Cập nhật nội dung chi tiết về Khoe Bụng Bầu Ở Tuần Thứ 30, Bà Mẹ Khiến Dân Mạng Kinh Ngạc Khi Biết Đây Là Lần Mang Thai Thứ… 22 mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà mẹ Sue Radford (đến từ Morecambe, Lanshire, nước Anh) nổi tiếng với gia đình “siêu to khổng lồ” gồm 21 đứa con. Nhưng chưa dừng ở đó, bà mẹ 44 tuổi còn đang chuẩn bị chào đón em bé thứ 22.
Mới đây, Sue vừa khoe 2 tấm ảnh chụp bụng bầu của mình lên Instagram. Phần mô tả bên dưới ảnh, Sue viết: ” Quên béng mất không đăng ảnh bụng bầu 30 tuần của tôi hôm thứ 4 vừa qua. Quá sức hãnh diện về chiếc bụng đã nuôi lớn 22 con người“.
Một người khác bày tỏ: ” Chỉ là cảm giác quá đỗi kinh ngạc khi biết bạn và cơ thể của bạn đã làm được những gì“.
Nhiều người khác chỉ thả tim kèm theo dòng cảm xúc ngắn gọn: ” Thật tuyệt vời”; “Xuất sắc!”.
Hồi đầu tuần trước, trên kênh YouTube của gia đình, Sue tiết lộ rằng, con gái sắp sửa chào đời của cô “đang phát triển rất tốt”. Trước đó, Sue tỏ ra lo lắng khi thổ lộ tâm trạng “căng thẳng” vì xảy ra một số vấn đề với nhau thai. Tuy nhiên, hiện tại, mọi chuyện đều ổn thỏa và Sue đã có thể thở phào nhẹ nhõm.
Một điều khiến nhiều người hâm mộ gia đình Radford là cặp vợ chồng Sue – Noel (49 tuổi) không đòi hỏi bất cứ quyền lợi nào ngoại trừ những trợ cấp cơ bản từ chính sách Child Benefit của nhà nước. Cả gia đình sống dựa chủ yếu vào doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh bánh ngọt của Noel.
21 con hiện tại của Sue và Noel bao gồm: Chris (30 tuổi), Sophie (25 tuổi), Chloe (23 tuổi), Jack (22 tuổi), Daniel (20 tuổi), Luke (18 tuổi), Millie (17 tuổi), Katie (16 tuổi), James (15 tuổi), Ellie (14 tuổi), Aimee (13 tuổi), Josh (12 tuổi), Max (11 tuổi), Tillie (9 tuổi), Oscar (7 tuổi), Casper (6 tuổi), Hallie (3 tuổi), Phoebe (3 tuổi), Archie (1 tuổi) và Bonnie (18 tháng).
Riêng bé thứ 17 của họ, Alfie, đã mất khi chưa kịp chào đời hôm 6/7/2014.
Ngoài ra, Sue và Noel cũng đã kịp trở thành ông bà của 3 cháu, là con của con gái Sophie: Daisy, 6 tuổi, Ayprill, 4 tuổi và Leo, 2 tuổi.
Noel Radford sinh ngày 24/12/1970.
Sue Radford sinh ngày 22/3/1975.
Nguồn: Daily, The Sun
Mang Thai Tuần Thứ 30 Và Những Điều Mẹ Cần Biết
– Sự phát triển của thai nhi: Ở tuần thai thứ 30, bé dài hơn 40,6cm, nặng khoảng 1,3 – 1,5 kg cỡ bằng trái bí lớn, bé sẽ tăng khoảng 250 gam/tuần từ đây cho đến tuần 35. Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Bé có thể cũng ngọ nguậy nhiều, đạp, lộn nhào và một số hoạt động khác như: liếm, nuốt, cử động tay, nhăn mặt, nhíu mày.
Vào tuần này, lớp mỡ dưới da bé bắt đầu hình thành và phát triển thành các nếp, da của bé bớt trong và cũng trở nên giống với da trẻ sơ sinh hơn. Xương của bé cũng chứa nhiều canxi và trở nên chắc khỏe hơn.
– Cơ thể mẹ: Vào tuần này, do những hormone được tiết ra làm chậm quá trình tiêu hóa nên hầu hết các chị em vẫn phải đối mặt với chứng táo bón. Bụng to ra cộng thêm chứng đi tiểu nhiều lần bị gia tăng trong những tuần thai cuối do bàng quang bị chèn ép có thể làm cơ thể mẹ khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi và có cảm giác đau nhức. Đồng thời, vào lúc này, sự thay đổi của các hoormon trong thai kỳ cộng với trọng lượng của cơ thể dồn lên đôi chân khiến mẹ bị sưng phù và đau nhức nhiều hơn so với các thời kỳ trước.
Lúc này, thỉnh thoảng mẹ sẽ cảm thấy sự co bóp của tử cung trong giai đoạn sau của thai kỳ. Thường những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau. Tuy nhiên, nếu mẹ co thắt nhiều hơn 4 cơn/1 giờ hoặc có bất kỳ các dấu hiệu như: tiết nhiều dịch âm đạo hoặc thay đổi dạng dịch (dịch loãng, giống nhầy hay có màu hồng hoặc máu), đau bụng hoặc đau thắt như khi hành kinh, áp lực gia tăng vùng xương chậu… thì mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ vì rất có thể đó là dấu hiệu của sinh non.
2. Những điều cần nhớ khi mang thai tuần thứ 30
-Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cung cấp thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường. Một số thực phẩm giàu canxi như: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, các loại cá có thể ăn cả xương, rau lá xanh… Nếu cơ thể mẹ không hấp thụ sữa bò thì hãy chọn các loại sữa đậu nành có bổ sung can-xi.
– Để hạn chế chứng táo bón, mẹ nên tập trung vào ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc và uống nhiều nước.
– Tránh các hoạt động đột ngột như: đứng lên, ngồi xuống…Những hành động này có thể làm các mẹ choáng váng và cảm thấy đau lưng nhiều hơn.
– Tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi, kegel… để chống lại cảm giác mệt mỏi, đau lưng và giúp mẹ có được một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và có tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Bảo Trân
Những Lưu Ý Khi Mang Thai Tuần Thứ 30
Bước vào tuần thứ 30, giai đoạn cuối cùng của thai kỳ hẳn nhiên các mẹ đã quen thuộc với việc có một thiên thần đang nằm trong bụng. Tuy nhiên, sự thay đổi về kích thước của thai nhi cũng như sự thay đổi các hormone khiến các mẹ, đặc biệt là các chị em lần đầu làm mẹ lo lắng.
1. Chế độ dinh dưỡng
Việc bổ sung chất dinh dưỡng trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Từ tuần thứ 30 cho đến hết thai kỳ, hệ thống xương và răng của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh. Khung xương của bé trở nên cứng cáp, não bộ, các múi cơ và phổi tiếp tục hoàn thiện. Vì thế, lúc này, cơ thể mẹ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic, sắt, và canxi, vitamin và khoáng chất bằng các thực phẩm như thịt bò, cá, trứng, sữa, rau màu xanh đậm, trái cây…
Ngoài ra, mẹ cũng cần thúc đẩy não bộ của bé phát triển bằng cách bổ sung lượng Omega – 3 vào thực đơn hàng ngày của mẹ. Chất này có trong cải bó xôi, các loại đậu, quả hạch và dầu cá, dầu hạt cải, dầu oliu… Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, các chất vào cơ thể mẹ đi nuôi dưỡng và cho thai nhi phát triển, mẹ có cảm giác nhanh đói, thèm ăn tăng lên, vì thế mẹ hãy cố gắng hạn chế, tránh ăn nhiều loại bánh kẹo và các thức ăn nhanh, thay vào đó là nên ăn các loại trái cây sạch và cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn thai nghén.
2. Chế độ tập luyện, nghỉ ngơi
Có nhiều người lo sợ rằng việc luyện tập thể dục, thể thao trong giai đoạn cuối sẽ làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi các mẹ bầu có các bài tập sử dụng sức quá nhiều, chế độ tập luyện và ăn uống quá hà khắc hoặc không cẩn thận gây trượt ngã làm tổn thương thai nhi.
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, việc tập luyện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bơi, đi bộ, yoga, kegel… không chỉ giúp cho mẹ có được sự khỏe khoắn, tinh thần lạc quan mà còn giúp cho quá trình “vượt cạn” sau này của mẹ được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và giảm đau hơn.
Ngoài chế độ luyện tập hợp lý, thì tuần 30 cũng là thời điểm thích hợp để có khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trước khi lâm bồn. Việc nghỉ ngơi hợp lý giúp bà bầu xóa tan cảm giác mệt mỏi, lo lắng và giúp cho thai nhi được phát triển tốt.
3. Chuẩn bị cho việc sinh nở
Cẩm Liên
Mang Thai Lần Đầu Thường Sinh Ở Tuần Thứ Mấy?
Bất cứ cái gì khi được gọi đầu tiên đều mang theo sự hồi hộp, lo lắng và bỡ ngỡ. Với những ai mang thai lần đầu cũng không phải là ngoại lệ, khi niềm vui vỡ òa biết tin mình mang thai chưa hết thì lại đếm từng ngày mong chờ sinh linh nhỏ chào đời. Để giúp chị em có một hành trang tốt nhất về lần đầu sinh nở, bài viết hôm nay Lily & WeCare sẽ giải đáp thắc mắc mang thai lần đầu sinh ở tuần thứ mấy? để mọi người được biết.
Dấu hiệu nhận biết dành cho các mẹ sắp sinh con đầu lòng
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, dấu hiệu sắp sinh con tạo nên nhiều cảm xúc cho mẹ bầu thường đan xen lẫn lộn vừa vui, vừa hồi hộp thỉnh thoảng lại sợ hãi lo âu. Mặc dù bác sĩ đã cho biết ngày dự sinh nhưng chắc hẳn các mẹ vẫn không thể không lo bởi việc sinh nở thường khó theo kế hoạch và bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.
Bụng bầu tụt xuống, sa bụng
1-2 tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của bạn. Lúc này, có thể thai nhi đã ở trong tư thế sẵn sàng gặp mẹ. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy bản thân đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn.
Cổ tử cung bắt đầu mở
Cổ tử cung cũng rộng mở hơn để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Điều này bạn sẽ được biết khi vào đợt kiểm tra định kỳ, bác sĩ sẽ khám độ mở cổ tử cung.
Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn thậm chí kéo dài cả tuần liền, vì đây là lần đầu bạn sinh con.
Thông thường sinh con đầu lòng sớm hơn ngày dự sinh từ 7 – 10 ngày. Đối với những ai lần đầu tiên làm mẹ, mọi kiến thức về thai kỳ gần như bằng 0. Thế nên có muôn vàn câu hỏi, những nỗi băn khoăn, lo lắng, âu cũng là muốn chuẩn bị sẵn sàng.
Người xưa có câu mang thai 9 tháng 10 ngày, nghĩa là một thai phụ bình thường sẽ mang thai khoảng 42 tuần thì sinh em bé. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu, tình trạng phát triển của từng thai nhi, hay ảnh hưởng của phần nhỏ những tác động tâm lý, sự kích thích mà có những người có thể sinh sớm hay muộn hơn dự kiến.
Mách mẹ bầu cách tính ngày dự kiến sinh
Nếu nắm được cách tính ngày dự kiến sinh thì vấn đề mang thai lần đầu sinh ở tuần thứ mấy? không còn là bài toán làm khó bạn.
Ngày đầu của kỳ kinh cuối
Theo công thức này, đòi hỏi chị em cần nhớ đúng ngày đầu của kỳ kinh cuối và tính dựa theo công thức:
Ngày dự kiến sinh: Lấy ngày kỳ kinh cuối +10
Tháng dự kiến sinh: Lấy tháng kỳ kinh cuối -3 hoặc+9
Đo chiều cao tử cung
Trong quá trình khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được đo chiều cao tử cung. Căn cứ vào chiều cao này có thể ước tính tuổi thai.
Theo công thức: Lấy chiều cao tử cung /4+1 = tuổi thai
Ví dụ: Mẹ bầu có chiều cao tử cung là 28 cm thì tuổi thai là 28/4+1= 8 tháng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khoe Bụng Bầu Ở Tuần Thứ 30, Bà Mẹ Khiến Dân Mạng Kinh Ngạc Khi Biết Đây Là Lần Mang Thai Thứ… 22 trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!