Đề Xuất 4/2023 # Đối Mặt Với Những Lo Lắng Khi Mang Thai Đôi # Top 7 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 4/2023 # Đối Mặt Với Những Lo Lắng Khi Mang Thai Đôi # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đối Mặt Với Những Lo Lắng Khi Mang Thai Đôi mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một chút hoang mang, lo lắng khi biết tin mang thai đôi

Trong khi một số cha mẹ cảm thấy hạnh phúc khi được nghe tin sẽ đón chào đến 2 em bé, những người khác lại cần thời gian để thích nghi với điều này. Việc có cảm giác shock cũng thường thấy như việc cảm thấy vui mừng vậy.

Hoàn toàn chẳng có gì sai khi bạn có những cảm xúc như thế cả. Những giấc mơ của các cặp vợ chồng về đứa con sẽ chào đời thường không bao gồm hai cái cũi, hai ghế ăn, hai xe đẩy hoặc hai em bé.

Bạn đã chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như thể chất và tài chính cho sự ra đời của một đứa trẻ – và đột nhiên bạn biết được rằng mình chuẩn bị có đến hai đứa con, cảm giác thất vọng và lo lắng khi mang thai đôi là điều hiển nhiên. Trách nhiệm sắp tới phải chăm sóc cho một em bé đã quá đủ để làm bạn lo sợ rồi, chưa kể giờ phải lo cho tận hai em bé. Tâm lý chung là các ông bố, bà mẹ sẽ thêm phần lo lắng và có cảm xúc lẫn lộn.

Những cảm xúc đang xoay vòng trong đầu bạn lúc này

Khi chưa biết sinh đôi, bạn sẽ nghiễm nhiên phát triển một mối quan hệ thân mật giữa bạn và em bé sắp chào đời này. Thế nhưng khi biết sinh đôi, mối quan hệ thân thiết này như bị mất đi, thay vào đó là một mối quan hệ mới với tận 2 bé mới cùng một sự lạ lẫm. Bạn chưa thể lập tức chấp nhận sự thật rằng mình sắp có thêm đến hai đứa con.

Thay vì tưởng tượng hình ảnh mình ôm con đung đưa trên tay, cho bé ăn và âu yếm bé, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi cố hình dung có đến hai em bé cùng bước vào cuộc sống của mình như thế nào. Cũng có thể bạn sẽ bị tràn ngập bởi những cảm xúc lẫn lộn mâu thuẫn nhau – đầu tiên bạn thắc mắc vì sao mình lại có đến hai em bé, sau đó tự cảm thấy tội lỗi vì câu hỏi đó (đặc biệt nếu hai bạn đã phải rất cố gắng để đậu thai).

Tất cả những cảm giác này (cùng với những cảm giác khác mà bạn có thể có) là phản ứng hoàn toàn bình thường khi nhận được tin mình mang thai và biết rằng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi một cách rất đặc biệt và ngoài mong đợi.

Lo lắng khi mang thai đôi chỉ là nỗi lo tức thời và mẹ sẽ sớm đối mặt tốt với nó

Cuối cùng là chuẩn bị tinh thần và tài chính để chào đón sự ra đời của 2 bé

Hãy chấp nhận sự thật bạn đang có những cảm xúc lẫn lộn do sắp đón đến hai đứa trẻ, và đừng để cảm giác tội lỗi đè nặng bản thân (do những gì bạn cảm thấy là bình thường và có thể hiểu được, hoàn toàn chẳng có gì phải thấy sai trái). Thay vào đó, vợ chồng bạn hãy dùng những tháng trước ngày sinh để làm quen với ý nghĩ mình sắp có một cặp sinh đôi (bạn sẽ quen và trở nên hạnh phúc vì điều đó rất nhanh đấy).

Hai vợ chồng hãy trò chuyện cởi mở và thành thật với nhau: càng nói ra các cảm giác của mình, bạn sẽ càng thấy bớt nặng nề và nhanh hóa giải chúng hơn. Sự an ủi của người bạn đời sẽ là “liều thuốc” tốt nhất để cả hai vợ chồng cùng vượt qua cái cảm xúc lo lắng tức thời này.

Chia sẻ cảm giác của bạn với những người đã từng trải qua chúng. Trò chuyện với bất cứ ai có con sinh đôi mà bạn quen biết hoặc bạn cũng có thể tìm thấy những người này trên các nhóm Facebook và diễn đàn. Và kết quả là bạn sẽ nhận ra rằng mình không phải là những người duy nhất có cảm xúc lẫn lộn như vậy.

Cuối cùng là sẵn sàng tài chính. Với một cặp song sinh, đúng là bạn cần nỗ lực gấp bội lúc đầu, nhưng niềm vui cũng sẽ nhân đôi những ngày tháng sau này đấy.

Lo Lắng Khi Mang Thai Lần Đầu

Xin chào các mẹ và các anh, chị, E là tv mới có chút lo lắng trong lần đầu mang thai, mẹ nào có kinh nghiệm thì giúp e với. E năm nay 24t, chu kì kinh trước của e là ngày 31/6/2013 đến ngày 4/8/2013 e thử thai thì ko lên vạch, sau đó đến ngày 14/8/2012 e thử thì thấy 2 vạch đậm, e đi siêu âm và có kết quả là: Thành mỏng, nước tiểu trong, không có sỏi.Tư thế ngả sau, kích thước to hơn bình thường, Am vang tử cung đồng nhất, không thấy khối cư trú. trong buồng tử cung có 1 túi ối, dường kính túi ối 12mm. Bờ túi ối mỏng, không có tụ dịch dưới màng nuôi. Bên trong chưa có hình ảnh mầm thai, có hình ảnh túi noãn hoàng. Buồng trứng: trái, phải bình thường. Túi cùng Douglas không có dịch. kết luận thai tương đương >5 tuần, hẹn siêu âm sau 1 tuần. Xét nghiệm nước tiểu không có dấu hiệu dọa xảy. Nhưng e thường xuyên thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới,ngực không thấy căng tức nữa( cách đây vài hôm thì có thấy đau tức ngự và buồn nôn vào sáng sớm), ko thấy hiện tượng ngén nên rất lo lắng. Bởi vì e đã có tiền sử thai lưu 1 lần và lần đó e cũng bị đau bụng như lần mang thai này nên rất sợ. Bác sĩ cho e đặt thuốc Utrogestas 1 v 200mg/ngày và dùng thuốc spasmaverin 0.04g 4v/ngày. Xin hỏi các mẹ là đau bụng như vậy có sao ko? và Bờ túi ối mỏng thì có ảnh hửong gì đến e bé không?E hỏi thì bác sĩ nói theo chu kì kinh thì thai phải là 6 tuần rồi, nhưng kết quả siêu âm chỉ cho thấy trên 5 tuần 1 tí, vì có tiền sử lưu thai nên cho dùng nội tiết này trước, 1 tuần sau siêu âm lại để xem thai có phát triển ko thì sẽ tiêm. 1 tuần này lòng e như lửa đốt vậy, mẹ nào vào chia sẻ cùng e đi.

Thảo luận 2

Lên cho các mẹ có kinh nghiệm chia sẻ………

Thảo luận 3

Nếu có tiền sử thai lưu thì em nên cẩn thận, nhẹ nhàng em nha! Còn đau bụng dưới thì lúc mới mang thai chị cũng bị vậy em ah! Em đừng để tâm lý đè nặng sẽ không tốt cho bé và cho em nha! Chúc 2 mẹ con mạnh khỏe!

Thảo luận 4

Vậy hả chị, e cảm ơn chị nha. Đau bụng cũng là triệu chứng bình thừog thui c nhỉ, như thế e đỡ lo hơn

Thảo luận 5

mẹ nó nói toàn thuật ngữ y học mình đọc chả hiểu gì hết. mình hàng tháng đi siêu âm phim chụp chỉ nhìn ảnh, đọc mấy thông số cũng ko hiểu gì luôn, bác sĩ nói mình cũng ko hiểu, chỉ biết hỏi 1 câu: thế là tốt hay xấu, bình thường hay không bình thường. bác sĩ bảo tốt, bình thường thì cứ yên tâm về nhà tĩnh dưỡng. nghĩ nhiều làm gì cho ảnh hưởng. mình cũng mang thai lần đầu, nhiều cái hoang mang, thỉnh thoảng bị các cô có con bảo là như con gà, ko có hiểu biết gì vì toàn nghe người ta nói linh tinh rồi tin, kiểu như uống sữa bà bầu thì mất sữa mẹ, ăn bánh mì thì con to bla bla… được cái đọc sách và lên diễn đàn cũng có nhiều thông tin tham khảo nên cũng vỡ ra nhiều thứ. có triệu chứng gì thì hỏi bác sĩ. hồi tháng đầu mình cũng bị đau bụng, bác sĩ bảo về kiêng rau ngót và tỏi là được. thế là hết đau và từ lúc đó đến giờ ko động 1 tí rau ngót nào, tỏi thì thỉnh thoảng ăn hương ăn hoa chứ ko ăn trực tiếp.

Thảo luận 6

bạn ơi, bạn đừng nên lo lắng quá, nếu có thể thì uống rễ cây gai , có tác dụng an thai đấy bạn à. khi sinh xong có thể uống để chưa sa sinh dục nưa đây nhưng chỉ uống trong 2-3 ngày thôi nhé.

Thảo luận 7

Khi mới mang bầu mình cũng thỉnh thoảng đau bụng dưới như kiểu sắp bị ý. Cứ nghĩ là báo bị nên chậm kinh 10 ngày mới thử que thì lên 2 vạch. Mình thấy bảo nhìu khi đau bụng thế là do thai đang làm ổ thui. Mẹ nó hãy cứ thoải mái tinh thần, đi lại nhẹ nhàng. Mọi chuyện sẽ ổn cả thui

Thảo luận 8

Cảm ơn các mẹ đã vào chia sẻ nha

Đau Bụng Khi Mang Thai: Khi Nào Nên Lo Lắng?

Điều này không có gì là lạ, vì bạn đang mang trong người một sinh linh mới! Cùng với sự thay đổi đột ngột của những nội tiết tố mạnh và mới, việc mang thai có thể cực kỳ không dễ chịu theo nhiều cách khác nhau.

Nhưng đối với những người mang thai lần đầu tiên, tất cả những cơn đau và nhức mỏi mới, từ đau vùng bụng dưới đến đau vùng hố chậu phải, đều có thể gây bối rối, lo lắng và thường khá đáng sợ. Vậy đau thế nào là bình thường và thế nào là không bình thường? Và làm thế nào để phân biệt?

Những kiểu đau bình thường và không đáng lo:

Đầy hơi và táo bón rất hay gặp khi mang thai, vì hoóc-môn progesterone khi mang thai gây giãn các cơ trơn ở cả thực quản và ruột. Bình thường, ruột sẽ co bóp để đẩy chất thải đi xuống và ra ngoài. Nhưng với sự chậm lại này, cơ thể sẽ khó tống chất thải ra ngoài hơn, làm tắc nghẽn mọi thứ và có thể gây đau vùng bụng dưới khi mang thai. Sự tích tụ hơi có thể gây đau đến mức một số bệnh nhân đi khám cấp cứu vì nghĩ đến nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Và nó có thể gây đau khá dai dẳng. Cách tốt nhất để ngăn chặn đầy hơi và táo bón là ăn ít một nhiều lần trong ngày với nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Nếu bạn đang bị đau bụng do đầy hơi hoặc táo bón, thì thuốc làm mềm phân cũng có thể giúp ích.

Đau nhói vùng bụng dưới do cử động đột ngột

Khi thai kỳ tiến triển và bụng bạn càng ngày càng lớn hơn, hai dây chằng giữ tử cung vào thành bụng – được gọi là các dây chằng tròn – bắt đầu bị co kéo, gây đau. Loại đau này thường bắt đầu vào khoảng 12 đến 14 tuần và rõ hơn trong ba tháng giữa. Đau có cảm giác như bị kéo hoặc đau nhói ở nửa dưới bụng hai bên tử cung. Thông thường, bạn sẽ nhận thấy loại đau này nhiều hơn với những cử động đột ngột, như khi trở mình hoặc vặn người sang bên. Tin tốt: Đau dây chằng tròn chỉ giới hạn ở một vùng và khi bạn ngừng cử động, đau sẽ giảm dần.

Cơn co chỉ kéo dài từ một đến hai phút

Hầu hết phụ nữ mang thai đều biết rằng chuyển dạ bao gồm các cơn co tử cung, nhưng nhiều người không biết là các cơn co có thể xuất hiện ngay từ ba tháng giữa (và hay gặp nhất trong ba tháng cuối). Những cơn co này, được gọi là cơn co Braxton Hicks, là một phần bình thường của thai kỳ và tuy có thể không thoải mái, chúng thường không gây đau. Những cơn co này giống như những cơn co mà người phụ nữ cảm thấy khi chuyển dạ, chỉ có điều chúng không đau và thường không xảy ra theo một khuôn mẫu nhất định hoặc kéo dài. Tử cung sẽ cứng và “phồng lên” trong bụng và cơn co có thể kéo dài trong một hoặc hai phút trước khi tử cung giãn. Cơn co Braxton Hicks cũng được gọi là “cơn co tập dượt” vì chúng giúp người mẹ chuẩn bị cho chuyển dạ và cho phép họ thực hành các bài tập thở được dạy trong các lớp học tiền sản.

1. Thay đổi tư thế: Nếu bạn đang đứng, hãy thử ngồi hoặc nằm xuống. Nếu bạn đang ngồi, hãy đứng dậy và đi lại. Đi bộ có thể là một ý tưởng tốt.

2. Tắm nước ấm: Ngồi trong bồn trong 30 phút hoặc ít hơn.

3. Giữ đủ nước: Uống một vài ly nước (vì cơn co có thể xảy ra do mất nước).

4. Uống nước ấm: Uống một cốc trà hoặc sữa ấm.

Nếu những cách trên không có tác dụng, hãy gọi cho bác sĩ.

2. Đau vùng bụng trên bên phải sau khi ăn

Tiêu hóa chậm cũng làm chậm quá trình làm rỗng túi mật, có thể dẫn đến sỏi mật. Nếu không phải là trường hợp quá nghiêm trọng, sỏi mật có thể được điều trị bảo tồn bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, bao gồm tránh các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Đôi khi một số bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật, nhưng trong hầu hết các trường hợp, việc mổ sỏi mật có thể trì hoãn đến sau khi sinh. Sỏi mật thường đi kèm với đau ở góc phần tư phía trên bên phải của bụng xảy ra sau khi ăn một bữa ăn nhiều dầu mỡ. Nếu viêm túi mật xảy ra, triệu chứng sẽ bao gồm sốt và đau tăng lên không hết. Trong trường hợp này, phẫu thuật có thể là cần thiết.

3. Đau đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, kèm theo buồn nôn

Tiền sản giật là một tình trạng bệnh đặc hiệu cho thai nghén, thường đi kèm với tăng huyết áp đột ngột và tổn thương ở các cơ quan khác (thường là thận và gan). Bệnh thường xảy ra trong ba tháng cuối, nhưng ở một số phụ nữ, ví dụ người bị thừa cân và mang đa thai, thường được theo dõi tình trạng này sớm hơn. Một triệu chứng phổ biến là đau vùng bụng trên, điển hình là dưới bờ sườn phải (vị trí của gan). Tiền sản giật cũng có thể gây buồn nôn, nôn, đau đầu không chịu nổi, các vấn đề về thị lực và khó thở. “Nếu đau diễn ra liên tục, mới hoặc đột ngột, người mẹ cần được đánh giá, đặc biệt là nếu có vấn đề với huyết áp khi mang thai. Tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và em bé, bao gồm đẻ non, Vì vậy, cần phải theo dõi cẩn thận. Nếu bạn bị đau vùng bụng trên tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, hãy nói với bác sĩ.

4. Đau kèm theo ra máu âm đạo

Đáng buồn là 15 đến 20% số các trường hợp mang thai kết thúc bằng sẩy thai. Đau nhói, đau âm ỉ, hoặc đau kiểu co thắt bụng hoặc vùng thắt lưng kèm theo ra máu là một dấu hiệu báo động. Những chấm chảy máu nhẹ là bình thường trong khi mang thai, nhưng ra máu âm đạo nào nhiều hơn một miếng băng vệ sinh mỗi giờ là căn cứ để gọi bác sĩ. Nếu ra máu đi kèm với đau bụng dữ dội sớm trong thai kỳ, đó cũng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc trong ống dẫn trứng, khi trứng được thụ tinh làm tổ trong ống dẫn trứng (hoặc nơi khác trong bụng) thay vì tử cung. Nếu bạn bị mất kinh và bị đau nhiều ở góc một phần tư bên phải hoặc bên trái, chấm chảy máu và/hoặc ra máu âm đạo, chóng mặt hoặc choáng váng, đó có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung và là một cấp cứu. Bạn cần đi khám ngay để được xử trí càng sớm càng tốt.

Một vài điều có thể làm để giảm thiểu đau bụng khi mang thai

Đối với cả đau bụng thông thường và nghiêm trọng, lối sống đóng một vai trò lớn. Giữ đủ nước, chế độ ăn uống cân bằng và tránh các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ là rất quan trọng trong khi mang thai, Jones nói. Phát hiện sớm cũng là chìa khóa. Nếu bạn cảm thấy không ổn lắm và các triệu chứng có vẻ đang dần trở nên tồi tệ hơn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Nói cách khác, khi nghi ngờ, hãy làm rõ!

Cẩm Tú

Nỗi Lo Lắng Của Phụ Nữ Mang Thai Khi Bị Trĩ Nội

Khi mang thai mà bị trĩ nội bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề không những ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bạn mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi và sinh hoạt hàng ngày. Nỗi lo lắng của phụ nữ mang thai khi bị tr ĩ nội là gì và làm sao để có thể phòng chống bệnh trĩ nội cho các chị em khi mang thai? Bài viết hôm nay các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ tới bạn về vấn đề này.

Trĩ nội là gì?

Trĩ nội là loại trĩ mà các búi trĩ được hình thành phía trên đường lược bệnh nhân không thể quan sát cũng như sờ thấy bằng tay được. Bệnh trĩ nội chiếm tỉ lệ mắc phải tương đối lớn so với trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp tuy nhiên trĩ nội thường sẽ dễ chữa trị hơn khi mới hình thành và không gây nhiều phiền toái như các loại trĩ khác.

Có rất nhiều các lý do khiến cho chị em khi mang thai dễ mắc bệnh trĩ nôi hơn so với bình thường mà các chị em cần biết.

Do việc bổ xung rất nhiều các chất dinh dưỡng đặc biệt là uống thêm sắt khiến cho các chị em dễ bị táo bón tác động lên thành ruột và gây ra bệnh trĩ nội

Do trọng lượng của thai nhi ngày càng nặng điều đó gây áp lực lên trực tràng hậu môn không gian ở ổ bụng bị hẹp lại dòng máu đi qua các tĩnh mạch chậm dần và tụ lại, tĩnh mạch trong thành ruột có xu hướng bị phình ra và căng hết cỡ khiến chúng bị yếu đi và hình thành các búi trĩ.

Do bầu bí khiến cho chị em có thói quen lười vận động, ngồi nhiều, hay có thói quen ngồi nhà vệ sinh lâu

Tăng cân nhanh trong một thời gian ngắn khiến việc trao đổi các chất thường xuyên bị quá tải đồng thời khiến trực tràng hậu môn yếu đi và có nguy cơ bị trĩ cao hơn

Dấu hiệu bệnh trĩ nội khi mang thai

Nỗi lo lắng của phụ nữ mang thai khi bị trĩ nội

Lo lắng về tác hại của bệnh trĩ nội

Khiến cho các chị em luôn lo lắng bất an, tâm trạng không thoải mái

Là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức không thể làm việc tốt

Chị em có thể mất nhiều máu khiến cơ thể suy nhược hay bị choáng, giảm trí nhớ

Có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân dễ bị viêm nhiễm hậu môn gây ra các bệnh về đường ruột

Ảnh hưởng tới thai nhi khiến cho người mẹ có khả năng bị sảy thai, sinh non cao hơn nếu bị viêm nhiễm rất có thể các vi khuẩn gây hại sẽ xâm nhập vào thai nhi khiến trẻ mang dị tật bẩm sinh khi ra đời

– Lo lắng về chữa trị bệnh trĩ nội

Khi chữa trị bệnh trĩ nội chị em luôn phải lo lắng việc sử dụng các loại thuốc điều trị hoặc các cách điều trị có ảnh hưởng tới bé hay không. Đối với bệnh trĩ nội ở mức độ nhẹ việc chữa trị có thể rất đơn giản bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày là được, tuy nhiên đối với bệnh trĩ nội nặng sẽ gây ra cho chị em những tác hại nghiêm trọng khi chữa trị cần đặc biệt tân theo những chỉ dẫn của các bác sĩ.

Cách phòng chống bệnh trĩ nội hiệu quả khi mang thai

Để tránh khỏi những nguy cơ gây bệnh trĩ nội cho chị em phụ nữ khi mang thai các bạn cần lưu ý các vấn đề sau

– Thường xuyên vận động và luyện tập các bài tập Yoga, tập kegels nhẹ nhàng giúp cho hệ tiêu hóa được nhu động tăng cường sức khỏe

– Ăn các đồ ăn dễ tiêu hóa tăng cường ăn rau củ quả, uống nhiều nước lọc và nước ép hoa quả

– Bỏ thói quen ngồi nhà vệ sinh lâu hoặc ngồi hay đứng quá nhiều khi mang thai

– Giảm máu ứ đọng bằng cách nằm ngủ nghiêng về bên trái

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đối Mặt Với Những Lo Lắng Khi Mang Thai Đôi trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!