Đề Xuất 6/2023 # Dinh Dưỡng Trong 40 Tuần Thai Kỳ # Top 11 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 6/2023 # Dinh Dưỡng Trong 40 Tuần Thai Kỳ # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dinh Dưỡng Trong 40 Tuần Thai Kỳ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tuần 1

Khoảng 90% phụ nữ vẫn chưa biết mình mang thai ở thời điểm này. Nếu xác định chính xác mình đã có bé, mẹ nên bắt đầu ăn đủ 4 nhóm chất, uống bổ sung viên axit folic và đủ lượng chất sắt khi nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể mẹ phải thích nghi. Đồng thời trong thời gian này, mẹ phải tránh xa việc tiếp xúc với khói thuốc vì nó ảnh hưởng rất lớn đến phôi thai.

Tuần 2

Ngoài việc lựa chọn thời gian để quan hệ, dinh dưỡng cũng rất quan trọng để thụ tinh thành công. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu muốn sinh con gái, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, magie. Nếu muốn sinh con trai, mẹ nên bổ sung những thực phẩm có chứa kali, natri. Dinh dưỡng ở tuần 2, bên cạnh những thực phẩm trên, mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau tươi, trái cây, thịt đỏ và uống đều đặn 1 viên axit folic/ngày.

Tuần 3

Thời điểm này, các bà mẹ tương lai có thể lo lắng về chất lượng phôi thai trong tử cung. Muốn quẳng gánh lo âu này suốt thai kỳ, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chứa axit folic cao để giúp các tế bào hồng cầu và các tế bào của phôi thai hoạt động mạnh hơn. Lượng axit folic cần cung cấp trong thai kỳ khoảng 4.000mcg mỗi ngày từ khi mang thai đến hết thai kỳ. Lượng này có thể thay đổi nếu có chỉ định của bác sĩ.

Tuần 4

Phôi được cấy vào thành tử cung. Bạn bắt đầu cảm nhận có điều gì đó kỳ lạ. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai. Chẳng hạn, bạn muốn ăn thứ gì đó vào buổi sáng; ngán nhiều thứ và chỉ thích ăn chua. Tuy nhiên, nếu theo sở thích mà ăn uống tùy ý, em bé sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh.

Giai đoạn này, phôi thai được cấy vào niêm mạc tử cung, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ cần phải giàu sắt để tạo hemoglobin vì hemoglobin giúp vận chuyển oxy đến phôi thai, điều này rất quan trọng với sự sống còn của bào thai. Thực phẩm giàu sắt có thể tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau bina và bột cà ri.

Tuần 5

Tuần này, các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (protein). Axit amin có mặt trong protein cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Protein có trong thịt, sữa, sữa chua, pho mát và các loại đậu. Ngoài ra, chế độ ăn uống cần bổ sung thêm canxi.

Thời điểm này, mẹ nên bắt đầu ngừng uống cà phê vì caffeine sẽ khiến cơ thể không hấp thu được sắt. Nếu mẹ trót nghiện, mẹ chỉ nên uống một ít.

Tuần 6

Sự gia tăng đột ngột các hormone thai kỳ là nguyên nhân gây ốm nghén. Mẹ nên thay đổi thói quen ăn uống. Ă ít lại nhưng ăn thường xuyên hơn, tức là phải chia thành nhiều bữa. Nếu không thể ăn được, mẹ có thể ăn ngũ cốc hoặc bánh mỳ, rau bina. Trường hợp ốm nghén nặng, mẹ có thể ăn thêm ít gừng để giảm cảm giác buồn nôn.

Tuần 7

Hệ thống thần kinh trung ương và não bộ của thai nhi đã phát triển kể từ tuần này. Đây cũng là lúc mẹ nên bổ sung Omega-3 để giúp phát triển trí thông minh cho em bé từ trong bụng mẹ. Thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho bà bầu như cá hồi, cá mòi, hạnh nhân, đậu nành, quả óc chó, hạt bí ngô. bí ngô… Mẹ đừng quên axit folic luôn cần thiết trong việc bảo vệ mỗi tế bào của phôi phát triển mạnh hơn. Mẹ sẽ cần chất này cho đến tuần thứ 12.

Tuần 8

Các tế bào phức tạp trong não bộ bắt đầu phát triển. Chế độ ăn cần phải giàu Omega-3. Ngoài ra, vitamin B2 rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng này trong suốt thai kỳ của bạn, đặc biệt là trong 12 tuần đầu tiên. Vitamin B12 được tìm thấy trong sữa, lòng đỏ trứng, pho mát, rau lá xanh.

Tuần 9

Khung xương được hình thành rõ ràng, ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu tách ra. Trong tuần này, canxi là chất dinh dưỡng chính đối với sự phát triển khỏe mạnh của xương và rằng thai nhi. Mẹ nên bổ sung khoảng 700-800 mg mỗi ngày. Để hấp thu canxi hiệu quả, mẹ cần bổ sung thêm vitamin D. Mẹ có thể tắm nắng trong khoảng 30 phút mỗi sáng.

Tuần 10

Tuần này, nhau thai đã đảm nhận chức năng của mình một cách hoàn thiện. Do vậy, những gì mẹ ăn rất quan trọng, đều có tác động đến em bé. Một số thực phẩm không có lợi cho bào thai như gan, dầu gan cá tuyết hoặc thức ăn quá nhiều vitamin A bởi vì các thực phẩm này có chứa nhiều axit béo bão hòa có thể tích tụ trong cơ thể.

Tuần 11

Tuần này, năng lượng của mẹ sẽ chuyển hóa nhanh hơn bình thường. Vitamin B2 cần thiết cho các phản ứng enzym. Đồng thời, vitamin B2 giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ chất béo trong các động mạch. Mẹ bầu nên tránh ăn các thực phẩm có chất béo bão hòa.

Tuần 12

Cơ thể của thai phụ cần nhiều nước hơn từ tuần này. Mẹ nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để thay thế lượng nước đã mất vì phải đi tiểu thường xuyên. Các nguồn nước khác có thể dung nạp tốt trong tuần này bao gồm: nước ép trái cây, nước ấm và nước khoáng.

Tuần 13

Sự gia tăng hormone progesterone có thể gây nên những tình trạng viêm, chảy máu. Tuần này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để chữa các bệnh nướu răng. Đồng thời, vitamin cũng giúp tăng cường xương và răng của thai nhi với các vitamin. Vitamin C có nhiều trong trái cây, đặc biệt là cà chua và dâu tây.

Tuần 14

Hormone tuyến giáp phát triển để sản xuất kích thích tố. Nếu thích ăn rau cải, mẹ sẽ nhận vitamin C từ loại rau này. Nhưng ở giai đoạn này, mẹ nên hạn chế ăn rau cải, bởi vì nó gây ức chế chứ năng tuyến giáp.

Tuần 15

Bụng mẹ đã dần to hơn ở tuần thai thứ 15. Mẹ nên ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin A như rau lá xanh, bơ, bí ngô,… trong tuần này để tăng cường thị lực và thêm nguồn vi khoáng cho con. Tuy nhiên, mẹ phải kiêng ăn gan động vật.

Tuần 16

Tuần 17

Da của bé bắt đầu phát triển từ tuần 17. Nó là một lớp chất béo đặc biệt giúp giữ ấm cơ thể của thai nhi. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin. Vitamin có vai trò giảm mỡ trong mạch máu. Các thực phẩm nên có mặt trong chế độ ăn tuần 17, bao gồm: các loại hạt, trái cây, dầu từ lúa mì, hạt hướng dương, rau xanh và các loại rau củ có màu vàng.

Tuần 18

Từ tuần này, các ống tai của thai nhi phát triển để bé có thể cảm nhận được thế giới bên ngoài. Mẹ nên bổ sung vitamin B1. Ngoài việc giúp bảo vệ da, vitamin B1 còn giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, đồng thời cũng bảo vệ mẹ khỏi bệnh beriberi (thiếu hụt vitamin B1). Thực phẩm nên chọn trong tuần này bao gồm: ngũ cốc, gạo lứt, thịt bò hoặc thịt lợn, đậu phụ, tỏi, hạt vừng.

Tuần 19

Bàn tay và bàn chân của bé bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này, mẹ nên bắt đầu tập trung vào các loại thực phẩm có chứa kẽm. Vi chất này cần thiết đối với sự triển của em bé trong bụng. Hơn nữa, nó cũng giúp ngăn ngừa sinh non. Ngoài ra, kẽm cũng có rất nhiều trong hạt bí ngô.

Tuần 20

Trong tuần này, mẹ có thể gặp khó chịu vì chứng táo bón xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu không chữa trị, để lâu dài có thể gây bệnh trĩ. Các thực phẩm carbohydrates như gạo, khoai tây, bánh mì, lúa mì vừa cung cấp năng lượng vừa có tác dụng giảm triệu chứng táo bón.

Tuần 21

Trong tuần này, cơ thể bạn cần nhiều năng lượng hơn để hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Vitamin B3 sẽ giúp chuyển đổi đường và chất béo thành năng lượng, hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa tốt hơn. Vitamin B3 có rất nhiều trong thịt lợn, thịt gà, cá, nấm, hạt dẻ, hạt mè và ngũ cốc nguyên hạt.

Tuần 22

Các nơron phát triển hoàn thiện, các hệ cơ quan cũng gần như đầy đủ vàthai máy thường xuyên hơn, đó là những gì xảy ra ở thai nhi ở tuần 22. Tuần này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B12 để hỗ trợ quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu. Vitamin B12 có nhiều trong cá mòi, cá hồng, tôm, tôm hùm, cua, cá hồi, hàu, trai, thịt bò…

Tuần 23

Thể tích máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên từ tuần 23. Để phòng tránh thiếu máu, chế độ ăn tuần này cần rất nhiều chất sắt. Sắt có nhiều ở động vật và hải sản. Đây là nguồn thực phẩm giúp cơ thể hấp thu sắt vào máu tốt nhất. Thực phẩm có màu đỏ sẫm thường có hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, để hấp thu nhiều sắt hơn, mẹ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, ớt, cà chua, ổi, cam.

Tuần 24

Trọng lượng của mẹ bắt đầu tăng thêm vài kg. Chế độ ăn tuần này cần tập trung nhiều chất xơ để tránh tăng cân mất kiểm soát. Mẹ nên bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như đậu phộng, cải xoăn, đậu khô, bơ, gạo, bột yến mạch, gạo lức.

Tuần 25

Cơ quan sinh dục và hệ thống sinh sản của thai nhi đã phát triển rõ ràng từ tuần 25. Vitamin A là nguồn dinh dưỡng cần thiết trong tuần này. Đu đủ, bí ngô có lượng vitamin A cao nhất so với bắp cải trắng hay cà chua,… Vì thế trong bữa ăn hàng ngày của mẹ ở tuần này chắc chắn không thể thiếu những món này.

Tuần 26

Đôi mắt của thai nhi đã phát triển gần như hoàn chỉnh khi sang đến tuần 26. Em bé bắt đầu bắt đầu mở mắt trong tuần này. Đôi mắt của con sẽ tiếp tục phát triển trong 2 – 3 tuần sau. Vì vậy, mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt cho thị lực của bé. Ngoài ra, mẹ nên ăn trứng vào buổi ăn sáng và uống khoảng 1 – 2 ly sữa mỗi ngày trước giờ ngủ.

Tuần 27

Hệ miễn dịch của thai nhi vẫn còn kém. Lúc này con đã trông như một em bé sơ sinh. Nếu sinh ra vào tuần này, cơ hội sống khoảng 85% với điều kiện được chăm sóc đặc biệt. Các hệ thống và các cơ quan vẫn chưa thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Vì vậy, mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa sắt, canxi, omega-3, vitamin C để giúp thai nhi cứng cáp hơn.

Tuần 28

Thời điểm này, mẹ nên theo dõi những thay đổi trong cơ thể mình vì có nhiều biến chứng có thể xuất hiện. Carbohydrates và vitamin B1 giúp mẹ tăng cường sức mạnh để sẵn sàng cho quá trình sinh em bé. Một số thực phẩm có thể bổ sung như đậu, ngũ cốc, rau lá xanh, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt.

Tuần 29

Trong tuần này, quá trình tiết sữa non có thể bắt đầu. Một số mẹ, ở đầu ti sẽ bắt đầu có một lượng sữa non màu vàng rỉ ra. Hiện tượng này là dấu hiệu cho thấy ngực sẵn sàng cho quá trình cho con bú sữa mẹ.

Mẹ nên ăn các loại thực phẩm có chứa sắt, canxi, vitamin C, vitamin D để tăng cường tiết sữa để trẻ sinh ra có nhiều sữa bú. Nguồn thực phẩm nên bổ sung trong tuần này: dầu gan cá, chất béo sữa, bơ, cá, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá mòi, xoài, lươn, cà rốt, bí đỏ và rau xanh.

Tuần 30

Tử cung bắt đầu co lại, mẹ có thể cảm thấy khó chịu ở tử cung, tuy nhiên, đây không phải dấu hiệu chuyển dạ. Vitamin nhóm B có trong các loại trái cây ướp lạnh tươi như dưa hấu, ổi, xoài, đu đủ chín sẽ làm mẹ cảm thấy sảng khoái, đồng thời nó cũng giúp cơ bắp được thư giãn.

Tuần 31

Phổi của bé gần như hoàn thiện nhưng em bé vẫn cần dựa vào oxy trong máu để duy trì sự sống. Do vậy, thời gian này cơ thế cần hấp thu sắt để tạo máu nuôi thai. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung vitamin K để giúp hấp thu canxi hiệu quả hơn. Vitamin K có trong rau bina, bắp cải,…

Tuần 32

Đầu em bé bắt đầu di chuyển. Thai nhi càng tăng thêm trọng lượng cho đến khi bé được sinh ra. Áp lực trọng lượng thai nhi khiến mẹ cảm thấy đau đớn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm vitamin nếu thấy cần thiết. Mẹ có thể ăn chuối, uống nước chuối ép và ăn trứng 2 – 3 lần/ tuần.

Tuần 33

Tình trạng thiếu máu đã giảm. Lúc này, cơ thể có thể hấp thụ tới 66% sắt thông thường, vì vậy mẹ không phải lo lắng về việc thiếu sắt. Với những bà mẹ vẫn còn tình trạng chảy máu, mẹ nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu sắt. Sắt có trong thức ăn từ thịt gia súc và hải sản sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn. Thực phẩm màu đỏ sẫm thường có hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, các thực phẩm như bông cải xanh, ớt, cà chua, ổi, cam… cũng giúp hấp thu nhiều sắt hơn.

Tuần 34

Canxi luôn cần thiết cho mẹ bầu và em bé. Nếu muốn bảo vệ em bé khỏe mạnh trong tử cung, mẹ nên uống canxi để tăng cường sức mạnh cho xương. Các thực phẩm giàu canxi ngoài sữa và hải sản còn có các loại rau như cải xoăn, cải rổ, rau diếp, cải thìa, lá chanh,…

Tuần 35

Tuần 36

Trong tuần này, hộp sọ của thai nhi đã có hình dạng. Chế độ ăn trong tuần này cần tập trung các loại thực phẩm có chứa canxi, vitamin C, vitamin D và Omega-3 để giúp hộp sọ của bé phát triển mạnh hơn. Các loại thực phẩm được khuyến cáo cho mẹ bầu bao gồm sữa, cải xoăn, trứng, bơ.

Tuần 37

Tuần này, mẹ nên bổ sung các thực phẩm Omega-3 để giúp em bé phát triển não bộ. Thành phần này có nhiều trong cá, trứng, sữa và các loại hạt. Tuy nhiên dù sữa tốt đến mấy mẹ cũng không nên uống quá 2 ly/ngày và không ăn quá nhiều hạt vì có thể làm bé trong bụng bị dị ứng.

Tuần 38

Tuần này, thai nhi đã bắt đầu di chuyển xuống khung xương chậu, làm mẹ dễ thở hơn. Trọng lượng của tử cung quá lớn sẽ gây áp lực cho bàng quang nên mẹ thường có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần vào ban ngày lẫn ban đêm. Để tránh mất ngủ, mẹ không nên uống nước trước khi ngủ vì có thể làm mẹ thường xuyên buồn tiểu, gây gián đoạn giấc ngủ.

Tuần 39

Đây là thời gian mẹ mong đợi bấy lâu. Thai nhi có thể chào đời ở tuần này. Mẹ sẽ đau đớn vì những cơn chuyển dạ. Do vậy, thực phẩm cần bổ sung để giúp mẹ thư giãn, giảm lo âu, giảm đau như các thực phẩm giàu vitamin B1. Ngoài ra mẹ có thể cần ăn thêm một số thực phẩm giúp tử cung giãn nở và mềm ra như quả chà là, rong biển, mè đen…

Tuần 40

Cuối cùng, thời khắc mong đợi đã đến. Mẹ sẽ kết thúc thai kỳ trong 40 tuần với niềm hạnh phúc ngập tràn khi lần đầu tiên được nhìn ngắm gương mặt con. Tùy theo từng mẹ, phương pháp sinh sẽ khác nhau, có thể sinh thường qua ngả âm đạo hoặc sinh mổ. Tất cả những gì cần lúc này là năng lượng và tinh thần thật lạc quan để bước vào ca vượt cạn sắp tới. Không chỉ là ở tuần cuối này, quá trình tích lũy năng lượng cần phải được thực hiện trong suốt 40 tuần thai, bao gồm carbohydrate, protein, vitamin B 1 và vitamin C.

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Vitamin Và Các Chất Dinh Dưỡng Khác Trong Thai Kỳ

VITAMIN VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG KHÁC TRONG THAI KỲ

CLB Sinh Viên Dược Lâm Sàng

Sử dụng các thực phẩm lành mạnh sẽ cung cấp cho bạn tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Nhưng rất khó để bổ sung đầy đủ các chất như axit folic và sắt nếu chỉ thông qua thực phẩm. Uống vitamin dành cho phụ nữ trước sinh (prenatal vitamin) cùng với việc ăn những thực phẩm lành mạnh giúp bạn và cả thai nhi nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết trước, trong và sau khi mang thai.

Cơ thể của bạn sử dụng các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác lấy từ thực phẩm để giúp cơ thể khỏe mạnh. Trong thời kỳ mang thai, sự phát triển của thai nhi là nhờ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ cơ thể mẹ. Vì vậy, trong thai kỳ bạn có thể cần nhiều dinh dưỡng hơn so với trước đây. Và nếu bạn mang đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba hoặc nhiều hơn nữa) bạn có thể cần nhiều dinh dưỡng hơn so với mang thai đơn.

Uống “prenatal vitamin” (vitamin dành cho phụ nữ trước sinh) mỗi ngày trong thai kỳ.

Chắc chắn rằng “prenatal vitamin” bạn sử dụng có chứa acid folic, sắt và canxi. Hầu hết các loại “prenatal vitamin” đều có chứa lượng phù hợp của các chất dinh dưỡng trên.

Trao đổi với bác sĩ của bạn để đảm bảo rằng bạn nhận đủ vitamin D, DHA và iốt mỗi ngày.

Báo với bác sĩ nếu bạn có sử dụng bất kỳ loại vitamin và chất bổ sung nào. Không dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.

Vitamin và chất bổ sung trước khi sinh là gì?

Vitamin trước khi sinh (prenatal vitamin) là loại vitamin tổng hợp (gồm nhiều loại vitamin) dành riêng cho phụ nữ mang thai. So với vitamin tổng hợp thông thường, chúng chứa nhiều hơn một vài chất dinh dưỡng mà bạn cần trong thai kỳ. Bác sĩ có thể kê một loại vitamin trước khi sinh cho bạn vào lần khám sức khỏe tiền sản đầu tiên. Bạn cũng có thể mua chúng mà không cần toa bác sĩ.

Những chất dinh dưỡng nào là quan trọng nhất khi mang thai?

 Axit folic

 Sắt

 Canxi

 Vitamin D

 DHA

 Iốt

Axit folic là gì?

Trong thời kỳ mang thai, uống “prenatal vitamin” có chứa 0,6 miligam axit folic mỗi ngày. Nếu bạn chưa mang thai, hãy uống loại chứa 0,4 miligam axit folic mỗi ngày. Hầu hết phụ nữ không cần nhiều hơn 1 miligam axit folic mỗi ngày, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để đảm bảo bạn bổ sung đủ lượng.

Bạn có thể bổ sung axit folic từ thực phẩm. Một số loại thực phẩm được bổ sung thêm axit folic, bao gồm:

Bánh mỳ

Ngũ cốc.

Bột ngô

Bột mì

Mỳ sợi

Gạo trắng

Bạn cũng có thể bổ sung axit folic từ một số loại trái cây và rau quả. Axit folic tự nhiên có trong thực phẩm được gọi là folate. Các nguồn folate tốt bao gồm:

Các loại rau xanh, như rau bina và bông cải xanh

Đậu lăng và đậu

Sắt là gì?

Sắt là một khoáng chất. Cơ thể bạn sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin – một loại protein giúp mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Cơ thể bạn trong thai kì cần lượng sắt gấp 2 lần so với trước khi mang thai. Khi mang thai, sắt cần để tạo ra nhiều máu hơn giúp mang oxy đến thai nhi. Em bé cũng cần sắt để tự tạo máu.

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần 27 mg sắt mỗi ngày. Hầu hết các loại vitamin trước khi sinh đều chứa lượng này. Bạn cũng có thể lấy sắt từ thực phẩm. Các nguồn chứa sắt tốt bao gồm:

Thịt nạc, thịt gia cầm và hải sản

Ngũ cốc, bánh mì và mì sợi có thêm sắt (kiểm tra nhãn bao bì)

Lá rau xanh

Đậu, quả hạch, nho khô và trái cây khô

Có 2 loại Sắt:

Sắt heme từ thịt, gia cầm và cá

Nếu không bổ sung đủ sắt trong khi mang thai, bạn có nhiều khả năng:

Bị nhiễm trùng.

Bị thiếu máu. Điều này có nghĩa là bạn có quá ít chất sắt trong máu.

Mệt mỏi. Điều này có nghĩa là bạn cảm thấy thực sự mệt mỏi hoặc kiệt sức.

Sinh non. Điều này có nghĩa là em bé của bạn được sinh ra quá sớm, trước 37 tuần của thai kỳ.

Sinh con nhẹ cân. Điều này có nghĩa là em bé của bạn sinh ra chỉ nặng dưới 2,27kg

Canxi là gì?

Canxi là khoáng chất giúp phát triển xương, răng, tim, cơ và thần kinh của bé. Khi mang thai, bạn cần 1.000 mg canxi mỗi ngày. Bạn có thể nhận được lượng này bằng cách uống vitamin trước khi sinh và ăn thực phẩm có nhiều canxi. Các nguồn canxi tốt bao gồm:

Sữa, pho mát và sữa chua

Bông cải xanh và cải xoăn

Nếu bạn không nhận đủ canxi trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ lấy nó từ xương và cung cấp cho em bé của bạn. Điều này có thể gây ra các tình trạng sức khỏe sau này như loãng xương. Trong tình trạng này, xương của bạn trở nên mỏng và dễ gãy.

Vitamin D là gì?

Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi. Nó cũng giúp các dây thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động. Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng. Em bé của bạn cần vitamin D để giúp xương và răng phát triển.

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần 600 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể nhận được lượng này từ thực phẩm hoặc vitamin trước khi sinh. Các nguồn cung cấp vitamin D tốt bao gồm:

Cá béo như cá hồi

Cơ thể cũng tự tạo ra vitamin D khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng quá nhiều ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến lão hóa da và ung thư, vì vậy tốt hơn hết bạn nên bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc vitamin trước khi sinh.

DHA là gì?

DHA là viết tắt của axit docosahexaenoic. Đó là một loại chất béo (được gọi là axit béo omega-3) giúp tăng trưởng và phát triển. Trong thời kỳ mang thai, bạn cần 200 mg DHA mỗi ngày để giúp não và mắt của thai nhi phát triển. Không phải tất cả các loại vitamin trước khi sinh đều chứa DHA, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần bổ sung DHA. Bạn cũng có thể ăn thực phẩm có DHA. Các nguồn cung cấp DHA tốt bao gồm:

Cá chứa ít thủy ngân như cá trích, cá hồi, cá cơm và cá bơn. Trong thời kỳ mang thai, hãy ăn 225mg đến 340mg các loại cá này mỗi tuần.

Iốt là gì?

Iốt là một khoáng chất mà cơ thể cần để tạo ra các hormone tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến ở cổ, sản xuất ra các hormone giúp cơ thể sử dụng và dự trữ năng lượng từ thức ăn. Bạn cần iốt khi mang thai để giúp phát triển não và hệ thần kinh của thai nhi. Hệ thần kinh (não, tủy sống và dây thần kinh) giúp bé di chuyển, suy nghĩ và cảm nhận.

Khi mang thai, bạn cần 220 microgam iốt mỗi ngày. Không phải tất cả các loại vitamin trước khi sinh đều chứa iốt, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn ăn thực phẩm có iốt. Hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn cần bổ sung iốt.

Các nguồn iốt tốt bao gồm:

Sữa, pho mát và sữa chua

Bánh mì và ngũ cốc bổ sung iốt (kiểm tra nhãn gói)

Người dịch: Trần Thị Thùy Trang – D4A

Người hiệu đính: Nguyễn Hoài Anh Thư – D5A

March of dimes (2016), “Vitamins and other nutrients during pregnancy”.

Link: https://bom.to/hUYNw9QG 

Related

Dinh Dưỡng Thai Kỳ 3 Tháng Giữa

Thật tuyệt vời khi bà mẹ đã vượt qua 3 tháng đầu cực kì gian nan với những cơn ốm nghén đầy mệt mỏi, việc kiêng cữ những món ăn mà mình yêu thích….tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm thích hợp nhất để các mẹ bổ sung dinh dưỡng.

Đây cũng là giai đoạn hết sức quan trọng vì ở thời kì này bé sẽ phát triển và hoàn thiện nhanh nhất.

Vậy trong giai đoạn này, các bà mẹ nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để con yêu có thể phát triển một cách toàn diện nhất? Đó là câu hỏi được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm.

Thực đơn cho bà bầu ba tháng giữa

Ba tháng giữa là thời kì thai nhi phát triển rất nhanh chóng, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé rất cao. Vì vậy, việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu ba tháng giữa hết sức quan trọng. Để lên được thực đơn hàng ngày cho bà bầu ba tháng giữa thì đòi hỏi ở cha mẹ rất nhiều công sức cũng như thời gian.

Gợi ý thực đơn hàng ngày – thực đơn 1:

Bữa sáng (7h): Trứng cuộn hấp nấm + Bánh mì bơ + Vitamin

Bữa phụ sáng ( 9h30): Sữa chua + chuối

Bữa trưa (12h): Cơm + Súp lơ xanh xào tôm + Cua biển luộc + Nho

Bữa phụ chiều ( 15h): Trái cây hầm + Hạt hạnh nhân

Bữa tối: Cơm + Cá hồi áp chảo sốt bơ chanh + Canh mồng tơi nấu ngao

Bữa phụ tối (20h): Qủa lê + Xúc xích

Bữa sáng (7h): Phở gà + Sữa chua + Dưa hấu + Vitamin

Bữa phụ sáng ( 9h30): Khoai lang

Bữa trưa (12h): Bò lắc khoai tây + Rau binha xào đậu phụ + Qủa cam

Bữa phụ chiều ( 15h): Xà lách trộn bơ trứng

Bữa tối: Cơm + Cá sốt cà chua + Canh rau ngót

Bữa phụ tối (20h): Táo tây + Hạnh nhân

Mang thai ba tháng giữa nên uống sữa gì?

Khi những bữa ăn hàng ngày thiếu đi sự đa dạng có thể làm cho cơ thể thiếu đi nhiều vi chất cần thiết và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc chọn uống sữa là điều rất cần thiết đối với các bà bầu, để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.

Vì vậy việc đầu tiên khi mang thai các bà bầu đều nghĩ ngay đến việc bổ sung sữa cho cơ thể của mình. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết uống sữa nào để phát huy hết hiệu quả của nó.

Để biết được nên uống sữa gì trong ba tháng giữa POH đưa ra cho các mẹ một lời khuyên đó là hãy đến bác sĩ để có những lời tư vấn chính xác nhất và biết được loại sữa nào phù hợp cho sự phát triển của trẻ.

Ngoài việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống sữa hàng ngày, mẹ bầu có thể uống thêm một số loại thuốc để bổ sung các chất như protein, Canxi, sắt, vitamin D , axit folic, vitamin C, DHA, omega 3, omega 9…

Những loại thực phẩm và đồ uống nên tránh trong ba tháng giữa

Gia vị mang tính nóng và cay

Một số loại gia vị như: ớt tiêu, hạt tiêu, ngũ vị hương, quế… không chỉ dễ làm mất nước mà nó còn khiến cho sự bài tiết của mẹ bầu kém đi dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, trĩ và táo bón.

Khi bị táo bón phụ nữ mang thai phải rặn nhiều sẽ khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hoặc sinh sớm.

Đồ ngọt

Lượng đường liên tục có nhiều trong cơ thể có thể làm hao tốn một lượng can-xi lớn, thiếu can-xi trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương và răng của bé.

Mì chính

Mì chính là loại gia vị rất phổ biến hàng ngày, nhưng đối với phụ nữ mang thai thì cần phải chú ý không nên ăn hoặc cần hạn chế. Hấp thụ quá nhiều lượng mì chính có thể làm tiêu hao lượng kẽm lớn sẽ không tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Nhân sâm

Các thực phẩm có chứa chất phụ gia

Đồ hộp có chứa chất phụ gia là nhân tố nguy hiểm dẫn đến quái thai hoặc sảy thai, vì vậy các bà mẹ tương lai nên tránh xa các sản phẩm đồ hộp đó.

Quẩy chao dầu trong quá trình gia công có thêm vào chất phèn chua, là một loại chất hoá học a-lu-min, chất này có khả năng thâm nhập qua cuống rốn làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vì vậy mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn.

Đồ uống kích thích

Khi mẹ bầu dùng một lượng lớn thức ăn và đồ uống có chứa chất cafe có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn… Chất caffeine còn có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.

Những lưu ý khi mang thai ba tháng giữa

Việc ” yêu ” phải do người phụ nữ quyết định, không được miễn cưỡng và cố gắng quá sức. Tư thế quan hệ cũng phải thực hiện nhẹ nhàng, không được thô bạo và tránh kích thích đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ.

Việc này sẽ làm cho tử cung co bóp quá đà hoặc bị xung huyết dẫn đến việc sảy thai hoặc sinh non.

Chỉ bổ sung dinh dưỡng không liệu có đủ???

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu và duy nhất quyết định thai kỳ hạnh phúc của mẹ bầu và thể chất, trí thông minh của con.

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay con đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ để đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Không chỉ có vậy, khi đăng ký tham gia Thai giáo 280 ngày yêu thương, mẹ còn được tặng một khóa Dinh dưỡng thai kỳ. Trong đó, POH đã chuẩn bị toàn bộ kiến thức về dinh dưỡng, thực đơn mỗi ngày với các món ăn bổ dưỡng, đồng thời có sẵn công thức chế biến, các mẹ chỉ việc làm theo mà không lo bổ sung thiếu dưỡng chất cho con yêu.

Chế Độ Dinh Dưỡng Dành Cho Bà Bầu Trong Suốt Thời Kỳ Mang Thai

Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ khỏe mạnh và nạp năng lượng đầy đủ thì thai nhi cũng được hấp thu những chất dinh dưỡng từ mẹ để có thể phát triển một cách khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Các mẹ cũng cần nên biết rằng, tất cả những gì mà các mẹ nạp vào cũng được thai nhi hấp thu đầy đủ. Chính vì thế mà các mẹ không nên xem thường chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.

Đã đến lúc các mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học nhấ trong quá trình mang thai. chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn để cung cấp những thông tin hữu ích nhất về chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai.

Bên cạnh đó, hãy đăng nhập vào trang web cuả chúng tôi và chia sẻ những kinh nghiệm và những thực đơn giàu dinh dưỡng mà bạn biết.

Vào những tháng đầu tiên thì các bà bầu thường có những cảm giác như khó chịu, chán ăn và mật mỏi. Vì thế mà trong lúc này chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là phải ăn đầy đủ 3 bữa.

Để làm phong phú thêm thực đơn các có thể bổ sung như bánh quy, trái cây, đậu phộng để tránh bị đói khi đi làm.

Một lời khuyên nữa, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là các bà bầu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm cung cấp giàu chất đạm (thịt, cá, gia cầm), thực phẩm chứa protein, sắt (phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc).

Ngoài ra, việc bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic cũng cần thiết cho sự phát triển não bộ, các dây thần kinh của bào thai, giúp tránh những dị tật bẩm sinh đối với thai nhi.

Trong giai đoạn tháng thứ 2 của thai kỳ thì thai nhi đã bắt đầu hình thành nên các bộ phận của cơ nên nên lúc này chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần được lưu tâm nhất

Đặc biệt, các bà cầu cần bổ sung chất bột đường, chất đạm, chất béo để cung cấp năng lượng cho bào thai. Những dưỡng chất này dễ dàng tìm thấy trong các loại rau, hoa quả, thịt, cá, đậu nành…

Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, các bà bầu cần tăng cường thêm các chất sơ và vitamin có nhiều trong rau xanh, khoai, củ và trái cây tươi. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần bổ sung khoảng 300g rau củ vào cơ thể để phong chống chứng bệnh táo bón trong thai kỳ.

Mặt khác, các mẹ cũng cần sử dụng muối iốt thay cho muối thường để cung cấp đủ chất iốt trong quá trình tạo phôi và phát triển thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh và bệnh đần độn, thiểu năng trí tuệ. Các thực phẩm giàu kẽm (gan, hải sản như hàu, sò…), chứa nhiều đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phô mai…), thực phẩm giàu sắt (gan, huyết…) cũng cần được bổ sung ngay. Các mẹ nên đến bác sĩ để được hướng dẫn và thực hiện theo mà bác sĩ đưa ra để thai nhi phát triển tốt nhất.

Thời kì mang thai 3 tháng giữa, thai nhi phải hấp thu một lượng lớn canxi để cấu thành nên bộ xương cho thai nhi, vì thế các mẹ bầu dễ bị thiếu canxi, gây đau răng viêm lợi… Chính vì thế các mẹ bầu nên tăng cường thức ăn thực phẩm giàu canxi như tôm con, tép, cua, sữa … để cung cấp đủ canxi cho thai nhi.

Ba tháng giữa là khoảng thời gian mà thai nhi hấp thụ hàm lượng canxi lớn để cấu thành nên bộ khung xương chắc chắn vì thế lúc này các bà bầu dễ bị thiếu hụt canxi và gây đau răng. Và chính vì điều này trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở tháng này cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi như các đồ hải sản….

Bổ sung sắt cho cơ thể qua việc ăn uống và viên sắt/folic mua ngoài tiệm thuốc: thực phẩm giàu sắt như trứng gà, sữa, đậu, gan, thận, tim lợn, rau xanh … cần bổ sung vào mỗi bữa ăn để đề phòng việc thiếu máu cho mẹ bầu.

Bên cạnh đó vitamin là chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Có thể kể đến như những vitamin A, B, C, D với các tác dụng sau:

Vitamin A: giúp các bà bầu có một sức đề khác mạnh để giúp thai nhi phát triển

Vitamin B: giúp cho sự phát triển của mẹ và con, đồng thời giúp các bà bầu bài tiết tốt sau khi sinh

Vitamin C được bổ sung đầy đủ trong đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có thể phòng chống bệnh thiếu máu;

Vitamin D: giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu canxi và các khoáng chất tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của xương thai nhi và đề phòng loãng xương ở mẹ bầu.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ:

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi cần tập trung nhiều năng lượng để có thể tăng nhanh về trong lượng cũa cơ thể mà hoàn thành hoàn chỉnh các cơ quan quan trọng trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ xương….

Vì thế mà chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng cần tăng để tương ứng nhưng cũng cần thiết lập sao cho thật khoa học để tránh cơ thể bị phù nề quá mức.

Cũng giống khi mang thang ở 3 tháng giửa, ở ba tháng cuối này các bà bầu cần cung cấp khoảng 2550 kcal, do vậy khẩu phần ăn vẫn cần phải duy trì tốt như giai đoạn trước và có sự thay đổi về tỷ lệ các chất thiết yếu phù hợp với tăng trưởng.

Chất đạm cần thiết cho qua trình tổng hợp mô tế bào và mô mỡ dưới da, mẹ bầu có thể bổ sung đạm từ hải sản (nếu không bị dị ứng) thì rất tốt bởi trong hải sản còn có iot giúp trí não bé phát triển hình thành.

Trong gia đoạn thì thì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không thể để thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn cung cấp chất xơ giảm tình trạng táo bón khi mang bầu và táo bón sau sinh.

Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đủ màu.

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và chuyển hóa dinh dưỡng. Trong 3 tháng cuối các bà bầu rất dễ bị mất nước do bài tiết, đổ mồ hôi nhiều hơn vì thế trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu nên bổ sung mỗi ngày cần 3 – 3,5 lít nước.

Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa

Bổ sung vitamin D từ thức ăn đặc biệt là trong giai đoạn mùa đông để đảm bảo đủ Canxi cho bé.

Bên cạnh việc ăn uống, các bác sĩ sẽ cho bạn uống các viên sắt, viên vitamin tổng hợp thai kỳ và một số loại thuốc bổ sung khác tùy theo sự theo dõi tình hình phát triển của mẹ và em bé.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dinh Dưỡng Trong 40 Tuần Thai Kỳ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!