Cập nhật nội dung chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Mẹ Sau Sinh Mổ: Nhanh Lành Vết Mổ, Sữa Đổ Ào Ào mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
0 lượt xem
Vất vả là như thế cho nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ rất cần được chú trọng. Có 3 điều quan trọng mà chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ phải đáp ứng được, bao gồm:
Đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hồi phục sức khỏe. Thực đơn sau khi sinh mổ cần đáp ứng đủ chất dinh dưỡng để vết thương mau lành lại, tránh các loại có thể ảnh hưởng xấu đến vết mổ.
Hỗ trợ chức năng tiêu hóa tốt hơn. Sau khi mổ, mẹ thường phải tránh đi lại nhiều, ít vận động cùng tác động trong quá trình mổ (thuốc, mất nước, vết mổ) khiến hệ tiêu hóa vận hành kém hơn. Do đó, cần có thực phẩm giàu nước, rau xanh, các loại bổ sung lợi khuẩn để kích thích đường tiêu hóa.
Gọi sữa “nhanh” về. Đối với các mẹ sinh mổ, cần phải đợi ít nhất 2 tiếng trong phòng hồi sức sau đó mới có thể cho con bú. Đôi khi ảnh hưởng của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh và cảm giác đau đớn ở vết mổ khiến sữa về chậm hơn. Chế độ ăn giàu thực phẩm lợi sữa sẽ là giải pháp an toàn nhất lúc này.
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ – Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp
Vừa mới sinh mổ, ruột đang còn chịu ảnh hưởng bị giảm vận động tiêu hóa. Nếu mẹ ăn thức ăn đặc sớm sẽ tăng áp lực lên hoạt động đường ruột gây ra đầy hơi, khó tiêu, tích tụ lâu ngày có thể dẫn tới táo bón và đầy khí trong ruột. Vì thế nếu mẹ muốn ăn cần đợi ít nhất 6 tiếng sau khi mổ để chức năng ruột phục hồi, nếu mẹ cảm thấy đói quá thì chỉ nên ăn nhẹ súp, cháo trắng để tăng nhu động ruột, dễ tiêu hóa, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ:
Mẹ không nên ăn quá no trong một bữa, nên chia thành 5 bữa mỗi ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ để cơ thể tiêu hóa tốt hơn.
Thịt cá cần nấu chín kĩ để loại bỏ vi khuẩn, giun sán gây hại. Rau củ chỉ nên nấu chín tới để giữ vitamin, hoa quả thì nên rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
Uống đủ 1,5-2 lít nước để hạn chế tình trạng viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ sau sinh và kích thích tiết sữa.
Những thực phẩm nên bổ sung sau sinh mổ
Các mẹ có thể tham khảo danh sách sác nhóm chất cần thiết cần có trong chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ để đáp ứng được quá trình hồi phục sức khỏe cơ thể mẹ và tạo nguồn sữa dồi dào đủ chất cho con.
Nhóm thực phẩm giàu protein – Tái tạo tế bào
Protein giúp tái tạo tế bào và mô hư hại và làm lành vết thương. Bổ sung protein giúp cơ thể hồi phục lại sau quá trình sinh mổ nhanh hơn. Khi cơ thể lành lại, mẹ bớt đau hơn việc tiết sữa cũng dễ dàng hơn. Các nguồn protein mẹ có thể sử dụng như thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa cùng các chế phẩm. Mẹ nên chọn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da. Hoặc các loại protein thực vật như đậu, các loại hạt, sữa thực vật.
Nhóm thực phẩm chứa Vitamin A – Ngăn ngừa nhiễm trùng
Vitamin A có tác dụng như một chất chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số thực phẩm giàu vitamin A như các loại trái cây rau quả có màu vàng (cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài, dưa đỏ, mơ); các loại rau màu xanh đậm (cải xoăn, rau bina), thực phẩm khác như củ cải, trứng đậu, cá hồi, cá ngừ.
Nhóm thực phẩm chứa Vitamin E – Giảm thâm sẹo mổ
Có tác dụng hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, làm mờ sẹo. Vitamin E có nhiều trong hạt hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, lạc, các loại dầu thực vật, rau bina, nông cải xanh, mầm lúa mì,…
Nhóm thực phẩm chứa Vitamin C – Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương
Bổ sung vitamin C sau sinh giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Trẻ sơ sinh vốn đang có hệ miễn dịch non kém, khi vitamin C đi vào sữa mẹ giúp trẻ bú sữa mẹ tăng thêm sức đề kháng. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm ớt chuông, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, dưa hấu, bắp cải, súp lơ, khoai tây, rau bina, đậu hà lan.
Kẽm – Tham gia quá trình tổng hợp protein và collagen
Những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi sinh mổ
Bổ sung dinh dưỡng sau khi sinh là điều cần thiết, tuy nhiên đối với những bà mẹ sinh mổ không phải món ăn nào cũng tốt cho thể trạng của mẹ lúc này. Mặt khác dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến CHẤT và LƯỢNG sữa cung cấp cho con. Do đó, ngoài đảm bảo thực đơn cung cấp đủ chất cho mẹ và bé, thì phải lưu ý kiêng một số thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến vết mổ và sữa mẹ.
Giống như sinh thường, sinh mổ cũng cần kiêng đồ chua, đồ lạnh. Các loại thực phẩm này làm cho mẹ dễ bị lạnh đường huyết.
Các loại rau bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ, tuy nhiên mẹ không nên ăn rau cải bẹ lúc này (tính mát) vì dễ bị tiểu són.
Trong các loại thịt mẹ không nên ăn thịt trâu, thịt bò. Thịt trâu tính hàn, thịt bò thì có thế làm sẹo lồi, sẹo sẫm màu ảnh hưởng đến thẩm mĩ cơ thể.
Nên kiêng ăn các loại hải sản trong thời gian này, vì chúng có thể gây ngứa khiến vết thương lâu lành.
Thực phẩm phải kiêng ăn sau khi sinh mổ khác như: Xôi nếp, lòng trắng trứng, rau muống, thịt bò… có thể kéo dài thời gian lành vết thương, gây ra sẹo lồi, mủ ở vết thương
Mẹ cũng nên tránh các thực phẩm có men vi sinh sống: dưa muối, cà, muối,… làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và gây các vấn đề về tiêu hóa.
Hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, nhiều mỡ. Sinh mổ cùng với ít vận động sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thời gian đầu mẹ nên ăn các món dễ tiêu.
Các loại đồ kích thích như bia rượu, thuốc lá không những không tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến mùi vị sữa.
Thực phẩm nhiều gia vị: chua, cay, nóng,… dễ làm vết thương sưng, mưng mủ.
Thực phẩm gây nhiều sắc tố đen có thể làm vết sẹo sâu hơn.
Các gợi ý món ăn bổ dưỡng cho mẹ sau khi sinh giúp vết thương sớm lành, nhiều sữa cho con
Thịt nạc rim nghệ, gừng
Thịt chân giò rim gừng
Thịt lợn nạc kho tàu
Gà ác tần thuốc bắc (ăn tối đa 2 con/ tuần, gần 2,3 lạng/con)
Gà rang nghệ, gừng
Đuôi bò hầm thuốc bắc
Đậu phụ kho thịt
Đậu phụ rán
Tôm nõn rang thịt+gừng
Cá diếc kho gừng
Cá chép hấp thì là, hành
Cá quả kho tộ
Tôm nõn rim
Các loại cháo
Cháo lươn, nước gừng:
Cháo thịt lợn xay
Cháo gà
Cháo trứng
Cháo thịt bò băm (sau khi vết mổ lành có thể sử dụng)
Chân giò nấu đu đủ xanh
Canh đu đủ thịt thăn
Canh mọc nấu rau củ thập cẩm
Canh thì là nấu thịt thăn băm nhỏ
Canh khoai tây cà rốt, xương
Canh bí xanh, sườn
Canh bí đỏ, đậu xanh, sườn
Canh rau ngót, thịt nạc
Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ, móng giò
Canh hoa thiên lý, thịt nạc
Canh trứng: Đậu phụ
Canh xương,ngô, nước cơm rượu (lợi sữa). Sau khi ăn nên uống nước gừng
Canh rau dền
Canh ngải cứu nấu gà
Canh mọc, hạt sen, nấm
Canh hoa chuối nấu thịt thăn băm
Canh đỗ đen nấu móng giò
Các món rau luộc hàng ngày
Rau: rau lang luộc, su su luộc, bầu luộc, mướp luộc, mướp xào thịt bò, đậu đũa luộc+hành, khoai lang luộc, rau dền luộc.
Hoa quả: chuối sứ (chín) hấp trong nồi cơm (đã sôi cạn nước), na, hồng xiêm, nho, nhãn, thanh long, bơ, mãng cầu.
Tráng miệng
Theo Dinhduongbabau.net
Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh Mổ Nhanh Lành Sẹo, Sữa Nhanh Về
Sản phụ không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ. Vì lúc này, dưới tác động của thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp. Đường ruột ứ ra nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón. Khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu hồi phục.
2. Thay đổi dần lượng và loại thức ăn phù hợp
Trong ngày đầu vừa sinh, các bà mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng cho tới khi xì hơi (trung tiện) mới bắt đầu ăn đặc. Và nên ăn những đồ mềm, lỏng.
Sau đó, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi. Tình trạng táo bón đầy hơi vẫn tồn tại sau mổ 3-5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê. Lưu ý không dùng các loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy hoặc dị ứng, gây sẹo lồi (thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống…).
Đặc biệt, trong quá trình liền vết mổ thì các vitamin A, B, C (cam, quýt, bưởi cà rốt) có vai trò kiểm soát viêm nhiễm. Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng (có trong trứng sữa) có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ.
Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm liền vết mổ. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200 g thức ăn có chứa protein như thịt, cá, sữa, đậu…
3. Những loại thực phẩm nên ăn
Bạn nên ăn những thức ăn tươi, nấu chín kỹ, cân đối các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt, trái cây bóc vỏ hoặc gọt vỏ. Do hệ tiêu hóa chưa thể phục hồi ngay, nên bạn hạn chế việc ăn quá no, chỉ cần mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc một ly sữa là đủ cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.
Các loại thịt giàu đạm và sắt
Để vết mổ mau lành và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết sau khi sinh. Các mẹ cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá… Đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.
Trái cây tươi và rau củ
Sau khi phẫu thuật ở vùng bụng cũng như để lấy em bé ra ngoài thì sản phụ thường sẽ ít vận động cũng như đi lại hơn. Chính vì vậy cần phải cung cấp nhiều các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng từ cây tươi và rau củ.
Việc cung cấp các thực phẩm như vậy sẽ làm cho các bà mẹ không bị táo bón. Vì vậy trong thực đơn của các bà mẹ sau khi sinh mổ cần có các loại rau xanh và có tính mát vừa lợi sữa, vừa hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn.
Rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón. Trái cây tươi như vitamin C như chuối, đu đủ sẽ làm cho các bà mẹ có khả năng tăng đề kháng cao hơn.
Uống nước thường xuyên sau khi mổ
– Bạn nhớ uống nhiều nước và phơi nắng đầy đủ cùng với bé. Lưu ý, chỉ phơi nắng vào lúc sáng sớm (5h – 6h) để bé hấp thụ được vitamin D. Nếu ăn uống kém, có thể bổ sung đa vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: sữa chua, phômai… Các sản phẩm này sẽ giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.
– Uống nhiều nước như: nước đun sôi, nước canh, nước ép trái cây…
Ăn thực phẩm dễ tiêu trong tuần đầu sau mổ
Các bà mẹ sau khi sinh mổ từ một đến hai ngày sẽ có hệ thống tiêu hóa yếu hơn những người bình thường khác. Chính vì vậy thực phẩm dễ tiêu hóa là những món không thể thiếu trong thực đơn cho người sinh mổ.
Sau từ 3 đến 4 ngày các bà mẹ nên ăn ít vào mỗi bữa. Các mẹ cần phải ăn một cách nhẹ nhàng nhất. Không nên ăn quá nhiều các món canh.
Một tuần sau khi mổ các bà mẹ có thể ăn uống lại như bình thường. Sau thời gian này các chị em hãy ăn uống các món mặn như trứng, thịt cá. Và các món mặn khác trong thực đơn hằng ngày.
Gợi ý một số thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
– Thực đơn cho mẹ sau khi sinh mổ thứ 1: Cơm trắng, với thịt thăn rim nghệ và tôm, canh thịt viên, đu đủ xanh, rau là củ cải. Tráng miệng bằng sữa chua hoặc chuối.
– Thực đơn cho bà mẹ sau sinh mổ thứ 2: Cơm trắng ăn với trứng luộc, ruốc thăn và thịt viên nấu bầu.
– Thực đơn 3: Mẹ sinh mổ có thể ăn thịt bò xào mướp, thịt kho củ cải, rau ngót nấu thịt băm với cơm trắng.
– Thực đơn cho mẹ sau khi sinh mổ thứ 4: Gà rang gừng ăn với cơm trắng, canh bầu nấu mọc, tôm đồng rang.
– Thực đơn cho bà mẹ sau sinh mổ thứ 5: Cơm trắng ăn với tôm đồng rang và mướp đắng nhồi thịt hấp cùng móng giò nấu đu đủ.
Kiêng ăn gì sau sinh mổ
– Sau sinh mổ, bạn nên kiêng những thực phẩm không tốt cho quá trình lành sẹo. Như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… Vì đây là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…
– Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào hoặc nướng cháy.
– Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen sẽ khiến vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích. Như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…
– Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để tránh gây hại cho đường tiêu hóa và răng.
– Ngoài ra, sau sinh mổ, hệ tiêu hóa cần có thời gian hồi phục. Nên tránh ăn những thực phẩm dễ lên men như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để tránh bị đầy hơi, khó chịu.
TheAsianparent Việt Nam
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Sinh Mổ Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Có Nhiều Sữa Mà Nhanh Lành Vết Thương
Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để có sữa, tránh nhiễm trùng và nhanh lành vết thương. Bà bầu mổ đẻ nên ăn gì để hồi phục sức khỏe?
Sinh mổ nên ăn gì và kiêng gì để có nhiều sữa cho con mà mẹ không tăng cân, đó là câu hỏi của tất cả bà mẹ sau sinh đều quan tâm. Trải qua quá trình vượt cạn, sản phụ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm đang rình rập. Vì vậy, chị em cần có một chế độ dinh dưỡng thật tốt để có nhiều sữa nuôi con và vết mổ nhanh lành mà mẹ không lên cân.
Các trường hợp sinh mổ
– Em bé trong bụng quá lớn so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn nhất nên rất khó đi qua xương chậu của người mẹ.
– Sinh mổ trong trường hợp người mẹ bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: HIV, sùi mào gà,…
– Mẹ bầu có các dấu hiệu về sức khỏe như: tiểu đường, cao huyết áp, u nang buồng trứng,… thì cũng nên lựa chọn phương án mổ đế tránh rủi ro trong sinh nở.
– Những cơn đau đẻ không làm cho cổ tử cung giãn nở đủ cho em bé đi ra.
– Tuy nhiên, nếu phát hiện đứt nhau thai, sa dây rốn, hay vị trí thai nhi không thuận tiện thì khả năng sinh mổ là rất cao.
– Trường hợp bà bầu mang thai đôi nên rất khó khăn trong việc sinh thường, vì vậy bác sĩ thường sẽ chỉ định sinh mổ.
Cách ăn uống hợp lý sau mổ đẻ
– Các bữa ăn nên cách đều 2 giờ, nếu trước bữa ăn cảm thấy đói có thể dùng bánh quy, trái cây ăn vặt.
– Chia bữa ăn thành nhiều lần nhỏ trong ngày, không nên ăn nhiều quá một lúc.
– Không nên ăn quá nhanh, mà nên ăn chậm, nhai kỹ.
– Hạn chế ăn các món ngoài quán, thay vào đó hãy ăn những món nhà nấu, thực phẩm tươi ngon, đảm bảo.
– Sản phụ hạn chế uống nhiều canh trong mỗi bữa ăn.
– Luôn thay đổi dần những loại thức ăn phù hợp.
Phụ nữ sinh mổ nên ăn gì?
Sau sinh mổ nên ăn chay trong 6-8 giờ
Trong quá trình thực hiện phẫu thuật lấy bé ra, đường ruột bị tác động khiến tác động cả ruột bị giảm, dạ dày bị ảnh hưởng. Sau sinh 6-8 giờ nếu sản phụ chưa hắc xì hơi được thì bác sĩ chưa cho ăn uống gì.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân quá đói thì người nhà có thể cho ăn cháo hầm chay, các món súp để đường ruột được tiêu hóa dễ dàng hơn; thúc đẩy xì hơi và dễ bài tiết, sau đó mới dùng thức ăn lợi sữa đặc mặn được.
Bà bầu mổ đẻ nên ăn thực phẩm giàu chất sắt, đạm
Bà bầu sinh mổ nên ăn gì, lựa chọn những thực phẩm nào phù hợp với chế độ dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến vết thương là điều rất quan trọng. Vì vậy không thể bỏ qua những thực phẩm giàu chất đạm, sắt như: thịt bò, thịt lợn, trứng gà. Bởi đây là những thực phẩm không những bổ sung lượng máu bị mất mát trong quá trình mổ đẻ mà còn thúc đẩy phục hồi sức khỏe và làm lành vết mổ rất nhanh cho các mẹ.
Ngoài ra, ăn trứng còn bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết phục vụ cho quá trình phát triển bộ xương của trẻ mà các mẹ không thể bỏ qua.
Sinh mổ nên ăn gì – họ hàng nhà đậu
Ăn gì để có nhiều sữa sau sinh mổ ? Bà đẻ nên lựa chọn những thực phẩm như: hạnh nhân, đậu đỏ, đậu xanh. Những thực phẩm này được xem là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ sau sinh mổ, giúp cơ thể nhanh hồi phục và thúc đẩy sự thông minh của bé.
Bởi chúng được xếp hạng ngang hàng với những thực phẩm giàu vitamin và rất có lợi trong việc chế biến các món ăn hằng ngày. Với những công dụng tuyệt vời như: giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loại bỏ cặn bã bám ở thành ruột, giảm huyết áp và ngăn ngừa cholesterol nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
Sinh mổ nên ăn rau củ, trái cây gì?
Thực tế cho thấy, sau quá trình phẫu thuật mổ lấy thai nhi trong bụng thì sản phụ ít vận động, đi lại và ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng nên dễ gây hiện tượng táo bón, hoặc trĩ. Chính vì vậy, để khắc phục hiện tượng táo bón, đường tiêu hóa được ổn định hơn thì sản phụ sau sinh nên ăn gì và lựa chọn thực đơn như thế nào cho phù hợp?
Theo kinh nghiệm dân gian cũng như ý kiến của các chuyên gia y tế, thực đơn cho bà đẻ mổ có nhiều chất xơ như: rau ngót, mồng tơi, … giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ sau sinh.
Bên cạnh đó, sinh mổ không nên bỏ qua các loại trái cây có chứa nhiều vitmin C như: chuối, bưởi, na, đu đủ chín,… rất thích hợp để làm món tráng miệng sau bữa ăn, hay món ăn vặt trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Bà bầu mổ đẻ nên uống đủ lượng nước
Mỗi ngày, mẹ cần uống 1,5-2 lít nước để đảm bảo sự kích thích sữa cho bé bú và hạn chế bệnh viêm đường tiết niệu rất hay xảy ra đối với phụ nữ sau sinh.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề về thực đơn dinh dưỡng sinh mổ nên ăn gì mà mẹ quan tâm thì các mẹ cần bổ sung thêm cho mình 1 ly sữa sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ. Như vậy sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục, đồng thời giúp răng và xương của hai mẹ con được chắc khỏe hơn.
Một số thực đơn cho bà đẻ mổ
– Thực đơn 1: Canh mồng tơi nấu thịt bằm, tim lợn nạc rim nước mắm, trứng gà luộc và đậu bắp luộc.
– Thực đơn 2: Cơm trắng ăn với trứng luộc, ruốc thăn và thịt viên nấu bầu.
– Thực đơn 3: Canh rau ngót nấu sườn, thịt nạc rim, tim lợn hấp và khoai lang hấp.
– Thực đơn 4: Mẹ sinh mổ có thể ăn thịt bò xào mướp, thịt kho củ cải, rau ngót nấu thịt băm với cơm trắng.
– Thực đơn 5: Cơm trắng, với thịt thăn rim nghệ, canh thịt viên, đu đủ xanh, rau là củ cải. Tráng miệng bằng sữa chua hoặc chuối.
– Thực đơn 6: Cơm trắng ăn với canh sườn hầm đu đủ, ruốc thịt heo và rau bắp cải luộc.
Đẻ mổ không nên ăn gì ?
Sinh mổ không nên ăn gì để không gây kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe?
Một số lưu ý quan trọng sau đẻ mổ
– Các mẹ không nên nằm một chỗ quá lâu, sau sinh 24h phải tập ngồi dậy, đi lại.
– Ngoài việc bế em bé, mẹ không nên cầm bất cứ vật nặng nào, tránh tình trang gây áp lực lên vết sẹo trong vòng 2 tuần sau sinh.
– Sau khi đẻ mổ, các mẹ không nên tập thể dục quá sớm với những động tác mạnh để giảm cân, vì có thể gây nguy hại đến vết thương và chảy máu.
– Để giảm sự đau đớn của vết mổ, hãy lựa chọn tư thế nằm nghiêng, không nên nằm ngửa dẫn đến căng vết thương gây đau đớn.
Đẻ mổ không nên ăn các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay… Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.
Các món ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng.
Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn.
Thức ăn nhiều dầu mỡ: móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu.
Sau đẻ mổ không nên ăn các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt.
Các đồ ăn thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia.
Những thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống.
Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể.
Một số sản phụ bị di chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối
– Bà bầu sau sinh mổ, tiêu hóa vẫn chưa ổn định và có thể gây áp lực lên thành bụng, thậm chí có thể tử vong nếu vết mổ bị hở nên lúc này các mẹ cần phải uống đủ lượng nước cho cơ thể.
– Sau khi sinh, các mẹ nên cho bé bú thường xuyên, vì điều này rất tốt cho em bé, đồng thời cũng giúp cho cơ thể mẹ nhanh hồi phục và lành vết thương.
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trước Và Sau Sinh Mổ
Trước sinh mổ nên ăn gì?
Trước khi sinh mổ 8 tiếng, mẹ không nên ăn uống gì để tránh thức ăn bị trào ngược vào phổi trong quá trình gây tê.
Còn trong thời gian cận kề ngày sinh mổ, mẹ nên chú ý tới một số điều sau về chế độ dinh dưỡng:
– Đêm trước ngày mổ sinh, mẹ chỉ nên uống những loại nước dễ tiêu hóa. Tránh các thực phẩm khó tiêu như sữa, kem, nước ngọt,…; các loại thức ăn giàu chất xơ vì chúng thường mất khá nhiều thời gian để tiêu hóa và những loại rau cải, trái cây như lê, cam, táo,…
– Không tự ý dùng loại thuốc nào, bao gồm cả dược phẩm, thực phẩm chức năng trước khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có lỡ dùng, mẹ cần báo với bác sĩ mổ và gây mê để có hướng xử lý kịp thời.
Sau sinh mổ nên ăn gì?
Sau sinh mổ, thường mẹ sẽ phải nằm viện khoảng 5 – 7 ngày. Lúc này, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống để nhanh chóng hồi phục và không ảnh hưởng tới vết mổ.
Thông thường, trong khoảng 6 giờ sau khi sinh, mẹ không nên ăn gì do cơ thể cần thời gian để khôi phục lại hoạt động của ruột, dạ dày. Nếu quá đói, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để ăn một số món dễ tiêu như: súp, cháo trắng,…
Vào 1 – 2 ngày tiếp theo, mẹ chỉ nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không chứa dầu mỡ để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Không nên bồi bổ quá nhiều trong những ngày này, sẽ dễ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần uống đầy đủ nước, mỗi ngày ít nhất là 2 lít, như vậy cơ thể mới s ản xuất đủ sữa cho bé bú. Nếu không muốn uống nhiều nước lọc, mẹ có thể thay thế bằng nước hoa quả, nước ép rau củ quả, sữa, canh…
Một điều nữa mẹ cần lưu ý về dinh dưỡng sau sinh mổ là nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe của mẹ như: đồ uống có cồn, chứa chất kích thích, thức ăn có mùi nồng như tỏi, hành,… vì dễ khiến sữa có mùi lạ và một số thực phẩm làm cho vết sẹo lâu lành như: rau muống, đồ nếp, lòng trắng trứng.
Singlemum tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dinh Dưỡng Cho Mẹ Sau Sinh Mổ: Nhanh Lành Vết Mổ, Sữa Đổ Ào Ào trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!