Cập nhật nội dung chi tiết về Hiện Tượng Sổ Nhau Sau Sinh Cho Mẹ Bầu Mang Thai 3 Tháng Cuối mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sổ nhau thai là gì
Vài phút sau khi sinh, tử cung của bạn bắt đầu co thắt một lần nữa để tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Khi bác sĩ thấy có dấu hiệu bóc tách này, họ sẽ yêu cầu bạn rặn nhẹ để tống nhau thai ra ngoài. Việc này thường chỉ cần một cú đẩy ngắn, không khó khăn hoặc đau đớn gì cả. Giai đoạn sổ nhau sau sinh được gọi là giai đoạn thứ 3 của quá trình sinh con.
Giai đoạn sổ nhau sau sinh có lâu hay không
Trung bình giai đoạn thứ ba sẽ mất khoảng 5-10 phút.
Quá trình sau sinh diễn ra như thế nào
Sau khi nhau thai được đẩy ra ngoài, tử cung của bạn cần co thắt trở lại và trở nên săn chắc hơn. Bạn có thể sờ thấy đỉnh tử cung trên bụng mình, khu vực xung quanh rốn của bạn.
Bác sĩ và sau đó là y tá sẽ định kỳ kiểm tra xem tử cung của bạn đã đàn hồi lại chưa. Nếu chưa, bạn cần được xoa bóp. Điều này là quan trọng bởi sự co bóp của tử cung sẽ giúp cắt giảm và thu hẹp các mạch máu đã được mở ra tại nơi nhau thai bám vào. Nếu tử cung không co bóp đúng cách, bạn sẽ tiếp tục bị ra máu nhiều do những mạch máu này.
Nếu bạn dự định cho bé bú mẹ, bạn có thể cho bé bú ngay nếu cả hai đã sẵn sàng. Không phải tất cả các bé đều muốn bú trong vài phút sau khi sinh, nhưng bạn hãy cố gắng giữ đôi môi của bé chạm vào vú của bạn trong chốc lát. Hầu hết các bé sẽ bắt đầu muốn bú trong giờ đầu tiên sau sinh nếu có cơ hội.
Nếu không cho con bú hoặc tử cung chưa đàn hồi trở lại, bạn sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co bóp. Cũng như khi bị chảy máu quá nhiều, bạn cũng sẽ được điều trị để khắc phục tình trạng này.
Các cơn co thắt của bạn vào thời điểm này thường tương đối nhẹ nhàng. Lúc này, mối quan tâm hàng đầu là em bé và bạn gần như không để ý đến những gì đang xảy ra xung quanh mình.
Nếu đây là bé đầu lòng, bạn có thể chỉ cảm thấy một vài cơn co thắt sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài. Nếu bạn từng sinh con trước đó, thỉnh thoảng bạn sẽ có các cơn co thắt cho đến hết một hay hai hôm sau.
Những cơn đau sau sinh có thể sẽ làm cho bạn đau bụng hành kinh nhiều hơn. Nếu chúng làm phiền bạn, bạn có thể yêu cầu dùng thuốc giảm đau. Bạn cũng có thể cảm thấy ớn lạnh hoặc run người. Điều này hoàn toàn bình thường và sẽ hết trong khoảng thời gian ngắn. Nếu cần, bạn có thể yêu cầu một tấm chăn đắp ấm áp.
Bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng nhau thai đã được lấy ra hết. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng vết rạch ở tầng sinh môn của bạn và tiến hành khâu lại. Bạn sẽ được xoa hay tiêm thuốc tê trước khi khâu. Bạn có thể muốn ôm con trong suốt quá trình khâu để quên bớt cơn đau. Nếu vẫn còn run, chưa thể bế bé được, hãy nhờ chồng bạn bế bé và ngồi bên cạnh để bạn có thể nhìn ngắm bé.
Nếu bạn được gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ hoặc y tá sẽ rút ống thông tiểu ở sau lưng bạn. Việc này chỉ mất một giây và không gây đau đớn gì cả.
Nếu thiên thần của bạn không có chỉ định cần phải chăm sóc đặc biệt, bạn nên gần con càng sớm càng tốt. Việc nhỏ mắt và cho bé uống vitamin K sẽ sớm được bác sĩ thực hiện. Vợ chồng bạn sẽ muốn chia sẻ khoảng thời gian đặc biệt này bên nhau để cùng làm quen với con và tận hưởng điều kỳ diệu của cuộc sống!
Hiện Tượng Mờ Mắt Sau Khi Sinh
Hiện tượng mờ mắt sau khi sinh là do người mẹ bị tổn thương võng mạc do gắng sức trong quá trình sinh nở, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời.
Chào bác sỹ! Trước đây, thị lực của em rất tốt, đọc sách xem phim cả ngày mà không thấy làm sao. Nhưng từ khi mang thai rồi sinh con xong, em thấy mắt em rất yếu. Đọc sách một chút mà mờ và mỏi. Có phải phụ nữ sau khi sinh thì mắt yếu hơn không? Tại sao lại như vậy? Mong bác sỹ tư vấn. Cảm ơn bác sỹ!
(minhlan… gmail.com)
TS.BS Lê Việt Sơn – Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai, trả lời:
Khi mang thai, em cảm thấy mắt yếu hơn là do sự thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, sau khi sinh, thị lực sẽ phục hồi lại.
Trong quá trình sinh nở, nếu em sinh thường, em sẽ dễ bị tổn thương võng mạc do gắng sức, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời. Khoảng vài tuần sau khi sinh, các bệnh lý này mới giảm dần đi.
Một thời gian sau khi sinh, nếu em vẫn thấy mắt mờ và yếu, thì cần đi khám chuyên khoa mắt ngay để tìm hiểu xem có mắc các bệnh lý về mắt như: Rối loạn điều tiết, bệnh lý võng mạc, tăng nhãn áp, khô mắt… hay không.
Trước mắt, khi mới sinh con, em nên kiêng cữ và bảo vệ mắt, bằng cách:
– Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều, không nên để mắt hoạt động liên tục quá 45 phút. Sau 45 phút, nên đứng lên đi lại, hoặc nhắm mắt lại, nhìn ra chỗ khác.
– Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng.
– Có thể bổ sung omega 3, 6, 9 để trợ giúp cho hoạt động của mắt. Lưu ý là, nếu em đang cho con bú, nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào.
Em sinh em bé được 9 tháng rồi. Trước khi sinh mắt em rất tốt nhưng gần đây mắt em nhìn không được rõ và hay bị nhòe, không biết có phải do ảnh hưởng sau sinh hay không. Mong bác sĩ tư vấn cho em cách khắc phục với ạ? Do tính chất công việc và học tập nên sau khi sinh em thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính
Bác sĩ Thu Hằng trả lời:
Quá trình mang thai và sinh nở khiến cơ thể người phụ nữ biến đổi rất nhiều và gây nên “gánh nặng” lên các cơ quan. Trong đó, mắt là cơ quan rất nhạy cảm và cũng chịu khá nhiều thay đổi trong thời kì này. Một số bệnh lý về mắt có thể xảy ra trong quá trình thai nghén và sinh nở là khô mắt khi mang thai, mờ mắt hoặc sưng mí mắt do phù, cận thị, loạn thị thai nghén, tăng nhãn áp khi mang thai.
Trong quá trình sinh nở, người mẹ dễ bị tổn thương võng mạc do gắng sức, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời. Tuy nhiên các bệnh lý này thường giảm dần và thị lực sẽ phục hồi hoàn toàn trong khoảng vài tuần đầu sau sinh.
Trường hợp của bạn có thể do không kiêng cữ cẩn thận sau sinh, dẫn tới thị lực suy giảm. Phòng mờ mắt sau sinh chủ yếu là từ lúc mang thai và hậu sản nên hiện tại bạn chỉ có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:
– Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều: Không nên để mắt hoạt động liên tục quá 45 phút. Hết thời gian này nên đứng dậy đi ra ngoài nơi ánh sáng chan hòa để mắt được nghỉ ngơi, hoặc đơn giản chỉ là nhắm mắt hoặc nhìn ra chỗ khác xa hơn ngoài máy tính.
– Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng: Tuy nhiên chỉ nên đọc khoảng 10 phút rồi tạm nghỉ một lúc để mắt không bị điều tiết quá lâu.
– Bổ sung Omega 3, 6, 9 để trợ giúp cho hoạt động của mắt.
Ngoài ra, không loại trừ khả năng bạn bị mắc các bệnh lý về mắt khác như viêm màng bổ đào trước cấp (thường kèm đau nhức mắt), tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (thường do tăng huyết áp, bệnh về tim mạch,các bệnh nhiễm trùng), viêm thần kinh thị (thường do viêm xoang, nhiễm trùng..).
Đặc điểm của các bệnh này là gây giảm thị lực nhanh. Do đó, nếu bạn thấy thị lực mình bị suy giảm một cách nhanh chóng, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời.
Theo GĐVN
Hiện Tượng Ra Dịch Nhầy Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Sao Không?
Hiện tượng ra dịch nhầy khi mang thai tháng cuối có sao không? Liệu có phải là dấu hiệu sắp sinh và mẹ bầu cần lưu ý điều gì nếu thấy dịch nhầy trong tháng cuối thai kỳ?
Hiện tượng ra dịch nhầy khi mang thai tháng cuối nếu có kèm với các cơn đau bụng râm ran thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn. Thường thì ra nhiều dịch nhầy khi mang thai tháng cuối khả năng là do mẹ bầu sắp sinh hoặc cũng có thể do một vài nguyên nhân nữa nếu có kèm các triệu chứng khác đi cùng.
Nguyên nhân gây hiện tượng ra dịch nhầy tháng cuối thai kỳ
Ở những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường sẽ thấy dịch nhầy xuất hiện nhiều hơn. Đừng vội quá lo lắng, đây có thể là một trong những dấu hiệu thông báo mẹ bầu sắp sinh mà thôi.
Dịch nhầy cổ tử cung hay còn gọi là nút nhầy cổ tử cung được coi là một trong những yếu tố đặc trưng cho thai kỳ. Nút nhầy cổ tử cung là nơi tập trung niêm mạc thành một lớp dày có tác dụng ngăn cách giữa màng ối và môi trường bên ngoài để bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài.
Tháng cuối thai kỳ, thành âm đạo của mẹ bầu mềm ra, khung xương chậu giãn nở hết cỡ, đồng thời kích thước em bé trong bụng đã gần đạt mức tối đa, đặc biệt là kích thước vòng đầu, do đó sẽ gây chèn ép vào khung xương chậu khiến cho lượng dịch nhầy cũng tiết ra nhiều hơn để chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
Chất nhầy cổ tử cung có màu trắng đục, khi mẹ bầu bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, sẽ thấy xuất hiện chất nhầy lẫn chút máu đỏ hoặc hơi nâu, dính và đặc.
Trước khi tử cung người mẹ bắt đầu co thắt, bước vào giai đoạn sinh nở, nút nhầy tử cung sẽ bong ra, thoát ra ngoài qua đường âm đạo. Lúc này dịch nhầy có thể chảy ra liên tục, hoặc lắt nhắt kéo dài vài ngày và không có mùi.
Bao lâu sau khi bong nút nhầy thì mẹ bầu mới sinh nở?
Nút nhầy cổ tử cung sẽ bong trước khi mẹ bầu xuất hiện cơn co thắt tử cung để sinh nở. Vậy ra dịch nhầy bao lâu thì mẹ bầu sẽ sinh? Thực tế không hẳn là chỉ khi chuyển dạ mới có chất nhầy, chúng có thể xuất hiện rải rác khi mà có sự giãn nở tử cung. Vì thế bong nút nhầy cổ tử cung có thể xảy ra trước vài giờ, vài ngày, hay đến vài tuần trước kỳ sinh nở của mẹ bầu tùy từng cơ địa khác nhau.
Lưu ý nếu dịch nhầy xuất hiện cùng các triệu chứng sau
Biểu hiện cơ thể sưng phù, kèm hoa mắt chóng mặt: Đây là biểu hiện của tình trạng nguy hiểm: Tiền sản giật hay chứng tăng huyết áp trong thai kỳ. Mẹ bầu cần nhanh chóng đến viện.
Vỡ ối và nước ối có màu xanh, nâu nhạt: Đây là biểu hiện bé đã ị phân su trong bụng, và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu nuốt phải phân su của mình. Cần nhanh chóng đến viện để cuộc sinh nở được an toàn.
Như vậy trong tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy dịch nhầy thoát ra ngoài. Do tử cung đã giãn ra, mỏng dần, làm cho các mạch máu nhỏ từ phía cổ tử cung bị rách, chảy máu vào dịch nhầy để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới.
Vì nút nhầy cổ tử cung chỉ bong ra trước khi sinh một vài tuần, hay một vài ngày, vài giờ. Cho nên thấy nút nhầy cổ tử cung bong ra chính là dấu hiệu tốt cho báo hiệu cho mẹ bầu biết cuộc sinh nở của mình sắp bắt đầu.
Khắc Phục Hiện Tượng Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu
Mang thai là quá trình đặc biệt trong cuộc đời của người phụ nữ. Trong giai đoạn này, hệ tim mạch, thần kinh của thai phụ đôi khi không thể tự thích ứng với thay đổi của huyết áp, điều này đã dẫn đến hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt. Có thể nói, hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu được xem là rất phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Vậy bà bầu bị đau đầu chóng mặt buồn nôn phải làm sao?
Mục Lục
1. Hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu
Tình trạng chóng mặt, hoa mắt kèm theo buồn nôn, khó chịu khi mang thai là một trong những hiện tượng khá phổ biến. Nhất là giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu thường có cảm thấy lâng lâng, choáng váng khi đứng dậy quá nhanh ngay khi vừa cúi xuống hoặc khi ngồi lâu. Điều này là do lượng máu ở chân chưa kịp di chuyển lên tim, từ đó khiến huyết áp bị giảm nhanh đột ngột, làm cơ thể choáng váng. Thông thường, bà bầu hay có hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Ở một vài trường hợp, bà bầu vẫn bị chóng mặt vào giai đoạn giữa hoặc vào cuối thai kỳ. Khi đó, trẻ bắt đầu phát triển nhanh, gây áp lực lên mạch máu, làm cho bà bầu có cảm giác chóng mặt, khó chịu.
Trong thời kỳ đầu mang thai, thai phụ sẽ phải trải qua việc bị ốm nghén, buồn nôn rất nhiều. Đây là triệu chứng làm cho lượng đường ở trong máu giảm, gây mất việc cảm giác ngon miệng khi ăn, uống từ đó làm bà bầu cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt.
2. Nguyên nhân gây chóng mặt ở bà bầu
Nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị chóng mặt trong quá trình mang thai phụ thuộc từng giai đoạn thai kỳ, có thể bao gồm những thay đổi khác nhau trong cơ thể.
Thông thường, hiện tượng bị hoa mắt, chóng mặt trong khoảng 3 tháng đầu khi mang thai có thể là do nội tiết tố, những thay đổi khác bên trong cơ thể đã làm giãn nở thành mạch máu, gây ra tình trạng hạ huyết áp khiến cho mẹ bầu có cảm giác choáng váng, chóng mặt. Thêm vào đó, khi cơ thể mẹ bầu không hấp thụ được đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình ăn uống, do ảnh hưởng của việc ốm nghén cũng dễ khiến cho bà bầu cảm giác mệt mỏi, chóng mặt.
Trong khi đó, việc chóng mặt khi mang thai ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối lại là do lượng máu bên trong cơ thể tăng lên 30% khi thai nhi lớn dần lên, làm cho huyết áp bị tăng lên, gây chóng mặt. Ngoài ra, chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể do những nguyên do như sau:
Bà bầu gặp tình trạng bị mất nước, chán ăn.
3. Ngăn ngừa hiện tượng chóng mặt khi mang thai
Nếu như mẹ bầu đang trong giai đoạn thai kỳ và đang gặp phải tình trạng này. Thai phụ có thể tham khảo một vài mẹo sau để giảm bớt chứng mệt mỏi, khó chịu.
Khi nằm hoặc ngồi, khi đứng lên nên nhẹ nhàng, từ từ, tránh đứng lên đột ngột hay thay đổi tư thế.
4. Nên làm gì khi bà bầu cảm thấy chóng mặt
Một số người khi mang thai sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Một số khác thì cảm thấy choáng váng, kèm với đó là biểu hiện buồn nôn, khó chịu. Khi đó, mẹ bầu có thể sẽ gặp các thay đổi về mặt thị giác như mất thăng bằng, hoa mắt. Nếu gặp trường hợp này, hãy mở ngay cửa sổ hoặc đến nơi thông thoáng.
Ngồi xuống chậm để tránh việc bị ngã bất ngờ. Hoặc nếu có thể, hãy ngồi trong tư thế đặt đầu nằm ở khoảng giữa của hai đầu gối. Hãy từ từ đứng dậy, bởi những chuyển động đột ngột có thể sẽ làm cho tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu tồi tệ hơn.
Bà bầu hãy cố gắng nằm nghiêng sang trái, đặt một chiếc gối nhỏ ở dưới hông để hỗ trợ tư thế nằm tốt hơn, cũng như thấy dễ chịu hơn. Làm vậy sẽ giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu đến não, cũng làm cho mẹ bầu cảm thấy khá hơn.
Để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho mẹ và bé. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, giãn cơ nhằm giúp điều hòa tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, hạn chế tình trạng chóng mặt, hoa mắt trong thai kỳ.
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/khac-phuc-hien-tuong-chong-mat-khi-mang-thai-3-thang-dau-352479.html
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
Copy link
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/khac-phuc-hien-tuong-chong-mat-khi-mang-thai-3-thang-dau-352479.html
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/suc-khoe-gia-dinh-27/khac-phuc-hien-tuong-chong-mat-khi-mang-thai-3-thang-dau-352479)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiện Tượng Sổ Nhau Sau Sinh Cho Mẹ Bầu Mang Thai 3 Tháng Cuối trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!