Đề Xuất 5/2023 # Khám Tổng Quát Trước Khi Mang Thai Và Những Xét Nghiệm Quan Trọng Cho Mẹ # Top 6 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 5/2023 # Khám Tổng Quát Trước Khi Mang Thai Và Những Xét Nghiệm Quan Trọng Cho Mẹ # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khám Tổng Quát Trước Khi Mang Thai Và Những Xét Nghiệm Quan Trọng Cho Mẹ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

GonHub ” Mẹ – Bé ” Khám tổng quát trước khi mang thai và những xét nghiệm quan trọng cho mẹ

1 1. Khám tổng quát trước khi mang thai nên khám những gì là cần thiết?

2 2. Trước khi mang thai vợ chồng nên làm các xét nghiệm quan trọng nào?

3 3. Các mũi tiêm vắc xin ngừa bệnh trước khi mang thai mà mẹ không nên bỏ qua

4 4. Một số điều quan trọng khác ngoài khám tổng quát trước khi mang thai mà các mẹ cần biết

5 5. Hỏi đáp thắc mắc của mẹ về việc khám tổng quát trước khi mang thai sau kỳ sảy thai 2 tháng?

5.1 5.1 Câu hỏi thắc mắc của mẹ

5.2 5.2 Giải đáp trả lời từ Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà

1. Khám tổng quát trước khi mang thai nên khám những gì là cần thiết?

Khám tổng quát trước khi mang thai, cần chú ý tầm soát bệnh đái tháo đường, nếu chẳng may bị mắc bệnh thì bạn nên kiểm soát tốt lượng đường huyết, đồng thời cũng cần có sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ về các vấn đề dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc trong thai kỳ.

Nên kiểm tra huyết áp và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi mang thai vì nếu huyết áp quá cao sẽ rất dễ gây ra nhiều tình huống đặc biệt nguy hiểm cho tính mạng, không chỉ của người mẹ mà còn của cả thai nhi nữa đấy.

Hãy nhớ tiêm phòng một số căn bệnh như rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan siêu vi B,…và ít nhất khoảng 3 tháng trước khi quyết định mang thai thì các mẹ nên chích ngừa đầy đủ.

Hãy tầm soát bệnh thiếu máu một cách tốt nhất, vì nếu thiếu máu xảy ra, cơ thể mẹ bầu sẽ luôn đối mắt với tình trạng mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt, ngất xỉu. Vậy nên để phòng ngừa chứng thiếu máu, mẹ hãy bổ sung viên sắt đầy đủ trước khi mang thai.

2. Trước khi mang thai vợ chồng nên làm các xét nghiệm quan trọng nào?

Khi khám tổng quát trước khi mang thai, sau khi trải qua quy trình kiểm tra bước đầu, các bác sĩ sẽ yêu cần bạn thực hiện những loại xét nghiệm quan trọng như:

Đo điện tâm đồ và kịp thời phát hiện các bệnh lý về tim.

Nếu bà mẹ nào trên 35 tuổi thì bác sĩ yêu cầu chụp nhũ ảnh để sớm phát hiện tình trạng u vú (nếu có).

Siêu âm ổ bụng để phát hiện kịp thời những bất thường ở các tạng trong ổ bụng như buồng trứng, tử cung, thận, tụy, gan, lá lách.

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng việc thực hiện xét nghiệm Pap Smear.

Xét nghiệm tầm soát một số căn bệnh có thể lây truyền nhanh sang cho con như viêm gan siêu vi B, C, giang mai, HIV,…để được bác sĩ tư vấn, đưa ra lời khuyên phù hợp trước khi quyết định muốn có con.

Xét nghiệm nước tiểu để nhanh chóng phát hiện một số điểm bất thường về tình trạng nước tiểu trước khi mang thai.

Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm lượng đường huyết trong máu xem bạn có bị đái tháo đường hay thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận.

Xét nghiệm máu, biết công thức máu, Hb, Hct để xác định sớm tình trạng thiếu máu để nếu cần thì truyền máu kịp thời. Ngoài ra, việc xác định yếu tố Rh cũng rất quan trọng bởi có một vài trường hợp, sau khi trẻ chào đời đã bị tử vong ngay tức thì do người mẹ mang dòng máu Rh-.

3. Các mũi tiêm vắc xin ngừa bệnh trước khi mang thai mà mẹ không nên bỏ qua

Trong giai đoạn thai kỳ sẽ có một số căn bệnh nhiễm trùng có nguy cơ gây hại cho thai nhi, vì vậy tiêm vắc xin đầy đủ chính là một trong những cách phòng bệnh giúp đạt hiệu quả cao nhất hiện nay. Vì vậy, để cả mẹ lẫn bé đều khỏe mạnh, trước hết là hãy kiểm tra và chú ý bổ sung thêm các loại vắc xin sau đây, ít nhất là 3 tháng trước khi bắt đầu thai kỳ:

Vắc xin uốn ván: Loại vắc xin này có thể tiêm ngừa ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng tốt hơn cả là nên ưu tiên bắt đầu từ tuần 27-36.

Vắc xin cúm: Ở giai đoạn nửa sau thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường bị cảm cúm. Nếu không được điều trị kịp thời đúng cách thì nhiều khả năng khiến bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi rất khó chữa trị.

Vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR): Nếu chẳng may bị nhiễm một hoặc hai căn bệnh là sởi hoặc quai bị thì nguy cơ sảy thai là rất cao còn đối với căn bệnh rubella thì có thể gây hại không tốt tới thai nhi.

Vắc xin thủy đậu: Trong khoảng 5 tháng đầu tiên của thai kỳ, khoảng 2% thai nhi có mẹ mắc bị thủy đậu sẽ có nhiều nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, gồm các loại dị tật tay chân và tê liệt không mong đợi ngay sau khi chào đời.

4. Một số điều quan trọng khác ngoài khám tổng quát trước khi mang thai mà các mẹ cần biết

Bên cạnh kế hoạch khám tổng quát trước khi mang thai để đảm bảo quá trình mang thai được diễn ra tốt đẹp thì mẹ cũng đừng quên một vài điều cơ bản sau:

Tẩy giun sán.

Cần chú ý hơn về vấn đề dinh dưỡng, cân nặng bởi nếu thừa hay thiếu cân cũng gây ảnh hưởng không tốt tới thai kỳ.

Nếu các loại thuốc bạn đang dùng, hoàn toàn không phù hợp cho việc mang thai thì tốt nhất nên xem xét lại việc thay đổi thuốc khác càng sớm càng tốt.

Hãy suy nghĩ về những thay đổi trong cuộc sống theo hướng tích cực hơn sau khi sinh con.

Nên uống bổ sung viên sắt và axit folic trước khoảng 3 tháng khi mang thai là hiệu quả tốt nhất.

Tuyệt đối không nên uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định từ bác sĩ một cách tùy tiện.

Muốn mang thai, muốn có con, bạn cần rèn luyện và vận động đều đặn mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai.

5. Hỏi đáp thắc mắc của mẹ về việc khám tổng quát trước khi mang thai sau kỳ sảy thai 2 tháng?

5.1 Câu hỏi thắc mắc của mẹ

Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi, em mới sảy thai cách đây khoảng 2 tháng. Bác sĩ bảo em là 3 tháng sau có thể sẽ có con lại. Hiện tại thì em muốn đi khám sức khỏe tổng quát như kiểm tra tử cung, vòi dẫn trứng, các xét nghiệm tiểu đường, mỡ máu,…trước khi quyết định mang thai lại. Vậy xin cho em hỏi, bệnh viện Từ Dũ, TpHCM có làm các dịch vụ đó không và nếu có thì em nên đến trực tiếp ở khoa nào? Xin cảm ơn ạ!

5.2 Giải đáp trả lời từ Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà

Chào bạn,

Bạn mới bị sẩy thai cách đây 2 tháng. Bạn có kế hoạch khám sức khỏe tổng quát và phụ khoa trước khi mang thai là tốt. Bạn khám tổng quát tại các bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa.

Khám phụ khoa tại bệnh viện có khoa sản. Hiện tại bạn chưa cần chụp ống dẫn trứng, chỉ chụp khi bạn bị hiếm muộn.

Bạn có thể đến khoa khám bệnh – bệnh viện Từ Dũ để khám phụ khoa. Bên cạnh đó bạn nên tiêm ngừa các bệnh cần thiết trước khi mang thai (thủy đậu,sởi- quai bị- rubella, viêm gan B.)

Thân ái!

Bảo Yến tổng hợp

Mẹ – Bé –

Khám Tổng Quát Trước Khi Mang Thai Gồm Những Gì, Ở Đâu Tốt? * Chao Bacsi

Khám tổng quát trước khi mang thai gồm những gì?

Trước khi tìm hiểu về khám tổng quát trước khi mang thai ở đâu thì trước tiên chúng ta nên hiểu khám tổng quát trước khi mang thai là khám những gì. Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, thông thường một lần khám tổng thể trước khi mang thai sẽ bao gồm:

1. Khám tổng quát

Đây là điều đầu tiên mà những ai có nhu cầu khám tổng quát trước khi mang thai đều được thực hiện. Việc khám tổng quát các cơ quan về: tim, gan, phổi, thận, xương và các cơ… sẽ giúp được các bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho những bước tiếp theo.

2. Làm xét nghiệm máu

Xét nghiệm này có mục đích kiểm tra cơ thể bạn có mắc các bệnh lý như: đái tháo đường, thiếu máu hay không, quan trọng xét nghiệm máu giúp đánh giá được các chức năng của gan, thận. Bởi, nếu gặp phải các tình trạng bệnh lý trên thì khả năng thai nhi sinh ra bị dị tật là rất lớn.

3. Làm xét nghiệm nước tiểu

Ngoài xét nghiệm máu thì các bước khám trước khi mang thai còn có xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm này có chức năng tìm hiểu lượng đạm, đường, máu và vi khuẩn… trong nước tiểu. Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu còn giúp bác sĩ phát hiện các bệnh xã hội lây qua đường tình dục ( bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…), các bệnh tiết niệu từ khi còn sớm. Để từ đó đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả giúp quá trình mang thai diễn ra an toàn.

4. Siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được những dấu hiệu bất thường đối với tử cung. Ví dụ như phát hiện các dấu hiệu về u nang buồng trứng, u xơ tử cung… để từ đó có phương pháp xử lý nhanh chóng.

Lý giải cho hình thức kiểm tra này, theo các bác sĩ đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, trước khi có ý định sinh con, các cặp vợ chồng nên kiểm tra nhiễm sắc thể xem nguy cơ mắc di truyền khi sinh con ra là bao nhiêu. Từ cơ sở dữ liệu đó bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng di truyền của cả hai người để đưa ra những phán đoán chuẩn xác nhất về nhiễm sắc thể đời sau.

6. Khám dinh dưỡng trước khi mang thai

Tình trạng dinh dưỡng rất quan trọng đối với việc mang thai, nhất là cơ thể người mẹ. Đối với những trường hợp thừa cân thì nguy cơ sản giật và huyết áp cao có thể xảy ra. Còn đối với trường hợp nữ giới quá nhẹ cân, thiếu cân thì trong thời gian mang thai có thể dẫn đến sảy thai hoặc con bị thiếu cân nặng dẫn đến khả năng đề kháng yếu. Do đó, vấn đề dinh dưỡng là điều các bà mẹ cần hết sức lưu tâm và chú ý trước khi mang thai. Đây cũng là một hạng mục mà các địa chỉ y tế thường thăm khám trước khi các cặp vợ chồng có ý định mang thai.

7. Kiểm tra các bệnh lý ở âm đạo

Không chỉ trước khi mang thai mới thăm khám âm đạo mà việc này nên diễn ra định kỳ 6 tháng/lần. Các kiểm tra này có tác dụng phát hiện các bệnh lý ở âm đạo như: viêm âm đạo, nhiễm nấm men,… để cho nữ giới có thể tránh được nguy cơ khó thụ thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

8. Kiểm tra tuyến giáp

Tuyến giáp là một trong những phần hết sức quan trọng đối với nữ giới. Nếu cơ thể nữ giới bị suy giảm chức năng tuyến giáp thì khả năng có con sẽ giảm xuống, nếu có con được thì nguy cơ thai nhi khi sinh ra sẽ kém thông minh và chậm phát triển. Do đó, việc kiểm tra kỹ chức năng tuyến giáp sẽ khiến cho các cặp vợ chồng an tâm hơn khi chuẩn bị mang thai.

Toàn bộ các bước kiểm tra trên sẽ giúp cho các cặp vợ chồng có nhu cầu sinh con biết được rõ nhất tình trạng sức khỏe và những lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ.

Địa chỉ khám tổng quát trước khi mang thai tốt ở Hà Nội

1. Phòng khám Đa Khoa Hưng Thịnh

Là một trong số các phòng khám đa khoa uy tín tại Hà Nội được thành lập và phát triển với sứ mệnh nhằm giảm tải cho các bệnh viện công. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản dành cho cả nam giới và phụ nữ. Trong đó, khám tổng quát trước khi mang thai là một trong những hạng mục rất được chú trọng.

– Bs. Trần Thị Thành: Có gần 40 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, kiểm tra phát hiện thai sớm và đình chỉ thai nghén an toàn. Từng nắm giữ vị trí Trưởng khoa tại bệnh viện phụ sản Trung Ương, giám đốc trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và KHHGĐ.

– Bs. Cù Thị Khanh: Là bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành sản phụ khoa và có hơn 30 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực, từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và bệnh viện đại học y tỉnh Thái Nguyên.

Cùng với hệ thống các phòng ban được bố trí hợp lý, các bảng biểu chỉ dẫn rõ ràng từ phòng xét nghiệm, phòng khám chuyên khoa đến các phòng điều trị giúp cho bệnh nhân có thể di chuyển và thăm khám thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, sự tiếp đón nhiệt tình từ các nhân viên tư vấn giúp cho các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian.

Ngoài ra, những ưu điểm không thể bỏ qua của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh có thể kể đến như: trang thiết bị y tế hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến, thông tin của bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối, có nhiều gói khám khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng, bệnh nhân có thể đặt lịch trước để được xếp lịch sớm nhất… Điều này đã khiến nhiều cặp đôi không còn băn khoăn khám tổng quát trước khi mang thai ở đâu mà có thể hoàn toàn an tâm thăm khám tại địa chỉ này.

Lưu ý: Phòng khám làm việc từ 8h đến 20h hàng ngày, từ thứ 2 đến CN, bao gồm cả ngày lễ, tết nên rất thuận tiện cho những ai làm công việc bận rộn và muốn thăm khám ngoài giờ hành chính.

* Địa chỉ phòng khám Hưng Thịnh: số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

* Hotline: 0352 612 932

2. Bệnh viện phụ sản Trung Ương

Nằm trong hệ thống các địa chỉ y tế công lập chuyên chăm sóc sức khỏe các vấn đề sản phụ khoa và tư vấn kế hoạch hóa gia đình. Đây cũng là địa chỉ mà nhiều cặp vợ chồng gửi gắm niềm tin khi thăm khám tổng quát trước khi mang thai. Vậy nên, nếu đang phân vân không biết khám sàng lọc trước khi mang thai ở đâu thì bạn nên lựa chọn địa chỉ này.

Lưu ý: Lượng bệnh nhân đến khám chữa ở Bệnh viện phụ sản Trung Ương rất đông nên tình trạng lấy số xếp hàng chờ đợi diễn ra hàng ngày. Vậy nên bạn cần chủ động về thời gian đi đến sớm nếu muốn khám phụ khoa trước khi mang thai ở đây.

Địa chỉ bệnh viện phụ sản TW: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

3. Bệnh viện quân đội Trung Ương 108

Khám tổng quát trước khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng trong thời đại ngày nay. Việc lựa chọn địa chỉ tốt và uy tín không hề dễ dàng. Và nhiều lựa chọn thường nghiêng về các địa chỉ công lập, trong đó có bệnh viện quân đội Trung Ưng 108. Một trong nhiều cơ sở khám tổng quát cho nhiều cặp đôi được đánh giá tốt từ chuyên gia.

Địa chỉ bệnh viện 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

4. Phòng khám đa khoa Thái Hà

Cùng với phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, phòng khám đa khoa Thái Hà cũng là một trong số ít các phòng khám tư nhân tại Hà Nội nhận được sự quan tâm của đông đảo của chị em hiện nay. Hơn 10 năm hoạt động, phòng khám đã gây dựng được uy tín vững chắc của mình nhờ việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất – hạ tầng và dịch vụ chăm sóc.

Hơn nữa, tại phòng khám, chị em sẽ không còn phải gặp tình trạng chen lấn, chờ đợi hàng giờ như tại các bệnh viện lớn. Bên cạnh đó, với không gian khám chữa bệnh sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ các tiện ích miễn phí cũng như thái độ phục vụ nhiệt tình, thân thiện của nhân viên y tế sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi đi kiểm tra.

Phòng khám hiện đang áp dụng nhiều gói khám trước khi mang thai cho chị em lựa chọn. Trong đó, gói khám cơ bản với 9 hạng mục kiểm tra hiện đang có giá 320.000 đồng/lượt. Với những ưu điểm kể trên, đây thực sự là địa chỉ y tế uy tín dành cho những chị em đang có ý định thăm khám sức khỏe trước khi mang thai.

Địa chỉ phòng khám Thái Hà : Số 11 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

5. Bệnh viện Giao Thông Vận Tải

Bệnh viện Giao Thông Vận Tải là địa điểm không nên bỏ qua khi bạn có nhu cầu khám và tư vấn trước khi mang thai. Với nhiều ưu điểm khác nhau, địa chỉ này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Lưu ý: Thời gian làm việc của bệnh viện sáng từ 8h – 11h30, chiều từ 1h – 17h từ Thứ 2 đến Thứ 7.

Địa chỉ bệnh viện Giao Thông Vận Tải: Ngõ 84 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

6. Bệnh viện E Hà Nội

Lưu ý: Bệnh viện nằm trên tuyến đường khá nhỏ hẹp, nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Bệnh viện làm việc theo giờ hành chính, có gói khám dịch vụ theo yêu cầu nhưng chi phí cao hơn ngày thường.

Địa chỉ bệnh viện E: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

7. Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội

Lưu ý: Các dịch vụ khám ngoài giờ hành chính có chi phí cao, nên nếu bạn có nhu cầu khám dịch vụ để không phải chờ đợi lâu thì nên chuẩn bị tốt về tài chính trước khi đi khám.

Địa chỉ bệnh viện Bưu Điện: 49 Trần Điền, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Độ Quan Trọng Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Xét nghiệm máu khi mang thai rất cần thiết, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi nó sẽ giúp phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi để có những điều chỉnh kịp thời.

Xét nghiệm máu khi mang thai không mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra. Cụ thể, tầm quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai là như sau:

1/ Phát hiện hội chứng Down

Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

2/ Xác định nhóm máu

Phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị. Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

3/ Kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.

Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn.

4/ Phát hiện bất thường hồng cầu

Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.

7/ Chẩn đoán viêm gan B

Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

8/ Phát hiện bệnh giang mai

Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

9/ Tìm kháng thể HIV

Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.

MarryBaby

Cần Xét Nghiệm Gì Trước Khi Mang Thai Cho Mẹ+ Bố?

Trước khi mang thai phụ nữ cần thực hiện các xét nghiệm: rubella, máu, nước tiểu, chức năng gan,… nhằm tầm soát và ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Bảng giá xét nghiệm Bệnh viện Hòa Hảo 2021Xét nghiệm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền? Tại sao cần xét nghiệm trước khi mang thai? Sản phụ mắc một số bệnh như rubella, bệnh…

Trước khi mang thai phụ nữ cần thực hiện các xét nghiệm: rubella, máu, nước tiểu, chức năng gan,… nhằm tầm soát và ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Bảng giá xét nghiệm Bệnh viện Hòa Hảo 2021

Xét nghiệm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền?

Tại sao cần xét nghiệm trước khi mang thai?

Sản phụ mắc một số bệnh như rubella, bệnh phụ khoa,… có nguy cơ sinh non, sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ,…Vì vậy, trước khi có thai, bạn cần phải tiến hành một số xét nghiệm quan trọng để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Rubella là loại nhiễm trùng do một loài virus có tên rubella gây ra. Tuy nhiên điều nguy hiểm là 30% người bị bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ. Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ.

Đặc biệt nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu, trẻ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… và khả năng sảy thai cao.

Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

Vậy nên, chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai. Mục đích là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.

Nên xem: Chuẩn bị mang thai cần bổ sung những gì?

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là việc rất quan trọng trước khi mang thai. Xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu và có cần bổ sung thêm sắt hay không, bởi việc mang thai sẽ làm bệnh thiếu máu do thiếu sắt trở nên tồi tệ hơn.

Xét nghiệm máu cũng để xác định nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Xét nghiệm sẽ cho biết bạn âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.

3. Xét nghiệm chức năng gan

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Ngoài ra, bé cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú, mớm…

Vì vậy, trước khi mang thai, bạn cần xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh về gan đối với thai nhi. Và nên tiến hành trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai.

Có nhiều cách làm xét nghiệm để đánh giá chức năng gan nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu. Nếu người mẹ dương tính với các bệnh này, bác sĩ sẽ tư vấn bạn có nên sinh con lúc này hay không và cách phòng bệnh cho bé.

Nên xem: Bao nhiêu tuổi sinh con là tốt nhất?

4. Xét nghiệm nước tiểu

Đây là biện pháp để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu (UIT), đặc biệt là khi nó không xuất hiện triệu chứng. Thông qua mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ kết luận thai phụ có mắc UIT hay không, để chỉ định việc dùng kháng sinh.

Sản phụ bị UIT có nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường. Xét nghiệm nước tiểu còn giúp chẩn đoán sớm bệnh thận. Loại xét nghiệm này cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và nên thực hiện trong 3 tháng trước khi mang thai.

Xét nghiệm nước tiểu còn giúp phát hiện viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục, tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn… để còn có phương pháp điều trị dứt điểm trước khi có thai.

5. Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể

Khi bạn có một trong các yếu tố sau đây: tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền (mang gen bệnh), bạn đã từng sảy thai, bạn từ 35 tuổi trở lên, khi đó, hãy trao đổi với bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai.

Kiểm tra các vấn đề về di truyền và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp bạn an tâm rằng con bạn sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này.

Cách phổ biến kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nên được kiểm tra trong 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể chuyển sang em bé.

Kết quả dương tính giả, âm tính giả là gì?

Kết quả dương tính giả là khi một người không mang gen bệnh nhưng lại có kết quả xét nghiệm dươngtính.

Kết quả âm tính giả là khi một người mang gen bệnh nhưng lại có kết quả âm tính. Do các xét nghiệm tầm soát có khả năng bị sai, nên hoàn toàn có thể có trường hợp kết quả âm tính nhưng con sinh ra vẫn bị rối loạn di truyền.

Nếu biết mình mang mầm gen bệnh phải làm sao?

Nếu cả hai vợ chồng đều mang mầm gen bệnh, bạn sẽ có một vài cách lựa chọn:

Bạn có thể vẫn quyết định mang thai, nhưng nên làm chẩn đoán tiền sản, hoặc bạn có thể làm thụ tinh nhân tạo sử dụng trứng hoặc tinh trùng từ người khác, kết hợp với chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi .

Bạn cũng có thể lựa chọn không mang thai.

Tóm lại, trước khi mang thai phụ nữ cần thực hiện các xét nghiệm: rubella, máu, nước tiểu, chức năng gan, nhiễm sắc thể… nhằm tầm soát và ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Đây cũng là bước chuẩn bị tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh.

xét nghiệm trước khi mang thai ở đâu

khám tổng quát trước khi mang thai

chi phi xet nghiem truoc khi mang thai

khám tổng thể trước khi mang thai ở đâu

khám trước khi mang thai ở đâu

xét nghiệm di truyền trước sinh

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khám Tổng Quát Trước Khi Mang Thai Và Những Xét Nghiệm Quan Trọng Cho Mẹ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!