Đề Xuất 6/2023 # Giảm Triệu Chứng Chóng Mặt Khi Mang Thai # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Giảm Triệu Chứng Chóng Mặt Khi Mang Thai # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giảm Triệu Chứng Chóng Mặt Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chóng mặt là triệu chứng rất thường gặp phải khi mang thai. Chóng mặt có thể khiến bạn cảm thấy căn phòng đang quay cuồng, đi đứng mất thăng bằng. Chóng mặt kèm theo buồn nôn khiến những ngày thai nghén trở nên vô cùng nặng nề. Hiểu về những lý do có thể gây chóng mặt khi mang thai sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng này tốt hơn.

1. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

1.1. Thay đổi hormone và hạ huyết áp

Ngay khi bạn bắt đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi để giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Điều này nhằm giúp em bé phát triển trong tử cung.

Lúc này, lưu lượng máu tăng lên, chuyển sang tập trung bên bào thai, bánh nhau và dây rốn có thể khiến huyết áp của bạn thay đổi. Theo đó, huyết áp của bạn sẽ giảm trong khi mang thai, còn được gọi là hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, choáng váng, đặc biệt là khi chuyển từ nằm sang ngồi hoặc ngồi sang đứng.

Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn tại các cuộc hẹn khám thai. Nhìn chung, huyết áp thấp không phải là một nguyên nhân đáng gây lo ngại hay có ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Huyết áp sẽ có khuynh hướng chuyển dần về mức bình thường sau khi mang thai.

1.2. Chứng nôn nghén

Chóng mặt có thể là hệ quả nếu bạn buồn nôn và ói mửa dữ dội trong thời gian đầu thai kỳ. Điều này thường xảy ra rất sớm, được xem là một trong các dấu hiệu của mang thai do sự thay đổi của nồng độ các hormone trong cơ thể bạn.

Ngoài ra, nếu bạn nôn ói quá nhiều và không thể ăn hay uống gì, cơ thể mất nước và chất điện giải có thể làm chóng mặt càng trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, phần lớn các sản phụ sẽ thuyên giảm khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.

1.3. Mang thai ngoài tử cung

Chóng mặt có thể là một biểu hiện của thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng khi trứng được thụ tinh và làm tổ ở một vị trí khác thay vì buồng tử cung. Trong đa số các trường hợp, vị trí thai ngoài tử cung thường làm tổ là ống dẫn trứng.

Nếu tình trạng này thực sự xảy ra, bạn có thể bị chóng mặt kèm với đau bụng và chảy máu âm đạo. Chóng mặt sẽ dữ dội hơn nếu khối thai ngoài bị vỡ ra, sản phụ mất máu nhiều. Đây là một cấp cứu phụ khoa và cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp.

2. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

Những lý do khiến bạn bị chóng mặt trong ba tháng đầu tiên vẫn có thể kéo dài sang tam cá nguyệt thứ hai, như tình trạng huyết áp thấp. Ngoài ra, nguyên nhân của chóng mặt cũng có thể bắt đầu phát sinh khi bào thai đang dần tiến triển.

2.1. Áp lực của tử cung

Bạn có thể bị chóng mặt nếu áp lực từ tử cung chứa bào thai đang phát triển đè lên các mạch máu. Tình trạng này bắt đầu xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba và nhiều hơn khi em bé lớn dần lên.

Lúc này, ngay cả việc nằm ngửa cũng có thể khiến cho bạn bị chóng mặt. Do tĩnh mạch chủ dưới đưa máu trở về tim bị chèn ép. Cung lượng tim sẽ giảm, máu đến não bị hạn chế và bạn bị chóng mặt hay thậm chí là xây xẩm, hoa mắt nếu cố gắng ngồi dậy, đi lại.

2.2. Tiểu đường thai kỳ

Đôi khi triệu chứng chóng mặt lại là dấu hiệu cho bệnh tiểu đường thai kỳ khi lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao, khiến các tế bào sống trong môi trường ưu trương, bị mất nước nghiêm trọng.

Nhằm tầm soát tiểu đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thử nghiệm đường máu lúc đói trong lần khám thai giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Nếu được chẩn đoán mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và tuân thủ kế hoạch tập luyện, kiêng cữ chuẩn mực hơn.

2.3. Hạ đường huyết

Trái ngược với tình trạng tiểu đường thai kỳ nêu trên, hạ đường huyết do lượng đường trong máu của bạn thấp cũng gây ra chóng mặt đồng thời với các triệu chứng khác như đổ mồ hôi, run rẩy và đau đầu.

Do bào thai đang phát triển nhanh, nhu cầu năng lượng là rất lớn. Để tăng cường, bạn bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ trong ngày như một miếng trái cây, ly sữa, miếng bánh ngọt hoặc các hạt ngũ cốc…. xen kẽ với các bữa ăn chính.

3. Nguyên nhân chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

So với các nguyên nhân gây chóng mặt trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, đặc điểm chóng mặt trong tam cá nguyệt thứ ba có thể vẫn tương tự. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mọi biểu hiện bất thường đều không nên chủ quan. Bạn nên gặp bác sĩ thường xuyên hơn để theo dõi các tình trạng nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây ra chóng mặt.

Quan trọng nhất là việc đi đứng cần cẩn trọng, tránh để té ngã, tuyệt đối không mang giày cao gót. Khi đứng hay ngồi dậy cần từ từ và tìm kiếm sự hỗ trợ để tránh bị chóng mặt, lâng lâng làm xây xẩm, dễ ngã.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

4. Nguyên nhân chóng mặt trong suốt thai kỳ

Có một số nguyên nhân có thể gây chóng mặt toàn thời gian trong thai kỳ mà không gắn liền với một tam cá nguyệt nào cụ thể.

4.1. Thiếu máu

Do nhu cầu máu tăng lên để nuôi dưỡng bào thai, người mẹ có thể bị giảm số lượng cũng như chất lượng các tế bào hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu máu ở thai phụ. Điều này càng dễ xảy ra hơn khi chế độ ăn của bạn không đầy đủ dinh dưỡng, không có đủ chất sắt và axit folic trong cơ thể.

Ngoài cảm giác chóng mặt, thiếu máu còn khiến sản phụ cảm thấy mệt mỏi liên tục, xanh xao, khó thở, tim đập nhanh. Nếu thiếu máu quá nặng, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.

4.2. Thiếu nước

Nhu cầu nước rất lớn trong suốt thai kỳ, nhất là trong ba tháng đầu nếu bạn bị ốm nghén nhiều, buồn nôn hoặc nôn ói liên tục. Đây là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng mất nước và cả rối loạn điện giải.

Đến các tam cá nguyệt sau, do kích thước bào thai lớn, dễ chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, thể tích tuần hoàn rất dễ bị ảnh hưởng thêm nếu bạn uống nước không đủ. Máu tưới đến các cơ quan, nhất là não không đủ sẽ khiến bạn bị chóng mặt.

5. Giảm chóng mặt khi mang thai như thế nào?

Hạn chế tư thế đứng lâu liên tục trong thời gian dài. Hãy ngồi nhiều hơn khi có thể;

Không nên ngồi hay nằm một chỗ quá lâu. Cần vận động, đi lại nhẹ nhàng để tăng cường dòng máu lưu thông;

Khi ngồi lên hoặc đứng lên cần từ từ, chậm rãi. Tránh ngồi, đứng dậy đột ngột;

Tránh nằm ngửa trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba;

Chế độ ăn giàu năng lượng để tránh lượng đường trong máu hạ quá thấp. Đồng thời cũng hạn chế chất béo, chất đường bột, thực phẩm ngọt quá nhiều để đề phòng đái tháo đường trong thai kỳ;

Uống nhiều nước để tránh mất nước, nhất là khi bị nôn ói;

Mặc quần áo thoáng khí, thoải mái. Tránh trang phục gò bó, o ép quá mức.

Nếu tình trạng chóng mặt xảy ra liên tục nhiều ngày trong thời gian mang thai và không có khuynh hướng thuyên giảm, không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Không những thế, nếu chóng mặt xảy ra một cách đột ngột hoặc với mức độ nghiêm trọng ngay từ đầu hoặc chóng mặt có kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, đau bụng, đau ngực, đau đầu, nhìn mờ, tim đập nhanh, khó thở, ngất xỉu… thì nên đưa sản phụ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh,giảm các triệu chứng nghén, chóng măcác bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Làm Gì Để Giảm Chứng Hoa Mắt Chóng Mặt Ở Bà Bầu

Nguyên nhân chính của hiện tương này là do sự tăng lên của hormone, làm giãn, mở rộng thành mạch máu. Chính hiện tượng này giúp cho máu có thể đến với thai nhi và lại trở về tĩnh mạch của bạn. Khi huyết áp thấp hơn bình thường sẽ giảm lượng máu lưu thông tới não bộ, dĩ nhiên sẽ gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt.

Hiện tượng này làm giảm lượng đường trong máu, làm cho cơ thể của bạn có nhiều thay đổi để thích ứng. Những phụ nữ bị thiếu máu hoặc bị giãn tĩnh mạch sẽ gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt nhiều hơn những người bình thường.

Trong quý II, sự lớn lên của thai nhi sẽ đặt áp lực lên thành mạch, cũng là nguyên nhân gây ra chứng hoa mắt, chóng mặt của bạn. Nếu bà bầu nào lại thường xuyên nằm ngửa thì hiện tượng này càng kéo dài hơn vì trọng lượng cơ thể của bé sẽ đặt hẳn lên thành mạch máu.

Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang bầu.

Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường hoặc một chiếc ghế. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ. Sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.

Nếu phải đứng ở cùng một địa điểm trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.

Sang quý II – III, sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.

Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong quý II – III phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.

Nằm nghiêng sẽ tốt hơn nằm thẳng lưng. Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới hông có tác dụng hỗ trợ bạn trong tư thế nằm này.

Thiếu dinh dưỡng

Khi ăn không đủ, bạn có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến bạn bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai.

Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự.

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.

Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.

Đảm bảo rằng, bạn được nạp đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống, nhất là trong quý II – III.

Ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc đi tắm hơi sẽ khiến các mạch máu bị giãn, gây hạ huyết áp, chóng mặt.

Nếu bạn bị chóng mặt do thời tiết, bạn nên tránh nơi đông đúc, khu vực nóng bức và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tắm hơi khi bạn mang thai; thay vào đó, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm.

Một chế độ tập luyện liên tục hoặc khi bạn lo lắng sẽ khiến bạn bị mất nước và thấy choáng váng.

Mặc dù tập luyện là tốt, bạn vẫn nên cẩn thận và tránh tập quá sức. Bạn nên khởi động từ từ và ngưng tập ngay sau khi bị hoa mắt.

Nhiều thai phụ cảm thấy choáng váng khi bị ho, đi tiểu hoặc đi tiêu. Những tác động này có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, dẫn tới hoa mắt.

Những biện pháp chống hoa mắt chóng mặt khi mang thai

Nếu bạn hay thấy mắt hoa, nên dự trữ vài gói bánh quy trong túi xách. Ngoài ra, không bao giờ để cơ thể mất nước, nên uống đủ nước, tránh những loại nước gây tiểu nhiều (như caffein trong trà, café và rượu).

Kết hợp đồ ăn giàu chất sắt với đồ ăn giàu vitamin C để phòng chứng thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt khi bạn mang đa thai hoặc mang bầu lần hai chỉ cách lần thứ nhất khoảng 1 năm. Đây là 2 trường hợp lấy đi nguồn sắt dự trữ của cơ thể nhanh nhất.

Cố gắng không để nóng quá. Nên mặc áo nhiều lớp, vì bạn có thể cởi bỏ lớp bên ngoài nếu thấy nóng. Nếu trời nóng, nên uống đủ nước, sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa, vẩy nước mát lên mặt và tay.

Không tắm bằng nước nóng quá và nên thận trọng nếu đang tắm mà thấy hoa mắt. Nếu dấu hiệu này xảy ra, nên ngừng tắm và ngồi nghỉ ít phút trước khi bước ra khỏi phòng tắm. Nên nhờ người thân giúp đỡ, nếu có thể.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn nên tránh nằm ngửa (bởi lúc này bào thai đã chèn lên các mạch máu lớn của mẹ, tạm thời ngăn cản hệ tuần hoàn). Điều này không chỉ gây hoa mắt, chóng mặt, xanh xao mà còn làm giảm cung cấp oxy cho bào thai, dù chỉ là tạm thời. Nên nằm nghiêng. Nếu muốn ngồi dậy, nên ngồi dậy từ từ.

Chóng Mặt Khi Mang Thai

Chóng mặt khi mang thai là tình trạng thường gặp ở bà bầu. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường khi mang bầu nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nên mẹ bầu không được phép chủ quan.

Chóng mặt thường xuất hiện ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai là tình trạng thai phụ cảm thấy choáng váng, lâng lâng khi đứng dậy đột ngột hoặc đứng lên sau khi ngồi lâu. Nguyên nhân là do lượng máu ở chân chưa kịp di chuyển lên tim khiến cho huyết áp giảm đột ngột và mẹ bầu cảm thấy choáng váng.

Tình trạng chóng mặt có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình mang bầu. Tuy nhiên nó thường gặp nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ khi cơ thể mẹ có nhiều thay đổi kể từ lúc có thai. Ngoài ra, 3 tháng đầu mẹ thường bị ốm nghén, buồn nôn, chán ăn khiến cho lượng đường trong máu giảm và mẹ cảm thấy chóng mặt.

Một số trường hợp có thể bị chóng mặt ở 3 tháng cuối của thai kỳ do kích thước thai nhi phát triển mạnh gây áp lực lên các mạch máu, khiến cho quá trình máu gặp khó khăn hơn thông thường.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt khi mang thai

Tùy vào từng giai đoạn mang thai, tình trạng chóng mặt có thể do những nguyên nhân khác nhau gây nên.

Chóng mặt ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ khiến giãn nở thành mạch máu và gây hạ đường huyết, từ đó, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy chóng mặt và choáng váng.

Ngoài ra, khi mẹ bị ốm nghén và không hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi thì mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng chóng mặt.

Nếu chóng mặt xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng 30 – 50% để nuôi thai nhi khiến tăng huyết áp và mẹ sẽ cảm thấy chóng mặt.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng chóng mặt khi mang thai còn do:

– Mẹ bầu chán ăn, bị mất nước

– Mẹ bị đái tháo đường trong thai kỳ khiến làm giảm lượng đường trong máu

– Thân nhiệt mẹ bầu tăng cao hơn bình thường

– Một vài mẹ bầu gặp phải tình trạng tiền sản giật

– Những tháng cuối thai kỳ, khi thai đã to, mẹ bầu nằm ngửa sẽ gây áp lực lên mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu, làm nhịp tim tăng, huyết áp giảm và dẫn đến tình trạng chóng mặt

– Ho, đi tiểu, đi tiêu có thể khiến mẹ chóng mặt do những hành động này khiến mẹ bị hạ huyết áp

– Khi mang thai, nhu cầu máu của mẹ tăng cao để có thể nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, lượng hemoglobin có trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể lại không đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi.

Ngoài ra, một nguyên nhân hết sức nguy hiểm là do mẹ mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể khiến mẹ chóng mặt, đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo. Mẹ cần đi khám ngay nếu thấy những triệu chứng bất thường này vì nó rất nguy hiểm.

Cách giảm chóng mặt khi mang thai cho mẹ bầu

Tình trạng chóng mặt thường xuyên xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể xuất hiện ở cả 3 tháng cuối thai kỳ. Nó khiến mẹ vô cùng mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

– Hạn chế đứng lâu trong một thời gian dài, thay vào đó, ngồi nhiều sẽ có lợi hơn đối với mẹ bầu

– Khi đang ngồi mà đứng lên thì cần đứng từ từ, không được đứng dậy đột ngột

– Ngồi sẽ tốt hơn đứng nhưng mẹ bầu cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng hãy đứng dậy và vận động nhẹ nhàng để giúp tăng cường lưu thông máu

– Không nên nằm ngửa trong 6 tháng cuối thai kỳ, thay vào đó hãy nằm nghiêng bên trái

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo đủ năng lượng, tránh hạ đường huyết vì nó gây chóng mặt, choáng váng. Trong khẩu phần ăn cũng nên hạn chế chất béo, tinh bột, thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt…

– Uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, tránh mất nước, nhất là khi bị nôn ói

– Mẹ bầu nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không nên mặc quần áo bó.

Chóng mặt khi mang thai: Mẹ bầu nên làm gì?

– Hãy mở cửa sổ, cửa ra vào để không khí được thông thoáng hoặc đến những nơi thoáng mát, có cây xanh (vào ban ngày)

– Hãy tranh thủ nằm xuống và nằm nghiêng về phía bên trái để cải thiện lưu thông máu lên não, giúp cơn chóng mặt dịu bớt và mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn

– Hãy từ từ ngồi xuống để tránh té ngã. Nếu có thể, mẹ bầu nên ngồi với tư thế cúi đầu vào khoảng giữa hai đầu gối. Khi cảm thấy đỡ hơn, mẹ có thể đứng dậy nhưng cần nhớ rằng, phải đứng từ từ, không được chuyển động đột ngột vì có thể khiến tình trạng thêm tồi tệ

– Khi chóng mặt, hãy cố gắng uống một cốc nước lọc, nước trái cây hoặc ăn nhẹ bằng một chiếc bánh ngọt để có thêm năng lượng và cải thiện tình trạng chóng mặt do hạ đường huyết

– Nếu có thể, mẹ bầu nên tắm nước lạnh khi cảm thấy cơ thể trong trạng thái lâng lâng

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Bật Mí Cách Massage Cho Bà Bầu Giảm Mệt Mỏi, Chóng Mặt Khi Mang Thai

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt khi mang thai.

Ốm nghén và buồn nôn khiến các mẹ mất đi nhiều năng lượng. Sau một ngày làm việc vất vả, các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày dẫn đến mất ngủ. Rồi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt làm cho lượng oxy tới não và các cơ quan khác bị giảm. Việc nằm ngửa khi tử cung đang lớn dần, làm chậm sự lưu thông máu ở chân, đồng thời chèn lên các tĩnh mạch chủ làm hạn chế việc đưa máu về tim gây chóng mặt. Hoặc nhiệt độ quá nóng bức hay việc tiếp xúc với môi trường nóng lạnh liên tục dễ gây sốc nhiệt độ, làm mẹ bầu bị chóng váng. Và cũng còn là nguyên do do mẹ làm việc quá nhiều gây mất sức.

Biện pháp khắc phục tình trạng mệt mỏi ở mẹ bầu.

Thứ nhất ăn uống lành mạnh. Các mẹ hãy ăn uống điều độ và lành mạnh mỗi ngày. Khi mang thai, trung bình mỗi ngày, các mẹ cần từ 300 – 500 calo mỗi ngày. Các mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, để giữ sức có năng lượng cho cả ngày hoạt động. Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung trái cây và các món ăn ưu thích mỗi khi thèm ăn sau các bữa chính.

Tập thể dục điều độ là một cách rất tốt. Các mẹ hãy tập luyện nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập yoga bầu là sự lựa chọn lý tưởng. Trong quá trình tập thể dục , lưu thông máu trong cơ thể. Chỉ cần tập 15 – 20 phút mỗi ngày giúp mẹ trao đổi chất, bé được phát triển tốt và giảm bớt mệt mỏi đáng kể.

Cùng với chăm sóc giấc ngủ của mình nhiều hơn. Các mẹ cần được ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách. Giấc ngủ đảm bảo sẽ giúp cho mẹ bớt căng thẳng và mệt mỏi mẹ nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và cần có giấc ngủ trưa.

Bí quyết massage giảm mệt mỏi cho các mẹ bầu.

Trong quá trình mang thai, ngay cả trong 3 tháng đầu, việc massage giúp cơ thể người mẹ dễ dàng thích nghi được với những thay đổi do quá trình mang thai. Massage giúp giảm trạng thái thai nghén. Hơn thế nữa, massage giúp giải tỏa sự co cứng chèn ép của vùng cổ, vai, gáy,… Đồng thời, liệu trình massage vùng đầu giúp tăng cường máu lưu thông, giải tỏa các huyệt đạo giúp giảm tối đa các triệu chứng đau đầu khó chịu ở mẹ.

Khi massage thư giãn kết hợp với các tinh dầu như tinh dầu dừa, tinh dầu mè, tinh dầu tăng cường chống rạn da,… sẽ phát huy hơn tác dụng của việc massage. Bởi lẽ, trong tinh dầu có chứa nhiều loại dưỡng chất như vitamin D, vitamin E, các hợp chất chống oxy hóa, các acid amin,… Các dưỡng chất này sẽ tăng cường khả năng hồi phục của các lớp tế bào biểu bì, tăng sự chun giãn, đàn hồi của các sợi collagen, mang lại sự sảng khoái thoải mái cho các mẹ. Bên cạnh đó, massage kết hợp với tinh dầu, các mẹ có thể ngâm chân với thảo mộc để mang đến sự thư giãn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong quá trình mang thai.

Mama Maia Spa – trung tâm chăm sóc và trị liệu giảm béo, massage, trẻ hóa da, chăm sóc bầu và sau sinh bằng phương pháp Nhật Bản.Vui lòng gọi đến số 0966 31 32 36 để được tư vấn miễn phí về dịch vụ.Facebook: https://www.facebook.com/mamamaiaspa/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giảm Triệu Chứng Chóng Mặt Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!