Cập nhật nội dung chi tiết về Khi Nước Tiểu Của Bé Có Màu Vàng mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi nước tiểu của bé có màu vàng
15-03-2012
Con gái tôi được 3 tháng tuổi, hiện nay cháu đi tiểu tôi thấy nước tiểu của bé có màu rất vàng. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy là bình thường hay có vấn đề gì với cháu hay không ? Tôi xin cám ơn (N.D.H)
Trả lời: Chào bạn, theo sinh lý hệ niệu của trẻ em, chức năng lọc của thận ở trẻ bắt đầu từ lúc 9 tuần tuổi thai, sau đó tiếp tục hoàn chỉnh sau sanh và khi trẻ được 3 tuổi chức năng lọc của thận bằng người lớn. Khi sinh ra và trong vài tháng đầu sau sinh, chức năng lọc của thận còn rất yếu, chỉ tốt trong trường hợp trẻ khỏe mạnh nhưng không đủ để điều chỉnh nước và điện giải khi trẻ bị bệnh. Bé gái bạn 3 tháng tuổi nước tiểu có màu vàng là 1 tình trạng cần tìm nguyên nhân để điều trị. Các nguyên nhân của nước tiểu vàng như sau:
A. Các nguyên nhân về dinh dưỡng: nước tiểu vàng không kèm vàng da
1. Do trẻ bú chưa đủ sữa làm nước tiểu cô đặc hơn
– Khi trẻ bú sữa mẹ: nếu trẻ bú mẹ đủ sữa sẽ bú trong vòng từ 10 đến 15 phút, sau đó trẻ ngủ yên và 3 giờ sau thức dậy đòi bú tiếp. Trong lứa tuổi từ 2 đến 6 tháng trẻ tăng cân 20 – 25g/ngày. Do đó nếu chúng ta cân trẻ cùng thời điểm mỗi ngày sẽ biết là trẻ bú đủ hay còn thiếu. Nếu còn thiếu sữa cần cho bú tăng cữ lên
– Khi trẻ bú sữa bình: ở lứa tuổi này nên đảm bảo cho trẻ bú khoảng 150ml sữa /kg/ ngày
2. Do mẹ uống các loại thuốc có màu vàng, trẻ bú sữa mẹ nước tiểu có thể sẽ có màu vàng
3. Do mẹ ăn các thực phẩm có chất phụ gia màu vàng, trẻ bú mẹ nước tiểu cũng có thể có màu vàng
B. Nước tiểu vàng có kèm vàng da. Vàng da là do tăng Bilirubin trong máu. Các nguyên thường gặp là:
1. Viêm gan
2. Bệnh lý tán huyết bẩm sinh: tán huyết có thể do bệnh về hồng cầu di truyền, do thiếu men G6PD, do có Hb bất thường (Thalassemia)
3. Thuốc: một số loại thuốc có thể gây vàng da do khởi phát huyết tán ở 1 số bệnh lý chuyển hóa
4. Nghẽn đường mật: Tắc đường mật do hậu quả của huyết tán cấp làm tắc mật trong gan hoặc do tắc đường mật bẩm sinh: trong 1 tháng đầu sau sanh, triệu chứng vàng da có thể chưa nặng. Tháng 2-3 vàng da sậm, nước tiểu sậm màu. Cần điều trị sớm vì để lâu dễ gây suy gan
– Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác gây hiện tượng này. Nước tiểu vàng và vàng da lúc đầu khó nhận ra bằng mắt thường, phải xét nghiệm nuớc tiểu và máu mới thấy rõ được tình trạng bệnh lý. Gia đình sớm mang cháu đến khoa nhi các bệnh viện hoặc trung tâm y tế để các bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị kịp thời
Chuyên Khoa Nhi – Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Nước Tiểu Màu Vàng Khi Mang Thai Là Bệnh Gì?
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ để ý từng chút một đến những thay đổi dù là nhỏ nhất trong cơ thể mình như cân nặng, tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu thay đổi bên trong cơ thể… Do vậy, việc nước tiểu màu vàng khi mang thai có thể khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng, không biết liệu mình có mắc bệnh gì không?
Nước tiểu có màu vàng đục
Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh sẽ trong hoặc vàng nhạt. Điều đó thể hiện rằng bạn uống đủ nước mỗi ngày, hoạt động cơ thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, ngay cả khi khỏe mạnh, nước tiểu cũng có thể chuyển từ vàng nhạt sang đậm màu nên bạn uống ít nước, hoặc do bị ảnh hưởng bởi một loại thực phẩm nào đó mà bạn ăn. Đây hoàn toàn là điều bình thường và không đáng lo ngại.
Cụ thể, khi ăn nhiều thực phẩm có dầu, gia vị và thịt, nước tiểu của bạn sẽ biến thành màu vàng đục. Bên cạnh đó, những thực phẩm như củ cải đường, nước cam hoặc rượu bia cũng làm màu nước tiểu kém trong. Khi thay đổi khẩu phần ăn uống kết hợp với việc uống thêm nhiều nước, nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
Trong thời gian uống một loại thuốc nào đó như vitamin C, B1, B2… nước tiểu cũng sẽ bị đổi màu do tác dụng của thuốc. Tình trạng này sẽ chấm dứt ngay khi bạn ngưng dùng thuốc, do vậy mẹ bầu cũng không cần phải lo lắng quá.
Nước tiểu vàng đậm kèm đau rát khi đi tiểu
Nếu xuất hiện trường hợp này, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác. Nếu nước tiểu màu vàng khi mang thai kèm các triệu chứng đau rát khi đi tiểu thì bạn cần tới gặp bác sĩ để xác định xem mình có bị viêm đường tiết niệu hay không. Nếu nước tiểu màu vàng sẫm kèm với các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, đau bụng trên thì bạn cũng cần phải đi kiểm tra lại chức năng gan của mình.
Đoán bệnh qua màu nước tiểu
Nước tiểu có bọt
Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sậm, nổi bong bóng hoặc nhiều bọt, khó tan, thì lúc này cơ thể của bạn đang bị dư thừa protein. Đây cũng là biểu hiện bệnh viêm thận thời kỳ đầu hoặc viêm tiền liệt tuyến.
Nước tiểu vàng sẫm
Khi nước tiểu màu vàng sẫm thì có thể vi khuẩn, virus đã xâm nhập và gây tổn thương đường tiết niệu. Một biểu hiện khác của nhiễm trùng đường tiết niệu đó là đau, nóng rát khi bạn đi tiểu.
Nước tiểu chuyển thành màu vàng như nước trà đặc trong một thời gian dài, bạn nên tới bác sĩ để xác định xem cơ thể đang có vấn đề gì. Nếu nước tiểu vàng sẫm đi kèm với các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, đau bụng trên thì có thể bạn đã bị mắc bệnh viêm gan.
Tóm lại, nước tiểu màu vàng khi mang thai có thể chỉ là một tình trạng bình thường do khẩu phần ăn chưa hợp lý, uống ít nước hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu thấy nước tiểu quá đậm màu, khi đi tiểu có các triệu chứng đau rát, nóng ran thì cần phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức vì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng của mình sao cho phù hợp, để vừa cung cấp đủ các dưỡng chất cho thai nhi, vừa bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể, tránh tình trạng dư thừa protein gây ra tình trạng nóng, táo bón, đau bụng…
Bà Bầu Nước Tiểu Vàng Đục
Mang thai là quá trình hạnh phúc nhưng cũng không kém phần khó khăn đối với các mẹ bầu. Cơ thể của mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi và khả năng miễn dịch cũng yếu đi, gây ra tình trạng khó chịu như cảm cúm, gò cứng bụng, phù chân hay bà bầu nước tiểu vàng đục. Trong đó, hiện tượng bà bầu nước tiểu vàng đục có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang có vấn đề với đường tiết niệu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nước tiểu vàng đục khi mang thai và các biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu cũng như điều trị cho bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Bà bầu nước tiểu vàng đục cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu (Urinary Tract Infection – UTI) hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu, là tình trạng đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận đến các ống niệu quản dẫn nước tiểu, đến bàng quang và ống niệu đạo. Nước tiểu thông thường sẽ có màu vàng nhạt, tuy nhiên khi mẹ bị nhiễm trùng tiểu sẽ khiến đổi màu nước tiểu. Do virut gây tổn thương đường tiết niệu dẫn đến tình việc nước tiểu chuyển sang màu đục. Thông thường, những mẹ bị viêm đường tiết niệu sẽ kèm theo chứng đau, nóng rát khi đi vệ sinh
Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến mẹ đau buốt và nóng rát mỗi khi đi tiểu
Vì sao bà bầu bị nhiễm trùng đường tiểu?
Thủ phạm chính gây nên căn bệnh này là do vi khuẩn E.coli, chúng bị đào thải ra ngoài cơ thể qua phân.
Do cấu tạo cơ thể của phụ nữ có niệu đạo ngắn, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau. Điều này khiến do vi khuẩn đi từ đường này qua đường kia một cách dễ dàng, gây viêm nhiễm cho mẹ bầu.
Khi mang thai, thai nhi dần lớn lên gây chèn ép lên bàng quang do đó bàng quang không thể kiểm soát được vấn đề bài tiết nước tiểu dẫn đến việc ứ đọng nước tiểu. Lúc này nước tiểu sẽ từ bàng quang trào ngược lên niệu đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.
Mẹ bầu nên làm gì khi nước tiểu vàng đục bất thường?
Nước tiểu vàng đục kèm theo triệu chứng tiểu rát, tiểu nóng gây ra sự khó chịu và bất tiện. Khi cảm thấy những hiện tượng bất thường trên, mẹ nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa sản để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ có thể ngăn ngừa chứng bệnh viêm đường tiết niệu chỉ với những việc làm đơn giản sau:
Xét nghiệm nước tiểu định kỳ 3 tháng 1 lần
Uống nước thường xuyên làm loãng nước tiểu để góp phần loại bỏ vi khuẩn.
Đi tiểu ngay khi cảm thấy cần, không được nhịn và tiểu sạch hết nước tiểu
Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục
Vệ sinh đúng cách từ âm đạo ra phía hậu môn sau khi đi đại tiện, để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn xuống đường niệu đạo.
Dùng quần lót bằng vải cotton và không nên mặc quần bó sát.
Điều trị triệt để viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung để tránh lây sang đường tiết niệu
Điều trị chứng nước tiểu đục do nhiễm trùng đường tiểu cho mẹ bầu
Phương pháp điều trị sử dụng kháng sinh an toàn
Mẹ bầu khi bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ được chữa bị bằng phương pháp uống kháng sinh để ngăn ngừa sự viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Tuy nhiên các mẹ đừng nên quá lo lắng và băn khoăn vấn đề liệu kháng sinh có an toàn cho phụ nữ mang thai hay không. Bởi vì những loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ cho các mẹ dùng đều an toàn để sử dụng và do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép.
Phương pháp điều trị không cần dùng đến kháng sinh
Uống nhiều nước: vì uống nhiều nước sẽ khiến mẹ đi vệ sinh nhiều và loại bỏ vi khuẩn có hại.
Ăn quả nam việt quất và dâu lingon: 2 loại trái cây này sẽ giảm nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường tiểu vì chúng ngăn vi khuẩn E Coli bám vào thành bàng quang hoặc đường tiết niệu.
Nam việt quất chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, vi rút, gốc tự do
Ăn sữa chua: các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Thực phẩm này có thể khôi phục các vi khuẩn tốt và giảm các triệu chứng của nhiễm trùng.
Sữa chua Hy Lạp rất giàu dinh dưỡng và đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe
Bổ sung vitamin C: bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống nhiễm trùng. Mẹ bầu có thể lựa chọn những loại hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh, quả mọng, quả mơ, ớt chuông, cà chua….
Nước Tiểu Vàng Đục Là Bệnh Gì?
Khi nước tiểu vàng đục một số người tỏ ra khá lo lắng vì nghĩ mình mắc bệnh lý nguy hiểm gì đó. Việc nước tiểu đổi sang màu đục do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.
Nguyên nhân làm nước tiểu màu vàng đục
1. Nước tiểu vàng đục có thể do bạn đang uống một loại thuốc điều trị bệnh lý nào đó, khi ngưng uống thuốc màu sắc của nước tiểu sẽ trở lại bình thường, nên không cần phải lo lắng quá. 2. Yếu tố dẫn tới hiện tượng này cũng có thể là do cơ thể đang bị viêm, sốt làm nước tiểu trong cơ thể cô đặc lại và có màu vàng sau đó thải ra bên ngoài. Bạn cũng nên chú ý tới chức năng gan, mật ở thời điểm này nếu có hiện tượng nước tiểu màu vàng đục. 3. Khi cung cấp cho cơ thể ít nước cũng làm ảnh hưởng tới màu nước tiểu, nó làm nước tiểu có màu vàng. Vì trong nước tiểu có hàm lượng sắc tố màu vàng, khi uống ít nước thì tỷ trọng sắc tố này sẽ cao hơn làm màu nước tiểu ngả vàng. 4. Khi mắc bệnh suy thận làm cho nước tiểu có màu vàng, vì vậy cần nhanh chóng đi kiểm tra lại chức năng thận để có hướng điều trị. 5. Một số thực phẩm khi dung nạp vào cơ thể làm nước tiểu thải ra có màu vàng ví dụ như cà rốt, bí đỏ, bí vàng…
Đoán bệnh qua màu nước tiểu
1. Màu vàng rơm
Màu sắc nước tiểu có thể nói lên tình trạng sức khỏe của mình nếu bạn chú ý quan sát một chút. Bình thường nước tiểu có màu vàng rơm hay vàng ánh sáng và mùi.
2. Màu nâu
Khi nước tiểu có màu nâu sẫm hoặc màu nước trà đậm có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận hoặc bệnh gan, rối loạn chức năng gan. Nếu màu nâu nhẹ có thể do cơ thể dung nạp nhiều Rhubarb hoặc quả đậu.Uống một số thuốc làm cho nước tiểu có màu nâu như thuốc nhuận tràng, thuốc giãn cơ, thuốc chống sốt rét, và một số loại thuốc kháng sinh.
3. Màu cam
Do sử dụng các thực phẩm có màu cam cũng là nguyên nhân nước tiểu đổi thành màu cam. Ngòai ra một số thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gây hiện tượng nước tiểu màu cam. Khi đó bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc nào.
4. Màu xanh lá cây
Măng tây hoặc một số thuốc nhất định cũng làm cho nước tiểu có màu xanh lá, trong đó có cả những thuốc chống buồn nôn, ợ nóng và vitamin tổng hợp.
5. Màu đỏ, hồng
Nếu nước tiểu màu đỏ báo hiệu rằng bạn có thể đang bị nhiễm trùng, ung thư, bệnh thận , sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc bệnh gan. Ngòai ra một số thuốc như thuốc gây mê, thuốc nhuận tràng và một số loại chống loạn thần cũng có thể gây ra hiện tượng này. Một số thực phẩm, củ cải đường, hoa quả cũng làm thay đổi màu sắc nước tiểu sang đỏ. Cũng có thể do bạn bị nhiễm thủy ngân mạn hoặc nhiễm độc chì. Khi gặp hiện tượng này cần đi khám sớm để tìm được nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Chữa nước tiểu đục bằng rau dừa nước
Rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đái buốt, đái đục… Sau đây là một số bài thuốc có rau dừa nước:
Chữa đái buốt, đái đục: Rau dừa tươi 40g, đường kính 20g, thêm nước sắc, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần.
Chữa viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu); tiểu đục như nước vo gạo kèm theo máu; viêm thận, viêm cầu thận cấp: Rau dừa nước khô (100g) nấu canh ăn liên tục 1 tuần.
Chữa cảm mạo phát sốt, ho do táo nhiệt: Rau dừa nước 2 – 40g, sắc uống
Chữa cảm sốt, ho khan, đái són, đái gắt, nước tiểu vàng hay đỏ, 30g rau dừa nước sắc uống.
Chữa phù, ứ nước: Rau dừa nước, Thủy hồi hương, Thủy tạo giác, Cam thảo, Phục linh. Sắc uống.
Chữa ung sang (mụt nhọt), trật đả (chấn thương đánh, ngã): Rau dừa nước tươi giã nát đắp.
Chữa táo bón, miệng khát do thực nhiệt: Rau dừa tươi 80 – 160g giã vắt nước hòa mật ong chưng ấm uống.
Chữa mụn rộp, dời leo (zona): Rau dừa nước tươi giã vắt nước, hòa bột gạo nếp, bôi chỗ đau.
Chữa ít tiểu, điều hòa chức năng thận: Rau dừa nước tươi 30g, mía tươi chẻ nhỏ, lá dâu 10g, sắc uống chia 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.
Chữa ban sởi đã phát mà vẫn sốt cao: Rau dừa nước 40 – 80g, giã vắt nước, chưng nước uống.
Chữa mụn nhọt có mủ, trứng cá: Rau dừa nước sắc uống, ngoài giã đắp rau dừa tươi.
Chữa viêm vú: Rau dừa nước tươi giã đắp.
Video sưu tầm giới thiệu về rau dừa nước: (nguồn: Sưu tầm)
Nieubao.vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khi Nước Tiểu Của Bé Có Màu Vàng trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!