Đề Xuất 3/2023 # Dây Rốn Quấn Cổ: Không Hề Nguy Hiểm Như Mẹ Nghĩ # Top 3 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 3/2023 # Dây Rốn Quấn Cổ: Không Hề Nguy Hiểm Như Mẹ Nghĩ # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dây Rốn Quấn Cổ: Không Hề Nguy Hiểm Như Mẹ Nghĩ mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày viết: 08/25/2016 01:53

Dây rốn quấn cổ là điều khiến bất cứ ông bố, bà mẹ nào đều vô cùng lo lắng, sợ hãi trong thai kỳ, đặc biệt khi sinh nở. Mọi người đều sợ rằng đứa con quý giá của họ có thể sẽ bị “bóp nghẹt” bởi những vòng dây rốn kia.

        Tuy nhiên, may mắn là thai nhi nhận dưỡng chất cũng như nguồn oxy qua dây rốn chứ không phải qua việc hít, thở qua mũi và miệng. Vì vậy cha mẹ có thể loại bỏ nỗi lo em bé không thể nạp dưỡng chất hay không thở được vì dây rốn quấn cổ. Thai nhi trong bụng mẹ không cần cổ để thở.

        Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao dây rốn cần phải được giữ trên cơ thể bé ít nhất là 2 phút sau khi sinh để duy trì sự sống cho bé, cho đến khi đầu bé lọt khỏi lòng mẹ. Điều này cũng giải thích vì sao trẻ sơ sinh không bị chết đuối khi sinh dưới nước, bởi họ đã có nguồn cung cấp oxy được đính kèm ở dây rốn. Trẻ sơ sinh chỉ bắt đầu thở khi được kích thích bởi không khí khi ra khỏi cơ thể mẹ. Đây cũng là lý do giải thích vì sao việc chậm cắt dây rốn lại rất quan trọng.

        Với những giải thích trên, chắc chắn các mẹ sẽ yên tâm hơn nếu em bé của mình đang bị dây rốn quấn cổ. Bên cạnh đó, còn rất nhiều điều thú vị về hiện tượng này mà không phải mẹ bầu nào cũng biết.

1/3 trẻ được sinh ra với dây rốn quấn cổ

        Bạn đã từng nghe rất nhiều câu chuyện về bé sinh ra với 1 vòng, thậm chí là 3-4 vòng dây rốn quấn cổ. Đây là hiện tượng rất bình thường, đến nỗi các bác sĩ và nữ hộ sinh cũng chẳng quan ngại nếu siêu âm thấy có dây rốn quấn cổ bé. Đơn giản vì chuyện này rất phổ biến, là “chuyện thường ngày ở bệnh viện” rồi. Có tới 1/3 số trẻ sinh ra với một sợi dây quanh cổ. Sợi dây định mệnh này có chiều dài dao động từ 19-133 cm. Trung bình là khoảng 50-60 cm. Dây rốn càng dài thì khả năng bé bị dây rốn quấn cổ và nguy cơ nghẽn dây rốn càng cao, nhưng có lẽ bé sẽ thích vì được chơi trò bắt dây rốn trong bụng mẹ.

Dây rốn khỏe mạnh được bảo vệ nghiêm ngặt

Cơ thể con người chưa bao giờ khiến chúng ta thôi ngạc nhiên với thiết kế thông minh của nó để đảm bảo sự sống còn của giống loài. Ngay cả dây rốn cũng vậy, đó là một cơ quan hoàn hảo và có chế độ hoạt động tinh vi.

        Dây rốn được bao phủ bởi màng ối. Bên trong màng ối là khối trung mô với cấu tạo như một mô nhầy chứa chất đông Wharton. Một dây rốn khỏe mạnh, bình thường sẽ được bảo vệ bởi lớp Wharton này. Chất này có tính mềm mại, keo và trơn, với chức năng bảo vệ các mạch máu bên trong tủy và cũng làm cho dây rốn có độ trơn, bảo vệ dây rốn chống lại các dạng dồn nén gây ra bởi hoạt động của thai nhi. Nếu có bất cứ tác động y tế nào ảnh hưởng đến chất đông Wharton thì có thể sẽ gây ra biến chứng.

Dây rốn chứa 2 động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn. Khi trẻ ra đời, dây rốn có đường kính trung bình khoảng 2 cm, dài khoảng 50cm. Thế nên đã có em bé ra đời với không chỉ dây rốn quấn quanh cổ mà còn bị dây rốn thắt quanh thắt lưng và cổ chân vì bé sở hữu dây rốn quá dài.

Dây rốn ảnh hưởng quá trình sinh

        Ở những tuần thai cuối cùng, thai nhi cùng nhau thai và dây rốn đều di chuyển xuống đáy tử cung, chuẩn bị cho đầu bé di chuyển vào vị trí âm đạo của mẹ khi hành trình sinh được diễn ra. Tuy nhiên có những trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ, hoặc dây rốn đã ngắn lại còn quấn quanh người bé làm cho bé không thể lọt vào khung xương chậu của mẹ, cứ treo lơ lửng giữa chừng. Cũng có trường hợp mẹ bị sa dây rốn do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do bị sa ra ngoài âm đạo, làm cho các mạch máu bị co thắt, dây rốn không thể cung cấp máu cho thai, nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tình huống này làm mẹ không thể sinh thường và nếu không được chuyển qua sinh mổ thì bé sẽ bị suy thai.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ không hẳn là có hại

        Điều này có thể khó tin, nhất là khi bạn từng nghe về những em bé mất khi chào đời với dây rốn quanh cổ. Nhưng dù bạn có nghi ngờ đến đâu thì sự thật vẫn là: dây rốn quấn cổ không thể là nguyên nhân chính gây ra cái chết của bé.

Dây rốn có xu hướng quấn quanh cổ bé do quá trình bé chuyển động trong tử cung gây nên. Nhưng trong quá trình chuyển dạ còn tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra sự cố, nhưng “tội đồ” vẫn luôn là dây rốn vì người ta có thể dễ dàng đổ lỗi cho các vòng dây xung quanh cổ khi không tìm được nguyên nhân.

Ngay cả khi dây rốn quấn chặt thì cũng không phải nguy cơ gây ra sự cố

        Tình trạng dây rốn quấn chặt cũng không phải hiếm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 6,6% trong số hơn 200.000 trẻ sơ sinh ra đời và sống khỏe mạnh với một sợi dây rốn quấn chặt ở cổ. “Chặt” ở đây nghĩa là bé không thể tự gỡ mình ra khỏi đám dây rốn loằng ngoằng ấy.

Dây rốn quấn cổ không nhất thiết bị chỉ định sinh mổ

        Chuyên gia của trường đại học Sản phụ khoa Anh cho rằng không có một lý do gì để thực hiện mổ lấy thai khi em bé bị dây rốn quấn cổ. “Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sinh mổ sẽ an toàn và hiệu quả nhất khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Trường hợp này không gây ra một vấn đề nguy hiểm. Tại sao phải đẻ mổ?”, chuyên gia Rachel Reed nói.

Tai nạn từ dây rốn quấn cổ là rất thấp

        Theo một báo cáo gần đây của Viện Y tế và Phúc lợi của Úc, cứ 1 trong số 135 trẻ sơ sinh ở Úc bị chết yểu (chiếm 0,74%). Ở Mỹ, tỉ lệ này là 1/160 ca sinh. Chết yểu ở đây được định nghĩa là “sự ra đời của một em bé không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống, sau 20 tuần thai hoặc có trọng lượng 400g hoặc hơn”.

        Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho rằng các vấn đề của nhau thai (ví dụ nhau bong non) là nguyên nhân hàng đầu của thai chết lưu: chiếm 26%; có 14-19% số thai chết lưu là do nhiễm khuẩn. Chỉ 10% là do bất thường dây rốn (hoặc giả định là do dây rốn sau khi các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân thai chết lưu).

        Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra khả năng xảy ra tai nạn do dây rốn quấn cổ là rất nhỏ – và trong thực tế có thể đó không phải là nguyên nhân gây ra cái chết ở trẻ sơ sinh.

Nhiều vòng dây rốn quấn cổ cũng không tăng nguy cơ

        Số vòng dây rốn là bao nhiêu cũng không quan trọng, bởi vì khi quá trình chuyển dạ diễn ra, nhau thai, dây rốn và cả em bé cùng di chuyển xuống phía xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình lọt qua âm đạo của mẹ để chào đời. Miễn là dây rốn đủ dài để đầu em bé có thể lọt ra ngoài khỏi âm đạo của mẹ, phần còn lại của các em bé có thể lọt ra ngay sau đó. Dây rốn quá ngắn là rất hiếm, và nếu dây rốn quá ngắn thì ngay cả việc xoay đầu cho thuận ngôi cũng khó xảy ra, nên không thể nào kết luận vì dây rốn ngắn, lại quấn nhiều vòng quanh cổ nên em bé không thể chào đời.

        Một nghiên cứu cho thấy rằng số vòng dây rốn dao động từ 1-4 vòng, thường gặp nhất là 2 vòng dây rốn quấn cổ. Trẻ sơ sinh có 4 hoặc nhiều vòng dây rốn chiếm 0,1% và tối đa số dây rốn quấn cổ được ghi nhận là 9 vòng. Nghiên cứu đó cũng kết luận rằng hầu hết các bé trong số đó có chỉ số Apgar từ 7-10 (trong đó 10 là số điểm cao nhất) sau một phút. Chỉ có 8 em bé có chỉ số Apgar dưới 7 sau năm phút sau sinh (chiếm 5,20%). Điều đó cho thấy rằng tác động của dây rốn quấn cổ chỉ là thoáng qua”.

Nếu có bất thường khác: Hãy làm theo chỉ định của bác sĩ

        Ngày nay, rất nhiều bà mẹ áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong quá trình sinh thường. Lúc này mẹ sẽ được sử dụng thuốc gây co bóp tử cung oxytocin, có thể sẽ gây ra hiện tượng suy thai. Ngoài ra, trong quá trình sinh nở, có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến nguồn máu và oxy đến thai nhi, đi kèm với hiện tượng dây rốn quấn cổ. Lúc này, mẹ hãy làm theo chỉ định của bác sĩ, nếu phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi, hãy đừng chần chừ.

Liệu Dây Rốn Quấn Cổ Vòng 1 Có Gây Nguy Hiểm Tới Thai Nhi Không?

Vì sao thai nhi bị dây rốn quấn cổ vòng 1?

Dây rốn quấn cổ hay còn được gọi tràng hoa quấn quanh cổ thai nhi là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi 1 vòng hay nhiều vòng.

Thường chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 56cm. Một số trường hợp khác dây rốn có thể dài, ngắn hơn đôi chút. Dây rốn có chức năng cung cấp oxy, dinh dưỡng và truyền cả chất kháng sinh khi mẹ dùng vào cơ thể bé. Lý do là kháng sinh ngấm vào cơ thể mẹ. Dây rốn có nhiệm vụ chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời dây rốn còn nhận các chất đào thải từ bào thai ra nhau thai.

Ngoài ra sự vận động của mẹ ảnh hưởng cũng không ít. Nếu mẹ lao động quá mức sẽ khiến cho đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống dẫn đến dây rốn cuộn xung quanh lúc đầu lỏng sau thắt chặt.

Dây rốn quấn cổ vòng 1 gây nguy hiểm gì tới thai nhi không?

Dây rốn quấn cổ vòng 1 gây nguy hiểm gì tới thai nhi?

Khi thai nhi bị quấn cổ 1 vòng quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng cho thai nhi sẽ bị cản trở. Do đó thai nhi không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu và thậm chí là tử vong ngay trong bụng mẹ. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho kết quả gần 30% thai nhi có dây rốn nằm ở vùng cổ, một số trường hợp sẽ tự tháo khi em bé chuyển động trong bụng của mẹ, số khác phát triển đến lúc sinh. Tình trạng này không đáng lo và sẽ được bác sĩ tư vấn chọn cách sinh an toàn nhất. Chỉ có một vài trường hợp bị quấn cổ vòng 1 gây nguy hiểm cho em bé nhưng hiếm gặp. Để biết thai nhi có an toàn hay không, các mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám để phát hiện điều trị kịp thời.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng gây nguy hiểm gì khi vượt cạn?

Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn khiến cho thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung của mẹ để ra ngoài. Vì vậy nếu siêu âm thấy hiện tượng dây rốn quấn cổ vòng 1 mẹ nên đến bác sĩ để theo dõi thai nhi chặt chẽ theo từng mốc khám thai.

Dây quấn cổ 1 vòng gây nguy hiểm gì cho em bé sau khi chào đời?

Trong quá trình khám thai định kì các mẹ sẽ được các bác sĩ xử lý kịp thời tình trạng tràng hoa quấn cổ quanh em bé. Nhưng nếu dây quấn quá chặt có thể dẫn tới bé bị thiếu oxy. Do đó đối với các bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu các mẹ thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay bị run thì nên đi bệnh viện để khám ngay.

Một số trường hợp thai nhi ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ vòng 1 rồi trở lại bình thường. Trường hợp khác thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên dây rốn quấn thêm vài vòng. Khi đó sẽ không còn cách nào để gỡ dây rốn. Do vậy người mẹ cần theo dõi cử động của thai trong suốt quá trình mẹ mang bầu. Nếu thai nhi đột ngột đạp mạnh hay đạp yếu mẹ nên đến bệnh viện ngay kiểm tra.

Phải làm gì khi dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi?

Hầu hết hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng đều không gây nguy hiểm gì cho mẹ và thai nhi. Các mẹ nên tránh cảm giác lo lắng tác động lên sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời tránh tâm lý chủ quan theo lời đồn đại trong dân gian. Theo quan niệm dân gian xưa truyền miệng cho rằng khi dây rốn quấn cổ 1 vòng là dấu hiệu con thông minh. Đây là lời đồn không có cơ sở khoa học.

Để tránh tối đa các biến cố dù nhỏ nhất, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống, vận động và cả sinh hoạt đều đặn.

Trong suốt 9 tháng 10 ngày mẹ sẽ phải trải qua mọi sự thay đổi từ cơ thể lẫn tâm lý. Hiện tượng dây rốn quấn cổ vòng 1 là hiện tượng không nguy hiểm nhiều cho thai nhi, tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện để kiểm tra nếu thấy có dấu hiệu bất thường. Poliva hy vọng mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Giải Đáp Việc Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ 1 Hay 3 Vòng Có Nguy Hiểm Không?

Giải đáp việc thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 hay 3 vòng có nguy hiểm không? là một trong những thông tin quan trọng nhất thuộc về lĩnh vực kiến thức mang thai rất cần thiết dành cho các thai phụ. Có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này như liệu rằng việc dây rốn quấn quanh em bé nhiều vòng như thế sẽ khiến các bé bị ngạt thở và khó chịu nên không biết có biện pháp nào để can thiệp giúp bé dễ chịu hơn.

Thậm chí có những em bé rơi vào hiện tượng nức cụt do bị dây rốn quấn nhiều vòng. Vậy đâu là những giải đáp chính xác nhất cho trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn 1 hay 3 vòng liệu có thật sự nguy hiểm hay không?

Hỏi

Trả lời

Có mẹ nào giống em không ạ..rắn con 39 tuần đi siêu âm tự dưng bị dây rốn quấn cổ 2 vòng..mình không tài nào mà ngủ được..bé rắn nhà em được 39 tuần..nặng 3200 chúng tôi thì muốn sinh thường mà không biết có được không các mẹ nhỉ…tư vấn dùm em với ạ..

Trả lời

Em bé con em mới được 12 tuần thôi, hi vọng conn khỏe mạnh. Nhưng mà cô em cảu em, cả hai đứa con đều thai to, đều bị dây rốn quấn cổ 2 vòng, đều sinh thường, khỏe mạnh ạ. Chị đừng lo lắng quá, nếu để an tâm thì chọn sinh mổ, còn không thì sinh thường. Nói chung nên theo tư vấn của Bác sĩ, Cô em của em sinh thường, khi đầu em bé chui ra, bác sĩ sẽ cắt dây rốn quấn cổ đi, nên em bé không bị ngạt đâu ạ.

Theo em biết thì không có gì đáng lo cả, dây rốn cuốn cổ thai nhi là chuyện rất bình thường và bác sĩ cũng xử lý những ca này hàng ngày. Hơn 20% (hoặc nhiều hơn) trẻ sinh ra có dây rốn quanh cổ, và cũng có số phần trăm khá lớn em bé trong bụng có dây rốn cuốn cổ. chị nên theo dõi cử động thai hàng ngày, nếu thấy có hiện tượng con tự nhiên ko đạp, hoặc đạp dữ dội hơn bình thường (dấu hiệu của ngạt) thì đi khám ngay để phòng trường hợp bé bị dây rốn xiết chặt quá.

Hỏi

Vợ em mang thai được 36 tuần tuổi. Đi siêu âm định kỳ bác sĩ nói em bé bị nhau quấn cổ 2 vòng và hẹn 2 tuần sau khám lại. Xin bác sĩ cho em hỏi trường hợp của vợ em có sinh thường được không? Hay phải sinh mổ? Trường hợp này có phổ biến không? Xin cảm ơn!

Trả lời

Chào em, Dây rốn quấn cổ khá thường gặp trong thai kỳ. Với siêu âm có thể chẩn đoán dây rốn quấn cổ trước sinh. Điều quan trọng là quấn chặt hay lỏng. Những trường hợp dây rốn quấn cổ lỏng không ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn thai nhi và có thể sinh thường được. Lúc chuyển dạ sinh, có những cơn gò tử cung gây co thắt và thúc đẩy đầu thai nhi xuống tiểu khung, khi đó có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn nhau thai. Thể hiện bằng nhịp tim thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc sinh, tại BV Từ Dũ đặt Monitor có theo dõi nhịp tim thai, nếu có chèn ép rốn hoặc giảm lượng máu đến thai khi cổ tử cung chưa mở trọn, cuộc sinh còn kéo dài thì sẽ được mổ lấy thai ngay. Có khá nhiều trường hợp dây rốn quấn cổ nhưng thai phụ vẫn có thể sinh thường. Điều quan trọng lúc này là theo dõi sát cử động thai (thai máy)(Ts.Bs. Lê Thị Thu Hà-Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Từ Dũ)

Chào bác sĩ, em 29 tuổi, có thai con đầu lòng đến hôm nay được 37 tuần. Cách đây 3 hôm, em đi siêu âm thai, kết quả thai tốt (thai nhi nặng khoảng 3.1kg, thai khỏe, nước ối 14cm), chỉ có điều ngôi thai là ngôi mông + dây rốn quấn cổ thai nhi 3 vòng. Em có đọc sơ qua thông tin về trường hợp của em mà đâm ra bất an thật sự, mấy ngày nay em giống như bị stress vì cứ chăm chú vào cái sự máy của thai (hễ thấy thai ít máy chút là em hốt hoảng, nườm nơm nớp lo sợ…). Bác sĩ có thể tư vấn gíup em bằng cách nào để cho đến lúc sinh thì em bé được an toàn không ạ? (Em rất mong nhận hồi âm của bác sĩ. Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Vào 2 tuần cuối bạn đi siêu âm mỗi tuần/lần và dịch vụ nghe tim thai hàng ngày tại nhà (bằng ống gỗ cũng tốt) cho yên tâm. Các chỉ số phát triển của thai nhi và tình trạng ối là tốt đó. Trong những thời điểm sát ngày dự sinh như vậy không nên lo lắng bất an quá mà ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tôi có thai 35 tuần, siêu âm bác sĩ bảo thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 vòng. Xin cho hỏi tình trạng này có hại cho thai nhi không và phải làm sao để bé không bị quấn thêm? Tôi có phải sanh mổ hay không?

Trả lời

Dây rốn quấn cổ thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ. Trước đây khi chưa có siêu âm vẫn có nhiều trường hợp sinh thường, Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 2 hoặc 3 vòng mà vẫn khỏe, đó là do dây rốn quấn lỏng nên chưa ảnh hưởng đến lượng máu từ mẹ qua thai. Cần phải hiểu, trong túi ối, thai nhi nằm tự do, nên đây chỉ là hình ảnh nhất thời ngay tại thời điểm siêu âm, có thể thay đổi sau khi siêu âm xong. Cụ thể là một số trường hợp sau đó dây rốn hết quấn cổ, hoặc dây rốn quấn thêm một vòng nữa. Nói như vậy có nghĩa là nguy hiểm có thể mất đi hoặc tăng thêm. Trường hợp dây rốn quấn cổ chặt có thể ảnh hưởng đến lượng máu nuôi thai nhi, có khi gây tử vong cho thai. Khi dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể làm đầu thai nhi cúi không tốt cản trở việc sanh ngã âm đạo. Siêu âm Doppler màu có thể đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, ngoài ra cũng có thể xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi.

Nếu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm thì ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, nếu số vòng rốn quấn nhiều làm đầu thai nhi ngửa ra sẽ ảnh hưởng đến việc sanh ngã âm đạo, khi đó cần mổ lấy thai. Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi có thể sanh ngã âm đạo và bé vẫn khỏe. Tuy nhiên người mẹ cần theo dõi kỹ cử động thai. Theo dõi biểu đồ tim thai bằng máy là một cách đánh giá sức khỏe thai nhi tốt thường được bác sĩ sử dụng. Để tránh cho em bé bị quấn thêm, mẹ cần tránh các kích thích quá mức cho thai nhi, vận động nhẹ nhàng , không làm việc quá sức, ăn uống hợp lý, tinh thần thoải mái, tránh nghe các loại nhạc quá mạnh, đến những nơi ồn ào. Nên chọn nghe những bản nhạc có giai điệu êm dịu.

16 Thắc Mắc Về Dây Rốn Quấn Cổ Ở Thai Nhi?

1. Tại sao có tình trạng dây rốn quấn cổ?

Do thai nhi xoay trở trong bụng mẹ.

2. Tỷ lệ bé bị dây rốn quấn cổ

Chỉ 1 vòng: 37%.

Từ 2 vòng trở lên: 2.5% đến 8.3%.

4. Nếu hạn chế vận động có làm giảm tỷ lệ bé bị dây rốn quấn cổ hay không?

Ngày nay chưa có bằng chứng nào cho thấy hạn chế vận động sẽ làm giảm nguy cơ bé bị dây rốn quấn cổ.

5. Sinh nhiều lần có làm tăng nguy cơ bé bị dây rốn quấn cổ hay không?

Hiện tại chưa có bằng chứng nào chứng tỏ sinh nhiều lần sẽ làm tăng tỷ lệ bé bị dây rốn quấn cổ.

6. Siêu âm có thể chẩn đoán dây rốn quấn cổ không?

Có thể dùng SA màu chẩn đoán dây rốn quấn cổ.

SA màu có thể phát hiện được số vòng dây rốn quấn cổ.

7. Dây rốn quấn cổ có gây nguy hiểm cho thai hay không?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng thường không gây nguy hiểm cho thai.

8. Dây rốn quấn cổ có phải là chỉ định mổ hay không?

Theo Hội sản phụ khoa Hoa kỳ: Không.

9. Những trường hợp có dây rốn quấn cổ có thể sinh thường được không?

Vẫn sinh thường được. 1/3 trường hợp bé sinh ra đời có dây rốn quấn cổ.

10. Dây rốn quấn cổ có “siết cổ” thai nhi không?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng thường không “siết cổ” thai nhi.

11. Dây rốn quấn cổ có “siết cổ” thai nhi làm thai nhi “không thở được” không?

Lúc này thai nhi không thở bằng phổi nên không có nguy hiểm.

12. Dây rốn quấn cổ “chặt” có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi hay không?

Thường là không. Một nghiên cứu cho thấy rằng dây rốn quấn cổ chặt xảy ra 6,6% trong 200.000 ca sinh sống.

13. Dây rốn quấn cổ có thể gây sinh khó hay không?

Dây rốn quấn cổ nhiều vòng có thể gây khó khăn trong chuyển dạ.

14. Các mạch máu trong dây rốn có bị chèn ép khi dây rốn quấn cổ hay không?

Có 1 chất (Thạch Wharton) nằm trong dây rốn có tác dụng như 1 tấm đệm giúp mạch máu trong dây rốn không bị tắc hoàn toàn khi dây rốn bị chèn ép.

15. Trong khi chuyển dạ sinh nếu dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho thai nhi thì có thể phát hiện được không?

Có thể phát hiện được.

16. Khi nào mới chắc chắn là bé không bị dây rốn quấn cổ?

Thường từ 34 tuần trở lên nếu bé không bị dây rốn quấn cổ thì sẽ không bị.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dây Rốn Quấn Cổ: Không Hề Nguy Hiểm Như Mẹ Nghĩ trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!