Đề Xuất 3/2023 # Đi Bộ Khi Mang Thai, Mẹ Tuyệt Đối Đừng Quên Những Lưu Ý Sau # Top 10 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Đi Bộ Khi Mang Thai, Mẹ Tuyệt Đối Đừng Quên Những Lưu Ý Sau # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đi Bộ Khi Mang Thai, Mẹ Tuyệt Đối Đừng Quên Những Lưu Ý Sau mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đi bộ khi mang thai, mẹ tuyệt đối đừng quên những lưu ý sau

Lợi ích của việc đi bộ khi mang thai Đi bộ là một trong những hoạt động thể chất mà mẹ bầu có thể duy trì trong suốt thai kỳ của mình. Không những là hình thức tập luyện dễ dàng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng, ngay cả với những chị em vốn không thích việc vận động, mà đi bộ khi mang thai còn giúp cho mẹ bầu có được sự dẻo dai ở đầu gối, mắt cá chân, tốt cho hoạt động của hệ tim mạch, mang thai khỏe toàn diện cho mẹ trong thai kỳ. Do đó, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên dành khoảng 20-30 phút để đi dạo mỗi ngày. Những lưu ý khi mẹ bầu đi bộ Trong 3 tháng đầu thai kỳ 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ do đó mẹ cũng không nên vận động nhiều, tuy nhiên mẹ cũng không cần phải thay đôi việc luyện tập của mình quá nhiều, chỉ cần duy trì chế độ tập luyện hàng ngày là được, nhưng nhớ là phải bảo vệ tốt cho vùng mắt cá chân và gan bàn chân. Đồng thời, mẹ hãy đi bộ vào buổi sáng và buổi chiều để tránh ánh nắng mặt trời. Khi đi bộ, hãy mang giầy vừa vặn, thích hợp để bảo vệ đôi chân, tránh bị trơn, trượt té ngã và mang theo nước uống. Vào những ngày trời nắng nóng, mẹ nên tập luyện trong nhà hoặc những trung tâm thể dục, vì ra ngoài trời lúc này có thể khiến mẹ bầu bị kiệt sức. Trong 3 tháng giữa thai kỳ Mẹ vẫn có thể duy trì chế độ đi bộ như giai đoạn đầu. Một điều mà mẹ cần lưu ý đó là hãy cố gắng giữ thăng bằng cơ thể của mình. Bụng bầu của mẹ đã khá to nên khi đi mẹ nên nhìn thẳng về phía trước, kết hợp với vẫy 2 cánh tay và tránh dồn trọng lực về phía sau lưng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ Trong giai đoạn cuối thai kỳ này, các mẹ nên duy trì thói quen đi bộ càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, bà bầu cần tránh những đoạn đường quá xa hoặc những địa hình không bằng phẳng để tránh bị mất cân bằng gây té ngã, rất nguy hiểm. Khi gần đến ngày sinh nở, thai phụ nên cẩn trọng hơn khi đi bộ. Không nên đi bộ quá xa nhà để tránh trường hợp trở dạ bất thường và không xử lý kịp. Khi nào mẹ bầu nên dừng việc đi bộ lại?

Mùa Chôm Chôm, Bà Bầu Muốn Ăn Thì Đừng Quên Những Lưu Ý Này

Chôm chôm là loại trái cây mang đến nhiều lợi ích cho thời kỳ mang thai. Tuy nhiên để tránh những ảnh hưởng không tốt thì mẹ bầu nên lưu ý những điều trong bài viết này.

Chôm chôm là loại quả vô cùng quen thuộc và dễ ăn, được nhiều người ưa thích kể cả các bà bầu. Chôm chôm có vị ngọt thanh giòn giòn ăn hoài không ngán, lại còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.

1Những lợi ích khi ăn chôm chôm đối với bà bầu

Quả chôm chôm rất có lợi cho phụ nữ mang thai, có thể kể đến những tác dụng như:

– Cung cấp chất sắt, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ nhờ lượng vitamin C dồi dào trong chôm chôm. Vitamin C giúp quá trình hấp thụ chất sắt diễn ra thuận lợi hơn, từ đó cải thiện việc sản xuất các tế bào máu.

– Ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ cực cao trong quả chôm chôm.

– Kiểm soát huyết áp trong quá trình mang thai, giảm cholesterol, hỗ trợ lưu thông máu, từ đó giảm tình trạng bị sưng phù cơ thể vào cuối thai kỳ.

– Giúp bà bầu phòng ngừa các bệnh cảm cúm, ho, sốt, nhức đầu… trong thời kỳ mang thai.

– Lượng vitamin E và vitamin C trong chôm chôm cũng giúp cho da dẻ của các mẹ bầu duy trì được vẻ mịn màng, khỏe mạnh trong quá trình mang thai.

2 Tác dụng phụ của chôm chôm

Bà bầu ăn chôm chôm quá nhiều có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như:

Tăng chỉ số đường huyết: Quả chôm chôm chín chứa hàm lượng đường khá cao, dễ dàng khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đường huyết không ổn định nếu thưởng thức chôm chôm với số lượng lớn trong thời gian dài. Do vậy, nếu bạn đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ, hãy cân nhắc đến vấn đề này và chỉ nên nhấm nháp từ 5 – 6 quả cho mỗi ngày mà thôi.

Tăng cholesterol: Theo các chuyên gia, hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể chuyển hóa thành rượu và làm chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín.

3Lưu ý khi ăn chôm chôm cho bà bầu

Không dùng miệng để lột vỏ chôm chôm

Hiện nay trong quá trình trồng chôm chôm, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bà bầu ăn chôm chôm nên rửa sạch, và ngâm chôm chôm trong nước muối loãng trước khi ăn. Không nên dùng răng để “lột vỏ” mà nên dùng dao để hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu (nếu có).

Không ăn chôm chôm quá chín

Trong chôm chôm quá chín có chứa nồng độ cồn cao (do đường trong chôm chôm chuyển hóa thành). Do đó, chôm chôm quá chín không an toàn cho mẹ và thai nhi.

Hạn chế ăn chôm chôm nếu mẹ bầu có lượng đường trong máu cao

Lượng đường có trong quả chôm chôm chín khá cao, vì vậy nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc có lượng đường trong máu cao thì nên hạn chế ăn chôm chôm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không ăn quá nhiều chôm chôm cùng một lúc

Chôm chôm là một loại quả rất “bắt miệng”, khi đã ăn thì khó dừng lại mà sẽ ăn rất nhiều trong vô thức. Tuy nhiên đối với mẹ bầu thì nhất định không nên để tình trạng này diễn ra. Việc ăn quá nhiều chôm chôm cùng một lúc sẽ làm lượng đường trong cơ thể tăng đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về tinh thần và thể chất của em bé.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

“Ghi Lòng Tạc Dạ” Những Lưu Ý Sau Đây Khi “Yêu” Để Đảm Bảo An Toàn Tuyệt Đối Cho Thai Nhi

Lúc đó tôi vô cùng lo lắng và được chồng đưa đi bệnh viện kiểm tra. May mắn là thai nhi vẫn ổn định và không có vấn đề nguy hiểm gì. 3 tuần sau khi sự việc đó xảy ra, chồng tôi lại bắt đầu gạ gẫm tôi trong “chuyện ấy”.

Với nỗi ám ảnh của việc lần trước nên tôi không dám đồng ý chồng. Mấy tuần gần đây sức khỏe của tôi rất tốt, ăn uống ngon miệng và ít khi bị mệt mỏi. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi hiện mang thai tháng thứ 7 có nên quan hệ không ? Nếu được tôi cần chú ý những gì?

Mang thai tháng thứ 7 có nên quan hệ không?

Trên thực tế, việc quan hệ trong thời gian mang thai không nhất thiết phải bị cấm đoán hoàn toàn. Vấn đề này tùy thuộc vào sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi. Điều đó có nghĩa là, nếu mẹ bầu khỏe mạnh, ít bị mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu; đặc biệt các chỉ số phát triển của thai nhi đều tốt thì mẹ mang thai tháng thứ 7 có nên quan hệ.

Việc quan hệ thường xuyên trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, có được những giấc ngủ ngon, hạn chế tình trạng bị huyết áp cao, tinh thần lúc nào cũng phấn chấn, vui vẻ. Ngoài ra, ít người không biết rằng, “chuyện ấy” lại là một liều thuốc giảm đau rất tốt cho chị em phụ nữ đang mang thai.

Ngược lại, nếu người mẹ có nguy cơ sảy thai, động thai hoặc tinh thần không thoải mái, lúc nào cũng mệt mỏi và thai nhi chậm phát triển thì không còn cách nào khác, mẹ đành phải ngậm ngùi “ngủ chay”.

Nhiều mẹ tránh “yêu” để đảm bảo an toàn cho thai nhi, thế nhưng một mặt họ cũng lo sợ rằng nếu “cấm vận” chồng, anh ấy sẽ ra ngoài tìm thú vui khác. Vậy với trường hợp như của bạn Thu Hương, mang thai tháng thứ 7 có nên quan hệ không?

Như bạn có đề cập đến trong email gửi về cho chúng tôi, ở tuần 23, sau khi quan hệ, bạn bị chảy máu, đau bụng dưới lâm râm và may mắn kết quả kiểm tra cho thấy thai nhi không gặp bất cứ vấn đề gì. Bạn đã kiêng “chuyện ấy” 3 tuần và giờ khi chồng đề cập đến vấn đề này, bạn cảm thấy khó xử. Bạn băn khoăn không biết lời từ chối của mình liệu có đúng hay không?

Để bạn yên tâm, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau: ” Lời từ chối “ân ái” của bạn trong thời điểm này là hoàn toàn chính xác”. Tại sao lại như vậy:

Thứ nhất, lần đầu tiên bạn bị chảy máu sau khi quan hệ có thể thai nhi không gặp vấn đề gì nhưng ai nói trước được việc gì xảy ra nếu lịch sử lặp lại.

Thứ hai, bạn mang thai lần 2 ở độ tuổi 37. Theo các chuyên gia, các mẹ bầu không nên quan hệ tình dục khi có thai trên 35 tuổi để tránh gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng như sảy thai.

Thứ ba, nếu tâm lý của bạn không thoải mái, cách tốt nhất là bạn nên từ chối “gần gũi” với chồng.

Để tránh làm rạn nứt tình cảm, chúng tôi khuyên bạn Thu Hương nên có một buổi nói chuyện thẳng thắn với chồng về những nỗi lo hiện tại của bản thân. Còn trong trường hợp, nếu bạn muốn làm vui lòng chồng, đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 7

Ở thời gian “bụng mang dạ chửa”, các mẹ tuyệt đối không thử các tư thế mới lạ, tư thế khó để chiều lòng chồng. Mang thai tháng thứ 7 có quan hệ được không ? – Mang thai tháng thứ 7, bụng bầu của mẹ đã khá cồng kềnh và nặng nề nên việc lựa chọn đúng tư thế khi “ân ái” là việc rất quan trọng.

Theo các nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới, trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể đồng thời sự nảy nở của “đôi gò bồng đào” khiến không ít chị em có nhu cầu trong “chuyện ấy” tăng cao một cách bất ngờ. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi và giúp mẹ dễ dàng đạt được cực khoái, chúng tôi khuyên các mẹ nên chọn tư thế úp thìa, tư thế người nữ ở trên, tư thế truyền thống, tư thế doggy…

4 tư thế kể trên đều được đánh giá là khá an toàn cho phụ nữ mang thai. Thế nhưng, cho dù mẹ lựa chọn quan hệ theo tư thế nào đi chăng nữa, mọi người cần nhớ tuyệt đối không để chồng có tác động mạnh và trực tiếp lên vùng ngực và bụng.

Mang thai 7 tháng có quan hệ được không? Mẹ cần lưu ý những gì?

Trước và sau khi quan hệ, vợ chồng nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ để tránh tình trạng bị viêm nhiễm

Thời gian “yêu” mỗi lần không nên kéo dài để tránh mẹ bầu bị mất sức

Mỗi tuần, hai người chỉ nên quan hệ khoảng 1-2 lần

Mang thai tháng thứ 7, các cặp đôi vẫn có thể quan hệ bằng miệng nhưng điều quan trọng người chồng cần nhớ là không được thổi khí vào vùng kín của vợ

Nên sử dụng bao cao su trong lúc “ân ái”

Người chồng tuyệt đối không xoa bụng và ngực của vợ, không được nằm lên bụng vợ để tránh tình trạng co thắt tử cung dẫn đến sinh non

Sau khi quan hệ, nếu mẹ bầu có tình trạng chảy máu, đau bụng thì cần được đưa đi bệnh viện gấp

Mẹ bầu có tâm trạng không vui vẻ, đang có tâm sự trong lòng thì nên tránh “gần gũi” với chồng

Trong khi quan hệ, chồng nên chú ý theo dõi từng sắc mặt, biểu cảm của vợ, nếu thấy có gì bất thường thì cần dừng “động tác” ngay

Lưu Ý Khi Đi Máy Bay Đối Với Bà Bầu

Lưu ý khi đi máy bay đối với bà bầu

Bà bầu đi máy bay cần lưu ý những điều sau:

– Cho dù theo các bác sĩ, bà bầu có thể an toàn đi máy bay cho đến tuần thứ 36 nhưng nhiều hãng hàng không vẫn đòi hỏi bạn phải có giấy phép của bác sĩ (nếu bạn mang thai ở tháng thứ 8 hoặc 9) trước khi lên máy bay. Bạn nên lưu ý điều này để chuẩn bị đủ giấy tờ nói trên trước khi đặt vé bay.

– Khi đặt vé, nên lựa chỗ ngồi phía giữa khoang máy gần cánh máy bay để giảm thiểu dao động khi phi cơ rơi vào vùng nhiễu loạn áp suất, máy bay nhồi lên xuống.

– Lấy chỗ ngồi cạnh lối đi để dễ dàng đứng lên đi lại hoặc tới phòng vệ sinh. Ghế này cũng tương đối có khoảng trống để cử động cơ thể, chân tay.

– Hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên rằng bà bầu không nên đi xa quá nếu mang thai trên 28 tuần. Nguyên nhân là vì nếu bà bầu đi máy bay quá lâu rất dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, tăng huyết áp và những cục máu đông trong các tĩnh mạch ở chân.

– Ghế ngồi phải được trang bị dây an toàn tuyệt đối để không gây rủi ro cho mẹ và baby. Bạn nhớ phải thắt dây an toàn dưới bụng và trên đầu bắp đùi để an toàn tuyệt đối.

– Khi bay, bạn nên lưu ý giành ra một chỗ để đi lại trên quanh cabin ít nhất 20-30 phút một lần. Nếu bạn có những chuyến bay dài, nên tập các động tác thể dục cho chân khoảng 15 phút/lần để tránh hiện tượng đông máu và giãn tĩnh mạch.

– Nên uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây, sữa trong suốt chuyến bay vì độ ẩm thấp trong cabin có thể làm bạn dễ mất nước.

– Nếu bạn đang có vấn đề gì với thai nhi hoặc có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt vé. Bạn cũng nên có một y tá đi kèm trong chuyến bay nếu bạn có thể sắp xếp được.

Theo các nhà chuyên môn y tế, an toàn nhất là từ tuần lễ 18-24 của thai kỳ. Sau 36 tuần lễ sẽ có nhiều rủi ro sinh trên máy bay. Ngoài ra ở thời kỳ cuối này mà mẹ mang thai đôi, bị tiểu đường, cao huyết áp, xuất huyết âm đạo thì bác sĩ thường khuyên hoãn chuyến bay và ổn định bệnh tình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đi Bộ Khi Mang Thai, Mẹ Tuyệt Đối Đừng Quên Những Lưu Ý Sau trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!