy thì bắt đầu có tim thai? Thông thường thì vào khoảng trung tuần thứ 6 mang thai thì người mẹ sẽ cảm nhận được điều ý nghĩa này bằng cách nghe thấy tiếng âm thanh diệu kì của sinh linh bé bỏng đang dần thành hình. Vậy thai nhi bắt đầu có tim thai ở vào giai đoạn tuần tuổi tuổi thứ mấy, chuyển động của bé ra sao và quá trình phát triển ấy sẽ diễn ra như thế nào?

Mang thai tuần thứ mấy bắt đầu có tim thai?

Thai nhi có tim thai ở tuần thứ mấy cùng sự phát triển kì diệu mẹ nên biết được cung cấp trong bài viết này nhằm mang tới một lượng kiến thức tốt nhất giúp các bà mẹ trẻ hiểu được khi nào con yêu của mình bắt đầu bước vào giai đoạn dần hình thành. Thai nhi bắt đầu có tim, chúng ta sẽ cảm nhận được điểu ấy qua những phương pháp siêu âm hiện đại của y học.

Ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay. Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn – đây là dấu mốc quan trọng vì thai nhi có tim thai là sự trỗi dậy sức sống mạnh mẽ!

Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11. Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.

Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình. Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.

Khi nào có thể nghe được tim thai là những thông tin quan trọng người mẹ cần biết để có thể cảm nhận được bào thai trong bụng mình

Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ lắm rồi và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Thai nhi có tim thai ở tuần thứ mấy cùng sự phát triển kì diệu mẹ bầu nên biết chính là những kiến thức bổ ích làm hành trang giúp mẹ sẵn sàng hơn cho chặng hành trình thai nghén của mình. Mang thai chính là một cột mốc quan trọng đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Chính vì vậy mà khi bắt đầu bước vào giai đoạn thai kì, người mẹ cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc nhất để biết được từng giai đoạn phát triển của con trẻ như thế nào mà có định hướng, có kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách nhằm đảm bảo tốt nhất cho một giai đoạn mang thai thành công và trên hết là từng ngày từng giờ sẽ cảm nhận được sự chuyển động cùng sự lớn dần của thai nhi trong bụng. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Tags: tim thai, cách đo tim thai, khi nào có tim thai

Mẹ – Bé – Tags: tim thai

Thai Mấy Tuần Tuổi Thì Có Tim Thai

– Bắt đầu ngày thứ 16 phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim nhưng hình dáng của tim thai vẫn chưa được hình thành nhưng nói đã bắt đầu đập với những nhịp rất nhẹ do hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim hoàn chỉnh.

– Vào tuần thứ 3 của thai kỳ, trứng được thụ tinh lúc này bộ DNA đó sẽ quyết định giới tính, màu mắt và một số đặc điểm khác của bé.

– Vào tuần thứ 4 tất cả các bộ phận trên cơ thể của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển, đặc biệt tim thai hoàn thiện hơn và hết tuần thứ 4 thì phôi thai dài thêm khoảng 1cm.

– Ở tuần thai thứ 5 chiều dài phôi thai khoảng 1,25mm và phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Đến cuối tuần thứ 5 của thời kỳ mang thai, phôi thai hình thành nhiều tế bào hơn và bắt đầu có hình hài

– Nhịp tim thai lúc này đã đập khoảng 100-160 mỗi phút sau tuần thứ 6 thụ tinh. Trong khoảng thời gian này nếu sử dụng phương tiện siêu âm hiện đại thì chúng ta có thể nghe được nhịp tim của bé.

– Đến tuần thứ 7 tim thai nhi lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành 2 buồng tim trái và phải.

– Vì thế để nghe rõ nhịp tim của thai thì các mẹ nên đi khám thai lần đầu vào lúc thai nhi được 7 đến 8 tuần tuổi, tránh trường hợp đi khám quá sớm khi chưa nghe được tim thai sẽ khiến tâm lý của mẹ không tốt làm ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe mẹ.

– Tuần thứ 8 -10: Cánh tay và chân của bé đang phát triển, móng tay nhỏ bé hình thành trên các ngón tay, ngón chân. Mũi và môi trên cũng dần xuất hiện. Mắt đã hoàn chỉnh nhưng vẫn nhắm. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Bé bắt đầu có một số cử động.

– Tuần thứ 11: Bé đã có thể bắt đầu nuốt và đá chân, tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng

– Tuần thứ 12: dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện.

– Ở tuần thứ 14 tim thai đập rõ ràng hơn

– Ở tuần thứ 16 tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của một quả tim thực thụ. Lúc này tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít 1 ngày và số lượng này tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé.

– Đến tuần thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn có thể nghe bằng tai được mà không cần sự trợ giúp của bât cứ thiết bị nào.

– Khi được 30 tuần do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da nên tất cả bộ phận trên cơ thể như: tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn.

– thai 33 tuần, bé có thể cảm nhận được môi tường xung quanh trong tử cung như: bé có thể nghe thấy âm thanh bên ngoài, cảm nhận được ánh sáng,…

– Từ tuần thai thứ 36, bé đã hoàn chỉnh mọi bộ phận trên cơ thể, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.Tóc mảnh, lông tơ trên cơ thể của bé đang dần biến mất.

Mang Thai Mấy Tuần Có Tim Thai, Thời Điểm Nào Cần Siêu Âm Tim Thai Lần Đầu

Tim thai có quá trình hình thành như thế nào?

Sau khi trứng đã được thụ tinh ở 1/3 phần đầu vòi trứng, từ giờ thứ 30 trở đi, hợp tử sẽ di chuyển xuống tử cung và phân chia dần lên theo cấp số nhân 2. Từ tế bào ban đầu, hợp tử sẽ phân chia thành 2 tế bào khác vẫn dính liền nhau rồi thành 4, 8, 16,… tế bào. Khi đó, hẳn nhiều mẹ sẽ băn khoăn, không biết mấy tuần có tim thai?

Sau 5 ngày thai nhi sẽ phát triển thành một khối nhỏ, còn gọi là phôi bào, đến 2 ngày sau nữa phôi bào đã di chuyển vào đến tử cung và được cấy vào lớp niêm mạc để thực hiện làm tổ. Giai đoạn này, phôi thai sẽ tiết ra chất HCG có trong nước tiểu của mẹ bầu. Vì thế, mẹ sẽ biết mình có thai hay không khi thử Quickstick nước tiểu, còn nếu siêu âm thì có thể chưa nhìn thấy rõ.

Thời kỳ đầu, siêu âm có thể chưa thấy được phôi thai

Trong thời kỳ còn là phôi thai, trái tim của bé yêu sẽ phát triển trong tấm tim có nguồn gốc từ trung mô mạc của mẹ. Ba tuần sau khi trứng thụ thai (nghĩa là 5 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng), ống tim nguyên thủy đã bắt đầu đập.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, ống tim đã phát triển và được uốn cong, vách ngăn tim cũng bắt đầu phát triển, bốn buồng tim được hình thành và cuối cùng là phân chia ra thành hai đường thoát ra tách biệt. Vào thời điểm 8 tuần sau khi thụ thai, trái tim của bé về cơ bản đã hoàn thành.

Khi quét siêu âm qua tim lúc này, hoạt động của tim thai có thể được xác định bởi hình ảnh 2 chiều, khi đó chiều dài đỉnh của phôi có kích thước là ≥5 mm. Điều này xảy ra ở giai đoạn 5 tuần 3 ngày 6 tuần 3 ngày tuổi của tuổi thai nhi, tính từ kỳ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bầu.

Sau 6 tuần thai, siêu âm đã phát hiện được tín hiệu Doppler quang phổ và màu của dòng máu thai nhi đang đập trong tim thai và các mạch lớn. Trong phần sau của tam cá nguyệt, hình ảnh siêu âm và ghi âm Doppler có thể được các bác sĩ thực hiện xuyên sọ.

Mang thai mấy tuần có tim thai?

Sau khi trứng gặp được tinh trùng, trứng cũng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong vòng 13 ngày. Sau khi thụ tinh được 16 ngày, phôi thai sẽ xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của trái tim. Mặc dù tim của thai nhi vẫn chưa thành hình rõ ràng, nhưng tim thai lúc này đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đập đầu tiên, thể hiện được chức năng của một quả tim phát triển thực thụ.

Sự xuất hiện của tim thai là dầu hiệu quan trọng trong thai kỳ

Sau 2 tuần chậm kinh, mẹ bầu nên đi siêu âm để biết chắc rằng mình đã có thai hay không, hoặc thai đã di chuyển vào làm tổ ở tử cung chưa. Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ tiến hành siêu âm 1 lần nữa vào tuần thai thứ 6 để đo nhịp tim thai.

Vậy, sau chuyển phôi mấy tuần thì có tim thai? Tim thai ở cuối tuần thứ 5, đầu tuần thai thứ 6 thông thường chỉ có âm vang. Tới tuần thai 7 8 của thai kỳ, lúc này nhịp đập của thai nhi mới trở nên chính xác, rõ ràng hơn.

Theo lý thuyết cho thấy, tim thai xuất hiện vào khoảng tuần thứ 5 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi mấy tuần có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp có tim thai chậm hơn, vào tuần thai thứ 8 10 mới phát hiện được tim thai. Do đó, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm hCG trong nước tiểu để yên tâm hơn.

Mẹ có thể dự đoán được trai hay gái dựa vào nhịp tim không?

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể biết được mấy tuần là có tim thai. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Tuy nhiên, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

Bà bầu mấy tuần thì có tim thai, có thể dự đoán được trai hay gái dựa vào nhịp tim không? Theo kinh nghiệm của một số người, tim thai của bé gái luôn đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, bé có khả năng là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140, khả năng bé là con gái sẽ cao hơn. Chính vì vậy, nhiều mẹ thường dựa vào nhịp tim thai để dự đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.

Mẹ nên đo nhịp tim thai vào tuần thứ mấy của thai kỳ?

Để biết được thai mấy tuần là có tim thai, từ tuần 18 20 của thai kỳ, các mẹ bầu có thể tự mình nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe cá nhân tại nhà. Cách nghe tim thai tiến hành như sau:

Đặt ống nghe lên bụng mẹ và bắt đầu lắng nghe nhịp tim của bé. Vị trí đặt ống nghe thường là ở phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi có thói quen hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi mẹ bầu lại khác nhau nên các mẹ có thể di chuyển ống nghe khắp xung quanh vùng bụng dưới để kiểm tra.

Sau khi thử thai cho kết quả dương tính, bác sĩ có thể khuyên mẹ bầu nên lên lịch siêu âm thai sớm, vào khoảng 7,5 8 tuần trong thai kỳ. Bởi lẽ, có một số thực hành y tế cần tránh không nên siêu âm đầu tiên cho đến giữa khoảng 11 14 tuần.

Mẹ bầu nên lên lịch siêu âm thai sớm, vào khoảng 7,5 – 8 tuần

Bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị quét siêu âm trong thời gian sớm nhất là 6 tuần nếu như mẹ bầu đã từng bị sẩy thai hoặc hút thai, hoặc mẹ bầu đã từng bị động thai, dọa sảy thai trong quá khứ.

Trong cuộc hẹn siêu âm đầu tiên của mẹ bầu, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên siêu âm sẽ tiến hành làm kiểm tra như sau:

Xác nhận mẹ có mang thai khả thi, và kiểm tra xem có hay không có thai, hoặc là thai ngoài tử cung.

Xác nhận được nhịp tim của em bé.

Đo được chiều dài từ đầu chân của bé, điều này có thể giúp mẹ xác định tuổi thai.

Đánh giá những bất thường thai kỳ.

Nhịp tim thai của con yêu bình thường là bao nhiêu?

Vào khoảng tuần thai thứ 12, tuần kết thúc của 3 tháng đầu, tim của thai nhi gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập mạnh mẽ, cụ thể, rõ ràng hơn, khi đó mẹ đã biết được mấy tuần mới có tim thai. Thực tế, vào cuối tuần thai thứ 16, tim thai đã hoàn chỉnh, đầy đủ về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm được tốt nhất chức năng của mình. Lúc này, tim thai có thể bơm lên đến khoảng 24 lít máu/ ngày.

Cùng với sự gia tăng về kích thước và trọng lượng của thai nhi, tim thai cũng dần được tăng kích thước và khối lượng. Trung bình tim thai có thể đập giao động từ 120 160 lần/ phút. Nhưng khi em bé trong bụng mẹ hoạt động, cựa quậy nhiều, nhịp tim thai có thể tăng nhanh, lên đến 180 lần/ phút. Nhịp tim thai nhi theo số tuần tuổi cũng sẽ khác nhau.

Nhịp tim thai nhi theo số tuần tuổi cũng sẽ khác nhau

Tim thai yếu thì có vấn đề gì đáng lo không?

So với tình trạng tim thai đập nhanh, mẹ nên lưu ý đối với những trường hợp tim thai nhi đập yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ biết về sự phát triển bất thường của thai nhi. Nếu nhịp tim thai ở các tuần từ 6 8 của thai kỳ đập dưới 70 nhịp/ phút, mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai lên đến 100%.

Nếu nhịp tim thai ở vào khoảng dưới 90 nhịp/ phút, mẹ bầu có khoảng 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim đập dưới 120 nhịp/ phút thì nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu chỉ còn 50%.

Những trường hợp mẹ bầu có nhịp tim thai đập dưới 110 nhịp/ phút được xem là nhịp tim thai chậm. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do bà bầu huyết áp thấp, khả năng lưu thông máu kém, có những bất thường ở nhau thai hoặc do các dị tật thai nhi.

Tùy theo nguyên nhân tim thai yếu cũng như độ tuổi thai nhi, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý sao cho phù hợp. Mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm lại 1 lần nữa để kiểm tra tình trạng tim mạch bất thường của thai nhi. Những trường hợp thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ sinh ra có thể tự khỏi và sống được bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp thai nhi bị nặng, các bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp sớm.

Cho dù là tim thai nhi yếu, mẹ bầu cũng cần hết sức bình tĩnh để các bác sĩ thăm khám và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời. Bởi lẽ, lo lắng quá cũng không giải quyết được vấn đề gì mà ngược lại còn làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Việc mẹ bầu cần làm đó là thăm khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, ăn đúng bữa, đủ chất, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để có sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ phía trước.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Bầu Tuần Thứ Mấy Có Tim Thai Và Khám Tim Thai Ở Đâu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!