Đề Xuất 3/2023 # Lưu Ý Cho Mẹ Bầu Khi Tắm Vào Trời Lạnh # Top 9 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Lưu Ý Cho Mẹ Bầu Khi Tắm Vào Trời Lạnh # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lưu Ý Cho Mẹ Bầu Khi Tắm Vào Trời Lạnh mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lưu ý cho mẹ bầu khi tắm vào trời lạnh

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nếu không tắm rửa đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Đặc biệt là khi thời tiết lạnh giá. Bởi thế mẹ bầu nên tắm như thế nào cho đúng cách. Những lưu ý như thế nào khi tắm lúc mang thai, mẹ bầu nên tắm bao lâu…

1.    “Lười tắm” an toàn hơn cho mẹ bầu:

Tắm nhiều khi trời lạnh khiến các axit hữu cơ do da tiết ra để giữ cho da trơn và mềm vốn đã ít lại bị rửa sạch, dẫn đến da khô và nứt nẻ, dễ bị ngứa. Và huyết quản dưới da cũng co lại, làn da dễ bị kích ứng, tổn thương bởi lớp phòng vệ tự nhiên giảm và vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh. Theo bác sĩ thì khi nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C thì mẹ bầu có thể để 2 -3 ngày mới tắm 1 lần. Với những mẹ da khô do ngồi điều hòa cả ngày có thể 3-4 ngày tắm 1 lần. 

2.    Không nên tắm quá lâu:

Nhiều khi trời lạnh, nhiều mẹ bầu đã chọn 2-3 ngày mới tắm một lần nên thường tắm lâu. Tuy nhiên sai lầm này dễ làm da bị mất nước, khô và cơ thể mệt mỏi, gấy thiếu máu ở tim, đau thắt ngực,… thậm chí chó thể đột tử do cung cấp máu cho não ít đi. Vậy nên vào mùa lạnh, nên tắm khoảng 10 phút, tắm bồn khoảng 20 phút. Tắm vòi hoa sen chỉ 5-7 phút. Nên kỳ cọ nhanh tay và hãy nhớ massage mặt một chút khi tắm.

3.    Nên tắm nước ấm nhưng không quá nóng:

Với những ngày lạnh thì bình thường bà bầu cũng nên tắm nước ấm để cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn, không bị sốc nhiệt. Tuy nhiên, nhiệt độ nước tắm của mẹ bầu không nên cao hơn 36 độ C. Vì phụ nữ mang thai tắm nước nóng, xông hơi luôn tiềm ẩn nguy cơ cao bị mất nước, mẩn đọ và hạ huyết áp. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu thi kỳ, việc mẹ bầu tắm nước quá nóng, xông hơi nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm. Vì đây là thời kỳ em bé đang phát triển não bộ và cơ thể. Nước nóng hay phòng xông hơi có thể làm nóng nước ối, sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, khi xông thì cơ thể mẹ thoát mồ hôi, em bé nằm trong bụng lại không tuân theo quy tắc đó, đẫn tới hạn chế nguồn ô xy cung cấp. Nghiêm trọng hơn đó là sẽ phá hủy các tế bào của em bé đang hình thành. Nếu nước nóng hoặc xông hơi khiến nhiệt độ cơ thể tăng trên 38 độ C thì mẹ cầu lưu ý nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của bé trong 3 tháng đầu tiên hay mất nước về sau trong thai kỳ . Chính vì thế phụ nữ mang thai chỉ nên xông hơi sau khi sinh nở và có hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý mẹ bầu tắm vào mùa đông

4.    Mẹ bầu nên lưu ý đặc biệt khác:

Những ngày giá lạnh, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau khi tắm:

– Ban đêm nhiệt độ xuống thấp, tuần hoàn sẽ kém hơn nên khi tắm đêm rất dễ bị nhiễm lạnh, gây thiếu máu não nghiêm trọng, bất tỉnh, hôn mê. Đặc biệt nguy hiểm là bị cảm dẫn đến khả năng tử vong rất cao – Dù tắm nước nóng cũng không dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Hãy xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể. – Không nên cạo lông chân, lông tay trước khi tắm. Không tắm khi cơ thể mệt mỏi vì dễ bị mệt mỏi, bị cảm lạnh, xây xẩm mặt mũi, thậm chí tử vong. – Không nên tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi, vì xà phòng chứa kiềm mạnh ngấm vào da sẽ mệt mỏi hơn. Tắm xong cũng không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng. – Không tắm ngay sau khi ăn no vì cơ thể phải gồng lên để chống chọi với giá lạnh, nước lạnh nên dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, dạ dày.

Món Ăn Cho Bà Bầu Ngày Lạnh? Bà Bầu Ăn Gì Khi Trời Lạnh

Vào mùa lạnh, bà bầu thường tiêu hao nhiều năng lượng để cung cấp dinh dưỡng cho con, đồng thời cũng tăng sức đề kháng để giữ ấm cơ thể. Thời tiết lạnh cũng khiến mẹ bầu dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hơn. Vậy bà bầu nên ăn gì khi trời lạnh? Những món ăn cho bà bầu ngày lạnh là gì?

Món ăn cho bà bầu ngày lạnh

Quả cam

Cam là loại quả tốt cho bà bầu vào ngày lạnh. Khi trời trở lạnh, cơ thể vốn ốm yếu của mẹ nay lại càng yếu hơn do sức đề kháng suy giảm. Sức đề kháng yếu sẽ không đủ khả năng bảo vệ mẹ bầu trước những tác nhân có hại. Do đó bà bầu nên ăn những món ăn chứa vitamin C – dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, điển hình như quả cam.

Tuy nhiên, bà bầu nên lưu ý không ăn hoặc uống cam khi bụng đói. Tính chua trong cam có thể gây ra tình trạng cào ruột, khó chịu và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Khoai lang nóng

Khoai lang là thực phẩm nên có trong danh sách món ăn cho bà bầu ngày lạnh. Ăn khoai lang khi manng thai giúp cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất tốt như: canxi, sắt, kali, vitamin C, chất xơ…

Bà bầu ăn khoai lang luộc, nướng hoặc nấu canh rất tốt. Ăn khoai không chỉ cung cấp được nhiều dưỡng chất cho thai nhi mà còn giữ ấm cơ thể rất hiệu quả. Bên cạnh đó, khoai lang còn mang lại nhiều lợi ích như ngăn ngừa táo bón, củng cố hệ xương và răng thai nhi chắc khỏe, tốt cho tim mạch và phòng ngừa bệnh ung thư.

Tỏi ngâm mật ong

Tỏi ngâm mật ong là thực phẩm thích hợp cho bà bầu khi trời lạnh. Một khảo sát từ Anh cho thấy 70% nhóm người dùng tỏi ít bị cảm lạnh, cảm cúm và giảm nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư dạ dày hơn hẳn so với nhóm không dùng tỏi. Bà bầu nên sử dụng thường xuyên để củng cố sức khỏe, giữ ấm cơ thể và tránh bị ốm vặt trong thời tiết lạnh. Để dễ ăn tỏi hơn, mẹ bầu nên cắt lát mỏng và ngâm tỏi với mật ong, ăn vài lát sau bữa ăn.

Cá hồi

Khi trời lạnh bà bầu ăn cá hồi rất tốt. Trong cá hồi có chứa một lượng Omega-3 cực kỳ dồi dào. Đây là nguồn dưỡng chất quý giá giúp tăng lượng khí oxy vào cơ thể. Điều này giúp bảo vệ cơ thể bà bầu không bị nhiễm lạnh và ngăn ngừa các căn bệnh về hô hấp cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, Omega-3 còn được biết đến là một loại dưỡng chất cần thiết cho trí não thai nhi phát triển vượt trội.

Thịt bò

Món ăn cho bà bầu ngày lạnh là thịt bò. Trong thịt bò có nhiều chất đạm, sắt và đặc biệt là một lượng kẽm vô cùng phong phú. Hàm lượng kẽm này giúp mẹ bầu đi qua những ngày lạnh một cách nhẹ nhàng và an toàn nhất. Thiếu kẽm thì cơ thể sẽ bị giảm sức đề kháng, dẫn đến bà bầu dễ bị cảm lạnh, sổ mũi…

Khi ăn thịt bò, bà bầu nên chọn thịt bò nạc, ít mỡ để ăn. Thịt bò nạc giúp phát triển các tế bào bạch cầu tiêu diệt nhanh chóng những vius, vi khuẩn gây bệnh. Mẹ bầu có thể chế biến thịt bò thành món xào, canh, hấp ấm nóng để ăn. Những món ăn từ thịt bò này vừa nóng hổi, vừa dinh dưỡng, ăn vào ấm bụng, rất thích hợp cho những ngày lạnh.

Súp cua

Bà bầu ăn súp cua khi mang thai rất tốt cho cơ thể. Súp cua có vị thơm ngon, đặc biệt là khi ăn nóng sẽ càng hấp dẫn hơn nữa. Trong súp cua chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, sắt.. Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Súp cua cũng là món ăn tốt cho bà bầu đầu thai kỳ mà mẹ nên ăn.

Cháo nóng

Các mẹ có thể nấu cháo với các loại nguyên liệu khác nhau để tăng phần dinh dưỡng và ngon miệng. Những món cháo tốt cho bà bầu đó là:

Cháo thịt gà

Cháo bồ câu hạt sen

Cháo cá chép đậu xanh

Cháo tôm bí đỏ

Cháo hải sản

Cháo đậu xanh…

Món ăn cho bà bầu trời lạnh: lưu ý cho mẹ

Thời tiết lạnh dễ làm bà bầu bị cảm, sốt và mệt mỏi. Ngoài danh sách những món ăn cho bà bầu ngày lạnh thì mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:

Dinh dưỡng cho bà bầu khi trời lạnh

Ăn chín uống sôi. Tránh ăn thức ăn tái sống, chưa được nấu kỹ.

Nên ăn những thực phẩm ấm, nóng, tốt nhất là ăn ngay sau khi chế biến. Tránh ăn những món ăn đã nguội lạnh, để tủ lạnh hay để qua đêm.

Uống đủ và nhiều nước, có thể uống nước ấm để tránh bị viêm họng.

Bà bầu trời lạnh nên làm gì?

Giữ ấm cơ thể, ăn mặc kín đáo, cần thiết thì nên dùng thêm khăn choàng. Bà bầu tránh mặc đồ mỏng, áo quần phong phanh khi trời lạnh vì rất dễ bị bệnh.

Tránh đến những nơi có gió lớn tránh nhiễm lạnh. Nếu không cần thiết thì không nên ở ngoài nhiều.

Tắm rửa, vệ sinh cá nhân bằng nước ấm.

Đảm bảo chăn gối đủ ấm, nhiệt độ phòng ấm.

Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về món ăn cho bà bầu ngày lạnh là gì? Phụ nữ mang thai nên ăn gì khi trời lạnh và những lưu ý sức khỏe cho mẹ.

Nguồn: Tổng

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Bà Bầu Bị Sốt Nóng Lạnh

Đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên khi mẹ bầu bị sốt nóng lạnh

Những điều cần làm khi bầu bị sốt nóng lạnh

Nằm nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn. Chọn nơi thoáng mát, không khí trong lành. Nếu không có gió lùa mạnh, có thể mở hết cửa sổ để không khí được lưu thông. Mặc quần áo mềm mại, thoáng mát, không mặc quá kín hoặc ủ cơ thể quá nhiều khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh.

Mẹ bầu đang sốt nóng lạnh vẫn có thể tắm nhanh với nước ấm, không nên quan niệm sốt là không được tắm, cơ thể không sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển khiến bệnh càng lâu khỏi và nặng hơn.

Đặc biệt là bầu cần bổ sung đủ nước để tránh mất nước, nên uống nước ấm giúp cơ thể được giữ ấm.

Đảm bảo ăn uống đủ chất, ăn thức ăn lỏng, mềm để dễ tiêu hoá, không dùng thức ăn có quá nhiều dầu mỡ dẫn đến khó tiêu gây nôn ói. Ăn thêm trái cây, đặc biệt là các loại trái cây cung cấp nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể, giải nhiệt, giảm sốt. Bổ sung vitamin tổng hợp đầy đủ.

Nếu xoang mũi bị viêm dẫn đến nghẹt mũi, mẹ nên dùng bình xịt thông mũi, cho nước muối sinh lý vào và xịt từ bên này cho nước muối chảy qua bên kia để rửa sạch xoang mũi. Nước muối sinh lý rất lành tính và không ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng.

Nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý khi bị sốt

Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu uống thuốc hạ sốt

Sau khi áp dụng hết các phương pháp tự nhiên mà mẹ bầu vẫn còn sốt nóng lạnh, không cải thiện thì tốt nhất là đến ngay bệnh viện để được Bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc hợp lý theo tình hình sức khoẻ.

Nếu buộc phải dùng thuốc, thì các mẹ nên lưu ý những vấn đề sau đây:

Cần biết rõ nguyên nhân tại sao dùng thuốc phải đặc biệt cẩn thận:

Dùng thuốc có thể gây dị tật thai nhi do em bé đang dần hình thành các cơ quan trong cơ thể bé nhỏ,

Dùng thuốc có thể gây sảy thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ

Dùng thuốc có thể gây sinh non khi trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối

Các loại thuốc hạ sốt mẹ bầu bị sốt nóng lạnh có thể dùng được là paracetamol, aspirin và ibuprofen:

Paracetamol là loại thuốc an toàn nhất dù không có nhiều ưu điểm dược học bằng 2 loại kia. Khi sốt đến 38.5 độ dùng 1 viên 500mg. Mỗi lần cách nhau 4 đến 6 tiếng. Một ngày không được dùng nhiều hơn 6 viên.

Aspirin và Ibuprofen sẽ được ưu tiên trong trường hợp mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên, nên có chỉ định của Bác sĩ do cần phải tìm hiểu và biết thêm về tiền sử bệnh án của mẹ bầu.

Không được tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc quá liều mà không có chỉ định của Bác sĩ.

Khi Cảm Lạnh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Những Điều Này Nếu Không Muốn Thai Nhi Bị Dị Tật

Cảm lạnh là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp, nó đồng hành cùng nhân loại từ những thời đại cổ xưa. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến cảm giác vô cùng khó chịu.

Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, rất dễ mắc căn bệnh này do sức đề kháng yếu hơn người bình thường. Bệnh mang đến cho các mẹ bầu cảm giác rất khó chịu, đôi khi lại hoang mang lo lắng rằng liệu điều này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.

Cảm lạnh lây truyền như thế nào?

Đây là căn bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác, qua không khí hoặc qua đường hô hấp một cách trực tiếp qua dịch tiết như ho, hắt hơi, nói chuyện, đụng chạm, nhất là khi bàn tay có dính chất tiết có virus của người bệnh sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt vô tình tạo điều kiện cho virus tấn công vào cơ thể.

Các mẹ bầu sức đề kháng có chút suy giảm cùng với việc cơ thể mệt mỏi do ốm nghén, do sự thay đổi của nội tiết, hormone nên thường dễ bị cảm lạnh khi mang thai,

Dấu hiệu mắc bệnh cảm lạnh khi mang thai

Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh là đau họng kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày. Đi kèm theo đó là một số biểu hiện như chảy nước mũi, mũi tắc, hắt xì hơi liên tục. Vào ngày thứ 4 hoặc 5, có thể xuất hiện những cơn ho và nước mũi bị đặc lại. Triệu chứng sốt thường không xảy ra hoặc một số mẹ chỉ bị sốt nhẹ.

Khi bị cảm, mẹ bầu thường không cảm thấy mệt mỏi, đau đầu hay đau nhức người. Mẹ vẫn đủ sức khỏe để làm việc, tuy nhiên việc bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi sẽ gây cho mẹ không ít khó chịu.

Mẹ bầu bị cảm lạnh ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Dựa trên mức độ của cảm cúm và tình trạng sử dụng thuốc điều trị mà bệnh có tác động ít hay nhiều đến thai nhi.

– Cảm lạnh thông thường ở mức độ nhẹ và hầu như không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi nếu không có triệu chứng sốt hoặc ho nhiều.

– Cảm lạnh khi mang thai ở mức độ nặng với những biến chứng lớn có thể khiến cổ tử cung co bóp sớm, sinh non khiến sẩy thai hoặc làm trẻ sinh thiếu tháng, yếu ớt, kém phát triển hơn các bạn cùng trạng lứa.

– Cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, hấp thu dinh dưỡng kém ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

– Sử dụng thuốc trong quá trình mang thai có thể tác động đến thai nhi, gây ra dị tật ở trẻ, hoặc khiến trẻ bị mắc các chứng bệnh như Down, Prader willi, tim….

– Phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu tiên có nguy cơ lây nhiễm virus cao hơn, khả năng tác động khiến thai nhi khi hình thành bị dị tật bẩm sinh cũng nhiều hơn.

Điều trị cảm lạnh khi mang thai

Việc giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai là vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn mang thai, người mẹ cần đảm bảo không sử dụng bất kì loại thuốc nào để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi . Bệnh cảm lạnh ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần can thiệp bằng bất cứ loại thuốc nào.

Vì thế không cần quá lo lắng, mẹ bầu chỉ cần uống nhiều nước lọc và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi, dâu tây,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trong thực đơn mẹ bầu nên ưu tiên tỏi vì tỏi có công dụng chống lại nhiễm trùng. Tương tự như tỏi, gừng và nghệ cũng là những thực phẩm có chất chống viêm và chữa cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Nếu bị đau họng hoặc ho, mẹ bầu có thể pha mật ong và chanh với nước ấm để uống.

5 bước quan trọng giúp mẹ bầu phòng chống cảm lạnh khi mang thai

Ăn uống lành mạnh

Áp dụng chế độ ăn cân bằng, gồm nhiều rau quả tươi, các loại hạt. Thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Uống nhiều nước

Ngoài nước lọc, các mẹ có thể uống trà thảo dược và nước quả (có thể là nước hoa quả, cháo, súp…), đặc biệt là nước ấm. Những loại nước này vừa giúp thải độc ra khỏi hệ miễn dịch, lại cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin và chất khoáng đồng thời giúp mũi được thông thoáng hơn.

Súc miệng bằng nước muối loãng

Nước muối có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Vì thế để phòng tránh cảm cúm, bạn nên súc miệng nước muối khoảng 2 lần mỗi ngày. Nước muối còn giúp mẹ bầu tránh được viêm họng khi thời tiết thay đổi.

Thực hiện đều đặn những bài tập thể dục dành cho phụ nữ mang thai giúp tăng lưu thông máu và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật nói chung. Bên cạnh đó, các mẹ cần tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc không chỉ gây hại cho bào thai mà còn nhanh chóng làm yếu hệ miễn dịch của mẹ.

Tránh xa nguồn lây bệnh

Khi mang thai, khả năng đề kháng của bà bầu kém hơn bình thường rất nhiều, do vậy mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với những người bị bệnh cảm cúm để đề phòng bị lây bệnh.

Theo: The Asianparent

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lưu Ý Cho Mẹ Bầu Khi Tắm Vào Trời Lạnh trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!