Cập nhật nội dung chi tiết về Lý Do Vì Sao Bà Bầu Thường Bị Nhức Mỏi Khi Mang Thai? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhức mỏi khi mang thai là tình trạng mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi khi mang thai và cách khắc phục?
Nhức mỏi khi mang thai do thai nhi cử động mạnh
Từ khoảng tuần thai thứ 18 trở đi bà bầu bắt đầu cảm nhận được những cử động mạnh của thai nhi hay còn gọi là hiện tượng “thai máy”. Đây là biểu hiện quan trọng để đánh giá sự phát triển bình thường của em bé. Tuy vậy, khi em bé hiếu động và cử động quá mạnh có thể gây ra những cơn đau tức cho cơ thể mẹ. Càng về những tháng cuối thai kỳ tần suất đạp của thai nhi càng cao sẽ khiến cơ thể bà bầu bị đau nhức, đặc là khi bé đạp vào những vùng nhạy cảm như khu vực giáp với bàng quang
Đau trong bụng dưới
Dạ con trong cơ thể phụ nữ bình thường được cố định tại một vị trí nhờ nhiều dây chằng nối từ các vùng trên dạ con đến thành chậu hông. Khi mang thai dạ con ngày càng to ra khiến các dây chằng bị kéo căng, đặc biệt là khi bà bầu đi lại, vận động hoặc thai nhi cử động mạnh, gây ra cảm giác đau nhói. Tình trạng này không gây nguy hiểm nên bà bầu không cần phải lo lắng. Bạn chỉ cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đắp một chiếc khăn thấm nước ấm lên vùng bụng dưới sẽ đỡ đau. Nếu cơn đau tái diễn thường xuyên và ngày càng đau hơn thì bạn cần đi khám sớm.
Dạ con bị co thắt
Trong quá trình mang thai đôi khi dạ con có thể bị co bóp tạo nên những cơn đau vừa phải, thoáng qua hoặc hơi âm ỉ giống như đau bụng kinh. Hiện tượng này cũng không gây nguy hiểm, bà bầu chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy thế nếu các cơn đau này xuất hiện thường xuyên, mau dần lên, nhất là lại thấy chảy ra vài giọt máu hay ra nước màu đỏ (lẫn máu) thì cần đi khám ngay vì đó là những dấu hiệu bất thường có thể dẫn đến sảy thai
Đau nhức ở các khớp xương
Đau lưng
Càng về những tháng cuối sức nặng của thai nhi ngày một tăng, khiến cơ thể bà bầu chịu nhiều áp lực. Trong khi đó canxi trong cơ thể phải huy động để hình thành hệ xương cho thai nhi khiến bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức vùng lưng, đặc biệt là cột sống Lúc này, bà bầu cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung đầy đủ canxi và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm nhiều việc quá nặng nhọc để làm giảm tình trạng đau lưng
Trường hợp đau vùng lưng hoặc thắt lưng kèm theo cảm giác nhức nhối hoặc kết hợp với sốt và tiểu tiện đau buốt hoặc những trường hợp đau mà nghỉ ngơi xoa bóp không thấy giảm đi thì cần đi khám để tìm nguyên nhân bệnh lý.
Vì Sao Bà Bầu Thường Bị Đau Nhức Toàn Thân?
Đau nhức toàn thân, đặc biệt là đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở bà bầu. Tuy là biến đổi sinh lý bình thường, nhưng những cơn đau nhức thường làm xáo trộn sinh hoạt, giấc ngủ của thai phụ. Nhiều bà bầu đã phải chịu đựng những cơn đau kéo dài, dai dẳng mà không điều trị vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau nhức toàn thân ở bà bầu? Khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân như thế nào thì an toàn?
Tình trạng đau nhức khi mang thai
Theo thống kê của các chuyên gia sản phụ khoa, có đến 80% bà bầu gặp tình trạng đau nhức ở vùng lưng, bụng, vùng háng, và đùi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ với các biểu hiện:
Đau nhói bụng dưới mỗi khi vận động hoặc thai nhi cử động mạnh
Đau bụng với những cơn đau vừa phải, thoáng qua hoặc hơi âm ỉ giống như đau bụng kinh.
Đau nhức ở các khớp xương, đặc biệt là vùng hông, xương chậu
Đau nhức vùng lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng, vùng khớp nối giữa xương cùng và xương chậu ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Cơn đau nặng hơn về đêm khiến bà bầu khó ngủ.
Nguyên nhân đau nhức toàn thân khi mang thai
Theo các chuyên gia sản khoa, đau nhức toàn thân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và không có cách nào để né tránh được nó. Đau nhức toàn thân xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Khi mang thai, dạ con ngày càng to ra theo sự phát triển của em bé khiến các dây chằng bị kéo căng là nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhói bụng dưới.
Ngoài ra, dạ con co bóp cũng gây nên những cơn đau bụng âm ỉ cho mẹ bầu. Nếu những cơn đau này thoáng qua, không kéo dài thì không có gì đáng lo
Những biến đổi về tư thế để thích nghi với bào thai ngày một to ra làm cột sống đoạn thắt lưng và đoạn cổ phải ưỡn về phía trước, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau nhiều hơn so với trước khi mang thai. Đây là nguyên nhân quan trọng gây đau lưng.
Khối lượng cơ thể người mẹ tăng tạo áp lực nâng đỡ cho xương khớp, đặc biệt cột sống gây hiện tượng đau lưng khi mang thai.
Ở những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu và cùng cụt làm cho khung chậu dễ thay đổi và tăng độ rộng là lý do khiến bà bầu thường xuyên đau nhức xương khớp, đặc biệt là vùng hông.
Khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân như thế nào?
Để khắc phục tình trạng đau nhức toàn thân khi mang thai, bà bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như:
Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ cố gắng nằm nghiêng về một bên. Dùng 1 đến 2 chiếc gối để kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng hỗ trợ tốt nhất cho tư thế ngủ, tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.
Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội…giúp cơ thể bà bầu thư giãn, giảm bớt tình trạng đau nhức, mệt mỏi
Mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa giúp bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe.
Sử dụng các liệu pháp massage, ngâm chân thảo dược, dùng túi chườm nóng để giảm đau mỏi
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống an toàn và hiệu quả cho bà bầu
Trong trường hợp những cơn đau nhức kéo dài, âm ỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt, bà bầu nên tìm đến các phòng khám cơ xương khớp để khám và áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống để khắc phục tình trạng đau nhức. Đây là phương pháp nhẹ nhàng, không dùng thuốc được các chuyên gia trên thế giới đánh giá an toàn và hiệu quả cho thai phụ.
Theo bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Phòng khám Maple Healthcare, với phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống: các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng tay tác dụng lực lên hệ thần kinh cột sống của thai phụ, giúp nới lỏng và thư giãn các mô cơ, điều chỉnh cột sống trở về trạng thái cân bằng, giải phóng các áp lực lên hệ thần kinh cột sống. Khi đó cơn đau sẽ tự nhiên biến mất, cho các mẹ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày và sẵn sàng cho một kỳ “nằm ổ” hoàn toàn khỏe mạnh về cả tinh thần và sức khỏe.
Hiện nay, tại TPHCM, phòng khám Maple Healthcare với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý cơ xương khớp cùng quy trình chuẩn Quốc tế, là địa chỉ uy tín hàng đầu áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cho thai phụ.
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ :
Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112
Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088
Phòng khám Quận 7: MD6 Nguyễn Lương Bằng, Quận 7 (đối diện bv FV). Điện thoại: 0705 100 100
Facebook Fanpage
Bài vết liên quan:
Lý Do Vì Sao Mẹ Bầu Hay Bị Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ?
Nhiều bà mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Vậy vì sao mẹ bầu hay bị tiểu đường thai kỳ?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, có thể do mắc bệnh trong thai kỳ hoặc trước thai kỳ nhưng đến khi mang thai bệnh mới diễn tiến nặng và được phát hiện.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi. Trong đó cũng ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng.
Cơ thể phụ nữ mang thai thường tự động đề kháng với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ glucose trong máu cao hơn bình thường để truyền cho thai nhi.
Ở một số trường hợp, quá trình tiết insulin biến đổi quá mức. Tiết ra quá ít insulin khiến lượng đường trong máu cao, gây tiểu đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ gặp nhiều khó khăn bởi phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn với mẹ và thai nhi. Hơn nữa dinh dưỡng mẹ hấp thu cần lớn hơn bình thường để nuôi con, khó mà thực hiện chế độ kiêng khem, nhất là hạn chế đường và tinh bột.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Thông thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai sẽ làm rối loạn việc sản xuất này. Do đó tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn. Có khả năng gấp lên đến 2 lần.
Khi nhu cầu tăng cao mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.
Thừa cân, lớn tuổi, di truyền
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, mang thai trên 35 tuổi. Hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu
Khi mang thai, chế độ ăn uống cho bà bầu rất quan trọng. Mẹ bầu cần nạp đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho thai nhi. Do vậy, nhiều mẹ ăn uống tẩm bổ quá mức dẫn tới tăng cân nhanh. Cùng với đó là thói quen lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể, các thức ăn nhiều đường và tinh bột hay chứa nhiều carbohydrates như bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt,… sẽ đẩy mẹ bầu tới gần với tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.
Mắc bệnh cao huyết áp khi mang thai
Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường chính là một biến chứng của tình trạng cao huyết áp. Theo các thống kê cho rằng, những bà mẹ bầu mắc chứng bệnh này thường sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người bình thường.
Có thể lý giải tình trạng này là do huyết áp cao sẽ gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho hoạt động của insulin trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp bà mẹ mắc phải tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo.
Giải Mã Lý Do Vì Sao Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai
Không tiêm ngừa uốn ván khi mang thai lại sinh nở tại nhà, dùng dao lam cắt rốn, 1 bé sơ sinh người Chăm đã bỏ bú, sốt cao, tím tái, co giật. Tại bệnh viện, bác sĩ xác định bệnh nhi bị nhiễm uốn ván, toan chuyển nặng. Được biết, mẹ của cháu bé, một sản phụ ở Sóc Trăng, trong quá trình mang thai đã không lần nào đi chích ngừa uốn ván. Khi sinh bé, người thân đã gọi bà mụ vườn đến đỡ đẻ. Cậu bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, bà mụ vườn đã dùng dao lam để cắt rốn và “bôi một chất bột màu trắng lên rốn để sát trùng”.
BS Phan Tú Quí, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc sơ sinh bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho biết: “Tình trạng uốn ván sơ sinh đang gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2012 bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị thành công cho 12 bé.”
BS Quí nhận định, đây là hệ quả từ việc trong quá trình mang thai người mẹ không đi chích ngừa uốn ván. Mặt khác, do thiếu hiểu biết và làm theo kinh nghiệm nên hiện nay nhiều mụ vườn vẫn dùng dao lam, kéo sắt, lách tre nứa… để cắt rốn khiến nguy cơ uốn ván của trẻ tăng cao.
Uốn ván là bệnh nguy hiểm ở trẻ với nguy cơ tử vong từ 20% đến 40%. Dù bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nhiều bà mẹ mang thai trẻ mới sinh vẫn chưa chích ngừa.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ (có thai hoặc không có thai) đang độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch với biến độc tố uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính họ và cả trẻ sơ sinh
Tổng số lần tiêm phòng uốn ván là 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau cách mũi cuối cùng bao lâu.
Với những phụ nữ trước đây chưa được tiêm thì thời gian biểu để tiêm 5 liều phòng uốn ván như sau:
– Liều đầu tiên biến độc tố uốn ván ở lần khám thai đầu tiên, hoặc trong khi có thai càng sớm càng tốt.
– Liều thứ 2 sau liều thứ nhất ít nhất 4 tuần.
– Liều thứ 3 ít nhất 6 tuần sau liều thứ 2.
– Hai liều cuối cùng được tiêm ít nhất một năm sau hoặc trong kỳ thai nghén sau.
Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như sau:
1. Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
2. Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
3. Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
4. Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
5. Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Như vậy, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lý Do Vì Sao Bà Bầu Thường Bị Nhức Mỏi Khi Mang Thai? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!