Đề Xuất 6/2023 # Lời Khuyên Giúp Mẹ Xua Tan Mệt Mỏi Khi Mang Thai # Top 13 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Lời Khuyên Giúp Mẹ Xua Tan Mệt Mỏi Khi Mang Thai # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lời Khuyên Giúp Mẹ Xua Tan Mệt Mỏi Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vì sao mẹ bầu dễ mệt mỏi khi mang thai?

Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng hoàn toàn bình thường, một số mẹ bầu có cảm giác như đang kiệt sức và luôn cảm thấy thiếu sức sống, đôi lúc tim đập nhanh đến khó chịu.

Sự thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi khi mang thai tuần đầu tiên, đặc biệt hormone progesterone chính là nguyên nhân lý giải vì sao bà bầu thường cảm thấy buồn ngủ.

Bạn cũng đừng quá lo lắng và căng thẳng nếu như mình đang mang thai lần đầu, chính tâm trạng lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Do đó, hãy cố gắng giữ tinh thần được vui vẻ, lạc quan thì cơ thể cũng trở nên khoẻ mạnh hơn.

Mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa

Trong tam cá nguyệt thứ hai, khi đã qua các cơn ốm nghén và mẹ bắt đầu có cảm giác thèm ăn trở lại thì sẽ không còn khó chịu như trước. Tình trạng mệt mỏi đôi khi sẽ xuất hiện nhưng không còn quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này mẹ có thể gặp các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu đi kèm với những cơn đau nhức ở hai dây chằng bụng dưới làm cho mẹ cảm giác khó chịu và mệt mỏi.

Thời điểm ba tháng cuối thai kỳ thai nhi tăng cân nhanh làm mẹ càng thêm mệt, đi lại khó khăn. Đây cũng là lúc mẹ có những triệu chứng như khó ngủ, đi tiểu nhiều về đêm, đau nhức chân, ợ nóng.

Ngoài ra, hiện tượng mệt mỏi khi mang thai của chị em phụ nữ còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Cơ thể bị thiếu sắt: Mệt mỏi có thể là một triệu chứng thiếu máu, đặc biệt là do thiếu sắt. Cơ thể mẹ cần nhiều sắt để tạo ra tế bào hồng cầu cho phép chúng mang oxy đến các mô của mẹ và em bé. Với các mẹ bị thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy, sắc mặt thường tái nhợt, không hồng hào tỉnh táo.

Tiểu đường thai kỳ: Những mẹ bầu vốn bị bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn những mẹ bầu khoẻ mạnh khác. Nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ cần phải được bác sĩ theo dõi và kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Mẹ bầu ăn uống không khoa học hoặc kiêng khem quá mức sẽ không đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng em bé và hoạt động của cơ thể. Mẹ sẽ luôn trong tình trạng cơ thể suy nhược, chóng mặt, chân tay bủn rủn khi mang thai.

Làm thế nào để giảm bớt mệt mỏi khi mang thai?

Mặc dù cảm giác mệt mỏi khi mang thai là điều thường xuyên phải gặp trong thai kỳ nhưng mẹ bầu nên thay đổi chế độ sinh hoạt kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để làm giảm triệu chứng mệt mỏi, giúp cơ thể khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống.

Một số biện pháp sau đây có thể cải thiện các triệu chứng khi mang thai:

Chế độ ăn uống hợp lý

Khi mang thai, chúng ta cần thêm năng lượng và dưỡng chất để phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng em bé, mẹ bầu nên bổ sung thêm các bữa ăn phụ ngoài ba bữa ăn chính để giữ mức năng lượng ổn định, hạn chế tình trạng khó tiêu, ợ nóng.

Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm nhiều chất sắt và protein sẽ giúp thai phụ giảm tâm trạng mệt mỏi; đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên chất, mì sợi, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt.

Bổ sung sữa chua trong khẩu phần ăn hằng ngày vì vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua giúp chống lại mệt mỏi cho mẹ bầu, đồng thời giúp hạn chế táo bón thai kỳ.

Tập thể dục đều đặn

Duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày bởi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Khi đi bộ và hít thở không khí trong lành, việc sản xuất nội tiết tố endorphin sẽ được tăng cường, từ đó cải thiện lưu thông máu, làm cho mức năng lượng trở nên dồi dào.

Ngoài ra, mẹ bầu tập thể dục trong ít nhất 20 – 30 phút từ 3 – 4 lần mỗi tuần cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ bé yêu trong bụng và còn hỗ trợ mẹ “vượt cạn” nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Biểu hiện của chứng mệt mỏi thai kỳ là bạn sẽ buồn ngủ hơn bình thường và thông thường các bà bầu sẽ chìm vào giấc ngủ li bì cả ngày lẫn đêm, nhất là ở giai đoạn mang thai đầu tiên. Do ngủ quá nhiều càng khiến bà bầu mệt mỏi nên cách khắc phục ở đây là bạn đừng nên ngủ quá nhiều vào ban ngày. Đừng đi ngủ bất cứ lúc nào cảm thấy mệt mỏi và muốn nằm xuống. Nên có những giấc ngủ sâu vào ban đêm và ngủ đủ giấc là được.

Khi ngủ, mẹ nên chọn nằm nghiêng sang bên trái vừa an toàn cho bé yêu, vừa tạo cảm giác thoải mái, giúp mẹ được ngủ ngon hơn.

Người mang thai nên uống đủ nước vào các thời điểm sớm trong ngày. Đừng uống thêm bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, nhằm giúp bạn không phải trở dậy để đi tiểu về đêm.

Nếu thường xuyên bị ợ nóng, bạn nên ăn bữa cuối trong ngày vào khoảng vài ba giờ trước khi nằm hoặc đi ngủ. Thực hiện thao tác co, duỗi chân nhẹ nhàng trước khi ngủ, nhằm ngăn ngừa tình trạng bị đau nhức cơ chân – một triệu chứng bình thường đối với hầu hết các thai phụ.

Thư giãn và giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái

Nên loại bỏ bất cứ áp lực nào từ cuộc sống, công việc vì mệt mỏi trong thai kỳ cũng làm bạn khá stress rồi. Trong thời gian mang thai và đặc biệt là những tháng đầu và tháng cuối không phải thời điểm thích hợp để bạn tham gia những công việc quá sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy dành thời gian để cơ thể được thư giãn tốt nhất, đọc sách hoặc nghe nhạc để tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.

Dù biểu hiện mệt mỏi khi mang thai là điều khó có thể tránh khỏi trong thai kỳ, tuy nhiên các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng khiến tình trạng mệt mỏi ngày càng nặng thêm. Hãy áp dụng những phương pháp trên để có một thai kỳ khoẻ mạnh, hạnh phúc và chuẩn bị đón thêm thành viên mới trong gia đình.

4 Lời Khuyên Hữu Ích Giúp Mẹ Bầu Tiêu Tan Mệt Mỏi Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối

Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối do những thay đổi về thể chất của mẹ bầu nhằm đáp ứng giai đoạn tăng tốc về đích của thai nhi. Quá trình này không hề dễ dàng gì nhưng cải thiện một số thói quen dinh dưỡng, giấc ngủ và vận động có thể giúp mẹ đỡ mệt mỏi hơn.

Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối – Mốc cán đích vất vả cuối cùng của mẹ bầu

Phần lớn các mẹ bầu thường cảm thấy mình kiệt sức về thể chất trong tháng cuối của thai kỳ. Hãy tưởng tượng khi chiếc bụng ngày càng trở nên cồng kềnh khiến mẹ thậm chí không còn đủ sức để thở một cách thoải mái. Giấc ngủ đêm bị ngắt ra thành nhiều quãng bởi các cơn buồn tiểu. Chân tay có thể phù nề và những cơn đau cửa mình, xương mu, … cứ diễn ra liên tiếp.

Vậy nên mẹ hãy chịu khó thêm một chút, đồng thời thay đổi một số thói quen ăn uống, giấc ngủ, nghỉ ngơi và vậng động để có thể cải thiện tình trạng này.

Giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối bằng chế độ dinh dưỡng

Mệt mỏi trong thai kỳ thường xuất phát từ việc cơ thể cần nhiều sắt hơn để sản xuất ra hồng cầu, giúp vận chuyển oxy tới các mô và bào thai. Các thực phẩm giàu sắt, vitamin C và canxi có thể thúc đẩy cơ thể lấy lại nguồn năng lượng tích cực. Do đó nếu thường xuyên mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối, hay rơi vào trạng thái kiệt sức, mẹ hãy bổ sung thêm vào bữa ăn thai kỳ:

Nước hoa quả giàu vitamin C như nước chanh, cam, nước ép táo hay sinh tố bơ, …

Sữa chua, sữa tươi hoặc sữa hạt

Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, …

Thịt bò, các loại hải sản

Rau xanh như súp lơ, rau bina, …

Bí ngô

Khoai tây và khoai lang

Giấc ngủ giúp mẹ không còn mệt mỏi vào 3 tháng cuối thai kỳ

Ai cũng biết tầm quan trọng của giấc ngủ khi mang thai nhưng có vô vàn yếu tố xuất hiện vào tháng cuối khiến mẹ bầu không thể ngon giấc, đặc biệt là việc phải đi tiểu thường xuyên, thai nhi đạp mạnh trong lúc mẹ ngủ cũng như hiện tượng chuột rút. Bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối là vì vậy.

Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng mệt mỏi cho mẹ bầu. Do đó, ngoài việc đảm bảo được chớp mắt khoảng 30-45 phút vào buổi trưa thì mẹ bầu hãy thử áp dụng các cách sau để cải thiện giấc ngủ của mình:

Sử dụng gối bầu để có tư thế ngủ thoải mái

Tránh uống nước trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng

Nghe nhạc thư giãn trước khi ngủ và đừng quên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, ti vi trước giờ ngủ 30 phút.

Tắm bằng nước ấm trước khi ngủ.

Với một số người đọc sách sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Ngâm chân bằng nước ấm để mẹ bớt mệt mỏi trong những tháng cuối

Nếu mẹ vẫn thấy mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối thì hãy thử ngâm chân trước khi ngủ hoặc ngay khi có thời gian rảnh rỗi. Một chậu nước ấm với chút thảo dược như lá chanh, sản, quất, hương nhu, … thêm một ít muối và ngâm chân trong đó từ 20-30 phút. Mẹ cũng đừng quên nhờ ông xã hoặc người thân mát xa chân trong lúc ngâm.

Tập hít thở và thường xuyên vận động, tập thể dục giảm mệt mỏi trong thai kỳ

Theo các nhà khoa học, căng thẳng, mệt mỏi sẽ giảm mạnh mỗi khi oxy được nạp đầy vào hai lá phổi. Tập hít thở và thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng vào tháng cuối giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ nhiều oxy hơn, đồng thời làm cho trí não được thư giãn và kiểm soát trạng thái ổn định của cơ thể.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Dẹp Tan 9 Kiểu Mệt Mỏi Của Mẹ Bầu

Nếu bạn đang mong chờ một em bé hoặc có ý định mang thai, hãy đọc để biết điều gì đang đón đợi bạn và tham khảo cách để đối phó lại với những triệu chứng khó chịu này.

1. Ợ nóng

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mang thai là chứng ợ nóng. Có một vài điều mẹ bầu có thể làm để làm giảm chứng ợ nóng như:

– Xem xét chế độ ăn uống và tìm hiểu xem những món ăn nào đang gây nên triệu chứng ợ nóng.

– Tránh những đồ ăn, cũng như bất cứ thứ gì có nhiều axit như cà chua, nho, hoặc các loại trái cây họ cam quýt.

– Các mẹ bầu cũng có thể làm giảm nguy cơ bị chứng ợ nóng bằng cách ăn bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ba bữa ăn trong ngày.

– Nếu chứng ợ nóng chưa được điều trị dứt điểm nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục tốt nhất.

2. Buồn nôn

Có rất ít phụ nữ may mắn không bao giờ mắc chứng buồn nôn trong toàn bộ thai kỳ. Trong những trường hợp thông thường, đa số các bà mẹ mang thai phải đối mặt với triệu chứng này hàng ngày. Đây là những gì mẹ bầu có thể làm để khắc phục:

– Nhâm nhi trà gừng để làm dịu dạ dày.

– Vận động các khớp xương giúp cho dịch vị trong dạ dày tiết ra đều đặn tránh tình trạng buồn nôn khi mang thai.

– Kẹo bạc hà hoặc kẹo có vị chua cũng có tác dụng giảm chứng buồn nôn rất tốt.

3. Phù nề

Chất lỏng của cơ thể tăng lên 50% khi mang thai. Do đó, bà bầu cần lượng máu đủ để hỗ trợ cho cả mẹ và em bé, và sau đó là dịch ối, cũng như để giữ cho cả hai cơ thể đủ nước. Phù nề là triệu chứng xảy ra khá thường xuyên. Để giảm bớt tình trạng này, các chị em nên lưu ý những điều sau:

– Mặc quần, quần áo và giày thoải mái.

– Uống đúng lượng nước yêu cầu cũng như kết hợp nhiều nước trái cây và sữa trong thực đơn của mình.

– Không ăn nhiều thức ăn mặn, nhưng không cắt giảm hoàn toàn muối ra khỏi chế độ ăn uống mà đảm bảo một lượng cân bằng muối trong chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia, khoảng 1 ½ muỗng cà phê mỗi ngày là phù hợp cho phụ nữ mang thai.

4. Bệnh trĩ

Một trong những triệu chứng không thoải mái khi mang thai là bệnh trĩ. Không có nhiều thai phụ thực sự biết cách để ngăn chặn triệu chứng này, nhưng đây là những gì chị em có thể tham khảo để giúp làm giảm sự khó chịu:

– Uống nhiều nước để dự trữ hydrat cho cơ thể, bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn..

– Sử dụng giấy vệ sinh mềm và cố gắng không để chà mạnh vào khu vực bị trĩ, tránh gây viêm và nhiễm trùng.

– Hạt cây phỉ là một chất làm se tuyệt vời để giảm khó chịu, do đó bạn nên nhỏ chiết xuất của cây phỉ lên 1 miếng bông hay miếng gạc và đưa vào nơi bị trĩ vào ban đêm để sử dụng như một dạng thuốc đắp. (Sản phẩm có thể tìm mua rộng rãi trên mạng)

5. Chống táo bón

Trong khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải chứng táo bón. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần uống nhiều nước và bổ sung nước ép trái cây trong chế độ ăn uống của mình. Táo, chuối hay rau bina cũng là một mẹo tuyệt vời để làm lỏng thức ăn khi tiêu hóa.

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh là điều không dễ dàng, vì vậy điều đó đôi khi làm cho các mẹ có cảm giác mệt mỏi. Khi cảm thấy kiệt sức, hãy ngồi xuống và nghỉ ngơi. Các chị em sẽ cảm thấy tốt hơn khi tạo cho mình một giấc ngủ ngắn trong ngày. Ngoài ra, không nên gây áp lực cho mình bằng những quy định ngặt nghèo khi mang thai, vì điều này có thể khiến bà bầu thêm stress.

7. Nhức đầu

Các mẹ bầu có thể bắt đầu nhìn thấy nước là chìa khóa chung của rất nhiều vấn đề trong thời gian mang thai. Tương tự, nước cũng tác dụng rất tốt với triệu chứng đau đầu. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này, đó có thể là một dấu hiệu của sự mất nước. Hãy uống một ít nước, và nằm ở một nơi yên tĩnh, nghỉ ngơi buổi tối. Nếu đau đầu kéo dài, hãy gặp bác sĩ để có được chỉ dẫn an toàn.

8. Cảm xúc thay đổi chóng mặt

Thật không may, không phải nhiều thai phụ đều biết cách để ổn định cảm xúc của mình khi mang thai. Lời khuyên tốt nhất là hãy cố gắng tránh những tình huống căng thẳng khi có thể. Các mẹ cũng có thể tìm một ai đó để tâm sự, trò chuyện để lấy lời khuyên. Nếu thấy cần phải khóc, hãy khóc. Cần tiếng cười, hãy cười một chút. Khi mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Một thông tin giúp cho chị em dễ dàng đối mặt hơn là những cảm xúc nội tiết tố tất cả chỉ là tạm thời và nó sẽ qua ngay sau khi sinh em bé.

Hồng Nhung

5 Loại Thực Phẩm Giúp Giảm Mệt Mỏi Khi Mang Thai

Mệt mỏi là tình trạng thường thấy của mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Giảm mệt mỏi khi mang thai bằng các loại thực phẩm là cách đơn giản, an toàn và hiệu quả.

Tình trạng mệt mỏi khi mang thai

3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian cảm giác mệt mỏi thường làm phiền mẹ bầu. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất ra nhiều loại hormone mới để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Thêm vào đó, sự thay đổi tâm lý bà bầu và thể chất trong thai kỳ cũng có thể gây nên tâm trạng căng thẳng về mặt tinh thần và cảm xúc.

Các chuyên gia y tế lý giải trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể thai phụ phóng thích ra nhiều hormone progesterone, tạo cảm giác uể oải và buồn ngủ, nhiều người gọi đó là hiện tượng nghén ngủ.

Ngoài ra, cơ thể bà bầu còn sản xuất ra nhiều máu để giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng tới bào thai, khiến tim và các cơ quan khác phải làm việc nhiều hơn bình thường. Các cơ quan cũng phải thay đổi cho phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.

Thời điểm ba tháng cuối thai kỳ thai nhi tăng cân nhanh càng làm mẹ thêm mệt, đi lại khó khăn. Đây cũng là lúc mẹ có những triệu chứng như: khó ngủ, tiểu nhiều lần về đêm, đau nhức chân, ợ nóng.

Mệt mỏi cũng có thể do mẹ đang mắc bệnh thiếu máu. Lúc này, cơ thể thai phụ cần sắt để sản xuất ra huyết cầu tố (hemoglobin) – một loại protein có trong các hồng huyết cầu, giúp vận chuyển oxy tới các mô và bào thai.

Tâm trạng mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh thiếu máu khi bạn có những triệu chứng đi kèm như: thở nông, đánh trống ngực, cảm giác yếu ớt, da nhợt nhạt, hoa mắt.

5 thực phẩm giúp giảm mệt mỏi khi mang thai

1. Sữa chua

Sữa chua là món ăn vặt ưa thích của nhiều chị em khi mang thai. Sữa chua dồi dào canxi và các loại vitamin. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua giúp chống lại mệt mỏi cho mẹ bầu, đồng thời giúp hạn chế táo bón thai kỳ.

2. Chuối chín

Chuối chín là “thực phẩm vàng” có chứa a-xit folic tuyệt đối an với phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai. A-xit folic và kali trong chuối còn có tác dụng làm tăng hồng cầu, giảm đau nhức cơ thể và ngăn ngừa dị tật thai nhi.

3. Đậu đỏ

Đậu đỏ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Ăn nhiều đậu đỏ giúp tăng lượng hemoglobin. Những loại hạt giàu chất sắt như đậu đỏ cũng nên được bổ sung sau khi sinh.

4. Bông cải xanh

Chắc chắn bông cải xanh không thể thiếu trong thực đơn của phụ nữ mang thai. Loại rau này cung cấp đang dạng các loại vitamin và protein. Đây là một trong những loại rau có công dụng chống lại mệt mỏi hiệu quả cho mẹ bầu.

5. Củ cải trắng

Thiếu hụt canxi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là chứng mệt mỏi khi mang thai. Ăn củ cải thường xuyên trong chế độ ăn hàng ngày giúp chị em bớt mệt mỏi và tăng sức đề kháng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lời Khuyên Giúp Mẹ Xua Tan Mệt Mỏi Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!