Cập nhật nội dung chi tiết về Kế Hoạch Mang Thai: Tôi Cần Chuẩn Bị Những Gì? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sức khỏe trong thời gian mang thai phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị trước đó. Trừ những trường hợp ngoài dự định, thì bạn cần có một kế hoạch mang thai rõ ràng cho thai kỳ của mình. Người phụ nữ trước khi có thai 1- 2 năm nên được tư vấn. Việc thăm khám trước khi có thai sẽ giúp phát hiện những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Qua tư vấn, bạn sẽ có thể quyết định có mang thai hay không và thời điểm thích hợp.
1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe của vợ chồng là điều cần thực hiện ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Các vấn đề cần quan tâm bao gồm các bệnh mãn tính, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và máu.
Các bệnh mạn tính tiềm ẩn nếu phát hiện kịp thời có thể điều trị và giảm nguy cơ đối với thai kỳ. Đó có thể là bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu, đái tháo đường, viêm gan, lao, động kinh, rối loạn tâm thần,… Ngoài ra, tư vấn trước mang thai có thể giúp phát hiện các vấn đề di truyền, đột biến gen, dị tật thai nhi.
Vợ chồng cũng cần đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện một số bệnh lây truyền qua máu như Viêm gan B, HIV. Cũng như một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp: HIV, Chlamydia, Lậu, Giang mai.
Riêng đối với người mẹ, các vấn đề về bệnh phụ khoa hoặc các bất thường về cơ quan sinh sản cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai và sức khỏe thai kỳ.
Kiểm tra sức khỏe vợ chồng quyết định đến 70% khả năng thành công của kế hoạch mang thai.
2. Dinh dưỡng cho kế hoạch mang thai
Trong vòng 6 tháng trước khi mang thai, người mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn. Thực hiện chế độ ăn hợp lý, đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng). Mục tiêu đạt chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường từ 18,5 – 23 hoặc có cân nặng ít nhất là trên 40 kg.
Trong vòng 3 tháng trước mang thai và cho đến khi sau sinh 1 tháng, mẹ cần uống viên sắt và acid folic. Việc sẽ giúp tránh bị dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Người mẹ cũng cần sử dụng muối iôt, bột canh iod trong các bữa ăn hàng ngày.
Người mẹ và mọi người trong gia đình cần thực hiện tẩy giun. Uống thuốc cùng lúc trong 2 tháng trước mang thai để tránh lây nhiễm chéo.
3. Chế độ sinh hoạt cho kế hoạch mang thai
Người mẹ cần thực hiện chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại, kể cả thuốc. Đặc biệt là kháng sinh mạnh và các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc.
Trong 6 tháng trước mang thai, người mẹ và chồng cần ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích. Nếu không, những chất này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật cho thai nhi.
Trong 3 tháng trước mang thai, cần ngừng tránh thai bằng thuốc. Thay vào đó, hãy sử dụng bao cao su.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cần hợp lý và phù hợp cho mỗi cá nhân.
4. Tiêm ngừa vacxin
Các loại vacxin bạn cần quan tâm khi có kế hoạch mang thai đó là uốn ván, cúm, rubella,…
Vaccin phòng uốn ván cần được tiêm cho phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi. Ngoài ra, trong thai kỳ cũng cần thiết các mũi nhắc lại.
Trong 3 tháng trước khi mang thai, cần tiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella. Vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi cao.
5. Phương pháp thụ thai cho kế hoạch mang thai an toàn
Đây có lẽ là vấn đề cần được chú trọng và quan tâm nhất. Các phương pháp có thể bao gồm tự nhiên, thụ tinh nhân tạo,… Tùy vào tình trạng sức khỏe của vợ chồng mà bác sĩ có thể đưa cho bạn lời khuyên.
Đối với phương pháp thụ thai tự nhiên, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn sẽ được hướng dẫn xác định thời gian có khả năng thụ thai cao nhất theo chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cũng cần lập đồ thị biểu diễn nhiệt độ cơ thể, chú ý đến tiết chất nhầy âm đạo.
Thời gian trung bình của một thai kỳ bình thường dao động từ 38 – 40 tuần. Bạn có thể dựa vào đây để tính toán ngày thụ thai và ngày dự sinh sao cho phù hợp. Việc chuẩn bị tâm lý, thời gian, kinh tế,… cũng cần được quan tâm.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa
Thai Lưu: Cần Chuẩn Bị Gì Cho Lần Mang Thai Kế Tiếp?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Sau khi đã lấy thai lưu ra rồi, cơ thể mẹ cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Thai lưu càng lớn thì mẹ cần phải nghỉ ngơi càng nhiều. Vậy chính xác thì thai lưu bao lâu thì có thai lại? Với trường hợp thai lưu hơn 15 tuần, mẹ cần nghỉ ngơi trong vòng 30 ngày. Khi mẹ cảm thấy trong người khỏe mạnh, tư tưởng đã thoải mái, có ham muốn tình dục thì đó là lúc có thể giao hợp được nhưng phải tránh thai ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại. Trong thời gian ngắn vài tháng này, mẹ nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.
Thời gian thích hợp để mang thai trở lại là từ 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu, khi đó tử cung và các bộ phận trong cơ quan sinh sản đã tái tạo lại như lúc đầu.
Trước khi muốn có thai lại, người mẹ nên đi khám tổng quát trước khi mang thai để xác định chắc chắn nguyên nhân gây ra thai chết lưu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp để hạn chế nguy cơ chết lưu trong lần mang thai tiếp theo.
Để kiểm tra được nguyên nhân và tầm soát các rủi ro có thể xảy ra, các bác sĩ sẽ chỉ định người mẹ thực hiện một số xét nghiệm sau trước khi chuẩn bị mang thai:
Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng.
Xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết, xem có xảy ra trường hợp kháng phospholipid không (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).
Siêu âm ổ bụng để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không.
Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi,…
Xét nghiệm tinh dịch đồ để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi.
Kiểm tra yếu tố Rh trong máu để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con.
Điều quan trọng đầu tiên trong giai đoạn chuẩn bị mang thai sau thai lưu là người mẹ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên ăn nhiều rau và trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, mẹ cũng cần hấp thụ cho cơ thể khoảng 400 mcg axit folic để quá trình mang thai lần tiếp theo an toàn hơn.
Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,.. để giảm tỷ lệ thai chết lưu; tập thể dục hàng ngày, tham gia những trò chơi lành mạnh.
Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Nếu tâm trạng người mẹ buồn rầu, mệt mỏi, bị ảnh hưởng bởi lần thai chết lưu trước thì quá trình thụ thai cũng có thể bị ảnh hưởng.
Với mong muốn mang lại dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho các bà mẹ và em bé từ khi mang thai đến khi sinh nở, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tổ chức triển khai các Gói Chăm sóc Thai sản. Tại đây, các bác sĩ theo dõi, tư vấn và chăm sóc chu đáo cho mẹ và bé từ thời kỳ thai nghén, đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn nhất có thể. Sau khi sinh, mẹ và bé sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng bệnh tiện nghi, tiêu chuẩn quốc tế với sự chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tại bệnh viện. Khách hàng quan tâm đến các gói chăm sóc thai sản của Vinmec vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY.
XEM THÊM:
Trước Mang Thai Cần Chuẩn Bị Những Gì
Sau khi đã chuẩn bị về kinh tế, nơi ở và tinh thần làm cha mẹ, các bạn hãy nên đến Bác sĩ để có những tư vấn, bàn bạc và những lời khuyên thích hợp.
Nếu bạn đang làm việc trong môi trường có hàm lượng chất độc cao, chẳng hạn như chì, thuỷ ngân, các chất phóng xạ… thì nên tránh xa, vì những độc tố này sẽ ngấm qua cơ thể qua đường hô hấp, qua đường tiếp xúc, sẽ có thể làm sẩy thai hoặc gây dị dạng cho thai nhi.
Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục sẽ giúp cho hệ tim mạch và cơ bắp khoẻ, giúp ích cho quá trình mang thai cũng như khi sinh đẻ sẽ dễ dàng hơn, và sau khi sinh cũng dễ lấy lại vóc dáng hơn.
Lập một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất, tạo nên một nền tảng vững chắc cho cơ thể để chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.
Uống bổ sung Axit Folic tối thiểu 1 tháng từ trước khi bạn có thai điều này giúp tránh được khiếm khuyết về ống thần kinh cho trẻ, ngoài thuốc ra, bạn có thể bổ sung bằng thức ăn tự nhiên giàu Folate như ngũ cốc, các loại đậu, rau lá xanh và nước cam…
Cố gắng tạo một môi trường sống lành mạnh, vui vẻ, không bị stress nhiều, vì nếu bị stress nhiều có khả năng sẩy thai, sanh non, sanh trẻ nhẹ cân, và trẻ khi lớn tính tình sẽ dễ cáu gắt.
Nên tẩy giun trước khi có thai.
Đến khám bác sĩ để được kiểm tra sức khoẻ tổng quát:
– Bạn sẽ được bác sĩ hỏi kỹ về tiền căn bệnh tật, tiền căn sanh con không bình thường của vợ chồng bạn, của những người ruột thịt trong gia đình, từ đó có hướng làm những xét nghiệm cần thiết để kiểm tra xem vợ chồng bạn có nguy cơ sanh con bất thường không, ví dụ như bệnh Thalassemia, Hội chứng Down…
– Tầm soát một số bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu. Nếu có phải điều trị trước khi có thai.
– Xét nghiệm kiểm tra xem có nhiễm HIV, Viêm gan siêu vi để có biện pháp dùng thuốc dự phòng cho trẻ sơ sinh.
– Bạn còn được kiểm tra xem có kháng thể với Rubella chưa, nếu chưa có sẽ được khuyên nên chích ngừa trước khi có thai.
– Bạn sẽ được kiểm tra phụ khoa, xét nghiệm huyết trắng xem có tình trạng viêm nhiễm đặc biệt không, và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
– Siêu âm kiểm tra xem có u bướu, hay có bất thường gì ở cơ quan sinh dục không…
Nên ngưng ngay thuốc tránh thai trước 3 tháng, và hạn chế mặc các loại quần áo bó sát, chật chội.
Không tiếp xúc với súc vật nuôi có bọ chét như chó, mèo, vì chúng có khả năng lây bệnh Toxoplasmose cho người và có khả năng gây hại cho thai nhi.
Chị em nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, tránh các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Không nên bổ sung dinh dưỡng quá mức sẫn đến thừa cân, vì chúng dễ gây ra các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp trong thai kỳ.
Mặc dù có rất nhiều phụ nữ mang thai một cách bình thường mà không cần chuẩn bị gì trước, tuy nhiên việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi có thai sẽ làm tăng đáng kể cơ hội mang thai một cách suôn sẻ, và sẽ làm giảm đáng kể những rủi ro trong thai kỳ, giúp cho vợ chồng bạn tự tin hơn khi quyết định có thai. Việc mang thai không chỉ có người mẹ mà còn phụ thuộc vào người cha. Chính vì thế, người cha cũng hạn chế hút thuốc, sử dụng chất kích thích và nên quan tâm đến người mẹ nhiều hơn.
Trước Khi Mang Thai Cần Làm Gì? Nếu Bạn Đang Có Kế Hoạch Sinh Em Bé Thì Nhất Định Phải Nắm Rõ Những Điều Sau
1. Trước khi mang thai cần làm gì: Khám sức khoẻ là việc cần thiết
Để chuẩn bị cho việc mang thai, trước hết bạn nên bắt đầu đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn, gia đình bạn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Ngoài ra, bạn cũng phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn nên ăn những gì trước khi mang thai, nên tập thể dục như thế nào, chủng ngừa ra sao và nên từ bỏ những thói quen nào (như hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy).
2. Có 1 chế độ ăn uống lành mạnh
Cơ thể phụ nữ khi mang thai cần tích cực bổ sung các nguồn dinh dưỡng thường xuyên để phát triển, thay thế các mô bị bào mòn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết các chất dinh dưỡng đều đến từ những loại thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày, chính vì vậy nên lên kế hoạch ăn uống một cách hợp lý, lành mạnh và đầy đủ lượng dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Để chắc chắn rằng chế độ ăn uống cung cấp đủ chất dinh dưỡng, người phụ nữ cần biết những chất nào có trong thực phẩm ăn hàng ngày.
3. Kiểm soát cân nặng của bạn
Việc thụ thai sẽ dễ dàng hơn nếu mẹ có trọng lượng lý tưởng, được xác định bởi chỉ số BMI. Phụ nữ có chỉ số BMI cao có nhiều nguy cơ bị biến chứng trong thời kỳ mang thai hoặc chuyển dạ. Tương tự như vậy, những người có BMI thấp có thể sẽ sinh con nhẹ cân. Tập luyện thể dục, ăn uống có kiểm soát, cần thiết bác sĩ dinh dưỡng có thể hổ trợ giúp mẹ về kiến thức dinh dưỡng và cách tập luyện phù hợp sức khỏe, có thể giúp mẹ đạt được trọng lượng lý tưởng.
4. Bổ sung vitamin
Mặc dù hầu hết các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các loại thực phẩm khi đang mang thai, nhưng việc bổ sung vitamin trước khi mang thai và trước khi sinh cũng cực kỳ quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày trước và trong khi mang thai để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
Sắt là một nhân tố không thể thiếu đối với cơ thể phụ nữ khi mang thai. Nó được sử dụng để tạo thêm lượng máu cần thiết nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu không nhận đủ chất sắt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé như sinh non hoặc thiếu máu ở phụ nữ.
5. Điều chỉnh lối sống
Hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích trong khi mang thai có thể gây hại đối với sức khỏe thai nhi. Thời điểm thai nhi dễ bị tổn thương nhất trước tác hại của những chất này là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu người mẹ dừng những lối sống tiêu cực này trước khi mang thai có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh xảy ra sớm trong thai kỳ.
Một số chất hóa học trong môi trường sống và làm việc có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hoặc gây hại cho sức khỏe thai nhi. Nếu đang có kế hoạch mang thai, hãy thận trọng những loại hóa chất đang sử dụng như chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, dung môi hoặc chất phóng xạ.
6. Tránh nhiễm trùng
Một số cách ngăn ngừa nhiễm trùng bạn có thể áp dụng:
Rửa tay thường xuyên khi nấu ăn. Đảm bảo rằng thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2 đến 4ºC và nhiệt độ tủ đông đến -18ºC .
Không tiêu thụ thực phẩm như gia cầm và cá sống hoặc nấu chưa được chín, phô mai và các sản phẩm bơ sữa và thịt nguội khác không được khử trùng. Chúng có thể mang vi khuẩn có hại có thể gây bệnh listeriosis, làm tăng nguy cơ tử vong và sẩy thai.
Nước ép chưa khử trùng có chứa vi khuẩn như chúng tôi hoặc salmonella, nên tránh.
Mang bao tay trong khi làm vườn hoặc đổ rác để tránh nhiễm trùng như toxoplasmosis.
Chích ngừa cúm, thủy đậu, rubella,uốn ván… trước khi mang thai để ngăn ngừa các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng da, uốn ván rốn… Nặng hơn có thể gây dị tật cho thai nhi
7. Chú ý đến tinh thần của bạn
Một trạng thái tâm lý tốt nhất sẽ dễ dàng thụ thai hơn. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, căng thẳng hoặc chán nản, hãy nói chuyện với bạn đời hoặc người thân trong gia đình. Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để chia sẻ.
9. Chuẩn bị tài chính
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kế Hoạch Mang Thai: Tôi Cần Chuẩn Bị Những Gì? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!