Cập nhật nội dung chi tiết về Dây Rốn Thắt Nút – “Cái Nơ Không Được Chào Đón” Với Mẹ Bầu mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian vừa qua, các bác sĩ Sản khoa – Trung tâm Sản Nhi đã phẫu thuật lấy thai thành công cho các trường hợp dây rốn thắt nút hiếm gặp. Vậy dây rốn thắt nút là gì và nó nguy hiểm như thế nào với thai nhi?
Dây rốn là dây nối từ phôi thai hoặc bào thai đang phát triển tới nhau thai, cho phép máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến cho bé trong tử cung người mẹ, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Dây rốn thắt nút là hiện tượng dây rốn tự tạo thành nút thắt bên ngoài trong quá trình thai xoay chuyển vận động trong buồng ối. Tỷ lệ dây rốn thắt nút chỉ xảy ra ở khoảng 2% thai phụ, đa phần rốn thắt lỏng lẻo và không gây nguy hại cho bé trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, nếu dây rốn bị thắt nút sớm thì khi em bé lớn dần lên và cử động nhiều sẽ có thể làm thắt chặt nút thắt, gây thiếu máu và oxy cho thai nhi. Đặc biệt những trường hợp thai chuyển dạ sinh thường với dây rốn thắt nút có thể gây thiếu máu não, bại não hoặc thai tử vong ngay sau sinh.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự hình thành của dây rốn thắt nút như: Mẹ bầu lớn tuổi, thai nhi giới tính Nam, thai nhỏ, thai hoạt động nhiều, dây rốn dài, nước ối nhiều, đa thai.
Dây rốn của thai nhi thắt nút rất nguy hiểm nhưng KHÔNG có biện pháp phòng ngừa, chỉ có tầm soát và siêu âm đánh giá tình trạng dây rốn trong suốt thời kỳ mang thai ở cơ sở y tế tin cậy mới giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng.
Việc chẩn đoán dây rốn thắt nút dựa vào chủ yếu là siêu âm thai nhi Doppler màu và siêu âm 4D. Tuy nhiên, bác sĩ khi đánh giá siêu âm cần phân biệt với dây rốn thắt nút giả do sự dày lên của thạch Wharton hoặc phù nề mạch máu dây rốn và không gây nguy hại gì cho thai nhi trong thai kỳ và thời kỳ chuyển dạ.
Quá trình chuyển dạ ở thai nhi có dây rốn thắt nút cần được theo dõi nghiêm ngặt bằng monitoring tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu thai suy và mổ lấy thai kịp thời.
Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Phạm Thị Thu Huyền – Phó Trưởng khoa Phụ ngoại, phụ nội tiết chia sẻ: Trước đây, tại khoa Phụ Sản (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) chúng tôi đã gặp trường hợp thai đủ tháng chết trong buồng tử cung. Sau khi hồi cứu nguyên nhân gây thai chết lưu là do dây rốn thắt nút.
Gần đây, tại Trung tâm Sản Nhi đã ghi nhận một số ca thai nhi dây rốn thắt nút. Bác sĩ Huyền cũng là người trực tiếp phẫu thuật lấy thai cho 2 trường hợp.
Trường hợp 1: Thai nhi đủ tháng, trong quá trình chuyển dạ ekip phát hiện có dấu hiệu suy thai cấp và tiến hành phẫu thuật cấp cứu, ca phẫu thuật thành công, bé sơ sinh khỏe mạnh bình thường. Với tình trạng dây rốn thắt nút của bé nếu không được phẫu thuật kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nguy hiểm cho bé.
Trường hợp 2: Thai nhi đủ tháng, sản phụ phẫu thuật lấy thai trên vết sẹo phẫu thuật lấy thai cũ. Trước sinh sản phụ và thai nhi không có biểu hiện bất thường, sau khi phẫu thuật bác sĩ thấy dây rốn của bé thắt thành nhiều nút tuy nhiên may mắn nút thắt vẫn lỏng lẻo, chưa gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bé.
Thạc sĩ – Bác sĩ Phạm Thị Thu Huyền đưa ra khuyến cáo: Dây rốn thắt nút là hiện tượng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm… các mẹ bầu cần theo dõi cử động của thai nhi và khám thai định kỳ tại các cơ sở Y tế uy tín.
Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, Trung tâm Sản Nhi triển khai các dịch vụ thăm khám, xét nghiệm, siêu âm hình thái, sàng lọc sơ sinh và chẩn đoán trước sinh…
Quý vị muốn biết thêm thông tin chi tiết có thể trực tiếp đến Trung tâm Sản Nhi (đường Nguyễn Tất Thành – phường Nông Trang – Việt Trì – Phú Thọ) hoặc liên hệ hotline 0210 655 9999 – 18009434 (miễn phí) để được hỗ trợ kịp thời.
Mang Thai Tuần 39: Mẹ Đã Sẵn Sàng Chào Đón Thiên Thần Nhỏ
Mang thai tuần 39 là một trong những thời điểm rất ý nghĩa đối với hầu hết thai phụ. Trong tuần mang thai này, rất nhiều khả năng mẹ bầu sẽ chuyển dạ. Hãy tìm hiểu những thông tin thú vị của tuần này trong bài viết sau.
Giai đoạn mang thai tuần 39, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi và hồi hộp chờ đợi đến ngày vượt cạn. Vùng bụng dưới của mẹ căng to vì bào thai đã lấp đầy vùng xương chậu. Tư thế đi đứng của thai phụ có thể đã thay đổi ít nhiều do trọng tâm cơ thể dồn về phía trước.
Lúc này, mẹ cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể, cảnh giác với các dấu hiệu chuyển dạ, tuy nhiên không nên cảm thấy quá căng thẳng về điều này. Dấu hiệu chuyển dạ có thể đến sớm vào này hoặc sau một tuần nữa. Cơn gò chuyển dạ giả thường xuất hiện với tần suất dày đặc hơn và nặng nề hơn.
Những triệu chứng ở bà bầu mang thai tuần 39
So với tuần thứ 38, những triệu chứng xuất hiện ở mẹ bầu khi mang thai tuần 39 không có gì khác biệt nhiều. Một số triệu chứng thường gặp:
Cơn gò Braxton Hicks
Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và nặng nề hơn khiến bà bầu tuần 39 cảm thấy khá khó chịu, nhất là những trường hợp đã từng mang thai trước đó. Để phân biệt với chuyển dạ thật, mẹ bầu có thể dựa vào các đặc điểm:
Các cơn co Braxton Hicks thường tập trung ở vùng bụng dưới và vùng háng. Trong khi đó, cơn co chuyển dạ thật phần lớn xuất hiện ở vùng lưng dưới và thường lan ra toàn bộ vùng bụng.
Cơn co của chuyển dạ thật sẽ diễn biến ngày càng tăng nhiều hơn theo thời gian. Nó đồng thời không giảm hoặc mất đi khi sản phụ ăn, thay đổi tư thế hay nghỉ ngơi.
Chứng ợ nóng và khó tiêu
Chứng ợ nóng trong khi mang thai tuần 39 này có thể sẽ lên đến đỉnh điểm. Để khắc phục, thai phụ nên uống nước trước hoặc sau khi dùng bữa, hạn chế uống nước trong khi ăn.
Xuất huyết âm đạo
Dịch tiết từ âm đạo của thai phụ có thể bị nhuốm đỏ bởi màu máu (có khi là màu hơi hồng hoặc hơi nâu) do các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ. Đây là một dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
Vỡ ối
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu nguy cấp, cho thấy người mẹ mang thai sắp sửa sinh con. Túi ối vỡ ra thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây ra hiện tượng đau bụng. Mỗi người có triệu chứng vỡ ối khác nhau, có người thấy xuất hiện dòng nước ối chảy nhiều, nhanh và mạnh tuôn ra từ đường âm đạo, có khi chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít.
Lời khuyên cho bà bầu tuần 39
Giữ cho tâm trạng thoải mái
Mang thai tuần 39 là giai đoạn rất nhạy cảm đối với thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong tuần thai này. Theo đó, bà bầu 2 tuần cuối nên chú trọng nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng vừa phải, quan trọng nhất là giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
Nghỉ ngơi
Cho dù cả ngày ngồi mong ngóng thì cũng không làm cho dấu hiệu chuyển dạ đến sớm hơn. Mặt khác, cơ thể bà bầu rất cần được nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe. Do đó, bà bầu lúc này nên chú trọng ngủ nghỉ vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày.
Kể cả khi bạn thấy hơi buồn nôn hoặc không đói, hãy cố gắng ăn chút gì đó nhẹ nhẹ mỗi tiếng đồng hồ trong lúc chuyển dạ. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cơ thể sẽ phải tiêu hao quá nhiều mỡ tích trữ để tạo ra năng lượng, có thể gây ra mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, khiến cơn đau đẻ lại càng khó chịu hơn. Vì thế, ăn những bữa nhỏ trong lúc này là điều cần thiết.
Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ
Mình thấy các mẹ đặt câu hỏi về cộng đồng về tình trạng mang thai em bé bị dây rốn quấn cổ thì có ảnh hưởng gì không? Để giải tỏa những lo lắng của các mẹ bầu về tình trạng này. Các mẹ chịu khó đọc bài này để hiểu rõ hơn về việc dây rốn quấn cổ thai nhi như thế nào và trang bị những kiến thức cần thiết cho mình.
Dây rốn (còn gọi là tràng hoa) quấn cổ rất thường xảy ra, theo thống kê có khoảng 25-30% thai nhi bị dây rốn quấn cổ, do đó các mẹ bầu không nên quá hoảng sợ và lo lắng. Điều quan trọng mà các mẹ bầu cần làm là theo dõi cử động của thai nhi và thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa đúng lịch hẹn định kỳ. 1. Dây rốn quấn cổ là gì?
Dây rốn quấn cổ (còn gọi là tràng hoa quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.
2. Vì sao thai nhi lại bị dây rốn quấn cổ?
Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.
3. Làm thế nào để phát hiện bé bị dây rốn quấn cổ?
Chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị dây rốn quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện dây rốn quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.
4. Dây rốn quấn cổ nguy hiểm như thế nào?
+ Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, vì vậy, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong.
+ Khi chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy sau khi sinh với các dấu hiệu co giật, chân tay run..
Lưu ý:
+ Khi siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.
+ Sau sinh nếu trẻ có biểu hiện thiếu oxy cần đưa trẻ đi khám ngay.
5. Thai nhi có thể tự tháo dây rốn quấn cổ?
+ Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ sau đó tự trở lại bình thường.
+ Khi thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn.
Lưu ý: người mẹ cần theo dõi cử động của thai, nếu thấy bất thường cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
6. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ không thể sinh thường?
+ Đối với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh có tràng hoa quấn cổ ít (một vòng) bác sĩ có thể chỉ định sinh thường.
+ Bác sỹ chỉ định sinh mổ trong trường hợp tràng hoa quấn cổ nhiều vòng, thai to, sức khỏe mẹ yếu…
7. Những quan niệm phản khoa học về dây rốn quấn cổ?
Có những quan niệm dân gian cho rằng: bà bầu không nên giết, mổ gà, vịt, lợn vì như thế thai nhi sẽ bị dây rốn quấn cổ. Hoặc khi em bé bị dây rốn quấn cổ rồi, thai phụ có thể bò quanh giường, nhưng phải bò ngược với chiều kim đồng hồ thì dây rốn quấn cổ sẽ tự tuột ra. Hoặc xoa bụng cũng sẽ giúp giải thoát em bé khỏi dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, đây là những đồn thổi không có căn cứ khoa học nào!
Sa dây rốn, xoắn dây rốn, dây rốn quấn quanh cổ … là những vấn đề bạn cần lưu tâm khi mang thai.
Dây rốn là gì?
Dây rốn của thai nhi là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Nó có hình tròn, trơn, mềm và màu trắng, dài khoảng 40 – 60cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Bên trong dây rốn có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch, 3 mạch máu này được bao bọc bởi chất thạch warton
Dây rốn có chức năng gì?
– Dây rốn là cầu nối oxy và dinh dưỡng tới em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Nếu dây rốn hoạt động tốt, bào thai sẽ nhận đủ dưỡng chất để phát triển cho đến cuối quý III của thai kỳ và trong suốt quá trình chuyển dạ.
– Dây rốn còn truyền chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Đó là một trong những lý do tại sao khi mang thai các mẹ không được tự ý dùng kháng sinh mà phải có chỉ định của bác sĩ.
– Dây rốn nhận những chất đào thải từ thai nhi ra ngoài nhau thai.
Có thể nói dây rốn như một trạm trung chuyển dưỡng chất và chất thải từ mẹ sang thai nhi và ngược lại.
– Dây rốn quá ngắn: Dây rốn quấn quanh người bé, nếu dây quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng, máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ.
– Dây rốn quá dài: Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường
– Dây rốn quấn quanh cổ: (tràng hoa quấn cổ): Theo thống kê có khoảng 30% em bé bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Vì vậy, nếu bé của bạn có rơi vào trường hợp này thì cũng đừng quá lo lắng vì không thể can thiệp gì để cải thiện tình hình dây rốn quấn cổ của bé được. Việc duy nhất nên làm là khám thai định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh thường hay sinh mổ tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Một số ít trường hợp dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Nhưng cũng có trường hợp dây rốn được gỡ ra do chính sự chuyển động của thai nhi.
– Sa dây rốn: Là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, thường xảy ra vào giai đoạn thai nhi trên 38 tuần tuổi. Biến chứng này rất nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy khi mẹ chuyển dạ.
Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao thì phải được theo dõi chặt chẽ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
– Xoắn dây rốn
Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Biến chứng này có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Do vậy, nếu thai nhi của bạn bị xoắn dây rốn thì cần theo dõi sát và nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Dây rốn là nguồn tế bào gốc giá trị có thể tận dụng để điều trị khi gặp sự cố, hiện nay, một số gia đình đã tiến hành việc gửi dây rốn thai nhi sau sinh vào ngân hàng tế bào gốc để dùng lúc cấp bách.
Hỏi bác sĩ: Thai 34 tuần, dây rốn quấn cổ, sinh thường hay sinh mổ?
Thưa bác sĩ!
Em đang có thai ở tuần thứ 34, lúc được 32 tuần em đi khám, đi siêu âm cho kết quả em bé có dây rốn quấn cổ. Vậy cho em hỏi, trong trường hợp này có nguy hiểm gì nhiều đến em bé không và em có thể sinh thường được hay bắt buộc phải mổ lấy thai?
Trả lời của bác sĩ sản khoa:
Chào em,
Thông thường, dây rốn quấn cổ là một tình trạng mang tính chất tạm thời ngay tại thời điểm siêu âm. Thai nhi nằm trong buồng tử cung là một vật thể cử động trong môi trường nước nên tình trạng này có thể thay đổi theo thời gian: có trường hợp dây rốn sẽ rời khỏi vùng cổ thai nhi ngay khi siêu âm xong, hoặc dây rốn sẽ quấn thêm nữa…
Trên thực tế, điều quan trọng là bà mẹ sẽ theo dõi cử động của thai nhi để gian tiếp đánh giá sức khoẻ của thai. Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách theo dõi cử động thai.
Dây rốn quấn cổ không phải là một chỉ định phải mổ lấy thai. Nhiều trường hợp vẫn sinh con tự nhiên theo ngả âm đạo và lúc đó mới phát hiện là có dây rốn quấn cổ thai nhi.
(Sưu tầm)
Dấu Hiệu Sắp Sinh Sớm Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Để Chuẩn Bị Chào Đón Con Yêu
Tất cả các dấu hiệu sắp sinh thông thường xảy ra từ tuần thứ 38 trở đi. Vì thế các mẹ bầu những tuần cuối hãy chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ cơ bản để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn bắt đầu.
1 – Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Riêng với những bà bầu sinh con lần thứ 2, dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu.
Với mẹ mang thai lần đầu đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần. Các mẹ có thể nhận thấy rất rõ sự dịch chuyển của bụng mình, bổng trĩu nặng hơn.
2 – Dấu hiệu sắp sinh: Cảm thấy vô cùng nặng nề, uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ
Ở giai đoạn này, các mẹ bầu vô cùng nặng nề, di chuyển khó khăn, và tâm trạng cũng như tinh thần luôn mỏi mệt.
3 – Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp sinh, mẹ bầu sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con.
Khi thấy dấu hiệu sắp sinh, này là vì các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời. Lưng thì như lúc nào cũng sẵn sàng gãy làm đôi, đau nhức và mệt.
Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút, đây là dấu hiệu sắp sinh. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung.
Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu.
Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.
Tuy nhiên, nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung chưa nở được 3-4 cm, mẹ có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
5 – Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
Các cơn co thắt chính là các dấu hiệu sắp sinh con rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài.
Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi mẹ thay đổi tư thế
Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân.
Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút, dấu hiệu gần sinh là đây mẹ bầu ơi.
6 – Cổ tử cung bắt đầu mở là hiện tượng sắp sinh
Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy cổ tử cung mở rộng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Nếu có lịch khám thai vào thời điểm này, bác sĩ sẽ giúp bầu kiểm tra độ mở cổ tử cung.
Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau. Đây là 1 trong những dấu hiệu sắp sinh thực sự đó mẹ!
Đây là dấu hiệu sắp sinh chắc chắn mẹ chuẩn bị lâm bồn, vượt cạn. Thời gian từ lúc vỡ ối thì rất khác nhau, nhiều mẹ lầm tưởng vỡ ối là phải sanh ngay, nhưng dấu hiệu chuyển dạ này báo hiệu bé có thể chào đời vài giờ sau đó.
Dấu hiệu sắp sinh con rạ có gì đặc biệt không?
Nhiều mẹ thắc mắc dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 có gì khác lần 1 hay không. Hãy xem các dấu hiệu sắp sinh con rạ sau đây:
Bung nhớt hồng
Cơn gò tử cung rải rác
Bụng tụt xuống
Cảm giác buồn tiểu
Cảm giác dọn dẹp tổ ấm đón con yêu
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang đọc nội dung bài viết Dây Rốn Thắt Nút – “Cái Nơ Không Được Chào Đón” Với Mẹ Bầu trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!