Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Chăm Sóc Vùng Kín Sau Sinh Đúng Cách # Top 3 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Chăm Sóc Vùng Kín Sau Sinh Đúng Cách # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Chăm Sóc Vùng Kín Sau Sinh Đúng Cách mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Vượt cạn” là quá trình đầy khó khăn và đau đớn của mỗi bà bầu. Sau khi sinh, “vùng kín” bị tổn thương và  nhiều chị em bị khô hạn sau sinh nên cần phải chăm sóc cần thận để tránh nguy cơ viêm nhiễm và những biến chứng nguy hiểm. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc vùng kín sau sinh hay chưa?

Chăm sóc vết mổ

Sinh con quả là công việc gian lao nhưng vĩ đại nhất đối với mỗi người làm mẹ. Dù là đẻ mổ hay đẻ thường thì đó vẫn là một trải nghiệm vô cùng khó khăn và đau đớn.

Hầu hết, các bà mẹ đẻ thường đều phải rạch tầng sinh môn (đó là phần mô mềm nằm giữa âm đạo và hậu môn có chiều dài khoảng 3 – 5 cm). Thông thường phần cơ và lớp niêm mạc sẽ được khâu bằng chỉ tự tiêu sau 20 ngày, lớp da thì được khâu bằng chỉ nilon (cắt chỉ sau khoảng 1 tuần). Sau khi hết thuốc tê, người mẹ mới bắt đầu có cảm giác đau, nhất là lúc ngồi dậy do tầng sinh môn bị kéo thắt lại bằng chỉ khâu. Do đó khâu chăm sóc vùng kín sau sinh lúc này nên hết sức cẩn thận. Vết mổ là vết thương hở vì thế chúng ta cần giữ sạch sẽ và khô để tránh nhiễm trùng. Nếu có hiện tượng rỉ dịch vàng phải báo ngay cho chuyên viên y tế.

Sản phụ có thể sử dụng những loại gối kê, nệm mềm và uống thuốc giảm đau để cảm thấy ổn hơn. Cảm giác đau đớn này thường hết sau khi cắt chỉ hoặc kéo dài gần 1 tháng. Nếu đau dai dẳng hơn thì hãy đề nghị để được khám lại.

Đến tuần thứ 2 sau khi đã được cắt chỉ tự tiêu, thời gian này mẹ nên lau người với nước ấm, tắm nhanh chóng, không ngâm mình trong bồn hoặc xối mạnh nước có thể làm vết mổ bị ướt. Sau khi tắm xong, dùng bông sạch thấm khô vết mổ tại vùng kín, không tự ý đắp lá trầu không hay tỏi giã lên vùng kín.

Đối với những thai phụ phải sinh mổ thì thời gian ở lại bệnh viện có thể lâu hơn và chậm hồi phục hơn. Bởi vết mổ ở ổ bụng gây nguy cơ nhiễm trùng cao hơn sinh thường.

Những ngày đầu tiên sau khi đẻ, vết mổ vẫn chưa khô nên các nữ hộ sinh sẽ giúp vệ sinh vết mổ. Có thể vệ sinh vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10%, giúp vết mổ sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng. Cần để vết mổ hở không cần băng chặt, giữ cho vết mổ luôn khô sạch.

Để giảm tránh các biến chứng và nhiễm trùng không mong muốn, mẹ sẽ được kê thuốc kháng sinh kèm giảm đau để co hồi tử cung. Các vết mổ đang dần liền lại kết hợp với một vài cơn co thắt tử cung để thu hẹp tử cung về trạng thái ban đầu có thể gây ra cảm giác choáng váng và kiệt sức.

Vệ sinh vùng kín khi tiểu tiện, đại tiện.

Để hạn chế nhiễm trùng âm đạo, các chị em có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước thật nhẹ nhàng để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu. Sản phụ nên tập đi tiểu từ 2 -3 h sau khi rút ống thông tiểu để tránh hiện tượng bí tiểu sau khi sinh. Riêng việc đại tiện có thể trì hoãn được lâu hơn, vì do việc ảnh hưởng của thuốc tê các chị có thể bị táo bón kéo dài từ 3 -5 ngày. Sau khi đại tiểu tiện nên lau khô vùng kín nhẹ nhàng với khăn mềm và sạch.

Nếu bạn còn ở bệnh viện, y tá sẽ giúp bạn rửa sạch vùng kín với nước đun sôi pha cồn diệt khuẩn và bôi thêm dung dịch sát khuẩn để nhanh liền sẹo. Về nhà những ngày sau, bạn có thể tự rửa vùng kín bằng nước đun sôi với dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, lau khô cơ thể và mặc đồ lót thoáng sạch để tránh nấm ngứa.

Dù các chị em có đẻ mổ hay thường thì sản dịch vẫn tiết ra ngoài âm đạo, nó là dấu hiệu bình thường cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Vài ngày đầu sản dịch thường có màu đỏ đậm sau đó lượng huyết sẽ dần ít hơn và nhạt màu hơn, sản dịch có màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Đến ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Vì vậy hằng ngày, chúng ta cần lót băng vệ sinh để thấm sản dịch tiết ra và thay đều đặn 3 – 4 lần/ngày kết hợp rửa âm hộ sau mỗi lần thay băng, tránh chà xát mạnh lên vết khâu.

Kiêng quan hệ tình dục

Để chăm sóc vùng kín sau sinh nhanh hồi phục thì  vấn đề kiêng chuyện “chăn gối” là điều cần thiết. Do âm đạo bị giãn rộng và đang sưng đau nên nguy cơ nhiễm trùng cao có thể gây rò âm đạo – hậu môn, dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ, sự toàn vẹn của cơ đáy chậu bị ảnh hưởng do các cơ không được xếp lại đúng chỗ…Nếu không kiêng đủ lâu nó cơ thể khiến bạn đau đớn và trở nên ám ảnh với mỗi cuộc “yêu” sau này.

Hơn thế, quan hệ tình dục quá sớm còn tạo điều kiện cho hàng ngàn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây lên các bệnh lý hậu sản, bệnh đường tình dục và nhiễm khuẩn sau sinh. Thế nên, chắc chắn rất cần tới sự thấu hiểu và động viên của người bạn đời. Hai vợ chồng có thể thiết lập lại chuyện “chăn gối” từ từ. Sự hồi phục là tùy vào cơ địa của mỗi người, tuy nhiên đối với những trường hợp sinh thường các chị em nên tránh quan hệ tình dục sau khoảng 4 – 6 tuần, những trường hợp đẻ mổ thời gian kiêng kị có thể lâu hơn từ 6 -12 tuần.

Những điều cần lưu ý khác khi chăm sóc sản phụ sau sinh

Bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh

Trong vòng 6h ngay sau khi mổ, các bà mẹ sẽ không được phép ăn uống do nhu động ruột đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ nhiều khí và hoạt động tiêu hóa kém. Thức ăn đưa vào dạ dày khó tiêu hóa gây ợ hơi, táo bón làm cơ thể càng mệt mỏi hơn.

Những ngày đầu, các chị em chỉ nên uống nước lọc và ăn cháo loãng cho đến khi nào có thể xì hơi được thì bắt đầu ăn đặc hơn một chút, tất nhiên đồ ăn vẫn phải thật mềm và lỏng để tránh gây tình trạng táo bón nặng hơn.

Để tăng cường hồi phục thể lực, các tuần tiếp theo nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác giàu đạm, protein, chất sắt và vitamin và giúp lợi sữa.

Vận động sau khi sinh

Đối với nhiều thai phụ đã trải qua ca phẫu thuật mổ khó khăn và mất nhiều máu thì cần nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Sau đó vài ngày nếu tình trạng tốt hơn mặc dù chưa ra khỏi giường được nhưng các mẹ vẫn có thể cử động tay chân nhẹ nhàng tránh tê bì.

Những chị em hồi phục sức khỏe nhanh hơn, ngay sau khi được lấy ống thông tiểu ra đã có thể bước xuống giường tập đi bộ trở lại. Nó rất hữu ích cho việc hồi phục nhu động ruột. Giảm tránh hiện tượng táo bón và trĩ sau này. Việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

Cho con bú ngay sau khi sinh

Các mẹ hoàn toàn có thể cho con bú sau khoảng 4 -5 giờ đồng hồ sau khi sinh. Cho con bú bằng sữa mẹ càng sớm càng tốt vì lúc này sữa non có chứa nhiều dưỡng chất tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cho bé bú sớm không chỉ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp tử cung của mẹ mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Để tránh ảnh hưởng của vết mổ, các mẹ nên nhờ người thân trợ giúp để đỡ bé ở tư thế thoải mái nhất cho cả hai mẹ con.

Cách Vệ Sinh Vùng Kín Đúng Cách Sau Khi Sinh

Đối với phụ nữ sau sinh, cơ quan sinh dục hay vùng kín chịu ảnh hưởng khá nhiều, vì vậy các chị em cần theo dõi, vệ sinh vùng kín sau sinh đúng cách để tránh những viêm nhiễm không đáng có ở thời kỳ hậu sản, tuy nhiên không ít chị em cảm thấy e ngại và không dám chia sẻ về các vấn đề mình gặp phải.

Sau sinh, tử cung của người mẹ sẽ có lại từ từ, sự thu hồi tử cung sẽ nhanh hơn với các mẹ sinh con lần đầu và ở mẹ cho con bú cũng nhanh hơn mẹ không cho con bú. Khi tử cung bị nhiễm trùng thì sự thu hồi này sẽ chậm hơn bình thường và gây đau rát.

– Chăm sóc mẹ sau sinh nhất là vùng dưới cần chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để chống táo bón.

Vậy, cách chăm sóc vùng kín sau sinh như thế nào để tránh bị nhiễm trùng?

– Sau khi sinh, chỉ nên nằm yên nghỉ ngơi trên giường khoảng 10 giờ hoặc trong vòng 1 ngày đầu, sau đó nên cố gắng ngồi dậy, tập đi lại nhẹ nhàng để giúp cơ thể dần thích nghi với cuộc sống.

– Vệ sinh, rửa sạch vùng kín nhẹ nhàng với nước ấm, vệ sinh theo hướng từ trước ra sau, sau đó lau thật khô bằng khăn mềm ít nhất 3 lần/ngày. Chỉ nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh, không nên dùng nước muối hay bất cứ dung dịch vệ sinh phụ nữ nào, đồng thời chỉ rửa bên ngoài, tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo trong giai đoạn này.

– Không chỉ vệ sinh vùng kín sau sinh xong, mà nên giữ cho vùng kín thông thoáng, mặc quần áo vải mềm, thoáng mát, rộng rãi đặc biệt là quần lót phải là loại thật thoáng, êm, và sạch.Tránh quần lót quá chật, bó sát hay ẩm ướt. Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

Thời điểm này, mẹ nên chuẩn bị sẵn một số đồ cho mẹ sau sinh như băng vệ sinh mama, quần lót cotton mỏng (loại dùng 1 lần) để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc sóc vùng kín sau sinh và vệ sinh cá nhân.

Không nên quan hệ vợ chồng trong 2 tháng đầu sau sinh vì cơ quan sinh dục giai đoạn này chua kịp hồi phục nên rất dễ bị tổn thương. Luyện tập bằng cách khi hít vào thì co cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ hoặc tập khi đang đi tiểu bằng cách nhịn lại 1 – 2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần.

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

Chúc các Mẹ luôn khỏe !

HOTLINE: 0909 568 102 – 028 7308 4488

Chăm Sóc Mẹ Bầu Sau Sinh Đúng Cách

Chăm sóc mẹ bầu sau sinh như nào để đúng cách là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng lần đầu sinh nở.

Sau khi sinh tại các cơ sở y tế, qua quá trình hồi sức các mẹ bầu sẽ được xuất viện và về chăm sóc tại nhà. Khi đó chăm sóc mẹ bầu sau sinh cần được quan tâm và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Trong bài biết này chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh.

Những lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh

Chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu sau khi sinh cần có chế độ dinh dưỡng riêng. Tuy nhiên không nên quá kiêng khem để đảm cung cấp đầy đủ cho sản phụ. Nên sử dụng các đồ ăn dễ tiêu và hạn chế các gia vị cay nóng, chất kích thích như trà, cafe. Những đồ ăn, thức uống này có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Để đảm bảo đủ sữa cho con bú nên tăng cường uống nước từ 2 – 3 lít mỗi ngày. Đồng thời bổ sung thêm hoa quả, sữa.

Cho em bé bú đúng cách

Khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh cần lưu ý cho bé bú ngay sữa non và bú nhiều lần trong ngày để kích thích tiết sữa. Nếu xảy ra trường hợp sữa bị tắc nên tích cực cho trẻ bú để triệu chứng đó dần mất đi.

Không nên vắt bóp quá mạnh sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. Việc cho trẻ bú đúng cách còn thể giúp tử cong co bóp tốt hơn. Từ đó có thể sớm trở lại kích thước trạng thái bình thường.

Vấn đề vệ sinh khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh

Việc vệ sinh thân thể cần được chú ý khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh. Tần suất khuyến cáo vệ sinh âm hộ là ít nhất 3 lần/ngày chia ra các thời điểm: sáng, trưa, tối. Đặc biệt nếu dịch tiết ra nhiều thì nên vệ sinh nhiều lần hơn đảm bảo vệ sinh cho âm hộ. Thường xuyên thay băng, giấy vệ sinh, nước rửa và khăn đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Khi vệ sinh nên dùng nước ấm hoặc nước đun sôi để nguội. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch vệ sinh nhưng cần pha loãng. Sau khi vệ sinh xong dùng khăn để thấm khô.

Đồng thời, cần tắm gội cho sạch sẽ bởi khi sinh nở mẹ bầu có thể tiết ra nhiều mồ hôi. Nhất là trong dịp hè thời tiết oi nóng, tiết mồ hôi nhiều hơn. Nếu lâu không tắm cơ thể có thể nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên nên tắm nhanh trong phòng kín. Tuyệt đối không ngâm mình trong chậu, bồn tắm quá lâu.

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bà Bầu Tháng Thứ 9

Đến tháng thứ 9 bà bầu lúc nào cũng cần trong tư thế sẵn sàng bởi đã gần kề ngày dự sinh. Nhiều mẹ bị stress vì quá căng thẳng và lo lắng, nhưng chính điều này lại làm ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ Bé Hoàng Gia gửi mẹ một vài hướng dẫn cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 9 để đến khi lâm bồn được “mẹ tròn con vuông”.

Những dấu hiệu thường gặp của bà bầu tháng thứ 9

Mệt mỏi, nặng nề Đến tháng thứ 9, thai nhi đã hoàn thiện về mọi thứ và cân nặng cũng đã ổn định, bởi vậy bụng to hơn khiến mẹ đi lại nặng nề hơn. Không những vậy có những mẹ bầu lúc nào cũng ở trong trạng thái mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi hàng ngày và kê gối mềm ở chân, nằm nghiêng sang trái. Và đặc biệt mẹ bầu không nên làm việc gì quá sức.

Mệt mỏi và đau đầu là triệu chứng thường thấy ở các bà bầu

Hội chứng ống cổ tay Biểu hiện: tê tay, sưng mô cổ tay hoặc thai nhi chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến châm chích ở ngón tay. Hội chứng ống cổ tay sẽ hết sau khi sinh, tuy nhiên nếu mẹ thấy mình có những dấu hiệu trên có thể đeo nẹp cổ tay kết hợp dùng vitamin B6 để giảm triệu chứng đó.

Em bé chòi đạp Biểu hiện này sẽ khiến mẹ khó chịu vì bé đạp mãi một chỗ. Để khắc phục nó thì mẹ hãy thường xuyên thay đổi tư thế và đáp ứng lại những đợt bé chòi đạp.

Đến tháng thứ 9 mẹ sẽ cảm nhận rõ từng lần chòi đạp của con

Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 9 mà ông chồng nào cũng phải nhớ

Gần gũi và chăm sóc vợ nhiều hơn.

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc sinh đẻ như: chọn bệnh viện sinh, chuẩn bị đồ dùng khi vào sinh tại viện, sắp xếp đồ dùng trong nhà cho cả mẹ và em bé, bàn bạc về việc chăm sóc bé sau sinh.

Những điều cầm kỵ trong việc chăm sóc bà bầu trong giai đoạn tháng thứ 9

Luôn giữ tâm trạng thoải mái cho bà bầu để “mẹ tròn con vuông”

Không được sợ việc sinh đẻ, nếu cảm thấy quá lo lắng và sợ hãi sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Mang thai tháng thứ 9 rất dẽ bị viêm nhiễm âm đạo, bởi vậy bà bầu không nên ăn quá nhiều đồ ngọt.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Chăm Sóc Vùng Kín Sau Sinh Đúng Cách trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!