Đề Xuất 3/2023 # Hiện Tượng Đau Xương Mu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Hiện Tượng Đau Xương Mu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiện Tượng Đau Xương Mu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tôi đang mang thai tháng thứ 6, hai tuần trước tôi có đi khám sức khỏe thì cả 2 mẹ con đều khỏe mạnh không có vấn đề gì, nhưng 4 hôm nay tự dưng tôi bị đau xương mu, đau cả phần háng nữa. Nhiều lúc tôi nằm hoặc ngồi dậy, đi đứng cũng rất đau. Hôm đầu tôi nghĩ do ngồi làm việc lâu không đứng dậy đi lại nên bị đau mỏi thôi, nhưng càng những hôm sau thì cơn đau lại tăng nặng hơn, tôi không biết có phải mình bị bệnh gì không nữa. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi bị như vậy là bệnh gì và làm thế nào để tôi thoát khỏi những cơn đau khủng khiếp này đang hành hạ tôi. Tôi cảm ơn bác sĩ!

Lê Diệu Hiền -27 tuổi, Nhân viên văn phòng, Quảng Bình. Trả lời:

Với trường hợp của bạn Hiền đang mang thai tháng thứ 6 và bị đau xương mu thì bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi đây cũng là hiện tượng thường gặp của các chị em phụ nữ khi mang thai, nhất là trong các giai đoạn từ các tháng giữa và các tháng cuối thai kỳ.

Hiện tượng đau xương mu khi mang thai là gì?

Khi các mẹ bầu mang thai thì cấu trúc xương mu và xương háng bắt đầu có những sự thay đổi do sự phát triển của em bé. Thai nhi lớn dần lên, bắt đầu có những sự thay đổi tư thế của đứa bé, khiến cho vùng xương mu không kịp thích nghi. Dẫn đến hiện tượng bị đau nhức vùng xương mu, gây ra các khó khăn cho các mẹ bầu khi di chuyển, đi đứng thậm chí là nằm, ngồi cơn đau cũng tăng lên.

Hiện tượng đau xương mu khi mang thai là do thai nhi có dấu hiệu quay đầu xuống, lúc này cơ thể người mẹ bắt đầu bị thay đổi các nột tiết tố bên trong. Một loại hoocmon được tiết ra để làm giúp cho xương chậu trở nên lỏng lẻo, giãn nở theo kích thước của thai nhi. Lúc này nếu như các mẹ bầu bị thiếu canxi xương thì sẽ bắt đầu gây ra hiện tượng bị đau mỏi vùng xương mu. Cơn đau thường sẽ kết thúc khi thai nhi thực hiện xong quá trình quay đầu xuống và chờ ngày sinh.

Trường hợp của chị Hiền bị đau khi mang thai tháng thứ 6 thì rất bình thường bởi vào tháng thai kỳ này là khoảng thời gian đứa bé đang bắt đầu quá trình quay đầu xuống dưới, nên cơn đau càng những ngày sau thì càng tăng nặng lên. Nhiều trường hợp còn bị đau đến đúng ngày sinh, do quá trình quay đầu của đứa bé diễn ra chậm nên khiến cho mẹ bị kéo dài cơn đau.

Cần làm gì khi bị đau xương mu khi mang thai?

Để không phải chung sống với các cơn đau xương mu khi mang thai thì mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình những mẹo nhỏ sau:

Cung cấp đủ lượng canxi cho xương trong những ngày thai kỳ.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé.

Uống đủ nước và đủ sữa mỗi ngày.

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ. Giúp mẹ giảm đau nhức xương khớp và cũng giúp mẹ dễ sinh hơn.

Nằm tại chỗ khi xuất hiện cơn đau.

Ngồi đúng tư thế không chỉ giúp máu tuần hoàn tốt mà còn hạn chế cơn đau cho mẹ bầu.

Trường hợp của bạn Hiền, phải ngồi làm việc trong thời gian dài thì nên chịu khó vận động và thay đổi tư thế, cứ ngồi 30 phút lại đứng lên di chuyển sẽ giúp cơ xương khớp được giãn nở thoải mái.

Với những thông tin vừa rồi, hy vọng có thể giúp bạn Hiền có được câu trả lời và phương pháp giúp giảm cơn đau xương mu cho mình. Thường cơn đau sẽ kết thúc sau khi sinh. Nếu bạn còn thấy bị đau nhức vùng xương mu khi sinh em bé xong thì hãy nên đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để sớm khám và tìm ra bệnh. Từ đó có cách điều trị bệnh phù hợp, an toàn và hiệu quả cho mình.

Hiện Tượng Đau Nhói Hậu Môn Là Bệnh Gì ?

Cập nhật thông tin chi tiết về [ Giải Đáp ] Hiện Tượng Đau Nhói Hậu Môn Là Bệnh Gì ? mới nhất ngày 30/10/2020 trên website chúng tôi Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 2,277 lượt xem.

Đau nhói hậu môn là triệu chứng mà rất nhiều người mắc phải. Cơn đau hậu môn có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài, dai dẳng, tùy từng nguyên nhân mà các triệu chứng kèm theo khác nhau. Khi thấy triệu chứng đau nhói ở hậu môn bạn nên sớm tìm ra nguyên nhân và biện pháp chữa trị kịp thời.

Đau nhói hậu môn là bệnh gì?

Đau nhói hậu môn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc từng nguyên nhân mà các triệu chứng cũng khác, bạn có thể thấy đau ở trong hoặc xung quanh hậu môn, cũng có thể đau sau khi đi đại tiện. Nếu triệu chứng đau ở hậu môn kéo dài hơn 24 giờ thì bạn nên thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bệnh trĩ :

Hiện nay, bệnh trĩ đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến với các triệu chứng gây khó chịu ở hậu môn. Khi mắc trĩ, người bệnh sẽ thấy vùng hậu môn sưng tấy, đỏ và có xuất hiện búi trĩ. Những búi trĩ sa bên ngoài hậu môn gây vướng víu, đau nhói cho người bệnh.

Bệnh trĩ nếu không sớm được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh, nguy cơ bị tắc nghẹt búi trĩ, mất máu, bội nhiễm thậm chí nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng…

Nứt kẽ hậu môn :

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng các niêm mạc quanh hậu môn hoặc vùng nếp nhăn ở khu vực này bị rách hoặc nứt. Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ thấy đau nhói thường xuyên.

Người bệnh khi mắc nứt kẽ hậu môn cần được chữa trị sớm tránh tình trạng đau nhức trở thành nỗi ám ảnh khiến người bệnh sợ đi đại tiện. Nếu sợ đi đại tiện sẽ dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Thậm chí có thể gây nhiễm trùng, chảy máu.

Polyp hậu môn :

Tình trạng đau nhói ở hậu môn rất có thể là dấu hiệu của bệnh Polyp hậu môn. Ngoài triệu chứng này, nếu bị mắc bệnh polyp hậu môn bạn còn thấy sút cân, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu…

Bệnh polyp hậu môn đa phần đều lành tính và không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không sớm được chữa trị nếu là khối u ác tính bạn có thể đối mặt với những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ung thư hậu môn :

Bệnh ung thư hậu môn thường gặp ở độ tuổi trên 60 khi quan hệ tình dục không an toàn khiến các loại virus HPV tấn công. Khi bị ung thư hậu môn người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng khác kèm theo như: thay đổi thói quen đại tiện, xuất hiện khối u ở hậu môn, đau hậu môn, sưng nề và tiết dịch từ hậu môn.

Áp xe hậu môn :

Khi bị áp xe hậu môn người bệnh sẽ thấy có triệu chứng đau nhói ở hậu môn nhất là sau khi đi đại tiện. Nguyên nhân là do các khối mủ hình thành khiến hậu môn ngứa ngáy, ẩm ướt và sưng tấy. Bệnh áp xe hậu môn nếu không sớm được chữa trị có thể gây viêm nhiễm hậu môn, rò hậu môn tái phát.

Đau nhói hậu môn khi nào cần thăm khám bác sĩ

Cơn đau kéo dài nhiều ngày, tình trạng đau hậu môn ngày càng tăng dần lên

Những cơn đau không cố định ở hậu môn mà lan sang vùng lân cận

Sau 1 thời gian chăm sóc và điều trị tại nhà các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm

Xuất hiện các triệu chứng chảy máu hậu môn kèm theo, lượng máu trong phân tăng dần lên.

Sút cân, mệt mỏi, sốt, buồn nôn

Xuất hiện những khối u, cục thịt thừa ở ngoài hậu môn

Bất cứ trường hợp đau hậu môn nào cũng có nguyên nhân. Cho nên, bạn nên sớm thăm khám bác sĩ khi thấy có triệu chứng bất thường. Không nên vì triệu chứng ở vùng nhạy cảm mà dấu diếm bệnh. Điều này sẽ khiến bệnh càng trở nên nặng hơn mà thôi.

Cách giảm đau nhói hậu môn đơn giản, hiệu quả

Khi thấy đau nhói hậu môn bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Qua quá trình thăm khám tùy thuộc từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp.

Sau khi xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị, trong quá trình chữa bệnh nếu có triệu chứng bất thường hãy liên hệ ngay với các chuyên gia y tế.

Bên cạnh việc điều trị, bạn có thể áp dụng một số những biện pháp giúp làm giảm tạm thời triệu chứng đau hậu môn như:

Chườm khăn đá mỗi ngày khoảng 3 đến 4 lần, mỗi lần khoảng 10 phút

Tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm để làm giảm triệu chứng khó chịu ở hậu môn

Mặc quần áo thoáng mát, khô thoáng tránh cọ xát vào vùng hậu môn

Không nên rặn mạnh khi đi đại tiện, tránh ngồi lâu hoặc đứng quá lâu

Uống nhiều nước mỗi ngày đồng thời bổ sung nhiều lượng chất xơ cho cơ thể

Tránh làm tổn thương thêm vùng hậu môn: không dùng giấy thô ráp để lau chùi, xà bông hay nước vệ sinh, không dùng giấy vệ sinh, không gãi…

Không quan hệ tình dục bằng đường hậu môn

Nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi lần đi đại tiện

Đau nhói ở hậu môn mặc dù là triệu chứng phổ biến, có thể do nguyên nhân đơn giản có thể tự hết. Tuy nhiên để loại trừ các yếu tố nguy cơ xấu gây bệnh tốt nhất bạn hãy nên tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Đau Xương Ức Khi Mang Thai Là Dấu Hiệu Của Căn Bệnh Nguy Hiểm

Đau xương ức khi mang thai là hiện tượng không khó để bắt gặp, nhưng những nguy hiểm bắt nguồn từ tình trạng này thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ được nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị dứt điểm được tình trạng đau xương ức khi mang thai này.

Nguyên nhân hình thành đau xương ức khi mang thai

# Tử cung lớn hơn

Việc thai nhi phát triển cũng kèm theo tình trạng tử cung ở người mẹ sẽ phát triển theo, đặc biệt là về những tháng cuối của thai kỳ. Lúc tử cung phát triển phình ra sẽ vô tình tạo ra một sức ép lớn về phía cơ hoành của bà bầu.

Cơ hoành chính là bộ phận quan trọng có vai trò kết hợp với phổi để đưa không khí vào trong cơ thể. Tử cung bị chèn ép ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng của cơ hoành khiến cho ngực bị tức và làm cho bà bầu bị đau xương ức kèm khó thở. Một số trường hợp thai lớn, đạp mạnh khiến cho tử cung của người mẹ bị ép chặt vào với cơ hoành khiến cho thai phụ có thể bị ngất đi.

# Do thiếu máu

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ khi mang thai là chuyện thường gặp, vấn đề này cũng ảnh hưởng một phần tới tình trạng đau xương ức khi mang thai. Thiếu máu làm cho hệ tuần hoàn hoạt động gián đoạn ảnh hưởng tới hệ hô hấp khiến mẹ bầu khó thở kèm theo đó là đau xương ức.

# Do căng cơ

Thông thường căng cơ chỉ xảy ra ở những vận động viên chơi thể thao hay người tập gym hoặc vận động nhiều. Tuy nhiên ở phụ nữ khi mang thai vẫn có thể xảy ra hiện tượng trên do sức ép từ trọng lượng của thai nhi khiến cho phần cơ bắp của người mẹ khi di chuyển hoặc hoạt động luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng tức. Căng cơ tay chân, ngực tạo áp lực khiến cho phần xương ức bị đau.

# Ảnh hưởng từ cơ quan tiêu hóa

Một hiện tượng tiêu hóa phổ biến khi phụ nữ mang thai đó là ợ nóng, tình trạng này bắt nguồn từ sự gia tăng lượng hoocmon ở thời kỳ mang thai làm cho thực quản bị co lại. Hiện tượng ợ nóng làm các cơ xung quanh vùng xương ức hoạt động nhiều và căng ra vô tình khiến cho đau xương ức khi mang thai.

Cách điều trị tình trạng đau xương ức khi mang thai

Làm mát phần ức: Chườm lạnh và xoa bóp nhẹ nhàng vùng thường bị đau, bằng cách dùng khăn lạnh chườm nhẹ nhàng vùng ngực để làm tan cảm giác nóng và tránh được ợ nóng.

Vận động nhẹ nhàng, không nên gắng sức: Những phụ nữ khi mang thai cần chú ý không nên làm việc quá sức, cũng không được lười vận động. Tốt nhất hãy đi lại nhẹ nhàng và tập thể dục vào buổi sáng sớm và chiều tối và một lần trước khi đi ngủ 1 tiếng. Điều này không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh hơn mà còn làm cho tình trạng đau xương ức khi mang thai được cải thiện hơn.

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, song song với đó những bà bầu nên tránh ăn những chất nóng hay thức ăn nhiều dầu mỡ. Thực hiện uống nước trước các bữa ăn thay vì vừa ăn vừa uống hay ăn xong mới uống.

Chọn một trang phục rộng rãi, thoải mái: Nên mặc những loại quần áo hoặc váy dành riêng cho bà bầu. vì quần áo chật cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy hiểm này.

Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Giải Mã Hiện Tượng Đau Xương Chậu Khi Mang Thai

Hiện tượng đau xương chậu khi mang thai là căn bệnh khá phổ biến ở những mẹ bầu. Bởi sự thay đổi của cơ thể sẽ khiến vùng xương chậu bị đau nhức và gây khó chịu cho mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ nếu không biết cách giảm đau.

Hiện tượng đau xương chậu khi mang thai là hội chứng SPD mà đa số bà bầu nào cũng đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Theo thống kê gần đây, có khoảng 1/300 bà bầu sẽ phải hứng chịu các triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh gây ra dù ít hay nhiều. Các biểu hiện của hiện tượng đau nhức xương chậu khi mang thai thường tập trung chủ yếu ở vùng hông, lưng, quanh mông và vùng xương chậu.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau xương chậu khi mang thai

Theo bác Sĩ Louise Auger (bác sĩ Viện Nhi Montreal ở Canada) cho hay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau xương chậu khi mang thai. Và một trong những yếu tố gây đau nhức ở xương chậu đó là do sự sản sinh hormone ogesterone và relaxin trong quá trình mang thai đã khiến thai phụ gặp phải các cơn đau nhức ở vùng xương chậu, háng và hông.

Thông thường, hai loại hormone này được điều tiết với mục đích làm giãn nở tử cung và giúp vùng xương chậu được thư giãn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dạ và sinh con diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, việc điều tiết quá nhiều sẽ chính là nguyên nhân khiến dạ con giãn nở quá mức và gây chèn ép dây thần kinh vùng xương chậu dẫn đến bị đau xương chậu khi mang thai.

Ngoài ra, khi thai nhi ở tuần thứ 37, lúc này bé đã xoay đầu và túc trực ở vị trí thấp nhất chuẩn bị chào đời. Đây có thể được các chuyên gia xem là giai đoạn đỉnh điểm của những cơn đau. Bởi máu dồn về vùng xương chậu nhiều hơn mức bình thường, đồng thời, tại thời điểm này các dây thần kinh hoạt động cao độ nên làm tăng thêm cảm giác đau nhức, khó chịu ở mẹ bầu.

Bên cạnh hai nguyên nhân trên, hiện tượng đau xương chậu khi có bầu xảy ra còn tùy thuộc vào tư thế của mẹ bầu trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Nếu mẹ bầu đi lại nhiều hoặc thường xuyên lao động, bưng bê đồ đạc,… cũng gây đau ở vùng xương chậu.

Hiện tượng đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Cũng theo lời giải thích của bác sĩ Louise Auger, hiện tượng đau xương chậu khi mang thai được xem là nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ đau và vị trí đau. Nếu đau ở mức độ nào đó thì cơn đau xảy ra và áp lực đau là chuyện rất đỗi bình thường nhưng nếu bà bầu gặp phải tình trạng đau nhức ở mức “báo động” do áp lực vùng chậu trong thai kỳ gây ra.

Lúc này, việc tìm kiếm sự can thiệp của y tế là cách tốt nhất mẹ bầu nên làm. Bởi nếu cơn đau nhức do vùng chậu gây ra trong quá trình mang thai có thể là dấu hiệu của hiện tượng co thắt chuyển dạ sớm. Bên cạnh đó, một trong những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần kiểm tra sớm đó là chảy máu âm đạo, chuột rút, cơn đau co thắt hoặc rỉ nước ối đi kèm với đau nhức vùng xương chậu. Bởi vấn đề này xảy ra, rất có thể mẹ bầu đã đến thời kỳ lâm bồn hoặc thai nhi gặp vấn đề bất thường. Do đó, mẹ bầu nên lưu ý và tiến hành thăm khám định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Cách giảm đau xương chậu khi mang thai

Thông thường, các mẹ bầu đều nghĩ hiện tượng đau xương chậu khi mang thai là biểu hiện khó chịu chung trong giai đoạn thai kỳ nhưng thật ra, các triệu chứng đau nhức, khó chịu này sẽ được thuyên giảm nếu các mẹ biết những mẹo giảm đau đơn giản sau đây.

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp khớp xương chậu và dây chằng thư giãn, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ nên nằm nghiêng một bên hoặc nằm ngửa với tư thế chân và đầu nâng cao lên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và đỡ đau nhức hơn ở vùng xương chậu.

Bên cạnh đó, để xoa dịu cơn đau nhức, các mẹ có thể dùng một túi chườm chứa nước nóng hoặc đá đắp lên vùng đau nhức.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai mẹ không nên đi lại nhiều, chỉ đi bộ với những bước đi ngắn và nhẹ nhàng. Đi bộ không chỉ giúp kéo căng cơ bụng và cơ lưng mà còn giúp cho việc sinh đẻ sau này diễn ra thuận lợi hơn.

Trong quá trình mang thai, thai phụ không nên mang giày cao gót và nên chú ý tư thế ngồi, không được ngồi xổm và không được đứng nhiều tránh gây áp lực lên xương chậu.

Mặt khác, sử dụng đai hỗ trợ thai phụ cũng chính là cách làm giảm áp lực lên vùng xương chậu và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn loại đai phù hợp với số tuần mang thai, tránh thai lớn mà sử dụng đai quá chật gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và làm tăng cảm giác đau ở xương chậu.

Bà bầu cũng có thể áp dụng các biện pháp tác động từ bên ngoài như xoa bóp, châm cứu để giúp thư giãn và giảm đau. Nhưng các mẹ cũng nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, bởi việc tác động ngoại lực không đúng thường khiến bệnh nặng thêm.

Hiện tượng đau xương chậu khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Do đó, khi bệnh xuất hiện, mẹ bầu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất.

BTV: Khả Ngân

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiện Tượng Đau Xương Mu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!