Đề Xuất 3/2023 # “Đẻ Mướn”: Câu Chuyện Mang Thai Hộ Lên Sóng Truyền Hình # Top 5 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # “Đẻ Mướn”: Câu Chuyện Mang Thai Hộ Lên Sóng Truyền Hình # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về “Đẻ Mướn”: Câu Chuyện Mang Thai Hộ Lên Sóng Truyền Hình mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(NTD) – Thông qua câu chuyện của cô gái Teni sẵn sàng mang thai giúp người khác để có tiền thực hiện ước mơ của mình, bộ phim truyền hình “Đẻ mướn” của hãng Shashi Sumeet đã khai thác vấn nạn mang thai hộ đang diễn ra một cách nhức nhối tại Ấn Độ.

Khán giả sẽ thấy rõ được sự phức tạp cũng như những hệ quả khó lường nếu như tình trạng này tiếp tục xảy ra một cách không có tổ chức và không được kiểm soát chặt chẽ bởi pháp luật. 

Ấn Độ được mệnh danh là “trung tâm đẻ thuê” của thế giới, công việc mang thai hộ đem về cho đất nước này từ 500 triệu đến 2,3 tỷ USD mỗi năm. Đánh đổi với điều đó chính là nỗi đau về mặt tinh thần lẫn thể xác của những người phụ nữ được xem là “máy đẻ”.

Luật cấm mang thai hộ đã được ban hành từ năm 2016 để bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ của phụ nữ. Theo đó, ai vi phạm sẽ bị phạt tù ít nhất 10 năm và phải đóng phạt với số tiền hơn 22.000 USD. Tuy nhiên, vì những khó khăn trong cuộc sống nên hiện nay tại Ấn Độ vẫn còn rất nhiều phụ nữ bất chấp pháp luật cũng như các rào cản khác về mặt xã hội, đã thực hiện việc mang thai hộ. Đây đang là vấn đề vô cùng nhức nhối tại Ấn Độ.

 Nhân vật chính trong phim “Đẻ mướn”

Hai nhân vật Sharvary và Parth yêu nhau nhưng vì Shavary chỉ là một người làm công, còn Parth lại là con trai kế thừa của gia đình giàu có Bhanushali nên cả hai không được phép đến với nhau. Parth đã chọn cách dọn ra ngoài để được sống cùng người yêu.

Sau một thời gian, Sharvary có thai và cô được thừa nhận là con dâu chính thức. Tai nạn bất ngờ xảy ra khiến Sharvary bị sẩy thai và sau này không thể tiếp tục mang thai, cả hai vợ chồng đều không muốn gia đình biết chuyện này nên đã tìm cách giải quyết. Họ quyết định sẽ tìm người mang thai hộ. Teni – cô gái được chọn để thực hiện việc này sẽ mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và sau khi kết thúc, Sharvary sẽ giúp cô ấy thực hiện ước mơ đi sang Mỹ.

 Diễn viên trong phim “Đẻ mướn”

Để tiện bề chăm sóc cho Teni, hai vợ chồng Parth đã rước cô về nhà với danh nghĩa là em họ Sharvary. Từ đó, câu chuyện về bi kịch gia đình bắt đầu diễn ra với hàng loạt các chi tiết rối rắm. Bắt đầu từ việc Teni bị nghi ngờ cho đến khi cô phải kết hôn cùng Aman – bạn thân của Parth, đồng thời Teni đã bắt đầu có tình cảm với Parth. Chưa dừng lại ở đó, hàng loạt các câu chuyện dở khóc dở cười khác sẽ xảy ra khi gia đình Bhanushali biết chính xác về cái thai mà Teni đang mang…

 Cảnh trong phim “Đẻ mướn”

“Đẻ mướn” không đơn thuần chỉ phản ánh bề nổi của chuyện mang thai hộ mà còn khai thác về chiều sâu của những hệ quả có thể diễn ra của vấn nạn này. Từ đó, giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn, khách quan hơn để hạn chế tình trạng mang thai hộ tiếp tục diễn ra một cách bừa bãi..

Bộ phim sẽ được phát sóng vào 19h30 hàng ngày trên YouTV, bắt đầu từ 24/8.

Ảnh: SD 24H – Hiểu Thiên

Câu Chuyện Ấm Lòng Người Từ Sau Bức Hình “Bà Bầu Đi Đẻ Ngày Mưa Gió”

Bức hình bà bầu ngồi xe ba gác được cả nhà đưa đi đẻ trên con đường ngập lụt sau khi chia sẻ đã ngay lập tức thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng mạng và đằng sau bức ảnh đó là câu chuyện đầy hạnh phúc của gia đình đã mong chờ đón chào thành viên mới sau 7 năm chờ đợi.

Sau những trận mưa lớn mấy ngày vừa qua nhiều tuyến đường tại Hà Nội đã bị ngập sâu, nước tràn vào cả nhà nhiều hộ dân không chỉ gây cản trở giao thông mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Một trong những hỉnh ảnh đẹp nhất trong ngày mưa gió, ngập lụt nghiêm trọng vừa rồi là những bức hình cả nhà đưa con dâu đi đẻ bằng xe ba gác vượt qua ngập lụt. Bức ảnh được chụp lại trên phố Vĩnh Hưng (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Nhìn bức hình chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự hạnh phúc, rạng rỡ trên khuôn mặt của những người trong bức hình ngày mưa ngập. Người đọc cũng đã gửi rất nhiều lời chúc “mẹ tròn con vuông” đến gia đình sản phụ. Giữa con đường lụt lội, nước ngập đến đầu gối chân, cả gia đình cùng nhau đưa con dâu đi “vượt cạn”, con dâu ngồi trên xe ba gác, bố chồng cầm càng kéo, mẹ chồng vừa giữ con dâu vừa ra sức đẩy, còn ông chồng thì lẽo đẽo dắt xe máy theo sau chờ qua chỗ lụt. Cảnh tượng cả gia đình vừa bì bõm lội nước, vừa cười hớn hở khiến bất cứ ai chứng kiến cũng thấy ấm lòng. Cộng đồng mạng được phen rôm rả bàn tán về tên đặt cho em bé nhân sự kiện “đáng nhớ” này. Cũng có người còn liên tưởng tới việc, em bé sau này sẽ là một Ánh Viên thứ 2 của Việt Nam.

Theo lời kể của bố chồng chị Thu, ngày 22/9 sau khi mấy trận mưa lớn cả dãy phố đều ngập sâu không thể đi bất cứ phương tiện nào. Như đã hẹn lịch mổ với bác sỹ bệnh viên Phụ sản Trung ương, ông bàn với gia đình mượn xuồng để đưa chị qua đoạn ngập. Nhưng xuồng bị thủng không thể đi được nên cả gia đình đã quyết định dùng xe ba gác và để ghế nhựa cho chị ngồi lên cho cao rồi đẩy qua đoạn đường ngập sâu lên đến hết thành xe.

Cũng theo lời ông kể, vợ chồng anh Phú rất có duyên với lụt lội. Năm anh chị lấy nhau, ngày ăn hỏi cũng là ngày mưa lớn, Hà Nội ngập lịch sử năm 2008. Ngày đó nước ngập đến quá đầu gối, ông phải cởi hết cả áo comple, cà vạt… gói vào cái túi nilon rồi treo lên cổ, chỉ mặc đúng cái quần cộc và áo ba lỗ. Mọi người khác trong đoàn đón dâu cũng phải xắn quần cao hết mức có thể để đi qua đoạn ngập. Đoàn người phải đi bộ đúng 5km, đến chợ Mơ mới được lên xe về nhà gái. Theo tục lệ chị Thu lại phải đón dâu 2 lần nên đến giờ chiều, chị lại phải một mình xắn quần, xắn áo lẻn về nhà chồng. Đến bây giờ, lúc sinh nở của chị lại cúng đúng vào ngày mưa lớn ngập đường.

Ông cũng phấn khởi thông báo chị Thu đã sinh mổ 2 bé trai khỏe mạnh, một bé 2.6kg và một bé 2.7kg, mẹ tròn con vuông đều khỏe mạnh. Cả hai bên nội ngoại đều phấn khởi bởi đã chờ đợi đón cháu từ 7 năm nay, họ quên đi những nhọc nhằn vượt mưa gió đưa chị đi đẻ mà không biết rằng bức ảnh đi đẻ đó của chị và gia đình đã trở thành một hiện tượng ngày mưa Hà Nội mà khiến ai xem nó cũng không khỏi bồi hôi xúc động khi cảm nhận được sự đoàn kết, xum vầy và hạnh phúc trong gia đình Việt.

Từ khóa được tìm kiếm:

cau chuyen am long

ốc thanh vân sinh mổ mấy lần

sinh năm 1984 có chửa tháng nào thì con2016

Câu Chuyện Của Các Gia Đình Trung Quốc Thuê Mang Thai Hộ Tại Mỹ

(HNMO) – Sau nhiều năm mong chờ một thành viên mới trong gia đình, Linda Zhang cảm thấy vô cùng tuyệt vọng khi biết rằng cô và chồng không thể sinh con. Linda đã có ý định tìm đến mạng lưới mang thai hộ ở Trung Quốc, nhưng cô lại chần chừ khi phải đối mặt với nhiều nguy cơ không thể lường trước.

Linda cho biết: “Một ngày, tôi nghe một người bạn ở Mỹ chia sẻ rằng luật mang thai hộ và các thủ tục ở đây tiến bộ hơn rất nhiều. Bởi vậy, tôi đã quyết định đến Mỹ”.

Mười bốn tháng sau, Linda và chồng quay trở về Thượng Hải với cậu con trai mới sinh.

Gia đình Linda chỉ là một trong số rất nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc tìm đến những người phụ nữ mang thai hộ ở Mỹ. Đây được coi là một ngành công nghiệp khổng lồ nối liền hai lục địa với nhau.

Việc thuê người mang thai hộ tại Mỹ giúp các gia đình Trung Quốc “lách” được những chính sách sinh đẻ chặt chẽ tại quê nhà, nơi việc mang thai hộ là bất hợp pháp và họ sẽ bị phạt rất nặng khi sinh con thứ hai.

Thêm vào đó, đứa trẻ sinh ra sẽ tự động mang quốc tịch Mỹ và có thể bảo lãnh thẻ xanh cho cha mẹ mình khi đủ 21 tuổi.

Các trung tâm mang thai hộ cho biết những ứng viên sẽ được kiểm tra lý lịch một cách cẩn thận và các cặp đôi phải chứng minh được lý do chính đáng cho việc nhờ người mang thai hộ.

Quá trình

Tại Mỹ, Linda làm việc với một trung tâm môi giới có tên Extraodinary Conceptions, có nhiệm vụ chính là sắp xếp các cuộc gặp gỡ giữa khách hàng và bác sĩ và tìm những bà mẹ mang thai hộ.

Cả quá trình này thường kéo dài 15 tháng và đòi hỏi các cặp vợ chồng phải đến Mỹ một vài lần. Tổng cộng, Linda phải trả khoảng 130.000 usd (khoảng 2,9 tỷ đồng).

Trung tâm Extraodinary Conceptions đã làm việc với hàng trăm cặp vợ chồng tới từ Trung Quốc và nhận khoảng 10 đơn đăng ký mỗi tháng. Khoảng 40% khách hàng của trung tâm này là người Trung Quốc. Thậm chí trung tâm còn phải thuê thêm 5 người Trung Quốc để có được chất lượng phục vụ tốt hơn.

Các cặp vợ chồng Trung Quốc đến Mỹ bằng visa du lịch, trong đó đã bao gồm các dịch vụ y tế. Họ thường chọn sinh con ở California bởi bang này có những quy định thuận lợi cho quyền làm cha mẹ của họ. Cụ thể, tên của họ sẽ được in trên giấy khai sinh của đứa trẻ. Ở những bang khác, các giấy tờ thủ tục sẽ có phần phức tạp hơn.

“Tất cả giấy tờ đều chứng minh chúng tôi là cha mẹ hợp pháp. Không một ai có thể biết được rằng chúng tôi đã nhờ người mang thai hộ. Chỉ có những người bạn thân thiết và gia đình của chúng tôi biết được sự thật, và họ đều cảm thấy mừng cho hai vợ chồng”, Linda chia sẻ.

Gần đây, Linda và chồng đã tự thành lập một dịch vụ môi giới mang thai hộ, với mức giá trung bình là 15.000 usd (khoảng 340 triệu đồng), nhằm giúp các cặp vợ chồng có hoàn cảnh giống họ tìm được các trung tâm mang thai hộ tại Mỹ và lo các thủ tục cần thiết.

Bác sĩ David Smotrich, người đã từng làm việc với hàng trăm cặp vợ chồng Trung Quốc tại các trung tâm ở California cho biết: “Có rất nhiều lý do khiến mọi người lựa chọn giải pháp mang thai hộ. Nhiều phụ nữ có điều kiện sức khỏe không tốt và việc mang thai sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của họ. Một số cặp đôi đồng tính cũng tìm đến phương pháp này. Ô nhiễm môi trường cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ vô sinh ngày càng cao tại Trung Quốc”.

Đông và Tây

Thuê một người Mỹ mang thai hộ đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với rất nhiều rào cản và sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Đôi khi, một vài cặp vợ chồng Trung Quốc thường cố áp dụng các loại thuốc Đông y hoặc các nghi lễ truyền thống, trong khi những điều này rất xa lạ với người Mỹ.

Tony Jiang và vợ đã có ba đứa con nhờ phương pháp mang thai hộ tại Mỹ. Ông hồi tưởng lại rằng bản thân đã từng rất ngạc nhiên trước sự khác biệt vô cùng lớn trong cách tiếp cận đối với việc mang thai. Các bà mẹ Trung Quốc thường nghỉ ngơi hoàn toàn và ăn các loại thực phẩm truyền thống dành cho bà bầu, trong khi các bà mẹ ở Mỹ vẫn tiếp tục đi làm, du lịch và luyện tập.

Tony hiện đang điều hành Trung tâm Tư vấn DiYi, cung cấp các dịch vụ giới thiệu và kết nối các cặp vợ chồng Trung Quốc với các trung tâm mang thai hộ tại Mỹ. Trong quá trình làm việc, ông không quên nhắc nhở các cặp vợ chồng rằng họ không thể sử dụng biện pháp chiêm tinh truyền thống của Trung Quốc để đặt tên cho con, bởi múi giờ của Mỹ và Trung Quốc chênh lệch nhau 12 tiếng, và vị trí của các ngôi sao sẽ có sự khác biệt.

Chính phủ Trung Quốc thường xuyên tiến hành kiểm soát thị trường mang thai hộ bất hợp pháp, nhưng các trung tâm dịch vụ do Linda và Tony điều hành không bị ảnh hưởng. Những đứa con của họ cũng không phải lo lắng về các vấn đề pháp luật và được đối xử như những đứa trẻ khác.

Linda cho rằng đó là do cô đã thực hiện dịch vụ mang thai hộ tại Mỹ – bên ngoài phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

Cô cũng hào hứng kể về kế hoạch của mình. Hiện con trai cô đã được 2 tuổi, và trong tương lai cậu bé sẽ được gửi đến học tại một trường quốc tế.

Linda chia sẻ: “Hiện giờ gia đình chúng tôi đang rất hạnh phúc, nhưng người khác sẽ khó lòng hiểu được những nỗi đau mà chúng tôi đã phải trải qua trong quá khứ”.

Câu Chuyện Cảm Động Của Bà Bầu Đi Đẻ Bằng Xe Ba Gác

Hai vợ chồng chị đã mòn mỏi chờ đợi suốt 7 năm qua mới được đón hai con trai đầu lòng.

Một trong những hỉnh ảnh đẹp nhất trong ngày mưa gió, ngập lụt nghiêm trọng hôm qua (22/9) là hình ảnh cả gia đình đưa con dâu đi đẻ bằng xe ba gác. Bức ảnh được chụp lại trên phố Vĩnh Hưng (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội ngập sâu, bà bầu đi đẻ bằng xa ba gác (ảnh: Ngọc Khánh)

Giữa con đường lụt lội, nước ngập đến đầu gối chân, cả gia đình cùng nhau đưa con dâu đi “vượt cạn”, con dâu ngồi trên xe ba gác, bố chồng cầm càng kéo, mẹ chồng vừa giữ con dâu vừa ra sức đẩy, còn anh chồng thì lẽo đẽo dắt xe máy theo sau. Cảnh tượng cả gia đình vừa bì bõm lội nước, vừa cười hớn hở khiến bất cứ ai chứng kiến cũng thấy ấm lòng.

Có duyên với lụt lội

Về phố Vĩnh Hưng theo địa chỉ của Ngọc Khánh (người chụp bức hình) cung cấp, không quá khó để tìm thấy nhà ông Vũ Bá Cơ (sinh năm 1952, thầy giáo về hưu, là bố chồng người phụ nữ được đưa đi đẻ trong ngày mưa gió) bởi câu chuyện cả gia đình đưa bà bầu đi đẻ bằng xe ba gác đã lan truyền khắp khu phố. Vừa hay đúng lúc ông Cơ vừa từ bệnh viện trở về, chúng tôi đã được mời vào nhà trò chuyện.

Ông giáo về hưu tính tình hài hước liên miệng khoe: “Sinh đôi cô ạ, hai cháu trai, khỏe mạnh lắm, giống nhau như hai giọt nước vậy”. Thành ra, chỉ một mình ông nói mà cũng khiến căn nhà trở nên rộn ràng.

Ông Vũ Bá Cơ kể về câu chuyên hài hước ngày đưa con dâu đi đẻ

Theo như lịch hẹn của bác sỹ ở bệnh viện Phụ sản Trung ương, sáng ngày 22/9, chị Thu phải có mặt tại bệnh viện để tiến hành đẻ mổ vì mang thai đôi. Sáng đó, tỉnh dậy, ông Cơ và con trai út cùng nhau ra ngõ dò đường, cơn mưa lớn kéo dài khiến cho khắp ngõ trong, ngõ ngoài đều ngập sâu. Biết không thể đưa ô tô vào đón như kế hoạch, ông và cả gia đình đã rất bối rối và lo lắng.

“Tôi bảo thằng con trai sang nhà hàng xóm mượn cái xuồng, rồi chèo, đẩy đưa con dâu đi viện vì lịch bác sỹ đã hẹn rồi không thể sai được. Nhưng chẳng may, cái xuồng đó lại bị thủng không dùng được. Nghĩ tới, nghĩ lui, tôi quyết định dùng xe ba gác, đặt cái ghế nhựa lên trên cho con dâu ngồi rồi cả nhà kéo đi. Thằng Mạnh Phú (chồng chị Thu) dắt xe máy theo sau, để khi qua đoạn ngập thì đèo vợ đến viện bằng xe máy”, ông Cơ kể.

Và thế là phố Vĩnh Hưng xuất hiện cảnh tượng lạ vào sáng đó: bà bầu đi đẻ bằng xa ba gác. Chị Thu được đặt ngồi cẩn thận trên chiếc ghế cao, bố chồng cầm càng kéo, mẹ chồng vừa giữ con dâu vừa ra sức đẩy xe. Từ bà bầu cho đến gia đình nhà chồng ai cũng hồ hởi, phấn khởi mặc cho phía dưới, nước ngập đến tận đầu gối chân.

Ngày ăn hỏi của vợ chồng chị Thu cũng rơi vào thời điểm diễn ra trận ngập lịch sử của Thủ đô năm 2008

“Lúc kéo, gặp chướng ngại vật, tôi cứ hô to “xe tăng đây”, “bà bầu đi đẻ đây”, chủ yếu để cả nhà cùng cười mà quên cái mệt, và cũng để con dâu thì có tinh thần thoải mái trước khi lên bàn mổ. Chúng tôi cứ kéo thế đến hết đoạn dốc Đoàn Kết, khoảng chừng 2km thì đường hết ngập, vợ chồng nó cùng người anh trai lấy xe máy đèo đến viện, còn chúng tôi về chuẩn bị đồ đem vào. Chắc chẳng bao giờ tôi quên được cái ngày nhớ đời này”, ông Cơ cười.

Nói về ngập lũ, ông Cơ nói: “Gia đình tôi có duyên với lụt lội lắm!”.

Ông kể: “Lễ ăn hỏi của vợ chồng nó 7 năm trước đây cũng rơi vào đợt ngập lịch sử của Thủ đô (năm 2008). Ngày đó, nước ngập đến quá đầu gối, tôi phải cởi hết cả áo comple, cà vạt… gói vào cái túi nilon rồi treo lên cổ, chỉ mặc đúng cái quần cộc và áo ba lỗ. Mọi người khác cũng vậy, cũng xắn quần cao hết mức có thể để đi qua đoạn ngập. Đoàn người phải đi bộ đúng 5km, đến chợ Mơ mới được lên xe về nhà gái.

“Hồi đó, chúng nó lại còn phải cưới hai lần theo tục lệ. Đến giờ chiều, con dâu tôi phải một mình xắn quần, xắn áo lẻn về nhà chồng. Nghĩ mà tội. Đến giờ, lúc sinh nở lại đúng vào ngày mưa”.

“Đây là bức ảnh chụp ở đoạn đường nước đã rút”, ông Cơ kể

Đưa ông xem lại hình ảnh kéo xe ba gác đưa ba bầu đi đẻ hôm qua, ông Cơ cười không ngớt rồi nói: “Thực ra đó chỉ là việc rất bình thường. Trong hoàn cảnh bí bách thì cả nhà phải cùng bàn bạc, nghĩ ra hướng giải quyết tốt nhất”. Nhưng với người chứng kiến, cái họ thấy không chỉ là cảnh tượng lạ trong ngày mưa mà còn là hành động ấm tình người.

Sinh con sau 7 năm mòn mỏi chờ đợi

Hỏi về tình hình chị Thu trong viện, ông Cơ phấn khởi: “Con dâu tôi lên bàn mổ lúc gần 1 giờ chiều qua (22/9), khoảng 30 phút sau thì sinh xong. Hai bé trai cô ạ, một đứa hai cân sáu, một đứa hai cân bảy, giống nhau như hai giọt nước. Giờ mẹ khỏe, con khỏe rồi, cả nhà ai cũng vui mừng, phấn khởi lắm”.

Khi sinh con, gia đình ai cũng vui mừng, đặc biệt lại là sinh đôi nhưng với gia đình nhà ông Cơ, cái mừng đó còn lớn hơn gấp bội. Bởi chị Thu, anh Phú và cả hai bên gia đình nội, ngoại đã phải mòn mỏi đợi 7 năm mới được chào đón những “thiên thần nhỏ” này.

Chờ đợi suốt 7 năm, chị Thu mới có thể sinh nở nên gia đình hết mực cẩn thận trong lúc đưa chị đi bệnh viện

Ông Cơ kể: “Chúng nó lấy nhau từ năm 2008. Sáu năm sau vẫn chưa thấy bầu bí gì. Cả nhà ai cũng sốt ruột lắm. Nhưng nghĩ, bản thân vợ chồng chúng nó đã lo lắng lắm rồi, chúng tôi gây áp lực nữa chỉ khiến chúng nó khổ và rối rắm thêm. Hai bên gia đình cứ động viên chúng nó, ăn uống nhiều cho khỏe mạnh rồi lộc trời sẽ đến”.

Chờ đợi suốt 7 năm mới đến ngày sinh nở nên lúc đưa con dâu đi đẻ, gia đình ông hết mực cẩn thận. Nước ngập lớn, ông phải kê chiếc ghế nhựa cao cho con dâu ngồi, còn vợ ông thì vừa đẩy xe vừa giữ con dâu.

Liên hệ với chị Thu, chị cho biết, chị rất vui mừng và hạnh phúc khi đã mẹ tròn con vuông, nhìn hai con ngủ say mà chị không nén được xúc động.

Khi nhắc đến tình cảm gia đình nhà chồng dành cho mình, chị bật khóc: “Vợ chồng mình hiếm muộn, mình vốn rất tủi thân. Nhưng gia đình chồng chưa bao giờ gây áp lực cho mình, ngược lại luôn động viên suốt thời gian qua. Bảy năm lấy nhau, kể từ sau ngày cưới tới giờ, mình mới sinh nở lần đầu. Thật không ngờ mình lại được sinh con trong tâm thế thoải mái như vậy. Mình thực sự rất cảm ơn chồng và bố mẹ chồng đã luôn an ủi và chăm sóc mình trong suốt ngần ấy năm trời”.

Chị khoe, hai con trai được đặt tên là Vũ Mạnh Hiếu và Vũ Trọng Hiếu. Suốt từ hôm qua đến giờ, niềm vui vẫn luôn hiện rõ trên khuôn mặt từng người trong gia đình chị.

Bạn đang đọc nội dung bài viết “Đẻ Mướn”: Câu Chuyện Mang Thai Hộ Lên Sóng Truyền Hình trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!