Cập nhật nội dung chi tiết về Khế Ngọt Những Lợi Ích Không Ngờ Cho Mẹ Bầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong giai đoạn thai kì, các mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất. Trái cây là một phần không thể thiếu. Nhưng nhiều người lo lắng, không biết ăn loại trái cây nào an toàn và tốt cho em bé? Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu cho bạn về loại quả rất quen thuộc, lành mạnh, rất có lợi cho thai nhi – đó là khế ngọt.
Bạn biết gì về khế ngọt?
Đây là loại trái cây phổ biến giàu dinh dưỡng gồm carbohydrat, vitamin, các hợp chất carotenoid, axit hữu cơ, khoáng chất và nhiều dinh dưỡng quan trọng khác. Khế rất có lợi cho phụ nữ mang thai.
Ăn khế ngọt khi mang thai có an toàn không?
Hoàn toàn có. Hàm lượng dinh dưỡng trong khế giúp bạn khỏe mạnh trong thai kì. Khoáng chất, các vitamin, axit folic và các loại dưỡng chất khác giúp bạn có thể lực khỏe mạnh.
Những lợi ích của khế cho mẹ bầu:
1. Tăng cường miễn dịch
Một trong những lợi ích quan trong của việc ăn khế ngọt khi mang thai là tăng cường miễn dịch. Khế có khả năng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật, vi khuẩn, vi rút có hại.
Nhờ vào hàm lượng vitamin C cao, khế cung cấp lượng antiokasidan vừa đủ cho quá trình mang thai. Nhờ đó, giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ thể tổng hợp chất collagen làm da mặt mịn màng và tràn đầy sức sống.
2. Nuôi dưỡng đôi mắt khỏe mạnh
Khế cũng chứa nhiều vitamin A, một vitamin quan trọng duy trì sức khỏe đôi mắt. Vì vậy, ăn khế khi mang thai giúp bạn nuôi dưỡng và bảo vệ đôi mắt khỏi nhiễm trùng và rối loạn hiệu quả. Ngoài ra, khế còn là phương thuốc cực tốt giúp chữa đau mắt trong quá trình mang thai.
3. Điều trị rối loạn tiêu hóa
Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp và gây khó khăn cho mẹ bầu. Ăn khế ngọt giúp bạn điều trị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng khế bạn nên ăn cho phù hợp.
4. Giảm huyết áp cao
Hàm lượng kali trong khế rất có lợi cho việc hạ huyết áp khi bạn mang thai. Cao huyết áp thường dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ. Ăn khế giúp bạn giảm thiểu và ngăn ngừa những nguy cơ này hoặc các vấn đề về tim mạch.
5. Ngăn ngừa ung thư
Các chất chống oxy hóa cao trong khế có hiệu quả cao trong việc bảo vệ bạn khỏi các tế bào ung thư trong quá trình mang thai.
6. Lợi tiểu
Từ xưa khế được biết đến như một bài thuốc giúp lợi tiểu. Thêm một chút mật ong vào nước ép khế giúp bạn đi tiểu thuận lợi hơn. Ngoài ra, lá khế tươi cũng là phương thuốc tuyệt vời để giảm sốt, nhức đầu, lợi tiểu. Bạn làm theo công thức sau: lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
7. Giảm cholesterol
Thường xuyên ăn khế ngọt giúp giảm thiểu lượng cholesterol không tốt trong máu khi mang thai. Điều này ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe xấu do hàm lượng cholesterol cao.
8. Hột khế lợi sữa
Những người phụ nữ thôn quê hay cẩn thận giữ lại hạt khế để phòng khi sinh ít sữa có thể giã nát hạt khế, sắc uống, sữa sẽ ra nhiều.
9. Chữa chứng mề đay cho mẹ bầu
Một mẹo hay cho các mẹ bầu bị mề đay: bạn dùng 500 gam lá khế chua tươi, rửa sạch rồi cho vào giã lấy nước chua đun sôi kỹ, thật đặc sau đó hòa một ít nước lạnh để mức âm ấm rồi dùng khăn nhúng nước lá khế chua đã đun chà nhẹ lên vùng bị mề đay hoặc dùng bã lá khế chà sát lên hay có thể tắm đều được. Ngày làm 2 lần chứng mề đay sẽ giảm dần và các nốt đỏ sẽ bay biến.
Ngoài ra, lá khế có thể chữa viêm họng: lá khế 40g rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nhỏ vắt nước cốt ngậm, ngày nhiều lần
Lưu ý khi bà bầu ăn khế
Bà bầu bị đau dạ dày hoặc đang đói không nên ăn khế, đặc biệt khế chua.
Bà bầu bị thận không nên ăn khế vì khế chứa nhiều axit oxalic gây bất lợi cho những người thận yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt và mất ngủ.
Thương Nguyễn (Theo Momjunction)
Những Lợi Ích Không Ngờ Từ 16 Món Ăn Tốt Cho Bà Bầu
Theo chúng tôi Nguyễn Thị Lâm – Viện Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cho biết, thịt chim bồ câu có vị ngọt, tính bình. Chúng có tác dụng bổ ngũ tạng, kiện tỳ vị, ích khí huyết, trừ khử phong giải độc.
Thịt bồ câu có chứa 22,14% protein, 6,4% chất béo, ngoài ra còn có lipit, canxi, photpho, sắt và nhiều loại muối khoáng vi lượng khác. Mặc dù hàm lượng protein trong thịt chim bồ câu cao nhưng cholesterol khá thấp. Chúng cũng chứa nhiều các vitamin A, B1, B2, E và các nguyên tố vi lượng khác, có tác dụng cao hơn thịt bò, gà, cá,…
Thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe cho thai phụ tránh đầy hơi khó tiêu.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, bồ câu còn là vị thuốc để chữa nhiều bệnh. Do thịt chim có vị mặn, tính bình, công dụng ích khí giải độc, điều kinh chỉ thống, bổ tinh đối với nam giới chữa các bệnh như yếu sinh lý, thận hư, tinh trùng yếu.
“Trong Đông y, chúng còn được sử dụng như một vị thuốc quý lâu đời để chữa bệnh. Đối với nam giới, loại thịt này cũng có thể xem là thần dược”, bà Lâm cho hay.
Tuy nhiên dù thịt chim bồ câu rất tốt và bổ dưỡng cho bà bầu nhưng nên ăn đa dạng thực phẩm và thay đổi các món ăn khác nhau để tăng cường khẩu vị cho mẹ. Vì vậy, phụ nữ có thai chỉ nên ăn 1-2 bữa trên tuần.
Thịt chim bồ câu có thể chế biến được nhiều món khác nhau như nướng, hầm thuốc bắc. Tuy nhiên, thịt chim bồ câu nấu cháo là món bổ dưỡng và dễ tiêu hóa cho phụ nữ có thai.
XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai
2. Cháo gà hầm hạt sen và thuốc bắc
Cháo gà hầm hạt sen thuốc bắc.
Đây là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu và bị ốm nghén.
Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu? Bởi vì thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… mà được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu.
Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn thuốc vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.
Cháo cá chép là một trong số các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu quen thuộc từ ngàn xưa. Thực tế thấy rằng, thịt cá chép có rất nhiều công dụng như lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa ho, mẩn ngứa… Đặc biệt, với bà bầu và sản phụ sau sinh cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn an thai, lợi sữa.Quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Một số bà mẹ mang thai thời kì đầu thường lựa chọn cháo cá chép để bổ sung dinh dưỡng đồng thời đề phòng tình trạng động thai. Ngược lại, ở giai đoạn gần cuối thai kì, cháo cá chép kết hợp với gừng và đậu đỏ lại có tác dụng giảm tình trạng tê phù chân tay và lợi tiểu cho mẹ bầu khi sát ngày sinh.
Bí đỏ có hàm lượng beta-caroten phong phú, có khả năng đáp ứng nhu cầu vitamin A cho bà bầu khi mang thai. Ngoài ra trong bí đỏ chứa chất chống oxy hóa, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ, tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu, duy trì mức độ lipid ổn định trong thai kỳ và giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.
Cách chế biến:
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
Gạo nếp vo sạch, ngâm nước vài tiếng cho gạo nở.
Tôm lột vỏ, rút chỉ đen, cắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy theo độ tuổi của bé rồi ướp với chút bột nêm và đầu hành trắng giã nhuyễn.
Bắc nổi nước nóng, cho nếp và bí đỏ vào nấu nhừ. Lưu ý lượng nước gấp đôi lượng gạo. Nấu lửa nhỏ cho đến khi gạo nếp và bí thật nhừ. Trong lúc nấu bạn nhớ khuấy đều để cháo không dính đáy nồi, dễ bị khét.
Cháo chín nhừ bạn cho tôm vào đợi chín tới thì tắt bếp.
Nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc hành ngò lên trên, dùng nóng.
So với cá chép, cá hồi là loại hải sản cung cấp lượng lớn DHA cho bà bầu, hàm lượng này cao hơn hẳn các loại thịt cá, sữa dinh dưỡng mà mẹ bầu vẫn bổ sung hàng ngày.
DHA rất tốt cho quá trình phát triển trí não của thai nhi, đồng thời ổn định trạng thái tinh thần cho phụ nữ mang thai (rối loạn hormone thai kì khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên thất thường, kém ổn định, dễ trầm cảm).
Ngoài ra, cá hồi chứa nhiều các vitamin nhóm B như vitamin B, vitamin B6, vitamin B12; nhóm các axit amin như: niacin, pantothenic, thiamin, riboflavin.
Do cá hồi là loại hải sản đánh bắt ngoài biển sâu và phòng tránh ngộ độc thủy ngân cho mẹ bầu, dù là thực phẩm bổ dưỡng nhưng chị em chỉ nên bổ sung 300 gram cá hồi mỗi tuần. Bạn có thể nấu cháo cá hồi, làm ruốc cá hồi hoặc các món sốt cá hồi nhưng mẹ bầu không nên ăn sushi từ cá hồi để tránh nhiễm sán.
XEM THÊM: Mẹ bầu ăn gì để con thông minh “từ trong trứng”?
Món ăn canh cua rau mồng tơi dành cho bà bầu không chỉ vừa đơn giản dễ làm mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, bổ sung lượng canxi đáng kể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt cho cả bà bầu và thai nhi.
Cách chế biến:
Đây là loại rau chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau dền rất dồi dào, lại không chứa acid oxalic nên cơ thể mẹ bầu rất dễ hấp thu và tận dụng triệt để lượng sắt và canxi đi vào cơ thể. Rau dền còn là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp mẹ bầu xua tan cái oi bức, khó chịu của những ngày hè nóng nực.
Cách chế biến:
Rau dền nhặt, rửa sạch, để ráo nước.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng, sau đó ướp cùng gia vị
Cho đầu và vỏ tôm vào chảo, rang cùng chút nước. Sau đó cho vỏ tôm vào cối giã nhuyễn.
Đổ vào cối giã vỏ tôm 1 bát tô nước, lọc qua rây lấy nước tôm.
Phi thơm hành khô thái mỏng rồi trút thịt tôm vào xào săn.
Phần nước tôm sau khi giã bạn đem hòa cùng 2 bát tô nước lã rồi đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn.
Trút rau dền vào đến khi rau mềm và chín thì múc ra bát tô.
Các món ăn từ ốc tốt cho bà bầu.
Khi có thai, đặc biệt là từ tháng thứ 3 trở đi cho đến lúc sinh nở, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của thai phụ tăng lên rất nhiều. Theo nhu cầu khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai cần ăn thêm mức năng lượng khoảng 300 – 500kcal và cần tăng cường ăn thêm khoáng chất như canxi, sắt… mỗi ngày để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Vì thế, xét về góc độ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thì thịt ốc rất tốt cho thai phụ.
Thịt ốc có tính hàn, vị ngọt và có chứa nhiều dưỡng chất như đạm, B2, A, mỡ cacbua hydrat, sắt, canxi… Đặc biệt, ốc là nguồn cung cấp chất đạm và canxi dồi dào, tốt cho bà mẹ mang thai.
Trứng gà tốt cho phụ nữ có thai.
Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể.
Đồng thời, trứng còn cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao, có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3.
Những loại dưỡng chất này rất tốt cho cơ thể và đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Các bà mẹ cũng nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này.
Ngoài ra, lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sẽ giảm thiểu tối đa triệu chứng này cho bà bầu.
Chân giò hầm củ sen không chỉ biết đến là món ăn lợi sữa cho bà bầu, mà nó còn được xem là món ăn bổ dưỡng, với rất nhiều công dụng tuyệt vời từ củ sen như: Kích thích sữa về, tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, loại bỏ những hợp chất không tốt cho vùng bụng,…
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm chân giò hầm củ sen:
Móng giò làm sạch lông, rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn.
Củ sen nạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng dày chừng 7 – 8mm. Không nên thái mỏng quá, khi hầm sẽ làm gãy, nát củ sen, làm món ăn mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Sau đó đem củ sen ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra rổ để ráo.
Bước 4: Cuối cùng, bạn nêm lại gia vị cho vừa miệng ăn một lần nữa, rồi lấy thìa hớt hết lớp bọt và lớp màng mỡ ở trên đi. Bởi móng giò khi đun sẽ có rất nhiều mỡ, khiến mẹ bầu nhanh ngấy, khó ăn.
Món ăn này kích thích vị giác của mẹ bầu khiến mẹ thèm ăn hơn. Thịt sườn cũng giàu protein.
Chế thực hiện:
Sườn non rửa sạch bằng nước muối rồi rửa lại bằng nước lạnh, chặt miếng nhỏ chừng 3cm-5cm. Ướp sườn heo với tiêu, muối , đường, hành tím băm nhỏ để khoảng 15 phút cho ngấm.
12. Ớt chuông nhồi thịt nướng
Ớt chuông nhồi thịt nướng.
Ớt chuông là loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mẹ bầu. Món ớt chuông nhồi thịt nướng là một trong những món ngon dành cho mẹ bầu với hương vị độc đáo.
Cách thực hiện:
Món gà hầm sả tốt cho bà bầu.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
14. Bầu dục (cật) lợn áp chảo
Nguyên liệu:
Cách làm:
Trước tiên, mẹ bóc màng cật lợn, xẻ đôi, sau đó làm sạch phần màng trắng trong quả cật, khía xéo nhẹ trên bề mặt quả cật để tăng phần hấp dẫn cho món ăn.
Gừng xắt sợi, nhồi gừng vào trong quả cật, ướp thêm mắm, đường, hạt nêm.
Làm nóng nồi, cho quả cật vào cho cháy 2 cạnh, đổ nước ngập quả cật rồi đun cho đến khi nước gần cạn. Cuối cùng, mẹ cho thêm nửa muỗng đường đun cho cháy cạnh 1 lần nữa là xong.
Đây không chỉ là món ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe mà nó còn là món ăn tốt cho thận của mẹ bầu, giúp giảm được nguy cơ phù nề khi mang thai.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
16. Nấm kim châm xào thịt bò
Nguyên liệu:
Cách làm:
Thịt bò rửa sạch, thái mỏng to bản ngang thớ. Sau đó ướp tiêu, dầu hào, tỏi, muối. Nấm kim châm ngâm với muối, rửa sạch để ráo. Cà rốt cắt mỏng, hành lá cắt khúc.
Mẹ đun nóng dầu và cho thịt bò đã tẩm ướp vào xào săn lại, để riêng. Phi thơm hành tỏi, cho cà rốt, ớt vào xào vừa chín tới. Tiếp đó cho hành, nấm và thịt bò vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn rồi cho sa tế vào là mẹ đã hoàn thành xong món ăn.
Đây là một món ăn ngon, bổ cho bà bầu bởi nó là sự kết hợp giữa thịt bò và nấm – 2 loại thực phẩm vốn dĩ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Đặc biệt, món ăn này rất tốt cho những mẹ bầu bị thiếu máu.
Lợi Ích Không Ngờ Của Khoai Lang Với Mẹ Bầu
Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, khoai lang còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, bên cạnh một lối sống khoa học thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đây là thời gian cơ thể người mẹ và thai nhi cần rất nhiều dưỡng chất để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho bé. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần biết cách để lựa chọn cho mình những thực phẩm tốt nhất và khoai lang chính là một lựa chọn khôn ngoan cho chính sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi.
Lợi ích của khoai lang đối với phụ nữ mang thai Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất quan trọng
Là thực phẩm rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết khoai lang từ lâu đã được các chuyên gia dinh dưỡng ưu ái gọi là “thực phẩm cân bằng dưỡng chất” bởi nó có giá trị dinh dưỡng khá cao so với nhiều thực phẩm khác, đặc biệt rất có lợi cho phụ nữ mang thai bởi khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể, vitamin C, B1, và nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, magie, kali, natri, canxi,… Do đó ăn khoai lang mỗi ngày cũng là biện pháp rất hay giúp mẹ bầu cung cấp cho cơ thể mình những dưỡng chất quan trọng và cần thiết đấy.
Phòng ngừa táo bón
Táo bón là triệu chứng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thời gian mang thai và ăn khoai lang hàng ngày sẽ là biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa táo bón vô cùng hiệu quả. Lý do là bởi trong khoai lang có chứa một hàm lượng lớn chất xơ và các axit amin, nhờ đó nó sẽ kích thích hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giải độc và chứng táo bón nhờ đó cũng tiêu tan.
Chính vì vậy, mẹ bầu hãy biết cách phòng ngừa bệnh cảm cúm bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và ăn khoai lang hàng ngày cũng là một cách phòng ngừa cảm cúm cho mẹ bầu cực kỳ hiệu quả. Trong thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn chất beta caroten có khả năng sản sinh ra các tế bào bạch cầu để chống lại các vi rút gây bệnh cảm cúm, đồng thời những dưỡng chất quý trong khoai lang còn giúp phụ nữ mang thai tăng sức đề kháng.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là các hormone trong cơ thể, đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường. Theo thống kê có ít nhất 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh này đã đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Chính vì vậy, việc ăn khoai lang đều đặn hàng ngày cũng là biện pháp giúp phụ nữ mang thai phòng bệnh tiểu đường rất hiệu quả nhờ chất beta caroten có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, đồng thời hàm lượng chất xơ hoà tan sẽ giúp cơ thể mẹ bầu hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu nữa đấy.
Phòng ngừa ốm nghén
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu phải đối mặt với chứng ốm nghén, chán ăn khiến cơ thể rất mệt mỏi và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Và khoai lang cũng được xem là một trong những thực phẩm giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa ốm nghén, chán ăn, mệt mỏi rất hiệu quả nhờ hương vị dễ ăn, dưỡng chất dễ hấp thu và khả năng kích thích hệ tiêu hóa rất tốt của thực phẩm này.
Chống viêm nhiễm
Các mẹ bầu trong thời kì mang thai thường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân là do sức đề kháng của phụ nữ trong giai đoạn này bị giảm sút. Nếu thế các mẹ bầu hãy nhớ dùng khoai lang. Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan có khả năng chống viêm nhiễm hiệu quả. Các nhà khoa học trên thế giới đã nhận thấy tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Viêm khớp do thiếu canxi là tình trạng gặp phải ở phụ nữ nói chung chứ không riêng gì các bà bầu. Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp.
Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì lượng collagen để làm săn chắc da và giảm thiểu sự phát triển của bệnh viêm khớp.
Chữa viêm tuyến vú
Phụ nữ sau khi sinh thường bị viêm tuyến vú do tắc tia sữa khiến hai bầu vú đau nhức, khó chịu. Các mẹ có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày. Đây là những bài thuốc chữa bệnh của Đông y, cách làm khá đơn giản mà lại có tác dụng rất tốt để làm thông sữa.
Không nên ăn khoai lang sống
Màng tinh bột lớp ngoài khoai lang sống khiến khó tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu, ợ nóng và buồn nôn. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn khoai lang khi đã được làm chín vì dưới tác động của nhiệt, lớp enzyme bên ngoài sẽ bị phá hủy giúp bà bầu an toàn khi ăn.
Không ăn khoai lang cùng dưa chua hay củ cải muối
Cũng giống như gạo, khoai lang chứa nhiều protein, bởi vậy khi ăn cùng với đồ chua như dưa hay củ cải muối thì dễ dàng làm dạ dầy sản sinh acid gây khó chịu.
Tốt nhất là nên ăn khoai lang vào buổi trưa
Nên ăn khoai lang vào buổi trưa bởi vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này. Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.
Bà Bầu Ăn Nghệ Sẽ Mang Lại Những Lợi Ích Không Ngờ
Bà bầu ăn nghệ có được lợi ích gì?
Nghệ là một loại gia vị vô cùng phổ biến trong các món ăn của Việt Nam. Không chỉ mang lại mùi hương đặc biệt, nghệ còn được dùng để tạo màu vàng đẹp mắt cho bột làm bánh xèo, bánh khọt hay những món ăn khác. Tuy không được khuyến khích sử dụng nhiều khi mang thai, các mẹ bầu vẫn có thể ăn một ít củ nghệ như một loại gia vị thông thường. Những lợi ích mà nghệ mang tới bao gồm:
Chống nhiễm trùng
Nghệ có tác dụng sát khuẩn khá tốt, nên nó sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, duy trì sức khỏe tốt khi mang thai.
Giảm táo bón
Tình trạng táo bón và trĩ rất phổ biến ở các mẹ bầu. Nghệ sẽ là một lựa chọn tốt để “xử lý” tình trạng này. Nhưng vì lượng nghệ mà mẹ bầu có thể dùng không nhiều, bạn vẫn nên tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và vận động ở mức vừa phải để giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Giảm ho và cảm lạnh
Nghệ được dùng như một phương thuốc chữa ho và cảm lạnh tại nhà. Nhờ có tính sát trùng của nghệ, mẹ bầu có thể giảm đau họng và ho.
Duy trì mức cholesterol trong máu
Lượng cholesterol trong máu cao khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ. Bà bầu ăn nghệ hoặc uống nước bột nghệ có thể giúp kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu.
Giảm sưng phù
Nghệ có thể giúp giảm tình trạng sưng phù khi các mẹ bầu tiến đến những tam cá nguyệt thứ hai và ba.
Những lưu ý khi bà bầu ăn nghệ
Lưu ý đầu tiên, đó là không ăn nhiều nghệ trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là thời kỳ nhạy cảm nhất đối với thai nhi, khi phôi thai chưa ổn định và đang trong những bước hình thành quan trọng nhất đối với mọi cơ quan. Tuy chưa có bằng chứng cho thấy bà bầu ăn nghệ nhiều gây dị tật thai nhi, nhưng việc ăn nghệ liên tục và với lượng lớn có thể kích thích co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Lượng nghệ an toàn mà các mẹ bầu có thể ăn là dưới 10g mỗi ngày, tương đương với khoảng 1 muỗng canh bột nghệ.
Không có bằng chứng rằng ăn nhiều nghệ sẽ sinh ra con da trắng, xinh đẹp nên mẹ bầu nên cân nhắc kỹ trước những thông tin này.
Đối với các mẹ bầu bị đau bao tử, có thể dùng một ít bột nghệ trộn mật ong để chữa lành các vết loét bao tử, nhưng không nên vượt quá lượng nghệ an toàn. Mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại nghệ đen vì dược tính của nghệ đen mạnh hơn so với nghệ vàng.
Dùng nghệ để làm đẹp trong thai kỳ
Tuy việc bà bầu ăn nghệ bị giới hạn, sử dụng nghệ để làm đẹp lại là một bí quyết rất hay cho các mẹ.
Mặt nạ chống rạn da bụng
Trộn bột nghệ với kem hoặc sữa đông và thoa lên bụng khoảng 15 phút trước khi tắm sẽ giúp hạn chế tình trạng rạn da bụng thường xảy ra với các mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai và ba.
Mặt nạ nghệ và dưa leo giảm thâm nám
Sự thay đổi nồng độ hormone gây ra rất nhiều thay đổi với làn da, nhất là những vết thâm nám có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào, phổ biến nhất là ở mặt, nách. Dùng mặt nạ nghệ và dưa leo là một cách tự nhiên để chống lại tình trạng này. Hãy trộn một ít bột nghệ với nước ép dưa leo, thêm vào đó một ít nước cốt chanh (mỗi nguyên liệu bạn dùng khoảng 3 muỗng canh) để tạo thành một hỗn hợp vừa đủ độ sệt và đắp lên những mảng da thâm, nám và đợi khoảng 30 phút trước khi rửa sạch.
Mặt nạ nghệ trị mụn
Nhiều mẹ bầu đau khổ vì mụn cứ mọc tràn lan trên làn da của mình. Với tính kháng viêm và sát khuẩn, bột nghệ có thể giúp giảm tình trạng này. Chỉ cần thoa bột nghệ đã được làm nhão với nước lên vùng da mụn và để một lúc rồi rửa sạch, mẹ sẽ thấy da được cải thiện đáng kể.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khế Ngọt Những Lợi Ích Không Ngờ Cho Mẹ Bầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!