Đề Xuất 6/2023 # Hỏi Đáp Về Mang Thai # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Hỏi Đáp Về Mang Thai # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hỏi Đáp Về Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đặt câu hỏi của riêng mẹ

Mẹ có ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các chuyên gia Huggies ® nào!

Gửi câu hỏi

Nhóm chuyên gia: Mang thai

Với thâm niên 15 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 6 năm trong việc tư vấn thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ chúng tôi và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

Thai 19w5n Mép dưới bánh nhau phủ qua lỗ trong tử cung là sao v bác. Có nguy hiểm hay có cách khắc phục ko ạ

Chào em, Trường hợp của em, thai 19 5/7 tuần. Bình thường, nhau bám vị trí đáy thân hay lệch mặt trước, mặt sau, là nơi giàu dinh dưỡng nhất, thuận lợi cho lấy máu …

Quan tâm đến dị tật thai nhi

Chào bác sĩ, ngày 20/10/2020 e có đi siêu âm thì bs báo mang thai được 4 tuần. Nhưng trước đó e có uống thuốc trào ngược dạ dày Nexium mups khoảng 20 viên vào mỗi buổi sáng. Vậy cho e hỏi thuốc này có ảnh hưởng gì đến pé iu của e không ạh! E đang rất lo lắng. E cám ơn sự tư vấn của bác sĩ ạh

Chào em,Viên nén NEXIUM MUPS gồm Esomeprazole được chỉ định cho trường hợp sau:– Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược.– Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa …

Chào bác sĩ,em vừa đi khám ở phòng khám gần nhà, bs nói mang nuôi thai của em mỏng, túi thai méo, như vậy có nguy hiểm lắm ko ạ, em ko bị ra máu hay đau bụng gì ạ.Vì 2 ngày nữa em mới lên bv tuyến trên để khám đc nên em hơi lo

Chào em!Thai có phát triển hay không tùy thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu là tuổi thai và sự phát triển của thai:– Theo kinh chót (ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối …

Tham gia ngay

Huggies Club để nhận các ưu đãi

Cập nhật ngay thông tin chăm sóc thai kỳ và nuôi dạy trẻ định kỳ

Nhận tư vấn từ nhóm bác sĩ Huggies

Nhận quà may mắn và thông báo khuyến mãi từ Huggies

Tham gia ngay

Huggies Club để nhận các ưu đãi

Cập nhật ngay thông tin chăm sóc thai kỳ và nuôi dạy trẻ định kỳ

Nhận tư vấn từ nhóm bác sĩ Huggies

Nhận quà may mắn và thông báo khuyến mãi từ Huggies

Top Câu Hỏi Đáp Về Kiến Thức Mang Thai Và Sinh Con 2022

Để giúp cho những bà mẹ trẻ trong quá trình mang thai và sinh nở, tránh được những rủi ro không đáng có, trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm của bản thân và tham khảo những nguồn tài liệu có giá trị, để tổng hợp ” top câu hỏi đáp về kiến thức mang thai và sinh con”. Giúp cho những bà mẹ lường trước và lên kế hoạch cho những khó khăn sắp xảy đến, những bà mẹ tương lai vẫn có thể hưởng thụ 9 tháng mang thai và trải qua quá trình sinh nở một cách tốt nhất.

1. Vì sao cần phải tiêm phòng trước khi mang thai?

Tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp phòng ngừa các bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi như:

Rubella: đây là bệnh làm lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ lây cho thai nhi, gây ra sẩy thai hoặc nhiều sị tật bẩm sinh cho trẻ như mù, điếc, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật ở tim… Vì vậy, trước khi thụ thai ít nhất 3 tháng, phụ nữ nên đi tiêm phòng Rubella một mũi duy nhất.

Viêm gan siêu vi B: Phụ nữ có thể bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước hoặc bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai. Thống kê cho thấy nếu mẹ mang thai bị viêm gan siêu vi B trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỉ lệ lây truyền bệnh cho trẻ sơ sinh không đáng kể (1%) nhưng nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10%-20%, nguy cơ này tăng lên đến 90% nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì thế phụ nữ nên tiêm chủng vacxin phòng viêm gan siêu vi B trước khi mang thai để tránh lây truyền cho con.

Thủy đậu: Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ bị dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt tay châ. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở. Vì vậy, trước khi chuẩn bị có thai, phụ nữ nên tiêm phòng bệnh thủy đậu một lần duy nhất và ít nhất 3 tháng sau đó mới nên có thai.

Tiêm phòng cúm: Phụ nữ cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mnag thai để phòng tránh những cơn cúm trong thời gian mang thai và nhất là phòng tránh dị tật thai khi bị cúm trong 3 tháng đầu. Thuốc tiêm phòng cúm thường có hiệu lực chỉ trong một năm. Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm xuất hiện triệu chứng như hắt hơi, ho hay chảy nươcz mũi, khó thở, cần đi khám sớm, nghĩ ngơi, uống đủ nước và theo dõi thai kỳ chặt chẽ hơn.

Sởi: Nếu mẹ mắc bệnh sởi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ dị dạng thai nhi là rất lớn. Còn trong giai đoạn tiếp theo của thai kỳ thì nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sời tiên phát…cũng khá cao. Tại Việt Nam do khá nhiều phụ nữ đã bị mắc sởi từ nhỏ nên không có chương trình tiêm sởi cho người lớn.

Lưu ý: khi tiêm chủng phòng bệnh, cần áp dụng các biẹn pháp tránh thai an toàn trong khoảng 3-6 tháng. Nếu trong khoảng thời gian đó, chẳng may mang thai, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và theo dõi quá trình phát triển của em bé một cách chặt chẽ.

2. Vì sao phải kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai?

Khi chuẩn bị có thai, cả hai vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị ổn định bệnh trước khi có thai. Nếu có bệnh lý tim mạch, cường giáp, đái tháo đường…người vợ điều trị chưa ổn định thì không nên để thụ thai. Việc kiểm tra bệnh di truyền từ họ hàng cả hai bên là cần thiết, tranh thủ ý kiến của bác sĩ để xác định mức độ nguy hiểm của bệnh di truyền đối với em bé.

Nên khám phụ khoa, nam khoa trước khi có thai vì một số bệnh phụ khoa, nam khoa có khả năng làm ảnh hưởng tới việc có thai hoặc làm giảm khả năng có thai.

3. Vì sao cần chuẩn bị tâm lý tốt trước khi mang thai?

Trạng thái tâm lý và cảm xúc của hai vợ chồng trước khi mang thai có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của hai mẹ con trong thời gian mang thai. Cảm xúc là biểu hiện phản ánh các hoạt động tâm lý của con người. Về tính chất, có thể chia nó thành 3 loại trạng thái là tích cực, tiêu cực và không xác định.

Sự hình thành 3 loại trạng thái này có liên hệ mật thiết với mối quan hệ giữa giá trị kì vọng và giá trị thực hiện.

Ví dụ: một cặp vợ chồng mong muốn sẽ mang thai mau chóng, dễ dàng nhưng vì một nguyên nhân nào đó chưa thực hiện được sẽ nảy sinh trạng thái cảm xúc tiêu cực hoặc không xác định. Ngược lại, nếu họ giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, dù không mang thai ngay cũng vẫn duy trì được trạng thái cảm xúc.

Vì vậy, biết cách dung hòa các nhân tố kể trên, đặc biệt là khéo xử lý những cảm xúc không tốt, tránh nảy sinh mâu thuẩn vợ chồng, đã trở thành tiền đề để có tâm trạng tốt trước khi mang thai.

Vợ chồng khéo cân bằng tâm ký của nhau, khi một người không giữ được trạng thái tâm lý bình thường do các nguyên nhân về khí chất hoặc tính cách, người còn lại giỏi dẫn dắt đối phương thoát khỏi trạng thái đó.

Biết cách sắp xếp quy luật sinh hoạt phù hợp để loại trừ những nhân tố dễ dàng làm mất cân bằng tâm lý.

Nếu hai vợ chồng luôn có ý thức đầu tư tình cảm để chờ đón em bé, chắc chắn sẽ hạ sinh một em bé khỏe mạnh và thông minh. Mong chò có thai như mong ngày hội đến là điểm khởi đầu của quá trình chuẩn bị tâm lý tốt. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của thế hệ sau.

Hai vợ chồng có thể tổ chức một số hoạt động mang tính kỉ niệm.

Vd: chụp ảnh lưu niệm khi chuẩn bị mang thai, lãng mạng hơn một chút, mỗi người có thể viết một bức thư chào đón con tương lai và tự mình lưu giữ, giao hẹn sẽ cùng mở ra vào một thời điểm thích hợp. Điều này không những tốt cho tâm lý mang thai mà còn có tác dụng rất lớn đối với quá trình thích ứng sinh lý để thai phụ thuận lợi vượt qua thai kỳ.

4. Phụ nữ dự định mang thai cần uống bổ sung những chất gì?

Trước khi mang thai phụ nữ cần bổ sung những dưỡng chất sau:

Sắt: với những người bình thường, hàm lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày là 18mg còn đối với phụ nữ có kế hoạch mang bầu, con số này 30mg.

Axit folic: là 1 trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Tình trạng thiếu chất này có thể gây khiếm khuyêt ống thần kinh.

5. Vì sao vấn đề ăn uống trước khi mang thai lại rất quan trọng?

Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của cả hai vợ chồng, sự khỏe mạnh của tinh trùng và trứng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi cũng như việc chuyển dạ sinh nở sau này. Vậy cần chú ý những gì trong quá trình ăn uống trước khi mang thai.

Trước hết, cần phải tạo thành thói quen ăn uống tốt, dinh dưỡng cân bằng trong các bữa ăn hàng ngày. Không kén chọn, ăn những thực phẩm đa dạng, dinh dưỡng phong phú.

Thứ hai, tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn, đặc biệt là protein có trong đậu, trứng, thịt nạc, cá….rong biển, tảo tía, sứa,… thực phẩm có chứa nhiều i ốt. Rau, quả tươi chứa nhiều vitamin,…vừng, gan lợn, đậu đỏ, chứa nhiều sắt.

Thứ ba, cần tránh những loại thực phẩm không hợp vệ sinh, ô nhiễm. Tránh sử dụng đồ nấu ăn bằng sât và inox. Rau, quả ngâm muối trước khi ăn, uống nhiều nước lọc, uống ít cafe và đồ uống chế phẩm,…

6. Làm thế nào để có tinh trùng đạt chất lượng?

Để coa tinh trùng đạt chất lượng cần lưu ý những vấn đề sau:

Bổ sung vitamin và vi chất : uống multivitamin hàng ngày có thể cung cấp selenium, kẽm, axit folic để sản xuất ra đủ số lượng và chất lượng tinh trùng. Tinh trùng rất nhạy cảm với các chất oxy hóa, những phân tử ôxy không ổn định có thể tổn thương màng tế bào.

Giảm căng thẳng

Vận động thân thể thường xuyên

Kiểm soát cân nặng

Bên cạnh, chế độ dinh dưỡng nên ăn nhiều chất giàu năng lượng: trứng ,sữa, pate, thịt bò, giá sống, hải sản…, bổ sung vitamin B1, B6 ,B12, vitamin E, kẽm, thể dục thể thao nhẹ, không uống rượu, bia, thuốc lá, không tiếp xúc với các chất độc hại….

7. Làm thế nào để xác định thời gian rụng trứng?

Xem xét chất nhày cổ tử cung: chất nhầy âm đạo nhiều nhất trong ngày thì xác xuất rụng trứng là cao nhất. Tại thời điểm này, đặt ngón tay sau vào âm đạo, lấy một ít chất nhờn ở cổ tử cung, có thể thấy chất nhầy có thể kéo thành sợi liên tục đến 10cm.

Cảm giác đau trung gian: nếu xảy ra cơn đau giữa chu kỳ, bạn có thể tin rằng sự rụng trứng sẽ xảy ra 24 giờ sau đó. Một số nhóm nhỏ người không có cơn đau giữa kỳ.

Đo nhiệt độ cơ thể: có thể dùng nhiệt kế để thay đổi chu kỳ. Ngày rụng trứng thân nhiệt sẽ đột ngột tăng. Cần theo dõi vài chu kỳ để có một chu kỳ tính chính xác.

Dựa vào nước tiểu: khi nồng độ LH trong nước tiểu đạt đến nồng độ đỉnh thì trứng rụng sau đó khoảng 12-24 tiếng sau đó.

7. Làm thế nào để dễ có thai?

Quan hệ vợ chồng đúng thời điểm

Nắm giữ tinh trùng

Tư tưởng thoải mái

8. Vì sao không nên mang thai con so ngoài độ tuổi 30?

Mang thai lần đầu ngoài độ tuổi 30 thường gặp rất nhiều nguy cơ khi sinh nở. Cụ thể:

Dị tật thai nhi

Tăng nguy cơ sẩy thai

Tác động đến quá trình sinh nở

Tăng biến chứng

Vì vậy, khi phụ nữ lớn tuổi mang thai cần đặc biệt theo dõi đến sức khỏe của mình và thai nhi. Cần đi khám định kỳ, theo đúng lịch hẹn để phát hiện sớm vấn đề như huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật. Việc chuẩn bị tốt sức khỏe trước và trong thời gian mang thai sẽ giúp giảm được phần nào những nguy cơ nêu trên.

91 views

Hỏi Về Kinh Nghiệm Mang Thai Con Thứ 2

Chào bs Procare! Tôi hiện mang thai bé thứ 2, được 11 tuần! Bé đầu bé 2 cách nhau 26 tháng. Tôi có 1 số băn khoăn nhờ procare giải đáp giúp:

Mang thai con thứ 2 có điều j lưu ý hơn trong dinh dưỡng hơn k?đứa đầu ăn uống bình thường, đứa thứ 2 tôi bị nghén k ăn được nhiều?

bé đầu tôi tiêm chủng thủy đậu, rubella, cúm đầy đủ trước khi có thai nh bé thứ 2 tôi chưa tiêm nhắc lại liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe của con?

tôi rất thích ăn dứa, uống nước dừa – 2 thực phẩm này nên ăn và uống tần suất ntn để k ảnh hưởng tới thai kì ah?

Giấc ngủ buổi tối của tôi không được sâu và thẳng giấc, liệu tôi nên bổ sung thực phẩm j để vừa an toàn vừa giúp cải thiện giấc ngủ ah?

Mong hồi âm sớm các bs ah!

Câu trả lời

Chào bạn Nhật Quỳnh,

Vể những vấn đề băn khoăn của bạn, Procare xin được lần lượt giải đáp như sau:

Mang thai lần 2, sức khỏe của mẹ đã giảm sút đi khá nhiều so với trước đó. Chính vì vậy, mang thai lần 2 mẹ cần lưu ý hơn tới chế độ làm việc – nghỉ ngơi của mình, tăng cường thời gian nghỉ ngơi thư giãn. Đồng thời thực hiện ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt với trường hợp ốm nghén khó ăn uống, mẹ nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống đủ nước. Ngoài chế độ ăn, nên bổ sung thuốc bổ như PM Procare diamond mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kỳ khỏe mạnh, giảm bớt khó chịu do ốm nghén và giúp thai nhi phát triển tối ưu cả về thể chất và trí tuệ.

Vacxin phòng ngừa thủy đậu, rubella cho hiệu quả phòng ngừa tốt sau khi tiêm chủng nhiều năm. Nếu bạn đã tiêm phòng trước đó rồi thì không cần tiêm lại nữa. Riêng vacxin phòng cúm chỉ cho tác dụng tốt trong thời gian 1 năm sau tiêm chủng. Vacxin phòng cúm cũng được coi là an toàn đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu lo lắng thì lúc này bạn có thể đi tiêm phòng cúm. Tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp cơ thể chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng chống lại bệnh (nếu không may bạn tiếp xúc với nguồn bệnh). Sẽ không nguy hại gì cho thai nhi nếu trong suốt quá trình mang thai bạn không tiếp xúc với nguồn bệnh. Nhưng rất khó để có thể đảm bảo điều đó. Chính vì vậy, tiêm phòng là biện pháp nên được ưu tiên đầu tiên để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Hoặc bạn có thể sử dụng viên ngậm phòng chống cúm của Nhật Bản IgY Gate F, ngậm hàng ngày để phòng chống cúm.

Dứa và nước dừa là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, do trong dứa có thành phần kích thích tử cung co bóp, có thể gây ra tình trạng động thai, sảy thai nêu mẹ ăn quá nhiều. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn dứa. Chỉ nên ăn một chút để thay đổi khẩu vị mà thôi. Nước dừa không gây co bóp tử cung, tuy nhiên nước dừa có hàm lượng chất béo khá lớn, có thể khiến mẹ khó tiêu, nặng bụng nếu uống nhiều, cản trở quá trình tiêu thụ – hấp thụ các thức ăn khác. Vì vậy mẹ cũng nên uống ở mức vừa đủ, trung bình mỗi tuần 1-2 quà là tốt nhất.

Sự thay đổi hormon khi mang thai, cộng với những lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống có thể khiến một số mẹ bầu bị mất ngủ/khó ngủ. Bạn có thể tham khảo bài viết “Bà bầu mất ngủ – Nên ăn gì, làm gì để hết?” để cải thiện tình trạng mất ngủ của mình. Nếu không đỡ, thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và nhận hỗ trợ phù hợp.

Hy vọng những giải đáp trên có thể giúp bạn giải tỏa băn khoăn của mình

Hỏi Đáp: Mang Thai Mấy Tháng Thì Được Uống Nước Dừa?

Mặc dù nước dừa có công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu, nhưng cũng cần lưu ý cách uống và thời điểm hợp lý. Vậy mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa?

Khi biết mình mang thai, chị em phụ nữ luôn được các bà, các mẹ truyền lại kinh nghiệm uống nhiều nước dừa. Không chỉ để em bé sinh ra được trắng trẻo, xinh xắn, mà còn bổ sung thêm dinh dưỡng trong trường hợp thiếu ối,… Vậy thông tin này liệu có chính xác, và mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa.

Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa.

Lợi ích của việc uống nước dừa khi mang thai

Việc mẹ bầu thắc mắc mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa là có nguyên nhân khi mà nước dừa mang lại quá nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai:

Lợi tiểu tự nhiên: với kali, magie và khoáng chất dồi dào, nước dừa giúp lợi tiểu, làm sạch chất độc và làm sạch đường tiểu. Công dụng này không chỉ giúp ngăn ngừa sỏi thận, mà còn hạn chế tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, tránh sinh non.

Cung cấp chất điện phân: Thai kỳ với các triệu chứng như ốm nghén, buồn nôn khi mang thai, tiêu chảy khiến cho cơ thể mất nước, do đó mà nhu cầu các chất điện phân tăng cao. Uống nước dừa sẽ giúp đáp ứng đầy đủ như cầu này với cả năm chất điện phân cần thiết đó là natri, kali, canxi, photpho và chất khoáng. Các chất này sẽ cân bằng độ pH bên trong cơ thể và kiểm soát huyết áp trong ngưỡng an toàn.

Hỗ trợ tim mạch: Với khả năng cung cấp chất điện phân như trên, nước dừa còn giúp cải thiện tuần hoàn, chống lại các cholesterol xấu nên rất tốt cho tim mạch.

Dùng làm nước uống tự nhiên: với hương vị thơm ngon tự nhiên, nước dừa rất thích hợp cho phụ nữ mang thai giải khát, dùng làm nước uống mà vẫn an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Cải thiện nước ối: đặc biệt uống nước dừa trong thai kỳ còn tốt cho mẹ bầu bị thiếu ối. Nước dừa giúp tăng nước ối, tăng lưu lượng và lưu thông máu cho phụ nữ mang thai.

Mang thai uống nước dừa sẽ giúp lợi tiểu và cải thiện nước ối.

Mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa và ngừng uống khi nào

Mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa?

Với những lợi ích dồi dào như trên, mẹ mang thai luôn nôn nóng uống nước dừa trong thai kỳ để có lợi cho con. Tuy nhiên nhiều mẹ lại lo lắng uống nước dừa cả thai kỳ liệu có gặp vấn đề gì không? Nếu có thì mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa?

Chưa có nghiên cứu chính xác trả lời cho câu hỏi mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa, và việc mẹ bầu uống nước dừa trong thai kỳ có gặp bất lợi gì còn tùy thuộc vào cơ địa và cách uống của mỗi người.

Hầu như các bác sĩ sản khoa thường khuyên phụ nữ mang thai chỉ nên uống nước dừa khi bắt đầu vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Vì vậy lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên uống nước dừa mỗi ngày là vì với hàm lượng chất béo khá cao (2%), uống nước dừa nhiều trong giai đoạn này sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong khi 3 tháng đầu mẹ bầu rất dễ nôn ói, chóng mặt, đau đầu do ốm nghén. Vì vậy nếu gặp thêm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi sẽ khiến tình trạng ốm nghén thêm tồi tệ.

Bên cạnh đó, theo Đông y, nước dừa đặc biệt là dừa xiêm thuộc âm, có tính làm mát, giải nhiệt, khi uống nhiều sẽ gây hạ huyết áp, làm mềm yếu gân cơ. Mẹ bầu những tháng đầu nếu gặp tình trạng như trên sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, dùng nhiều nước dừa trong 3 tháng đầu sẽ có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức cần thiết trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể khỏe khoắn thì mẹ bầu vẫn có thể dùng nước dừa với hàm lượng ít, chỉ uống khi thấy người khỏe mạnh và ngừng ngay khi nhận thấy triệu chứng mệt mỏi, lạnh bụng, khó tiêu.

Gần sinh có cần ngưng uống nước dừa

Với vài mẹ bầu, việc uống nước dừa nhiều có thể gây dư ối, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề cho thai nhi. Vì vậy, vào giai đoạn cuối khi mang thai, bạn vẫn có thể tiếp tục uống nước dừa nhưng hạn chế số lần uống đi so với giai đoạn giữa.

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi uống nước dừa

Đừng uống nước dừa vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ vì nước dừa làm tăng nhu cầu đi tiểu, sẽ khiến mẹ bầu khó có được giấc ngủ ngon.

Khi cơ thể mệt mỏi, mới đi làm về hay vừa tập thể dục xong cũng không nên uống nước dừa.

Với những mẹ mang thai bị dư ối, tốt nhất là nên ngừng uống nước dừa vào tháng thứ 7.

Không nên uống nước dừa đã để qua đêm dù là bảo quản trong tủ lạnh, cũng như dùng nước dừa có mùi vị lạ.

Thai phụ uống nước dừa bao nhiêu một ngày là đủ?

Với một loại nước uống giàu dinh dưỡng cho thai phụ như nước dừa, mẹ mang thai không nên chỉ quan tâm đến vấn đề mang thai mấy tháng thì được uống nước dừa và áp dụng một cách cứng nhắc, bởi cơ địa mỗi người là khác nhau, tình trạng sức khỏe mỗi người khi mang thai là mỗi khác.

Tốt nhất mẹ bầu nên đi xét nghiệm nước tiểu để đánh giá lượng đường huyết và hỏi ý kiến từ bác sĩ về việc uống nước dừa trong thai kỳ cho hợp lý.

Với các mẹ có tiểu sử suy nhược, huyết áp, sẩy thai thì cần thận trọng nghe theo lời khuyên của bác sĩ không chỉ cho việc uống nước dừa mà còn cho các chế độ dinh dưỡng khác trong thai kỳ để có quá trình mang thai suôn sẻ như mong đợi.

Quỳnh Trang

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hỏi Đáp Về Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!