Cập nhật nội dung chi tiết về Đau Vết Mổ Khi Mang Thai Lần 2, Mẹ Bầu Hết Sức Cẩn Thận Với Những Điều Này mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với những mẹ bầu mang thai lần thứ 2 cách lần thứ nhất dưới 18 tháng, sẽ có nguy cơ nứt sẹo và đau vết mổ khi mang thai lần 2 cao hơn so với mẹ có thời gian nghỉ ngơi từ 2 – 3 năm. Vậy đâu là những nguy cơ mẹ có thể phải đối diện nếu bị đau vết mổ lần trước trong lần mang thai này?
Mẹ bị đau vết mổ khi mang thai lần 2 có nguy cơ gì?
Thực tế có đến 80% các mẹ bị đau vết mổ khi mang thai lần 2, thời gian khuyến cáo mẹ bầu sinh mổ lần 2 cách lần 1 ít nhất là 2 năm để tử cung và vết mổ được hồi phục hoàn toàn. Nguy cơ mẹ bầu bị đau vết mổ cũ là dấu hiệu cho thấy vết thương chưa lành hẳn, rất có khả năng xảy ra nhau tiền đạo và bong nhau non cùng một vài nguy cơ khác là:
– Trường hợp mẹ bị rách vết sẹo mổ sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như vỡ tử cung, nhiễm trùng, sinh non….
– Nếu như nhau thai phát triển bám vào vết sẹo mổ cũ gây ra hai trường hợp. Thứ nhất, nhau thai bám hoàn toàn vào sẹo hoặc một phần trong lớp sẹo. Thứ hai, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cổ tử cung. Cả 2 trường hợp đều có thể gây chảy máu quá nhiều buộc phải cắt bỏ tử cung.
Mẹ nên làm gì khi bị đau vết mổ trong quá trình mang thai?
Không phải lúc nào đau vết mổ khi mang thai lần 2 cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu như mẹ nhận thấy vết mổ cũ có dấu hiệu bị đau thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra càng sớm càng tốt. Tâm lý bất ổn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nên mẹ bầu không nên quá lo lắng, hãy lưu ý những nguyên tắc sau để hạn chế chuyển biến xấu:
– Mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, cần thực hiện các bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang thai.
Mẹ cần thăm khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, nếu vết mổ bị ngứa hay có biểu hiện đau tuyệt đối không được gãi hay dùng thuốc bôi lên sẹo tùy tiện.
Mẹ nên tập luyện những động tác nhẹ nhàng, hạn chế khom người hay làm việc nặng gây ảnh hưởng vùng bụng.
Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được thuốc tiêm hỗ trợ cho thai nhi và đề phòng nguy cơ thai nhi bị suy hô hấp khi chưa tự thở được nếu không may mẹ sinh non.
Trong những tuần thai cuối, mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh để thực hiện các xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng vết mổ. Trường hợp bác sĩ nhận thấy nguy cơ bị bục vết mổ cao thì mẹ sẽ được chỉ định đẻ mổ luôn để tránh nguy cơ vỡ tử cung.
Ngoài ra, mẹ bầu đau vết mổ đẻ cần có trang bị đầy đủ về mặt dinh dưỡng. Mẹ cũng phải có tinh thần vững chắc, tâm thái ổn định để chịu đựng những cơn đau cả ở vết mổ và các cơn đau khác xảy ra trong thai kỳ.
Đau Ngứa Vết Mổ Cũ Khi Mang Thai Lần 2: Mẹ Bầu Nên Làm Gì?
Singlemum – Ngứa, nhói đau vết mổ khi mang thai lần 2 là một hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu sinh mổ. Khi thai nhi lớn lên, tử cung phát triển kéo theo đó là sự giãn ra của vết mổ khiến mẹ cảm thấy nó bị nhói đau và ngứa ngáy. Vậy trong trường hợp này, mẹ cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi?
Hiện tượng đau vết mổ khi mang thai lần 2
Lúc sinh mổ, bác sĩ thường rạch một đường ở bụng dưới, ngang xương mu tạo thành một vết mổ kéo dài cả ở bên ngoài và bên trong tử cung. Khi mẹ mang thai lần 2, sự phát triển của thai nhi sẽ khiến tử cung lớn lên làm cho vết mổ bị giãn ra gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau âm ỉ hoặc đau nhói nếu ấn tay vào.
Những mẹ bầu bị đau vết mổ cũ sẽ có nguy cơ bị xuất huyết, nứt vết mổ, nghiêm trọng hơn là bục vỡ tử cung do vết mổ giãn quá căng không chịu được sức ép từ thai nhi.
Ngoài một số mẹ bầu sinh mổ, những mẹ khác cũng bị nguy cơ tương tự nếu đã từng phẫu thuật trên tử cung do nạo phá thai, bị u xơ tử cung,….
Mẹ chỉ cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng điều độ, tránh tăng cân quá nhiều. Có thể vận động nhẹ nhàng nhưng cần tránh các động tác gây ảnh hưởng cho vùng bụng như cúi gập người, với tay lên cao hay các môn thể thao mạnh như chạy, nhảy, …
Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho thai nhi, đề phòng trường hợp sinh non, thai nhi có nguy cơ suy hô hấp khi chưa tự thở được. Tốt nhất, mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần để thực hiện các xét nghiệm đánh giá khả năng sinh thường hay phải tiếp tục sinh mổ.
Trong một số trường hợp, vết mổ có nguy cơ bục cao, mẹ có khả năng sẽ được chỉ định đẻ mổ luôn để tránh nguy cơ bị vỡ tử cung.
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu có thai, mẹ cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa sản để khám và kiểm tra thai nhi cũng như tình hình vết mổ. Tại đây, mẹ hãy cho bác sĩ biết các thông tin về thời gian sinh mổ, số ngày nằm viện, nguyên nhân sinh mổ hay những biến chứng mà mẹ gặp phải trong lần mang thai và sinh đẻ trước,… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp mẹ chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng lịch trình khám thai của bác sĩ. Có như vậy, mẹ mới nắm được mức độ căng giãn của vết mổ. Từ đó, đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp trước khi vết mổ bục ra.
Một lưu ý nữa là mẹ nên thực hiện một chế độ kiểm soát cân nặng bằng dinh dưỡng và các bài tập thể dục. Tránh để bản thân mẹ tăng cân quá nhiều hoặc thai nhi quá to.
Singlemum tổng hợp
Cẩn Thận Với Thủy Đậu Khi Mang Thai
Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh do virut Varicella zoster gây ra, thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
1/ Dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu bắt đầu với một cơn sốt và đau nhức toàn thân. Sau đó xuất hiện những đốm đỏ, nhỏ, ngứa khắp cơ thể. Những người đã từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm vắc-xin chủng ngừa thường có kháng thể chống lại bệnh. Chỉ có rất ít trường hợp tái nhiễm nhưng tiến triển bệnh nhẹ hơn rất nhiều.
2/ Thủy đậu khi mang thai và những biến chứng nguy hiểm
Đối với những người khỏe mạnh và có sức đề kháng cao, thủy đậu là một căn bệnh khá lành tính và không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và mẹ bầu, những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, thủy đậu lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm phổi thủy đậu gây sốt cao, khó thở, ho ra máu hoặc tổn thương hệ thần kinh, não, gan… Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi, làm bé có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện của thủy đậu bẩm sinh là những vết sẹo dưới da, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển.
– Tam cá nguyệt thứ nhất: Nếu mẹ bầu bị thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là khoảng 0,4 %. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai khá cao.
– Tam cá nguyệt thứ hai: 2% thai nhi có nguy cơ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh nếu mẹ mắc bệnh trong giai đoạn này. Nếu mẹ nhiễm thủy đậu sau tuần thứ 20 của thai kỳ, thai nhi hầu như sẽ không bị ảnh hưởng gì.
– Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh, nếu mẹ nhiễm thủy đậu, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ khá cao. Và nguy cơ tử vong của bé trong những trường hợp này lên đến 30%.
3/ Xử trí khi bị thủy đậu trong thai kỳ
– Cho đến khi các vết thủy đậu đóng vảy, mẹ bầu cần được cách ly để tránh lây lan cho mọi người xung quanh, đặc biệt trong trường hợp có con nhỏ.
– Giữ phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ. Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể tăng sức đề kháng. Giữ vệ sinh thân thể, để da khô thoáng, tránh làm vỡ các mụn nước.
– Paracetamol là thuốc hạ sốt rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên sử dụng trong thời gian dài. Mỗi liều phải cách nhau ít nhất 4 tiếng đồng hồ.
– Đối với những mẹ bầu lần đầu bị thủy đậu, bác sĩ có thể kê đơn để bạn sử dụng thuốc Varicella Zoster immunoglobulin ( VZIG ). Thuốc không có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng của thủy đậu lên thai nhi mà chỉ có tác dụng giảm những biến chứng của mẹ bầu.
Trước khi có ý định mang thai, bạn nên tiến hành kiểm tra khả năng miễn dịch của mình với virut thủy đậu. Nếu chưa có kháng thể, bạn nên tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Vắc-xin ngừa thủy đậu là vắc-xin virut sống, tuy đã được giảm độc lực nhưng vẫn không phù hộ với những phụ nữ mang thai. Vì vậy, nếu chưa có kháng thể, mẹ bầu nên chú ý tránh xa những người bệnh thủy đậu để tránh lây nhiễm.
MarryBaby
Mang Thai Lần 2, Mẹ Bầu Nên Lưu Ý Các Dấu Hiệu Đau Vết Mổ Cũ Kẻo Nguy Hiểm
Mang thai lần 2 sau khi sinh mổ dù một thời gian thì vẫn cần có sự chú ý. Đặc biệt mẹ bầu cần nắm rõ dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai hay các triệu chứng đau vết mổ cũ để có thể xử lý và can thiệp kịp thời.
Những vấn đề xảy ra với vết mổ cũ khi bầu lần 2
Mổ đẻ là một trong những phương pháp sinh con tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sau nếu không chăm sóc đúng cách, trong đó đau hay nứt vết mổ cũ ở lần mang thai thứ 2 là hoàn toàn có thể xảy ra. Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng nguy cơ nứt vết mổ luôn có cho dù lần mổ trước có cách lần mang thai này bao nhiêu năm.
Đau hay nứt vết mổ cũ có thể xảy ra từ rất sớm trong thai kỳ, khi bé lớn lên, tăng kích thước và trọng lượng hay lúc gần chuyển dạ, vì sẹo mổ chủ yếu ngay tử cung rất khó trở về hiện trạng ban đầu. Vùng da xung quanh vết mổ đẻ có xu hướng dày hơn nhưng cấu tạo xơ hoá vì thế không co giãn được nhiều, dễ bục. Khi mẹ bầu mang thai lần 2, thai phát triển lớn lên, tử cung căng ra, co bóp khiến vết mổ bị kéo căng gây đau, thậm chí nứt, vỡ khi chuyển dạ nếu không cẩn thận hoặc có biện pháp giảm tổn thương.
Thực tế có đến 80% các mẹ bị đau vết mổ khi mang thai lần 2. Mẹ bầu bị đau vết mổ cũ là dấu hiệu cho thấy có khả năng xảy ra vài nguy cơ khác như:
Nhau thai phát triển bám vào vết sẹo mổ hoặc ăn sâu vào cổ tử cung, có thể gây chảy máu nhiều buộc phải cắt bỏ tử cung.
Nguy cơ mẹ bị nhau cài răng lược gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung thậm chí là các cơ quan nội tạng khác như bàng quang, ruột…
Dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai
Để nhận ra có phải bị đau vết mổ cũ hay không, mẹ nên chú ý các dấu hiệu sau:
Xuất hiện cảm giác đau ngang trên xương mu, khu vực xung quanh vết mổ cũ.
Cảm giác đau liên tục không dứt, có khi âm ỉ, ấn vào khu vực này sẽ thấy đau nhói lên.
Một số mẹ thấy chóng mặt, khó thở là triệu chứng đau đã nặng hơn.
Khi bị đau vết mổ cũ lúc mang thai, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng như bục vét mổ, vỡ tử cung với dấu hiệu là chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng dữ dội, tim đập nhanh, hình dạng bụng bầu hay tử cung không còn như ban đầu, thai gò mạnh. Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào mẹ bầu cũng nên lập tức đến bệnh viện để được thăm khám.
Làm gì nếu bị đau vết mổ cũ khi mang thai lần 2?
Tuy dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nhưng không phải lúc nào cũng cực kỳ nguy hiểm. Nếu như mẹ nhận thấy vết mổ cũ có dấu hiệu bị đau thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra càng sớm càng tốt, nhưng bên cạnh đó cũng không nên quá lo lắng, bởi tâm lý bất ổn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng lên thai nhi.
Song song đó, mẹ bầu hãy lưu ý những nguyên tắc sau :
Cần có chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng suốt thai kỳ, cần thực hiện các bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng để vết mổ mau lành nhưng tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhanh khi mang thai.
Thực hiện thăm khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, nếu vết mổ bị ngứa hay có biểu hiện đau tuyệt đối không được gãi hay dùng thuốc bôi lên sẹo tùy tiện.
Tăng cường vận động nhưng phải chọn những hình thức, động tác thật nhẹ nhàng, không được làm các động tác gây ảnh hưởng cho vùng bụng như cúi gập người xuống quá thấp, với tay lên cao hay các môn thể thao cường độ mạnh như chạy nhảy. Chú ý hạn chế làm việc nặng, mang vác.
Trong những tuần thai cuối, mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh để thực hiện các xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá tình trạng vết mổ và chọn hình thức sinh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đau Vết Mổ Khi Mang Thai Lần 2, Mẹ Bầu Hết Sức Cẩn Thận Với Những Điều Này trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!