Cập nhật nội dung chi tiết về Khi Mang Thai Có Nên Ăn Trứng Ngỗng Không?!? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vợ tôi mang thai lần đầu tiên nên thấy gì cũng bối dối, người ta mách như thế nào về làm theo đúng như vậy thành thử không biết có đúng hay không. Tôi thấy mọi người mách: Khi mang thai mà ăn được 3-5 quả trứng ngỗng thì rất tốt cho con sau nay, tôi không biết như vậy có đúng không và nêu tốt thi tốt như thế nào? Ai biết thi mách dùm tôi với, tôi xin cảm ơn nhiều!
Mình nghe nói ăn trứng ngỗng khi mang thai thì con sẽ thông minh sau này (?)
Có một cô bạn gái khi mang thai con trai, cô ta cũng nghe theo lời khuyên này và rất cố gắng ăn tới mấy quả trứng ngỗng trong thời kỳ thai
Mình không có trứng ngỗng để ăn không biết con mình có kém thông mình hơn con người bạn không ?
Trứng gà là thực phẩm rất tốt cho thai phụ. Nhiều thai phụ cứ 3 tháng lại ăn một quả trứng ngỗng để con sinh ra được thông minh khoẻ mạnh hơn. Trứng ngỗng to gấp đôi, gấp ba trứng gà, quả thật là khó nuốt, nhưng họ đành phải cố gắng vì đứa con tương lai. Thực hư như thế nào? Xin hãy nghe ý kiến của bác sĩ Vũ Hướng Văn.
Từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào khẳng định rằng người có thai ăn trứng ngỗng thì tốt cho thai nhi hơn các trứng khác. Những thai phụ đã ăn trứng ngỗng cũng đừng vội thất vọng vì trứng này chứa một lượng protein cao hơn so với trứng gà, trứng vịt và lượng lipid cao hơn trứng gà. Theo “Bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam” (Nhà xuất bản Nông nghiệp), trứng ngỗng có 13,5% protein, 13,2% lipid, trứng gà chứa 12,5% protein, 11,6% lipid còn trứng vịt chứa 11,8% protein, 3,5% lipid.
Tuy nhiên, trứng ngỗng chứa ít vitamin hơn trứng gà, trứng vịt, nhất là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Thực chất, trứng gà mới là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần các chất dinh dưỡng như protein, lipid, gluxit, các vitamin và khoáng chất trong trứng gà có tỷ lệ phối hợp rất hợp lý, giúp bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Trứng gà cũng được y học cổ truyền dùng làm chất bổ dưỡng. Đông y gọi lòng đỏ trứng là “kê tử hoàng”, có vị ngọt tính ấm, có công dụng dưỡng âm, ninh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư và nôn mửa do khí nghịch…
Với trứng ngỗng, các thai phụ vẫn có thể ăn được, 3 tháng một quả cũng không sao. Nhưng chỉ nên coi đó là thực phẩm giàu protein, ăn để bồi dưỡng và trong một lúc không nên ăn nhiều vì protein lâu tiêu. Với một quả trứng ngỗng to như vậy nên chia làm 2-3 lần ăn cho đỡ ngán. Tuy nhiên nếu bồi dưỡng bằng trứng gà thì tốt hơn.
(Theo Khoa Học & Đời Sống, 25/6)
Cảm ơn mẹ Bill đã post bài phân tích về trứng ngỗng.
Người ta nói trong siêu thị thì thứ gì cũng an toàn hết, nhưng kết quả thì như thế đấy.
Em cũng chưa ăn trứng ngỗng nhưng đã ăn hai con cá chép nấu cháo, nói chung cũng hơi ngấy, cố ăn vì con thôi.
Cách nấu như sau: Mua 1 con cá chép đực (cá đực đảm bảo không chửa, cá béo) khoảng 3 lạng. Về móc sạch mang và rửa sạch đầu nhưng không mổ bụng. Để nguyên con cá như vậy rồi cho vào nồi nấu cháo (nhớ là nấu thật ít cháo thôi, 1 nắm hay nửa nắm gạo thôi. Không cho mỡ vì con cá rất béo). Khi ăn thì múc nguyên con cá ra đĩa, các mẹ cứ ngồi róc dần thịt cá ra ăn thôi, tất nhiên là bỏ lại xương và ruột.
P/S: Con mình thì mới có 3 tuổi nên chưa khẳng định được gì hết nhưng chắc chắn là không nằm trong nhóm trẻ thông minh khác thường hay còn gọi là thần đồng
.
Cá chép rất có ích cho thai phụ. Khi mang thai được 5-6 tháng, phụ nữ thường bị sưng mặt, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít. Có thể khắc phục bằng cách lấy một con cá chép nặng 500 g, đậu đỏ nhỏ hạt 120 g, cho thêm ít gừng, hành vào nấu chín (chú ý nấu nhạt). Hiệu quả của bài thuốc này khá rõ rệt.
Người Trung Quốc cổ đại từng liệt “đuôi cá chép” vào một trong “bát trân” (8 cái quý), ngang với chân gấu. Kinh Thi viết: “Khởi kỳ thực ngư, tất hà chi” (Muốn ăn cá, tất phải ăn cá chép ở sông). Đào Hoàng Cảnh, nhà y học thời Hậu Lương (Trung Quốc) đã gọi cá chép là “chư ngư chi trưởng, vi thực phẩm thưởng vị” (đứng đầu các loại cá, là loại thực phẩm đứng đầu vị).
– An thai: Phụ nữ mang thai dễ có các triệu chứng khí huyết yếu kém, tâm tính không yên. Nên lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vảy, mổ bỏ ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, ít vỏ quýt, gừng sống. Đổ tất cả vào nồi ninh chín, thêm ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả.
– Chữa nôn mửa: Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt…, y học cổ truyền gọi là “nhiên thần ác trở” (triệu chứng xấu khi mang thai). Nguyên nhân là tỳ vị suy yếu, mạch đập mạnh… Lấy một con cá chép nặng khoảng 250 g, đánh vảy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6 g sa sâm đập nhỏ, 10 g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá, hầm chín, ăn trong ngày.
– Làm tăng lượng sữa: Sau khi sinh, nếu không có sữa hoặc ít sữa, có thể dùng một con cá chép nặng khoảng 250 g, một chân giò lợn (loại bé), 3 g thông thảo, hầm thật nhừ, ăn dần 1-2 ngày, sẽ có nhiều sữa.
– Chữa bệnh ứ huyết: Phụ nữ sau khi sinh có thể bị chứng khí huyết ứ trệ, đau bụng dưới, máu xấu không kịp bài tiết ra ngoài… Nên lấy vảy cá chép tán nhỏ, cho vào ít nước, đun sôi, uống với ít r*** nếp.
– Làm tăng công năng dạ dày: Dạ dày của phụ nữ sau khi sinh có thể thay đổi cường độ co bóp. Nên dùng một con cá chép nặng nửa cân, làm sạch vảy và ruột, cho vào nồi nấu canh. Khi cá chín nhừ, cho thêm ít gia vị, hồ tiêu, muối. Ăn cả nước và cái.
DS Hồ Hoà Bình, Sức Khoẻ & Đời Sống
Bà Bầu Có Nên Ăn Trứng Ngỗng Khi Mang Thai Không?
Theo kinh nghiệm dân gian muốn con thông minh, mẹ bầu nên ăn nhiều trứng ngỗng. Liệu trứng ngỗng có thực sự giúp bé thông minh hơn, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!
Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng khi mang thai?
Xét theo thành phần dinh dưỡng, trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5%. Tuy nhiên, nếu tính đến những chất dinh dưỡng khác, trứng ngỗng lại “thua thiệt mọi mặt” so với trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A.
Cụ thể, hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng khoảng một nửa so với trứng gà. Trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Nếu xét riêng về thành phần dinh dưỡng, thực tế, trứng ngỗng không tốt như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thậm chí, so với trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng còn ít dinh dưỡng và khó ăn hơn rất nhiều.
Hơn nữa, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh, bên cạnh việc bà bầu ăn trứng ngỗng, thai phụ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo…
Thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.
Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol, hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu.
Vì thành phần dinh dưỡng không có gì nổi bật của chúng nên mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn trứng ngỗng theo các quan niệm dân gian mẹ bầu nhé. Với trứng ngỗng khi ăn mẹ bầu cũng nên chế biến chín hoàn toàn để dùng.
Phụ nữ có thai ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?
Trứng ngỗng lành tính. Do đó, bà bầu ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ mà không cần phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của bé nhé.
Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu
Trong thai kỳ của mình, mẹ nên “ăn chín, uống sôi”, có nghĩa là nếu mẹ có sở thích ăn trứng hồng đào thì mẹ nên dừng ngay lại.
Vì những vi khuẩn chưa chết hẳn có thể “hồi sinh” và xâm nhập vào cơ thể, gây nguy hại cho thai nhi. Vậy cách ăn trứng ngỗng khi mang thai thế nào là chuẩn cũng quan trọng không kém chuyện bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không.
Cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu
Rửa sạch trứng trước khi luộc.
Nhẹ nhàng cho trứng vào trong nồi.
Đổ nước lạnh vào nồi, đổ theo kiểu từ trên đỉnh quả trứng xuống. Cho nồi lên bếp và đun sôi.
Khi nước sôi, cho thêm xíu muối (giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và sát khuẩn trứng), hạ nhiệt và đậy vung.
Luộc trong khoảng 13 phút.
Lưu ý:
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, với cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu này lại thiếu vệ sinh bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng.
Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguội để ngâm trứng chín thay vì nước lã.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu cảm thấy “ngán đến tận cổ” món trứng ngỗng luộc thì “biến tấu” với trứng ngỗng với các món salad, chiên, chiên lá hẹ, chiến nấm đùi gà với cách thực hiện tương tự như trứng gà.
Bà bầu ăn gì cho con thông minh?
Muốn tăng cường trí thông minh cho bé, ngay từ khi mang thai, thay vì thắc mắc bà bầu có nên ăn trứng ngỗng thì mẹ nên chú ý bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
Trước và trong khi mang thai, mẹ nên chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể để giúp hạn chế 90% nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, giai đoạn xây dựng nền móng cho sự phát triển của con, mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein, canxi và sắt.
Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu như: súp lơ, đậu phộng, các loại đậu, các loại trái cây có nhiều múi, cá hồi, trứng, thịt bò…
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại axit béo vì đây là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu phát triển não. Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều omega 3, DHA, ARA, canxi, vitamin A, C…
Mẹ nên ưu tiên các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật. Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu axit béo có lợi, mẹ không thể bỏ qua.
Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn phát triển não một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, mẹ bầu không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu axit béo như dầu oliu, hạt hướng dương, hạnh nhân…
Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu mẹ muốn bổ sung thêm dầu cá ở giai đoạn này.
Mang Thai Ăn Trứng Ngỗng Có Tốt Không?
Trứng ngỗng thường được truyền miệng là một trong những món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Liệu điều này có đúng? Mang thai ăn trứng ngỗng có thực sự tốt? Nếu có thì cụ thể ăn trứng ngỗng tốt ở chỗ nào? Tất cả những thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
Mang thai ăn trứng ngỗng có tốt không?
Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cho biết, thành phần dinh dưỡng có trứng ngỗng có chứa nhiều protein hơn trứng gà khoảng trên 13%. Tuy nhiên nếu nói đến vitamin A thì trứng ngỗng lại khó có thể bằng được trứng gà. Trong trứng ngỗng hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà tuy nhiên đây lại là 2 loại chất không có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Do vậy ăn trứng ngỗng có tốt cho phụ nữ mang thai hay không? Thì câu trả lời là trứng ngỗng không quá tốt đối với thai phụ như nhiều chị em vẫn nghĩ. Bên cạnh đó nhiều người còn cho biết ăn trứng ngỗng khố ăn hơn rất nhiều so với trứng gà và trứng vịt.
Nhiều người nói rằng ăn nhiều trứng ngỗng con sẽ thông minh. Tuy nhiên hiện này các nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được lợi ích của trứng ngỗng có ảnh hưởng gì tới sự phát triển trí thông minh của thai nhi.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo các bà mẹ đang mang thai để con có thể thông minh hơn các mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu DHA, choline, axit folic hoặc axit béo, … Trứng ngỗng chỉ đóng vai trò như nguồn cung cấp protein trong thai kì. Do vậy bác sĩ vẫn khuyến khích chị em nên ăn nhiều trứng ngỗng và trứng gà.
Như đã nói trên, hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 quả trứng là khá lớn do vậy chị em chỉ nên ăn 1 quả/tuần tương đương với 3-4 quả trứng gà/tuần. Bên cạnh đó chị em cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại thịt để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Ngứa khắp người khi mang thai – nguyên nhân và cách xử lí Phụ nữ mang thai có nên ăn măng không
Mang thai tháng thứ mấy thì ăn trứng ngỗng tốt?
Nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy thì tốt? Đây là thực phẩm mà thai phụ có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong thai kì.
Tuy nhiên thực tế cho thấy ba tháng đầu thai phụ thường gặp phải những triệu chứng như ốm nghén gây khó khăn với việc ăn uống. Bên cạnh đó trứng ngỗng thì khá to và thức ăn khó tiêu dễ gây đầy hơi và chướng bụng. Chính vì vậy mà thai phụ nên hạn chế ăn trứng ngỗng trong 3 tháng đầu thai kì để tránh rơi vào tình trạng trên.
Bà Bầu Có Nên Ăn Trứng Ngỗng Hay Không?
Tìm hiểu về trứng ngỗng
Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam. Nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt. Về giá trị dinh dưỡng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà. Hơn thế, trứng gà còn sạch sẽ hơn trứng ngỗng khi gà đẻ nơi khô ráo, và vì vậy ít vi khuẩn, ký sinh trùng hơn.
Ngoài ra, trứng ngỗng còn có hàm lượng những chất không cần thiết cao hơn cả trứng gà. Và chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Cụ thể, lượng Cholesterol và lipid có trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà mà điều này lại dễ khiến mẹ bầu bị thừa cân khi mang thai. Thậm chí còn tăng cao huyết áp, làm rối loạn lipid hoặc ảnh hưởng nhiều đến bệnh tiểu đường. Trong khi đó, thứ mẹ bầu cần là vitamin A thì chỉ có thể đáp ứng được 50% so với trứng gà
Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng ngỗng Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng gà– Calo: 185(kcal)– Protein: 13 g– Tổng số chất béo: 13,27g– Chất béo bão hòa: 3,6g– Chất béo không bão hòa đa: 1,67g– Chất béo không bão hòa đơn: 5,75g– Cholesterol: 852mg– Carbohydrate: 1,35g– Chất xơ: 0g– Đường: 0,94g– Chất đạm: 13,87g– Vitamin C: 0mg– Vitamin B6: 0,24mg– Vitamin B12: 5.1 µg– Vitamin D: 1.7 µg– Vitamin E: 1,29mg– Vitamin B1: 0,15 mg– Vitamin B2: 0,3 mg– Vitamin PP: 0,1 mg– Vitamin A: 360 µg– Phốt pho : 210 mg– Canxi: 60 µg– Sắt: 3,64mg– Magie: 16mg– Kẽm: 1,33mg
– Calo: 155(kcal)– Protein: 13 g– Chất đạm: 13g– Chất béo: 11 g– Chất béo bão hoà: 3,3 g– Chất béo không bão hòa đa: 1,4 g– Axit béo không bão hòa đơn: 4,1 g– Cholesterol: 373 mg– Natri: 124 mg– Kali: 126 mg– Cacbohydrat: 1,1 g– Chất xơ: 0 g– Đường: 1,1 g– Vitamin A: 520 IU– Vitamin C: 0– Canxi: 50 mg– Sắt: 1,2 mg– Vitamin D: 87 IU– Vitamin B6: 0,1 mg– Vitamin B12: 1,1 µg– Magie: 10 mg– Phốt pho: 560mg
Bảng so sánh Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng gà/ngỗngBà bầu nên ăn trứng ngỗng không?
Không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng nếu con bạn muốn thông minh, ngoài việc bà bầu ăn trứng ngỗng, bà bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu DHA, choline, axit folic, axit béo.
Thay vì coi đây là thực phẩm có thể giúp bé thông minh, các bà mẹ chỉ nên coi đó là một trong những nguồn protein trong thai kỳ.
Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay trứng gà khi mang thai?
Cả trứng ngỗng và trứng gà đều chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định và rất tốt cho mẹ trong thai kỳ.
Kích thước trứng ngỗng rất lớn, 1 quả trứng ngỗng bằng 3 quả trứng gà nên mẹ chỉ nên ăn 1 và tối đa là 2 quả một tuần.
Mẹ có thể ăn 4-6 quả trứng gà một tuần.
Tuy nhiên, đối với bà bầu, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyên dùng nhiều hơn.
Bà bầu nên ăn trứng như thế nào?
Có nên ăn trứng sống?
Khi mang thai, bà bầu nên ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không ăn trứng sống, chưa chín hẳn. Bởi vì những vi khuẩn chưa chết có thể làm xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho thai nhi.
Lưu ý: mẹ chỉ nên ăn 1 và tối đa là 2 quả trứng ngỗng một tuần. Đối với trứng gà mẹ có thể ăn 4-6 quả một tuần.
Bà bầu nên ăn trứng vào tháng thứ mấy?
Trứng tương đối lành tính. Bà bầu ăn trứng ngỗng hay trứng gà bất cứ lúc nào trong thai kỳ mà không phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của người mẹ hay sự phát triển của em bé.
Cách chế biến trứng cho bà bầu
Mẹ bầu nên ăn trứng chín bằng cách chiên, luộc hoặc phối hợp với nhiều món ăn khác để tăng hương vị chẳng hạn các món bánh.
Cách luộc trứng cho bà bầu:
Rửa trứng trước khi luộc;
Đặt trứng vào nồi;
Đổ nước lạnh vào nồi, đổ nó từ đỉnh trứng;
Đặt nồi lên bếp và đun sôi;
Khi nước sôi, thêm một ít muối. (giúp trứng dễ dàng đổ ra khi nấu chín và khử trùng trứng)
Đun khoảng 7 phút đối với trứng gà và 13 phút đối với trứng ngỗng
Để nguội một chút rồi ăn, không nên để trứng qua đêm mới ăn.
Cách chọn trứng chất lượng tốt
Soi vào nguồn sáng
+ Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở ra một lỗ nhỏ giữa ngón cái và ngón trỏ.
+ Đặt đầu còn lại quả trứng vào một nguồn sáng như ánh đèn hay ánh mặt trời.
+ Quan sát bên trong quả trứng xem có thấy ký sinh trùng, giun hay sinh vật lạ hay không.
+ Trứng chất lượng tốt là có màu hồng trong suốt khi quan sát trên nguồn sáng và có thể có 1 chấm đỏ (nếu trứng có sống)
Kiểm tra bằng nước muối 10%
+ Cho trứng sống vào một bát nước muối loãng.
+ Quan sát quả trứng, nếu thấy quả trứng lơ lửng trong nước 3 phần nổi 7 phần chìm là trứng đẻ được từ 3-5 ngày.
+ Nếu thấy trứng nổi nhiều, nổi hẳn lên mặt nước là trứng để lâu trên 5 ngày hoặc hơn.
+ Nên chọn trứng càng mới càng tốt.
Lắc trứng để kiểm tra
+ Cầm quả trứng bằng ngón trỏ và ngón giữa.
+ Lắc nhẹ quả trứng.
+ Nếu nghe rõ tiếng nước bên trong thì là trứng lỏng, chất lượng kém.
+ Nếu hầu như không nghe thấy tiếng hoặc tiếng trắc nịch thì là trứng mới.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khi Mang Thai Có Nên Ăn Trứng Ngỗng Không?!? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!