Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Thức Đăng Ký Bảo Hộ Bản Quyền Sản Phẩm Hiện Nay mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thị trường hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề sẽ có những sản phẩm đặc thù riêng biệt. Không những vậy, giữa những cạnh tranh để gia tăng lợi ích, mỗi cá nhân hoặc mỗi tổ chức sẽ có những cách thức khác nhau để phát triển sản phẩm của mình.
Đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm là cách duy nhất để bạn bảo vệ thành quả, chất xám của chính mình. Nhờ đó, tránh được những hành vi xâm phạm đối với sản phẩm của mình bởi bên thứ ba.
Mục đích của việc đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm là gì?
Đăng ký bảo hộ bản quyền là điều cần thiết phải làm. Bởi trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thậm chí là sống còn, khi bạn không thể tự bảo vệ bản thân mình và quyền lợi của mình thì rất khó để tồn tại.
Không phải bởi vì trục lợi cho bản thân, mà để cho mọi người công nhận một sản phẩm được sáng tạo bởi đúng tác giả, chứ không phải là ý tưởng sao chép hoặc ăn cắp công sức người khác bỏ ra mà có.
Đây là một việc làm cần thiết, nhất là đối với những sản phẩm mang lại lợi ích cho cộng đồng cao, những sản phẩm mới có những công dụng đặc biệt, là những điểm nhấn mà tác giả tạo ra cần chú ý.
Có nên đi đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm không?
Để sản phẩm có thể phát triển bền vững, tránh việc bị bên thứ 3 sử dụng trái phép, Quý vị nhất thiết phải tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình. Việc đăng ký mang lại những lợi ích sau:
Được độc quyền sử dụng tên gọi, kiểu dáng sản phẩm của mình.
Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm bản quyền.
Tạo được sự phân biệt được với các sản phẩm khác và qua đó giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm cùng loại.
Tiến hành biện pháp hành chính cần thiết để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm của mình bởi bên thứ 3.
Được phép tiến hành thủ tục chuyển nhượng, tặng cho….bên thứ ba.
Cho phép bên khác sử dụng bản quyền sản phẩm và thu phí sử dụng hàng năm.
Phát triển sản phẩm lâu dài và tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm dưới dạng gì?
Để đi đăng ký bảo hộ sản phẩm thì cá nhân, tổ chức có thể đăng ký dưới dạng:
Nhãn hiệu: dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này
Sáng chế: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm. Như kỹ thuật sản phẩm hoặc công thức làm ra sản phẩm.
Qua bài viết hướng dẫn cách thức đăng ký bảo hộ bản quyền sản phẩm hiện nay. Để được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Tự tin là nơi cung cấp dịch vụ tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp với những luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm.
Đăng Ký Bảo Hộ Logo Thương Hiệu Sản Phẩm Bánh Kẹo Độc Quyền
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với những thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng như Kinh Đô, Hải Hà, Danisa… Để xây dựng và phát triển được thương hiệu bánh kẹo của mình được như vậy, bạn không thể không quan tâm đến vấn đề bảo hộ thương hiệu của mình trên thị trường.
Cùng Phan Law tìm hiểu ngay cách thức tiến hành đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sản phẩm bánh kẹo độc quyền và những lợi ích thiết thực mà thủ tục này mang lại ngay trong bài viết này nhé!
Cách đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm bánh kẹo độc quyền
Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan nhà nước duy nhất chịu trách nhiệm về các vấn đề xoay quanh tài sản sở hữu công nghiệp, trong đó có đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sản phẩm. Ngoài Cục sở hữu trí tuệ, hai văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội cũng có thẩm quyền tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ độc quyền từ khắp cả nước.
Hồ sơ theo quy định cho thủ tục bảo hộ logo độc quyền thương hiệu sản phẩm bánh kẹo ngoài những giấy tờ bắt buộc như: Đơn/tờ khai đăng ký bảo hộ độc quyền, Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu. giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn,…
Bạn còn cần phải chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu thương hiệu trên các sản phẩm bánh kẹo của mình ở thị trường thực tế.
Quy trình cấp văn bằng và lợi ích khi đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sản phẩm bánh kẹo độc quyền
Quy trình thẩm định, xét duyệt tại hồ sơ đăng ký bảo hộ logo độc quyền thương hiệu sản phẩm bánh kẹo của bạn tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 14 tháng đến 18 tháng.
Mọi giai đoạn thẩm định của Cục bạn đều đảm bảo phải theo dõi thật sát sao để kịp thời phản hồi, phúc đáp các công văn Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu, hay thậm chí một số trường hợp bạn phải thực hiện công văn hối thúc Cục để việc xét duyệt diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Một lợi ích trong thấy rõ nhất ở những thương hiệu đã đăng ký bảo hộ logo thành công chính là được pháp luật bảo hộ toàn diện. Với thời hiệu của văn bằng bảo hộ là 10 năm và được phép gia hạn nhiều lần, điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần thực hiện thủ tục này một lần duy nhất cho cả một quá trình bảo hộ lâu dài bởi pháp luật!
Để có thể biết rõ hơn những vấn đề xoay quanh việc đăng ký bảo hộ logo thương hiệu bánh kẹo độc quyền nói riêng, cũng như những vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Đăng Ký Bảo Hộ Logo Thương Hiệu Sản Phẩm Da Giày
Việt Nam là quốc gia có ngành da giày phát triển mạnh, với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt gần 20 tỉ USD, tăng 8,3% so với năm 2017. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu giày dép, túi xách của VN lớn nhất, với hơn 6,5 tỉ USD. Thị trường EU đứng thứ hai với hơn 5 tỉ USD. Kế đó là các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Với sự phát triển không ngừng trong thị trường, các chủ sở hữu thương hiệu da giày Việt Nam vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận các biện pháp bảo hộ thương hiệu của mình cả trong và ngoài nước. Để giải quyết và định hướng vấn đề này, Phan Law xin hướng dẫn đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sản phẩm da giày tại thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế ngay trong bài viết dưới đây để bạn đọc cùng tham khảo nhé!
Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sản phẩm da giày tại Việt Nam
Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xét duyệt đơn đăng ký bảo hộ logo thương hiệu trên toàn quốc, và tất nhiên bao gồm cả thương hiệu ngành da giày! Bạn có thể tiến hành thủ tục bảo hộ thương hiệu của mình trực tiếp tại Cục hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ trụ tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, bạn có thể tiến hành thủ tục này thông qua sự hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân đại diện sở hữu công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép công nhận.
Hồ sơ thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền logo thương hiệu chắc chắn sẽ không thể thiếu những giấy tờ pháp lý như: Tờ khai đăng ký bảo hộ theo mẫu ban hành của Cục Sở hữu trí tuệ, mẫu nhãn hiệu logo thương hiệu, các giấy tờ pháp lý liên quan đến chủ sở hữu thương hiệu, quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn, chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký bảo hộ… và một số các giấy tờ liên quan khác tùy thuộc vào thương hiệu cụ thể mà bạn đang muốn bảo hộ tại thị trường Việt Nam
Đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sản phẩm da giày tại nước ngoài
Để đăng ký bảo hộ logo thương hiệu sản phẩm da giày tại nước ngoài bạn chắc chắn phải nắm trong tay văn bằng bảo hộ logo thương hiệu này tại Việt Nam (hoặc công bố chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ). Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là đơn vị tiếp nhận đơn nếu quốc gia bạn muốn bảo hộ là thành viên của hệ thống nghị định thư Madrid hoặc thỏa ước Madrid.
Nếu quốc gia bạn muốn được bảo hộ không phải thành viên của hệ thống này, bạn bắt buộc phải tiến hành nộp đơn trực tiếp đến cơ quan chịu trách nhiệm về bảo hộ sở hữu công nghiệp thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp!
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách thức đăng ký bảo hộ logo hoàn chỉnh tại tất cả các thị trường trong và ngoài nước, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại các bài viết của Phan Law trên website; hoặc liên hệ ngay với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn pháp lý. Phan Law là công ty luật quốc tế đồng thời cũng là đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp, với kinh nghiệm dày dặn của mình, chúng tôi tự tin sẽ là người bạn đồng hành hữu hiệu nhất giúp bạn xây dựng lá chắn pháp lý tuyệt đối cho thương hiệu!
Hướng Dẫn Cách Thức Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Trong vấn đề đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ luôn có hai cách thức để người thực hiện có thể lựa chọn. Một là sử dụng các dịch vụ đăng ký hoặc là tự trực tiếp thực hiện toàn bộ quy trình. Hiện tại thì số lượng người tự thực hiện quy trình này cũng chiếm một tỉ lệ khá lớn vì không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng các loại dịch vụ.
Tuy nhiên những người lựa chọn cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trực tiếp đó chưa chắc đã hiểu tường tận về cách làm này. Chính vì vậy mà trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn từng bước trong cách thức này để người thực hiện có thể xem xét trước khi áp dụng.
Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa cần đăng ký
Đây là bước đầu tiên của một quy trình đăng ký hoàn chỉnh để đảm bảo được tỷ lệ thành công. Nếu bạn trước đó đã có cho mình một nhãn hiệu riêng thì có thể bắt đầu quy trình đăng ký bằng việc tra cứu này. Bước này nhằm để chắc chắn rằng nhãn hiệu của bạn chưa hề bị đăng ký trước hoặc vi phạm các nguyên tắc về điều kiện bảo hộ.
Chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Sau khi chắc chắn rằng nhãn hiệu của mình có đầy đủ điều kiện bảo hộ thì việc người thực hiện cần làm chính là hoàn tất đơn đăng ký. Đối với mỗi trường hợp mà đơn đăng ký sẽ bao gồm những loại tài liệu khác nhau.
Tuy nhiên vẫn có một vài giấy tờ quan trọng bắt buộc phải có mặt trong mọi quy trình. Người thực hiện cần hiểu rõ về trường hợp của mình để có một đơn đăng ký hoàn chỉnh nhất.
Nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền
Đơn đăng ký hoàn chỉnh sẽ được nộp tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện. Tùy theo nơi người thực hiện đăng ký tại đâu mà co thể chọn cho mình nơi nộp đơn phù hợp nhất.
Theo dõi quy trình xử lý đơn đăng ký
Đơn đăng ký được nộp sẽ trải qua quy trình xử lý tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ. Ở mỗi giai đoạn xử lý sẽ có những thông báo về kết luận từ Cục đối với đơn đăng ký. Người thực hiện theo cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trực tiếp này cần theo dõi xuyên suốt để cập nhật được các thông báo này một cách chính xác nhất để có thể kịp thời phản hồi nếu có sai sót hoặc yêu cầu bổ sung.
Với cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ phần nào sẽ gây khó khăn cho những người chưa am hiểu nhiều về các quy định pháp luật. Đây chỉ là cách thức dành cho những ai nhận thấy mình có những kiến thức nhất định về pháp luật sở hữu trí tuệ.
Còn đối với một tổ chức, cá nhân bình thường thì cách tốt nhất là nên sử dụng các giải pháp được cung cấp từ Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam. Tại đây sẽ có những phương thức giúp bạn thành công trong yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa mà không cần am hiểu quá nhiều về ác quy định.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Thức Đăng Ký Bảo Hộ Bản Quyền Sản Phẩm Hiện Nay trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!