Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Đáp Thắc Mắc Liệu Bà Bầu Ăn Lê Có Tốt Không? * Hello Bacsi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà bầu ăn lê có tốt không?
Theo các chuyên gia, quả lê khá an toàn và tốt cho phụ nữ mang thai. Loại quả này có hàm lượng calo thấp và giá trị dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho bà bầu. Tuy nhiên, việc bà bầu ăn lê có tốt không phần nào phụ thuộc vào cách bạn vệ sinh, sơ chế. Mẹ bầu cần lưu ý rửa kỹ trước khi ăn nhằm giúp loại bỏ các mầm bệnh có hại đang ẩn nấp trên bề mặt quả lê và gây ra các bệnh như nhiễm toxoplasma, bệnh listeriosis hoặc các biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
Mặt khác, câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn lê có tốt không cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bầu, bạn không nên ăn lê nếu:
Đang mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ
Đang cảm thấy khó tiêu, do quả lê sẽ gây đầy bụng,
Không ăn lê và cua cùng lúc vì có thể dẫn đến tiêu chảy.
Bà bầu ăn lê bao nhiêu là đủ?
Mẹ bầu chỉ nên dùng từ 1−3 quả lê nhỏ hoặc vừa mỗi ngày trong suốt thời gian thai kỳ. Bạn không nên uống nước ép trái cây khi bụng đói mà thay vào đó hãy thưởng thức quả lê sau bữa ăn từ một đến hai giờ.
Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn lê
Một số lợi ích sức khỏe nhằm giải đáp cho câu hỏi bà bàu ăn lê có tốt không gồm:
1. Hỗ trợ chống lại nhiễm trùng:
Lê giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh thông thường, ho và cúm theo mùa. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm trùng phổi ( viêm phế quản, viêm phổi) và viêm gan.
Chúng là nguồn vitamin C phong phú, rất tốt cho thai kỳ. Một quả lê chứa 10mg vitamin, chiếm tới 11% mức trợ cấp khuyến nghị hàng ngày (RDA) cho phụ nữ.
Vitamin C chống lại nhiễm trùng trong cơ thể. Tiêu thụ lê cùng với các thực phẩm giàu chất sắt như đậu, thịt hoặc gạo, vì vitamin C trong trái cây giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt.
2. Ngăn ngừa táo bón thai kỳ
Lê là một nguồn chất xơ tốt chống lại táo bón thai kỳ, một vấn đề phổ biến trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu. Táo bón trở nên cấp tính với việc bổ sung sắt vào thời điểm này. Một quả lê chứa 7gm chất xơ, bao gồm 2gm pectin (một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa). Bạn nên ăn lê cùng với vỏ của nó để tiêu thụ nhiều chất xơ hơn.
3. Cung cấp năng lượng cho bà bầu
Một giải đáp khác cho thắc mắc bà bầu lê có tốt không chính là loại quả này có thể cung cấp cho bạn nguồn năng lượng vừa phải. Một quả lê nguyên quả có 100 calo trong khi một ly nước ép chứa 46 calo. Hơn nữa, loại trái cây này sẽ không làm mẹ bầu tăng cân vì chứa khá ít chất béo.
4. Giải quyết cơn thèm ngọt của bạn
Lê chứa hai loại carbohydrate đơn giản glucose và fructose. Những loại đường tự nhiên này là chất thay thế cho đường trắng và có thể thỏa mãn cơn thèm lê của bạn khi mang bầu. Chúng có vị ngọt hơn một quả táo nhưng chứa ít đường hơn.
5. Tốt cho sức khỏe tim mạch
6. Loại bỏ các độc tố
Lượng tannin cao có trong quả lê giúp loại bỏ hiệu quả các kim loại nặng và độc tố nguy hiểm.
7. Góp phần giúp xương chắc khỏe
Một quả lê trung bình cung cấp khoảng 16 mg canxi. Khoáng chất này rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành xương và răng của bé. Do vậy, bà bầu ăn lê không những ngon miệng mà còn đem đến cho cơ thể dưỡng chất cần thiết.
8. Cung cấp lượng nhỏ axit folic cần thiết
Một trái lê có chứa khoảng 12 mcg axit folic. Mặc dù không phải là hàm lượng cao nhưng nó có thể bổ sung lượng axit folic hàng ngày.
Axit folic rất quan trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất, vì nó đóng một vai trò thiết yếu trong việc ngăn ngừa các khuyết tật trong ống thần kinh. Đây là lý do tại sao các bác sĩ thường kê toa bổ sung axit folic cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
9. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Mang thai làm yếu hệ thống miễn dịch của thai phụ. Vì vậy, bạn cần củng cố nó bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi mang thai như quả lê.
10. Thuốc chống trầm cảm
Quả lê là một loại thuốc chống trầm cảm nhẹ và tự nhiên. Do đó, nó giúp chống lại căng thẳng và áp lực hàng ngày.
11. Ngăn chặn chứng buồn nôn
Ăn lê trong thời kỳ mang thai giúp bạn giảm bớt tình trạng khó chịu như buồn nôn hoặc ốm nghén. Ngoài ra, bạn có thể điều trị rối loạn dạ dày với nước ép quả lê.
12. Giảm sưng phù
Khi mang thai, phụ nữ thường bị phù nề mặt và tay chân. Việc ăn một đến hai quả lê mỗi ngày sẽ giúp bạn đáp ứng đủ coban được yêu cầu hàng ngày, bổ sung chất sắt. Ăn lê cũng làm thận bài tiết ra nước thừa, giúp giảm thiểu triệu chứng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.
13. Các lợi ích khác khi bà bầu ăn lê
Ngoài quả lê, mẹ cũng có thể thử một số loại trái cây tốt cho bà bầu khác hay các loại nước ép hoa quả trong thai kỳ của mình để đảm bảo nguồn vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời còn giúp da dẻ của mẹ hồng hào, trắng sáng.
Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Giải Đáp Thắc Mắc Bà Bầu Ăn Sầu Riêng Có Tốt Không? * Hello Bacsi
Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không?
Bên cạnh mùi vị, sầu riêng rất giàu dinh dưỡng. Ở một số nước châu Á, bà bầu ăn sầu riêng là điều “cấm kỵ” vì nhiều người cho rằng tính nóng của loại trái cây này có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ sau sinh. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh quan điểm trên.
Bạn vẫn có thể ăn sầu riêng khi mang thai. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu vì nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.Tuy nhiên nếu bạn ăn quá nhiều, sầu riêng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt.
Ăn sầu riêng khi mang thai đem đến những lợi ích gì?
1. Giàu chất xơ
Táo bón là vấn đề khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Sầu riêng hoạt động như một loại thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) tự nhiên, giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.
2. Giàu axit folic
Sầu riêng rất giàu axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Bà bầu ăn sầu riêng khoảng 100g có thể đáp ứng khoảng 9% nhu cầu axit folic mỗi ngày mà cơ thể cần.
3. Giàu vitamin B
Sầu riêng chứa rất nhiều các loại vitamin thuộc nhóm B như vitamin B1, B2 và B3. Những loại vitamin này rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu ăn sầu riêng cũng giúp bổ sung cho cơ thể vitamin mà bạn đang cần.
4. Giàu chất chống oxy hóa
Ngoài chất xơ và vitamin B, sầu riêng còn có chứa kẽm, tryptophan và organo-sulfur có tác dụng chống oxy hóa. Các chất này giúp bảo vệ bạn và thai nhi khỏi sự tấn công của các chất gây ô nhiễm và các gốc tự do.
5. Giàu vitamin C
Bà bầu ăn sầu riêng còn giúp hấp thụ vitamin C. Loại vỉtamin này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà hỗ trợ còn giúp ích cho việc hấp thu canxi và sắt cho bạn và bé.
6. Giàu khoáng chất
Sầu riêng có chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, đồng, mangan và magiê. Những khoáng chất này rất có lợi cho những phụ nữ mang thai đang cần bổ sung máu để cung cấp cho thai nhi.
7. Không có chất béo có hại cho cơ thể
Sầu riêng không chứa cholesterol và những loại chất béo có hại cho cơ thể. Ngoài ra, bà bầu ăn sầu riêng còn giúp điều hòa huyết áp khi mang thai.
8. Chống trầm cảm
Một lợi ích của việc bà bầu ăn sầu riêng là giúp tăng cường sức khỏe tinh thần. Sầu riêng giúp hạn chế trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh.
Lưu ý cho bà bầu ăn sầu riêng khi mang thai?
Mặc dù sầu riêng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nó cũng chứa rất nhiều đường và carbohydrate. Hai múi sầu riêng kích thước trung bình chứa khoảng 60 kcal. Vì vậy, ăn quá nhiều sầu riêng có thể làm lượng glucose trong máu tăng đột biến, khiến cân nặng của bé tăng lên. Điều này sẽ khiến quá trình chuyển dạ và sinh nở gặp khó khăn.
Hàm lượng đường và carbohydrate cao trong sầu riêng có thể gây hại cho một số phụ nữ mang thai. Bạn nên tránh ăn loại trái cây này nếu:
Mẹ bầu thừa cân
Bị đái tháo đường đường thai kỳ
Bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ ba
Có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường
Đã từng bị đái thái đường thai kỳ ở lần mang thai trước.
Bật mí cách ăn sầu riêng khi mang thai an toàn
Phụ nữ đang cho con bú có thể ăn sầu riêng không?
Nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng việc ăn sầu riêng có thể giúp lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do sầu riêng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin C, sắt, kali, carbohydrate, chất xơ, protein và canxi.
Mỗi ngày, những bà mẹ đang cho con bú có thể đốt cháy tới 500kcal. Do đó, nguồn dinh dưỡng từ sầu riêng sẽ rất có ích nhưng bạn vẫn chỉ nên ăn vừa phải và nếu có bất cứ nghi ngờ gì, bạn nên hỏi bác sĩ ngay.
Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Giải Đáp Thắc Mắc Bà Bầu Ăn Hồng Có Tốt Không?
Giống như tất cả các loại trái cây khác, hồng giàu chất xơ và nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn hồng cần hết sức cẩn thận. Nếu ăn sai cách, thai nhi có thể sẽ bị ảnh hưởng
Trong các loại trái cây, quả hồng chín có nguồn chất xơ dồi dào nhất, gấp 2 lần so với các loại quả khác. Hơn nữa, hồng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, C, sắt, canxi, magie… Ăn hồng thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, ho…, đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp.
1/ Tránh ăn hồng lúc đói
Không riêng gì quả hồng mà tất cả các loại trái cây khác đều không phù hợp để ăn lúc đói. Khi đói bụng, dạ dày sẽ tiết nhiều a-xít hơn, kết hợp với các chất trong trái cây sẽ tạo chất kết tủa, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
Với hồng, do chứa nhiều pectin và a-xít tannic nên khi kết hợp với chất a-xít trong dạ dày sẽ tạo thành chất kết tủa cực mạnh, có thể lưu lại trong dạ dày tạo thành sỏi, dẫn đến tắc nghẽn tiêu hóa.
2/ Bà bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng
Hàm lượng đường trong quả hồng khá cao, khoảng hơn 10%. Hơn nữa, lại là đường dễ hấp thụ. Vì vậy, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, tốt nhất nên hạn chế ăn hồng, tránh tình trạng đường trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
3/ Hồng dễ gây sâu răng
Giống như nhiều loại thực phẩm ngọt khác, sau khi bà bầu ăn hồng nên xúc miệng lại với nước, hoặc đánh răng. Tránh tình trạng những mảng hồng nhỏ còn bám lại trên răng, dẫn đến sâu răng. Dưới tác động của các hormone thai kỳ, nguy cơ sâu răng của bà bầu thậm chí cao hơn so với bình thường nên càng cần lưu ý kỹ.
4/ Bà bầu ăn hồng nên bỏ vỏ
Chất tanin trong quả hồng tập trung nhiều nhất ở vỏ. Vì vậy, khi ăn bầu nên bỏ vỏ, vừa giúp giữ trọn vẹn vị ngon, ngọt của quả hồng, vừa không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
5/ Không ăn hồng và thịt ngỗng
Ngoài thịt ngỗng, những thực phẩm giàu protein như tôm, cua, cá… đều không thích hợp ăn kèm với hồng. Vì protein kết hợp với tanin trong hồng sẽ tạo thành protein a-xít tannic. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.
6/ Hồng và rượu: Không thể kết đôi!
Rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết, kết hợp với tanin tạo thành chất sền sệt, dính nhầy. Kết hợp thêm với cellulose có thể tạo thành cục máu đông, gây khó tiêu hóa, lâu dần sẽ dẫn đến tắc ruột.
Ngoài ra, uống rượu khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho quá trình phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu. Tốt nhất, không chỉ khi ăn hồng, bà bầu nên nói “Không” 100% với rượu, bia trong suốt thai kỳ.
7/ Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, khi ăn cùng với hồng sẽ gây kết tủa gây khó tiêu, lại khó đào thải ra ngoài, dễ gây sỏi trong dạ dày.
8/ Bà bầu không nên ăn quá nhiều hồng
Hàm lượng tanin quá cao trong quả hồng có thể gây ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, bà bầu không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là những mẹ bầu bị thiếu máu.
9/ Bà bầu có vấn đề tiêu hóa không nên ăn hồng
Bà bầu có vấn đề tiêu hóa, tiêu chảy, ốm nghén nặng, chức năng dạ dày kém không nên ăn hồng, vì có thể làm các vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.
Gợi ý cách chọn hồng
Có 2 loại hồng: hồng giòn và hồng mềm. Hồng giòn thường ăn lúc còn tươi, chưa chín mềm, quả màu vàng, hơi vuông. Hồng mềm nên ăn khi quả chín đỏ, bởi hồng mềm chưa chín sẽ có màu nâu sậm, bên ngoài có một lớp sáp và có vị hơi đắng, chát.
Khi lựa hồng, mẹ nên chọn những quả cầm mềm tay. Cẩn thận tránh làm dập, xước phần vỏ. Với những quả hồng đã chín, mẹ nên bảo quản trong tủ lạnh. Đây cũng là cách đơn giản để loại bỏ bớt vị chát của hồng.
Giải Đáp Nghi Vấn Bà Bầu Ăn Táo Tàu Có Tốt Không * Hello Bacsi
Bà bầu ăn táo tàu như món ăn vặt được xem là thói quen khá an toàn nếu thưởng thức loại quả này theo lượng vừa đủ, nếu không sẽ gây ra các tình trạng chóng mặt, nôn mửa…
Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai nên có đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ các nguồn thực phẩm như thịt, trái cây, rau, sữa… Có nhiều loại trái cây mà bạn có thể ăn trong thai kỳ, nhưng việc bà bầu ăn táo tàu có tốt không vẫn để lại nhiều nghi vấn. Nếu bạn đang có cùng thắc mắc tương tự, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.
Giá trị dinh dưỡng của táo tàu
Quả táo tàu là một loại trái cây nhỏ và ngon. Nó chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và các khoáng chất khác. Quả chưa chín sẽ có màu xanh. Khi chín, nó chuyển sang màu vàng xanh với những đốm màu gỗ trên vỏ. Táo tàu chín hẳn sẽ có màu đỏ và lớp vỏ bên ngoài trở nên nhăn nheo và mềm hơn.
Các loại quả mọng nhỏ như táo tàu thực sự rất giàu chất dinh dưỡng, chứa khá nhiều khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai, chẳng hạn như:
Lợi ích khi bà bầu ăn táo tàu
Ăn táo tàu khi mang thai có thể đem đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Thêm vào đó, một trong số các lợi ích cũng hỗ trợ cho cả thai nhi trong bụng.
1. Cải thiện giấc ngủ
Khó ngủ có thể là một trong những vấn đề khiến bà bầu khó chịu trong thời gian mang thai. Táo tàu được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để cải thiện giấc ngủ và điều trị chứng mất ngủ từ thời xa xưa.
Điều này là do nó chứa saponin có tác dụng an thần và thư giãn, giúp mẹ bầu dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Thưởng thức một tách trà táo tàu ấm ngay trước khi đi ngủ có thể cho bạn có được khoảng thời gian nghỉ ngơi thật sự chất lượng.
2. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Ăn khoảng 40mg táo tàu mỗi ngày có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Nó có thể cải thiện môi trường chung của khu vực đường tiêu hóa và giảm tiếp xúc với amoniac và các hợp chất có hại khác.
3. Tăng cường sức đề kháng
Táo tàu chứa nhiều vitamin A và C, chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Những chất dinh dưỡng thiết yếu này chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do, khiến mẹ bầu dễ mắc phải các loại bệnh vặt hoặc mệt mỏi hơn so với thông thường.
4. Giảm viêm nhiễm
Chiết xuất từ táo tàu có thể giúp giảm đau ở cơ bắp hoặc đau khớp do đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh.
5. Giảm căng thẳng
Stress khi mang thai không được xem nhẹ bởi mẹ lẫn con đều có khả năng bị ảnh hưởng và tạo ra nhiều tác động xấu. Theo truyền thống, táo tàu đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm vì nó có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể. Thực tế, một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy táo tàu làm giảm sự căng thẳng khi dùng với liều lượng thích hợp.
Bà bầu ăn táo tàu có tốt không?
Câu trả lời là có. Nếu dùng trong chừng mực, táo tàu sẽ trở thành thức ăn an toàn trong thai kỳ. Ngoài ra, có khá nhiều lý do để khuyến khích bà bầu ăn táo tàu, chẳng hạn như lượng cholesterol trong táo tàu gần như bằng không, thích hợp cho việc xoa dịu cơn đói trong giờ làm việc.
Bà bầu ăn táo tàu bao nhiêu là đủ?
Ăn táo tàu khi mang thai rất có lợi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ dù tốt đến đâu, bạn vẫn không thể dùng một cách thiếu kiểm soát. Ăn từ 20 – 25 quả táo tàu trong một lần có thể khiến huyết áp và đường huyết đột ngột tăng vọt. Điều này rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai kỳ. Do vậy, mẹ bầu hãy cân nhắc chỉ dùng khoảng 5 quả cho mỗi lần là an toàn nhất.
Ai không nên ăn táo tàu khi mang thai?
Phụ nữ mang thai mắc phải đái tháo đường thai kỳ nên tránh xa loại quả này do lượng đường trong táo tàu khá cao và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đường huyết. Đồng thời, mẹ bầu chỉ nên ăn táo tàu tươi thay vì ăn mứt.
Tránh ăn táo tàu đã để quá lâu, vì chúng có thể bị thối dẫn đến sự hình thành các axit và các chất khác như metanol, khiến mẹ bầu chóng mặt và đôi khi gây tử vong cho mẹ và bé.
Ăn táo tàu đúng cách
Bạn có thể ăn táo tàu khi chín, trái sấy khô hoặc ép lấy nước nếu biết cách chế biến, nhưng tốt nhất hãy chọn ăn táo tươi. Song khi ăn bạn nên gọt vỏ vì vỏ trái cây không dễ tiêu hóa. Không chỉ táo tàu, ăn trái cây nào bạn cũng nên gọt vỏ.
Cách chọn lựa và bảo quản táo tàu
Chọn táo tàu
Hãy chọn táo theo màu. Quả chỉ mới chín một nửa có màu xanh lá cây, trong khi táo tàu chín hoàn toàn sẽ có màu nâu. Hãy chọn quả to, tròn, mọng, cầm chắc tay; không chọn quả đã giập, có mùi chua…
Bảo quản táo tàu
Táo tàu chưa qua sấy khô có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng và trong thời gian tối đa là bốn ngày. Tuy nhiên, bạn có thể lưu trữ nó trong tủ lạnh trong một vài tuần. Còn táo tàu khô có thể được lưu trữ trong hộp kín trong nhiều tháng.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều táo tàu
Sắt, phốt pho và canxi là những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cũng như thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn nạp quá nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ, từ mất ngủ đến chuột rút cơ bắp thường xuyên và thậm chí làm tăng huyết áp của người mẹ. Tình trạng chuột rút có thể ảnh hưởng đến ngực và gây ra cơn đau tim trong những trường hợp hiếm gặp.
Ăn táo tàu khi mang thai đem đến khá nhiều tác dụng tốt nếu dùng với lượng vừa đủ. Vì vậy, dù thấy ngon miệng cũng đừng ăn quá nhiều bạn nhé!
Phương Uyên/HELLO BACSI
Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Đáp Thắc Mắc Liệu Bà Bầu Ăn Lê Có Tốt Không? * Hello Bacsi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!