Cập nhật nội dung chi tiết về Khi Mang Thai Đôi, Đa Thai Cần Biết mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tăng cân khi mang đa thai
Thời điểm quan trọng nhất để mẹ bầu mang đa thai tăng cân là vào giữa tuần thứ 20 đến 24 của thai kì. Nếu vào tuần thứ 24, bạn tăng khoảng 10 kg thì bạn nên giảm bớt lại trước khi sinh. Sự tăng cân trong thời gian đầu là rất cần thiết cho sự phát phát triển và nuôi dưỡng bào thai, nhưng sau đó thì nên chậm lại.
Sự tăng cân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, thể trạng và cân nặng của từng người. Tuy nhiên, hầu hết những phụ nữ mang song thai được các chuyên gia khuyên rằng nên tăng khoảng 15- 20kg là hợp lí nhất. Còn đối với những người mang ba thai nhi thì được khuyên nên tăng khoảng 22- 27kg.Những mẹ bầu mang đa thai trong thời gian 3 tháng đầu tiên chỉ nên tăng từ 1,8- 2,8kg. Trong những quý thứ hai, thứ ba, mỗi tuần tăng khoảng 0,2kg. Còn nếu bạn mang thai ba thì mỗi tuần cũng chỉ nên tăng khoảng 0,2kg và duy trì mức tăng cân này cho đến ngày sinh.)
Những rắc rối khi mẹ bầu mang thai đôi
Bạn nên nhớ rằng, mang đa thai là một hình thức mang thai bình thường. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi một số nguy cơ và mẹ bầu cũng như người thân phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để đối phó.
Mang đa thai, ngoài việc tăng cân một cách nhanh chóng, người mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ ốm nghén nhiều hơn. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, mức hoóc môn progesterone của mẹ tăng cao, dẫn đến các chứng như táo bón, phù chân tăng nhanh. Và biểu hiện mẹ bầu bị đau lưng là rất khó tránh khỏi.
Xử lí như thế nào khi biết mình mang đa thai?
Mang đa thai
Những phụ nữ mang đa thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao gấp đôi phụ nữ mang đơn thai 1 nửa những phụ nữ mang thai ba bị tiền sản giật.
Mẹ bầu sẽ rất dễ bị sảy thai nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ bị “thai hành”, thai bất thường, dị tật cũng cao hơn so với đơn thai. Phụ nữ mang đa thai có dấu hiệu phù sớm nhiều hơn do tử cung to chèn ép tuần hoàn chi dưới. Thai phụ cũng mệt mỏi, đi lại khó khăn do các cơ quan làm việc tăng cường hơn, huy động các cơ khớp, xương. Tử cung to nhanh làm thai phụ cảm thấy khó thở.
Các nhà khoa học tại Canada đã nghiên cứu, phụ nữ mang đa thai dễ bị suy tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim khi mang thai có thể tăng lên 4 lần. Hiện vẫn chưa rõ các thầy thuốc sẽ ứng dụng phát hiện này trong điều trị cho phụ nữ mang đa thai như thế nào.
Mang đa thai phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi song những nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu thai phụ sớm khám và theo dõi thường xuyên tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tư vấn, có những hướng dẫn hợp lý cho các mẹ.
Xử lí như thế nào khi biết mình mang đa thai?
Quả thật, cuộc sống của một bà mẹ mang đa thai đầy những niềm vui và thách thức. Hãy chăm sóc bản thân và những đứa trẻ trong bụng thật tốt vì bạn còn cả một chặng đường dài vất vả nhưng thật hạnh phúc.
Mang đa thai 2
Khi mang thai nói chung và mang đa thai nói riêng các thai phụ cần đến khám và theo dõi tại các cơ sở y tế. Nếu có những dấu hiệu bất thường các bác sĩ sẽ tư vấn, bàn bạc để lựa chọn quyết định ít gây tổn hại nhất về sức khỏe, tinh thần.
Mẹ bầu phải cố gắng ăn thật nhiều cho dù bụng của bạn đang lớn dần rất nhanh. Bạn có thể ăn cùng một lúc hoặc cũng có thể chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ cung cấp cho thai nhi đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và giúp bạn có đủ năng lượng để có thể mang một chiếc bụng to quá khổ.
Nên tránh:
Không nên tập thể dục quá mức. Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, với phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai, nên cẩn thận với việc tập luyện. Hoạt động aerobic sẽ khiến các cơ xương chậu của bạn bị căng. Những hoạt động ngoài trời quá căng thẳng sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, làm mệt mỏi các khớp xương và cơ bắp.
Không nên ngâm mình trong nước nóng. Cách tắm này có thể giúp bà bầu thư giãn, tuy nhiên nó lại không được khuyến khích. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngâm mình trong nước nóng thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ có nguy cơ bị sinh non, đồng thời cũng đặt em bé vào trong tình trạng dễ bị dị tật bẩm sinh.
Không được để mất nước. Bà bầu nên đặc biệt chú ý điều này: Không chỉ bổ sung thêm những thực phẩm dinh dưỡng, bà bầu cũng cần uống thật nhiều nước. Cơ thể của thai phụ cần rất nhiều “chất lỏng”- đặc biệt là nước uống- để giúp máu lưu thông. Mất nước có thể gây nên những cơn co thắt, tiếp đó dẫn đến sinh non.
Phụ Nữ Mang Thai Đôi, Đa Thai Cần Biết Điều Gì?
Đa thai là trường hợp phụ nữ mang thai nhiều hơn một em bé trong tử cung ở cùng một lần mang thai. Có 2 trường hợp đa thai: Đa thai cùng trứng và đa thai khác trứng.
1.2. Đa thai cùng trứng
Đa thai cùng trứng: Là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh, trong quá trình phân chia tách làm 2 hoặc nhiều phôi. Và phát triển thành những cá thể riêng biệt.
Đa thai cùng trứng luôn cùng giới tính, giống y nhau về mặt di truyền và có đặc điểm sinh học rất giống nhau.
1.3. Đa thai khác trứng
Là hiện tượng hai hoặc nhiều hơn hai quả trứng cùng rụng một lúc và thụ thai với hai hoặc nhiều hơn hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt trong cùng một đợt
Đa thai khác trứng có thể không cùng giới tính, và khác nhau về mặt di truyền.
2. Trường hợp nào hay mang thai đôi, đa thai
2.1. Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản
Trong một số trường hợp, khi buồng trứng hoạt động kém và phụ nữ khó có thể mang thai, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để kích thích buồng trứng làm trứng phát triển và rụng nhiều ở một thời điểm. Điều này có thể làm tăng cơ hội có con và cũng làm tăng cơ hội mang đa thai.
2.2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Trường hợp này được thực hiện bên ngoài cơ thể người mẹ. Trứng và tinh trùng được thụ tinh trong môi trường ống nghiệm, sau đó mới được đưa trở lại vào tử cung người mẹ
Thường trong trường hợp này bác sĩ sẽ cấy 2 – 3 phôi khỏe vào cơ thể người mẹ. Nếu may mắn, phôi thai thích nghi được với cơ thể người mẹ thì tất cả phôi sẽ lớn lên và hình thành đa thai.
2.3. Những nguyên nhân khác
Phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái sinh đôi cũng có khả năng sinh đôi.
Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn cũng có tỷ lệ mang đa thai cao hơn.
Phụ nữ Mỹ gốc Phi rất có khả năng sinh đôi, trong khi phụ nữ Mỹ gốc Á ít có khả năng nhất.
3. Những nguy cơ mà phụ nữ mang thai đôi, đa thai hay gặp
3.1. Sinh non
Khi mang thai đôi, đa thai, có thể người mẹ phải chịu gánh nặng lớn hơn rất nhiều đối so với mang thai một. Một trong số đó là tử cung phải căng hết sức để chứa thai. Nên khi sức chứa của tử cung đạt đến giới hạn, cùng với những tác động của nội tiết, có thể gây chuyển dạ sớm và gây sinh non.
3.2. Tiểu đường thai kỳ
Khi mẹ mang đa thai, có thể do ảnh hưởng của nội tiết mà phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn các phụ nữ mang thai khác. Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy nên, mẹ bầu cần đi khám thai theo đúng lịch và tầm soát tiểu đường thai kỳ một cách cẩn thận để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải
3.3. Tiền sản giật
Tiền sản giật có thể xảy ra đối với bất cứ thai phụ nào. Nhưng nó phổ biến hơn ở các ca mang thai đôi, đa thai. Biểu hiện của tiền sản giật tiêu biểu nhất là tăng huyết áp; ngoài ra thai phụ có thể có một số dấu hiệu như đau đầu, giảm thị lực, buồn nôn và nôn.
3.4. Hội chứng truyền máu ở thai đôi, đa thai
Hội chứng truyền máu gặp ở những trường hợp mang thai cùng trứng. Đối với các trường hợp sinh cùng trứng, có mạch máu trong nhau thai chung khiến các bé có nguy cơ một bé nhận quá nhiều máu và bé còn lại rất ít. Gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
4. Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai đôi, đa thai
4.1. khám thai định kỳ và thường xuyên
Lịch khám thai của phụ nữ mang đa thai sẽ dày hơn phụ nữ mang đơn thai, vì nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và của thai đều cao hơn. Cần khám định kỳ để phát hiện sớm những bất thường, có hướng xử trí thích hợp.
4.2. Kiểm soát chế độ ăn
Như đã nói ở trên, phụ nữ đa thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật cao hơn những phụ nữ khác. Nên việc thực hiện chế độ ăn giảm đồ ngọt và giảm muối là rất cần thiết. Đồng thời, tăng cường rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng
4.3. Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
Thông thường với những trường hợp đa thai, bác sĩ thường khuyên nên vận động nhẹ nhàng, không nên vận động gắng sức. Hãy tập các bài thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, yoga cho bà bầu.
5. Mang thai đôi, đa thai nên sinh thường hay mổ?
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hầu hết các trường hợp mang thai đôi, thai ba hoặc hơn đều phải thực hiện phương pháp mổ lấy thai.
Tham khảm bài viết:
Bệnh tiền sản giật – tai biến sản khoa nguy hiểm mẹ bầu nên biết Nghiệm pháp dung nạp glucose và chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Việc thăm khám, kiểm tra đều đặn sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường của thai nhi, đặc biệt với trường hợp đa thai. Phòng khám 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm, trang thiết bị y tế hiện đại; cùng với kinh nghiệm của các bác sĩ sẽ tầm soát, phát hiện sớm các vấn đề của mẹ và bé để quá trình mang thai của mẹ trải qua một cách nhẹ nhàng nhất. Để đặt lịch khám, mẹ bầu có thể truy cập Website: chúng tôi hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Đôi (Song Thai)
Hiện nay, trong các trường hợp mang đa thai, mang thai đôi hay song thai là phổ biến nhất. Khoảng 90% là cặp song sinh, với 10% còn lại là sinh ba, tư, năm hay sinh nhiều hơn. Ngay cả khi gia đình bạn chưa có cặp song sinh, bạn vẫn có thể có bởi vì người phụ nữ nào cũng có khả năng có cặp song sinh. Có đến 5% sản phụ phát hiện mang thai đôi ở tuần 12 của thai kỳ, nhưng không phải tất cả đều có thể tồn tại và phát triển.
Việc mang thai đôi của bà mẹ này có thể khác các bà mẹ khác. Không có một tiền lệ hay công thức chung nào cho việc mang thai đôi. Ngay cả khi một người phụ nữ đã sinh đôi, lần mang thai tiếp theo có thể sẽ khác. Tuy vậy một số bà mẹ đã dự đoán trước và lo lắng cho cặp song sinh của mình. Vậy những điều cần biết khi mang thai đôi là gì và bà bầu cần phải chuẩn bị những gì khi mang thai đôi.
Những điều bà bầu cần biết khi mang thai đôi
Dấu hiệu mang song thai
Các dấu hiệu của việc mang song thai sẽ xuất hiện sớm hơn khi mang thai. Điều này là do nồng độ cao của hCG – nội tiết tố gây ra các triệu chứng thai sớm như buồn nôn và ói mửa.
Đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này là do trọng lượng của tử cung đè lên bàng quang. Hiện tượng này xảy ra cho đến khi tử cung được nâng cao hơn ra khỏi khung xương chậu.
Nhận biết được thai đạp sớm, sử dụng để theo dõi tim thai đập nhanh và rõ hơn nên sử dụng các loại monitor sản khoa có chức năng đo nhịp tim song thai như các dòng monitor sản khoa Advanced, thậm chí có thể nhận biết sớm hơn 15 tuần thai.
Bụng to sớm hơn bình thường. Tử cung có thể nâng lên và ra khỏi khung xương chậu trước 12 tuần.
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể gặp các triệu chứng như khó thở. Điều này là do các cặp song sinh đã phát triển rất nhiều bắt đầu chiếm không gian co giãn của phổi.
Suy tĩnh mạch, trĩ, chân đau, phù lên và đi lại khó khăn.
Mang thai đôi khác nhau như thế nào?
Mang thai đôi và mang thai đơn có nhiều điểm khác nhau. Các triệu chứng mang thai đôi có thể nhiều hơn, bứt rứt, khó chịu. Khả năng gặp biến chứng cũng cao hơn. Nhưng không phải cứ mang song thai là có vấn đề, nhiều bà mẹ mang thai song sinh có một thời kỳ thật tuyệt vời và rất thoải mái. Tuy nhiên bà mẹ và song thai cần phải được theo dõi cẩn thận bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Khi siêu âm, bạn có thể không biết đang mang thai với cặp song sinh cùng trứng (giống hệt nhau) hoặc khác trứng (không giống hệt nhau). Hai trường hợp này không khác biệt nhau về triệu chứng mang thai nhưng khác nhau về nguy cơ biến chứng thai đôi.
Một trong những yếu tố làm tăng khả năng thụ thai cặp song sinh là độ tuổi của người mẹ. Nếu bạn là một người mẹ lớn tuổi đã có con thì kinh nghiệm của bạn về một kỳ mang thai sinh đôi có thể khác với một người mẹ trẻ tuổi và mang thai lần đầu tiên. Trong quá trình mang thai có thể rất mệt mỏi, đặc biệt là khi mang song thai. Bắt buộc phải nằm nghỉ ngơi trong khi bạn còn có con nhỏ cần chăm sóc.
Các biến chứng của song thai
Những rủi ro mà bà mẹ mang song thai và em bé của họ gặp phải có thể cao hơn các bà mẹ mang đơn thai và em bé của họ. Những rủi ro này có xu hướng tăng với mỗi tuần của thai kỳ khi những thai nhi lớn hơn và cơ thể người mẹ có những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thời kỳ mang thai đôi.
Sẩy thai một hoặc hai thai.
Sinh non: điều này là phổ biến nhiều trong khi mang thai đôi. Người ta ước tính rằng ít hơn 50% các ca mang thai đôi được sinh khi hơn 38 tuần.
Sự bất thường trong cặp song sinh. Hiện tượng này phổ biến hơn ở cặp song sinh cùng trứng.
Cặp song sinh dính liền nhau. Bà mẹ sẽ được thông báo về điều này khi có một chẩn đoán bằng máy siêu âm màu 4d trong thời kỳ mang thai.
Nhỏ so với tuổi thai hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung. Cặp song sinh thường nhỏ hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với những bé sinh đơn có tuổi thai tương ứng.
Nguy cơ mổ lấy thai hoặc sử dụng các hỗ trợ khác như dùng kẹp hoặc giác hút tăng cao. Bà mẹ có hiện tượng sinh ngả âm đạo với cặp song sinh cần phải gây tê ngoài màng cứng và cắt tầng sinh môn. Điều này giúp cho các bác sĩ và nữ hộ sinh kiểm soát chủ động sự ra đời của các em bé, giảm thiểu các biến chứng. Sinh ngả âm đạo chỉ được xem xét nếu em bé đầu tiên là ngôi đầu (đi xuống) và em bé thứ 2 nặng hơn bé đầu tiên 500gr.
Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS). Hiện tượng này xảy ra khi một thai nhi trở nên lớn hơn khác thường do có một chia sẻ không đồng đều của dòng máu giữa chúng. Khả năng là khoảng 15% cặp song sinh cùng trứng sẽ có gặp TTTS.
Cái chết của một trong hai song thai. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng giai đoạn nguy cơ cao nhất là trong quí 1 và quí 3.
Gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và cao huyết áp do mang thai gây ra (PIH), polyhydramnios – đầy ối (quá nhiều dich ối), thiếu máu và thiếu sắt
Sa dây và cuốn dây. Hiện tượng này khiến nhau thai cuốn cổ thai nhi và làm nghẽn mạch máu dẫn tới một hoặc 2 em bé.
Cẩn thận trong khi mang thai sinh đôi
Khi mang thai sinh đôi, bạn cần phải kiểm tra và siêu âm thai nhiều hơn. Rất khó khăn để sàng lọc thai nhi vào tuần thứ 18, đặc biệt là khi thai song sinh không nằm ở những vị trí tốt nhất để có thể nhìn thấy rõ ràng. Bạn cũng cần phải có kiểm tra Doppler để xem xét lưu lượng máu truyền qua dây rốn của mỗi thai nhi.
Phải theo dõi khối lượng nước ối để đảm bảo thận của các bé đang làm việc có hiệu quả.
Cặp song sinh thường phát triển ở mức tương tự như em bé đơn cho đến giữa 32 và 35 tuần. Sau giai đoạn này của thai kỳ, không gian trở thành một vấn đề không đơn giản cho sự phát triển. Ở giai đoạn này, các bà mẹ đang mang thai với cặp song sinh có thể bắt đầu trở nên rất khó chịu và cảm thấy khó có thể hoạt động dễ dàng. Vết rạn da cũng rất phổ biến trong quí thứ 3 khi các sợi collagen trong da không giãn ra được nữa.
Bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà hoặc nhập viện để theo dõi. Đây là một cách để có thể theo dõi huyết áp thường xuyên và cũng làm giảm nguy cơ sinh non.
Nếu bạn có nhóm máu âm tính, bạn có thể cần phải có sự đề phòng hình thành kháng thể Anti-D trong quí thứ hai và thứ ba khoảng 28 và 34 tuần. Bạn cần được bác sĩ sản khoa hướng dẫn cụ thể về điều này vì không có một phương pháp nào phù hợp để áp dụng cho tất cả các bà mẹ.
Nếu bạn có nguy cơ sinh sớm, bạn cần ít nhất một liều corticosteroid. Thuốc sẽ giúp phát triển phổi của thai nhi để chúng không phải hỗ trợ thở khi sinh non.
Bạn cần làm gì trong thời gian mang song thai?
Tầm quan trọng của việc mang thai song sinh làm cho các bà bầu nhiều lúc cảm thấy mình không được quan tâm trong thời gian mang thai mặc dù các nhân viên sản khoa luôn cố gắng không để xảy ra việc đó. Chính vì vậy, các bà bầu phải có ý thức cho việc chăm sóc cho bản thân mình.
Tự chăm sóc bản thân, ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ lành mạnh đều rất quan trọng trong quá trình mang thai đặc biệt khi mang song thai.
Hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng. Đảm bảo cơ thể bạn có đủ axit folic, protein, sắt và chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe cho thai nhi.
Dành thời gian để thư giãn. Cơ thể bạn đang làm việc 24 giờ mỗi ngày để phát triển và giúp hai bé trưởng thành. Điều đó có nghĩa sẽ có lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi bạn không làm việc nhiều.
Cần hoàn thành công việc tại Công ty của bạn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi thai nhi được hơn 6 tháng. Xem xét ngày nghỉ phép của bạn với phòng nhân sự. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy lấy giấy chứng nhận từ bác sĩ. Lên kế hoạch và thông báo cho sếp của bạn khi bạn cần nghỉ sớm.
Tham gia các cuộc họp và trò chuyện với các bậc cha mẹ khác trước khi bạn sinh. Họ sẽ cho bạn rất nhiều kinh nghiệm quí báu. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn cách thức sinh của bạn. Đọc những gì bạn có thể và hỏi rất nhiều câu hỏi. Các thông tin hữu ích đó sẽ giúp bạn vượt qua được sự lo lắng một cách dễ dàng.
Nếu bạn đã có con lớn, hãy gửi chúng đến nơi tin cậy để chúng được chăm sóc tốt hơn. Hai vợ chồng bạn cần có khoảng thời gian riêng tư trước khi sinh để chuẩn bị cho khoảnh khắc mừng đón cặp song sinh chào đời.
Những Điểm Khác Biệt Khi Mang Thai Đôi Các Mẹ Cần Phải Biết
Bạn có thể sẽ rất phấn khích khi mang thai đôi, niềm hạnh phúc sẽ nhân lên gấp đôi khi chào đón cùng lúc hai thiên thần. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, việc mang thai đôi cũng có những nguy cơ. Vì vậy, bạn cũng cần trang bị đủ những kiến thức cần thiết cho mình.
Bà mẹ mang thai đôi cần thêm khoảng hơn 600 calo một ngày
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị bổ sung thêm khoảng 300 calo một ngày so với lượng calo thông thường mà bạn nạp vào, với mỗi em bé mà bạn mang trong bụng. Điều này có nghĩa là, nếu bạn mang thai đôi, bạn sẽ cần phải bổ sung thêm khoảng 600 calo một ngày. Kết quả là cuối thai kỳ bạn sẽ tăng thêm từ 4,5 – 7kg ở bà mẹ mang thai đôi có chỉ số BMI bình thường.
Các bà mẹ mang thai được khuyến cáo đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, với các loại thực phẩm lành mạnh và điều quan trọng nhất là phải luôn ở trong trạng thái no. Các bà mẹ mang thai đôi cũng được khuyến nghị nên bổ sung thêm khoảng 1mg axit folic mỗi ngày vào chế độ ăn trước khi sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải uống tăng gấp đôi lượng vitamin dành cho bà bầu mà chỉ cần tăng lượng axit folic mà thôi, uống bổ sung thêm các loại vitamin khác là không cần thiết.
Tăng nguy cơ mắc phải một số biến chứng trong thai kỳ
Nguy cơ lớn nhất của việc mang thai đôi chính là việc sinh non nhưng những bà mẹ mang thai đôi cũng có nguy cơ mắc phải một số biến chứng khác. Nguy cơ tiền sản giật của việc mang thai đôi sẽ tăng lên gấp khoảng 2 lần và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng sẽ cao hơn.
Với việc mang thai đôi bạn nên thường xuyên đi khám thai và siêu âm nhiều hơn theo khuyến cáo của bác sỹ, để có thể theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ.
Ốm nghén và các dấu hiệu mang thai khác sẽ nghiêm trọng hơn
Bà mẹ mang thai đôi có thể sẽ thấy mình có dấu hiệu ốm nghén nặng hơn và xuất hiện sớm hơn. Trước khi siêu âm để khẳng định, thì dấu hiệu ốm nghén nhiều và nặng hơn thực ra là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể bạn đã mang thai đôi. Theo ACOG, bạn có thể sẽ bị căng tức ngực nhiều hơn và tăng cân nhanh hơn khi mang thai đôi.
Những dấu hiệu mang thai thường xuất hiện từ tuần thai thứ 6 đối với việc mang 1 thai thì có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sớm hơn, nếu bạn mang thai đôi.
Bà mẹ gặp nhiều khó khăn hơn trong suốt thai kỳ
Với việc tăng nhiều cân hơn và “xổ bụng” nhiều hơn, những phụ nữ mang thai đôi có thể sẽ cảm thấy chậm chạp và nặng nề hơn. Bên cạnh đó, việc tăng quá nhiều trọng lượng ở phần giữa cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy bị “lệch” nhiều hơn.
Ngoài ra, lưu lượng máu trong cơ thể có thể tăng lên trên 70% đối với những phụ nữ mang thai đôi. Điều này có nghĩa là tim bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn, và bạn sẽ có cảm giác giống như…thường xuyên luyện tập thể thao. Và đây thực sự là một gánh nặng đối với cơ thể của bạn. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy không thể làm việc được nhiều và thời gian làm việc của bạn sẽ giảm đi quanh tháng thứ 6 hoặc thứ 7 phụ nữ mang thai đôi sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc leo cầu thang, trong việc đi ngủ và trong rất nhiều công việc bình thường khác, do vậy cần lắng nghe cơ thể và cần nghỉ ngơi đúng lúc.
Đa số chuyển dạ vào tuần thứ 36 hoặc 37, thay vì vào tuần thứ 40
Đa số phụ nữ mang thai đôi đều không sinh con đủ tuần, nhưng chưa có một tài liệu y khoa nào ghi lại chính xác khoảng thời gian chuyển dạ của các trường hợp mang thai đôi. Một nghiên cứu năm 2016 đã tổng hợp lại tất cả các nghiên cứu về sinh đẻ trong khoảng 10 năm trở lại đây, bao gồm khoảng 35.000 trường hợp mang thai đôi để tìm ra khoảng thời gian chuyển dạ chính xác nhất. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, 37 tuần là thời điểm chuyển dạ trung bình của một trường hợp mang thai đôi với 2 bánh rau riêng biệt (là kiểu mang thai đôi thường gặp nhất).
Nguy cơ của việc tử vong chu sinh (tử vong trong khoảng 4 tuần sau khi sinh) và thai chết lưu cũng ở quanh khoảng tuần thứ 37. Do vậy, tuần thứ 37 được coi là thời điểm có nguy cơ cao nhất của việc mang thai đôi. Các bà mẹ mang thai đôi thường được cân nhắc đến việc sinh nở khi sắp đạt tới mốc 37 tuần của thai kỳ
Trên thực tế, các bà mẹ mang thai đôi thường sẽ chuyển dạ trong khoảng tuần thứ 36-37 nếu không có gì bất thường. Trong những trường hợp mang thai đôi mà chỉ có 1 bánh rau, thì con số trung bình trong nghiên cứu trên là 36 tuần, nhưng một số bác sỹ có thể chỉ định cho sinh nở ngay khi đang ở tuần thứ 34 để tránh tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Thời điểm sinh nở cũng như thời gian chuyển dạ sẽ rất khác nhau giữa các thah phụ, giữa loại mang thai đôi và phụ thuộc vào việc phát triển của từng em bé trong bụng. Tốt nhất là những bà mẹ mang thai đôi nên khám thai định kỳ thường xuyên hơn để bác sỹ sản phụ khoa có những chỉ định kịp thời, phù hợp cho việc sinh nở của riêng mình.
Bà mẹ mang thai đôi nên khám thai và chuẩn bị sinh nở tại bệnh viện có đủ điều kiện về sản khoa
Mặc dù bạn có thể sẽ nghĩ rằng, mang thai đôi sẽ cần phải sinh mổ, nhưng thực sự thì không hẳn như vậy. Một nghiên cứu lớn năm 2013 đăng trên New England Journal of Medicine chỉ ra rằng, không có sự khác biệt đáng kể nào về việc sinh mổ hay sinh thường ở phụ nữ mang thai đôi so với các bà mẹ chỉ mang 1 thai.
Điều đó có nghĩa là, bạn có thể sinh thường ngay cả khi bạn mang thai đôi. Nếu bạn muốn sinh thường trong trường hợp mang thai đôi, hãy hỏi ý kiến bác sỹ bởi vì chỉ bác sỹ chuyên khoa sản mới quyết định được việc này.
Các cặp sinh đôi thường sẽ phải sinh mổ nhiều hơn, nhưng rất nhiều bé sinh đôi vẫn có thể được sinh ra qua được âm đạo một cách bình thường và an toàn. Sau khi em bé thứ nhất sinh ra, thông thường, theo các chuyên gia, em bé thứ hai cũng sẽ ra rất nhanh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp em bé thứ 2 ra đời cách em bé thứ nhất một vài tiếng đồng hồ, nhưng trung bình, khoảng cách ra đời của 2 em bé là dưới 1 tiếng.
Và, dù thế nào thì bạn cũng nên sinh nở ở các bệnh viện chuyên về sản khoa, nơi có đủ điều kiện để bạn sinh thường hay sinh mổ khi cần thiết.
Nhưng, dù thế nào, thì việc mang thai đã là một tin tốt đáng chúc mừng, cho dù bạn mang song thai hay đơn thai. Không nên quá lo lắng, thay vào đó, bạn nên thư giãn và thực hiện một công việc khác thú vị hơn, ví dụ như đoán xem bạn mang thai 2 bé gái, 2 bé trai hay sẽ là một cặp công chúa – hoàng tử!
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khi Mang Thai Đôi, Đa Thai Cần Biết trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!