Đề Xuất 4/2023 # Đau Lưng Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Xấu Đến Em Bé Không? # Top 13 Like | Tobsill.com

Đề Xuất 4/2023 # Đau Lưng Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Xấu Đến Em Bé Không? # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đau Lưng Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Xấu Đến Em Bé Không? mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chào em,

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi để phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Nghiên cứu cho thấy rằng, những hormon trong giai đoạn mang thai làm các cơ xương thấm nước và mềm hơn, thích nghi với sự lớn lên của thai khiến phụ nữ mang thai thấy đau mỏi phần xương và cơ. Cộng thêm với việc, mỗi ngày thai một lớn, tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

Chính vì vậy, phụ nữ mang thai thường có triệu chứng đau lưng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, cơn đau sẽ tăng khi thai lớn dần, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Việc vệ sinh sạch sẽ, luyện tập một tư thế đúng… có thể giảm hoặc phòng ngừa những cơn đau lưng thỉnh thoảng nhức nhối và khó chịu trong lúc mang thai.

Cách khắc phục tình trạng này thì em nên nghỉ ngơi hợp lý, lựa chọn những tư thế đứng, ngồi, nằm cảm thấy thoải mái nhất, không lao động nặng và làm việc nặng. Sử dụng quần áo chất liệu mềm mại, dễ cử động, dép dễ xỏ và hạn chế phải cúi người xuống. Hạn chế bằng cách mát xa nhẹ nhàng phần lưng, chườm ấm hoặc khi tắm thì tắm bằng nước ấm, tránh gió lùa, sử dụng vòi hoa sen xịt vào phần đau mỏi… Dù vậy, vẫn nên lao động nhẹ nhàng, vừa sức, tránh đứng quá lâu mà nên lựa chọn những tư thế đứng vững vàng… có thể tập một vài động tác yoga hằng ngày cho phụ nữ mang thai.

Chúc em có thai kì khỏe mạnh!

Bị Cúm Trước Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Việc Có Em Bé Không?

Bị cúm trước khi mang thai cũng nên là vấn đề cần được lưu tâm hiểu rõ. Ảnh Internet

1. Bị cúm trước khi mang thai tại sao chúng ta cần phải lưu ý?

Theo các chuyên gia và bác sỹ sản khoa, họ nhận định rằng, bị cảm cúm trước khi mang thai không có lợi cho bạn. Nếu bạn đang trong thời gian cố gắng có em bé thì bệnh cúm có ảnh hưởng đến cơ hội mang thai mà vợ chồng bạn mong đợi. Do khi bị cúm, nhiệt độ cơ thể lúc này sẽ tăng. Nếu là phụ nữ nhiệt độ tăng do cúm sẽ khiến bạn khó dự đoán thời gian rụng trứng hơn. Nếu là nam giới, cảm cúm lâu và có sốt cao có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Thậm chí nếu là cảm cúm nặng, sốt cao trong 3 ngày hoặc lâu hơn, điều này có thể tạm thời ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng của nam giới trong 6 tháng.

Như vậy, sơ bộ dữ liệu trên cho thấy, dù là phụ nữ hay nam giới, khi bị cúm đều có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản . Điều này chúng ta đa phần không nghĩ đến hoặc vẫn chưa đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của bệnh cúm ở thời kỳ chuẩn bị mang thai. Chính vì thế, bị cúm trước khi mang thai cũng là vấn đề chúng ta không nên xem nhẹ.

Nam giới bị cảm cúm nặng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng. Ảnh Internet

2. Uống thuốc cảm cúm khi chuẩn bị mang thai có sao không?

Khi nắm rõ việc bị cúm khi chuẩn bị mang thai có ảnh hưởng đến kế hoạch có con, vậy thì uống thuốc cảm cúm trong thời gian này liệu có tác động tiêu cực không. Hẳn đây cũng sẽ là nỗi băn khoăn của nhiều cặp vợ chồng.

Theo Tiến sỹ Janet Choi của Trung tâm Y tế Đại học Columbia chia sẻ trên chuyên trang The Bump, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy, việc dùng thuốc cảm cúm hay cảm lạnh được sử dụng trong thời gian ngắn tác động đến việc thụ thai. Chúng ta có thể yên tâm hơn trong trường hợp phải dùng thuốc để nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh cúm hay cảm lạnh này. Dù vậy, điều chúng ta nhất thiết phải chú ý là không nên dùng thuốc cảm cúm hoặc cảm lạnh trong thời gian dài. Vì điều này không tốt cho bất kỳ ai, nhất là những người đang trong kế hoạch chuẩn bị làm bố mẹ trong tương lai.

Bạn chỉ nên uống thuốc cảm cúm trong thời gian ngắn đúng liều lượng. Ảnh Internet

3. Phòng tránh cúm trước khi mang thai như thế nào

Muốn việc thụ thai diễn ra hoàn hảo và quá trình mang thai sau đó xuôi buồm thuận gió, tốt nhất vẫn là bạn cần phòng tránh cúm ngay từ sớm. Phòng tránh cúm cần được tiến hành ngay trong khi bạn lên kế hoạch có con. Điều này cũng cần được xem xét thực hiện như các bước chuẩn bị mang thai quan trọng khác.

Vậy bạn nên làm gì để ngăn ngừa cúm ngay từ khi chuẩn bị mang thai? Câu trả lời “kinh điển” vẫn là tiêm vaccine cúm và chăm sóc sức khỏe tốt nhất để tăng đề kháng cao nhất có thể.

Về việc tiêm vaccine cúm, theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) đây chính là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho mọi người chóng lại bệnh cúm. Vậy nên khi có kế hoạch có con bạn và bạn đời nên có kế hoạch tiêm phòng cúm để hạn chế tối đa nguy cơ mắc cúm khi đang chuẩn bị có em bé.

Tiêm vaccine cúm là cách tốt nhất để bạn phòng tránh bệnh. Ảnh Internet

4. Cúm có thể bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai sớm và ngược lại

Đây cũng là điều bạn cần lưu ý ngoài việc lo lắng bị cúm trước khi mang thai có sao không. Nếu như bạn đang trong thời kỳ tích cực có con, không dùng biện pháp tránh thai nào, việc xuất hiện tình trạng giống bệnh cúm thì hoàn toàn có thể nghi ngờ đó là dấu hiệu mang thai sớm .

Các dấu hiệu dễ nhầm lẫn nhất giữa bệnh và mang thai thời kỳ đầu tiên là mệt mỏi, buồn nôn và đau đầu. Do vậy bạn ngoài 3 biểu hiện này ra, bạn cần căn cứ thêm các biểu khác như:

Bởi thế, nếu bạn cảm thấy mình bị cúm nhưng cũng nghi ngờ việc mang thai, nhất là kèm theo trễ kinh, bạn cần thử thai. Và trong thời gian này, không dùng loại thuốc nào để trị cúm cho đến khi biết kết quả chính xác là không mang thai.

“Yêu” Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Tới Em Bé Không?

Tôi đang có bầu được 5 tháng, không hiểu sao từ khi có em bé, nhu cầu chuyện ấy của tôi lại cao hơn và dễ đạt được khoái cảm hơn…

Bạn gái: Tôi đang có bầu được 5 tháng, không hiểu sao từ khi có em bé, nhu cầu chuyện ấy của tôi lại cao hơn và dễ đạt được khoái cảm hơn. Xin hỏi “quan hệ” vợ chồng khi mang thai có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng không ạ?

Chuyên gia: Nếu chuyện mang thai của bạn là khỏe mạnh, bình thường thì quan hệ tình dục được xem là an toàn trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Thời điểm này, vợ chồng bạn hãy ” yêu ” nhẹ nhàng hơn và hạn chế phiêu lưu với những kiểu ” yêu ” đổi mới, táo bạo.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lúc nào bạn cũng có ham muốn về chuyện ấy. Nhiều bà mẹ tương lai thấy ham muốn chuyện ái ân thay đổi theo một số giai đoạn trong thai kỳ. Trong trường hợp của bạn, có thể do cái thai vẫn còn bé, bạn vẫn cảm thấy khỏe mạnh, nhanh nhẹn và gọn gàng nên ham muốn vấn nhiều. Song với một số phụ nữ, họ lại thấy “chuyện yêu ” không được thoải mái khi cơ thể ngày một to hơn.

Thông thường, ” yêu ” khi mang thai là an toàn bởi em bé đã được bảo vệ bởi túi ối. Nhưng sẽ không an toàn nếu bác sỹ chẩn đoán bạn có một số yếu tố nguy cơ sau:

– Có dấu hiệu đe dọa sẩy thai.

– Có dấu hiệu sinh sớm, chẳng hạn như xuất hiện các cơn co thắt tử cung quá sớm.

– Âm đạo chảy máu bất thường, chuột rút thường xuyên.

– Rò ối.

– Nhau thai bám thấp.

– Bất thường ở cổ tử cung như cổ tử cung yếu và nở ra (mở) sớm, làm tăng nguy cơ sẩy thai.

– Mang thai đôi, thai ba…

1. ” Yêu ” đường miệng: Nếu quan hệ tình dục bằng miệng, người chồng không nên thổi không khí vào âm đạo. Thổi không khí có thể gây ra tắc mạch khí, gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

2. ” Yêu ” kiểu truyền thống (nữ ở dưới): Tư thế này không an toàn vì áp lực cơ thể người chồng đè lên bụng vợ.

3. “Yêu” kiểu cao bồi (nữ ở trên): Với tư thế này mặc dù phụ nữ có sự chủ động trong chuyển động khi yêu nhưng vẫn tạo áp lực cho bụng, nhất là nếu “yêu” trong những tháng cuối thai kỳ.

4. “Yêu”kiểu ngồi đối mặt: Tư thế này cũng làm bụng của thai phụ bị o ép vì vậy vợ chồng bạn cũng không nên sử dụng.

Tóm lại, nên tránh những tư thế quan hệ khó, gây sức ép lên vùng ngực hoặc vùng bùng của phụ nữ. Và đặc biệt lưu ý là không kích thích đầu vú để tránh làm co bóp tử cung.

Theo Bưu Điện Việt Nam

Có phải mọi teengirls đều có thể nhiễm HPV ?

Có phải tất cả mọi teen girl đều mắc phải HPV không? Mình chưa có chữ X thứ 3 mà cũng mắc phải HPV ư?

Chào Vân Trang!

HPV là tên của virus và có tới 100 loại virus HPV khác nhau mà chúng mình có thể nghe nhắc đến là HPV-type.

Trong 100 types này thì có khoảng 30 types có khả năng gây mụn cóc ở vùng kín, một số types khác thì gây mụn cóc ở bàn tay, bàn chân rất phổ biến ở cả nam và nữ, một số ít thì có khả năng gây ung thư cổ tử cung.

Gần như tất cả những ai từng quan hệ tình dục không an toàn đều mắc phải HPV ít nhất 1 lần trong đời, nhưng cơ thể có thể tự xử lý các types HPV thông thường mà không cần dùng thuốc hỗ trợ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cho thấy hai chủng HPV 16 và 18 gây ra tới 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Vì vậy, bạn nên đi tiêm vacxin ngừa bệnh vì chúng mình không biết sẽ gặp phải type HPV nào khi tiến tới 3x mà.

2. Có phải tất cả mọi teen girl đều mắc phải HPV không? Mình chưa có chữ X thứ 3 mà cũng mắc phải HPV ư? (Thuỷ, 15 tuổi)

Thuỷ thân mến!

HPV không hề phân biệt phụ nữ trưởng thành hay teen girl nên dĩ nhiên mọi teen girl đều có nguy cơ mắc HPV nếu tiến hành 3x mà không có biện pháp bảo vệ.

Theo các nhà khoa học, chỉ có những ai chưa bao giờ quan hệ tình dục hay có bất kì những va chạm giới tính nào thì mới hoàn toàn không có nguy cơ gặp phải HPV vì đây là loại virus có khả năng lây lan khi da của bộ phận sinh dục tiếp xúc với nhau hoặc 3x bằng miệng….

3. Mình nghe nhỏ bạn nói ở Việt Nam đã có vắc xin ngừa HPV rồi, nhưng mình không hiểu rõ lắm về tác dụng của nó cũng như lúc nào thì nên đi tiêm vacxin này? (Bảo Phi, HP)

Trả lời:

Chào Phi!

Hiện nay có hai loại vắc xin ngừa HPV. Loại thứ nhất là Gardasil, giúp bạn phòng ngừa HPV type 16, 18, 6 và 11. Trong khi loại thứ hai là Cervarix có tác dụng ngăn ngừa HPV type 16 và 18.

Vắc xin này hoạt động tốt nhất đối với những teen girl chưa từng bị nhiễm HPV trước đó, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo teen từ 11, 12 tuổi nên đi chủng ngừa HPV.

Thêm nữa, vắc xin này cũng có thể tiêm cho XX từ 13-26 tuổi. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV được chia làm 3 lần, tiêm trong vòng 6 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo PLXH

Viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến việc mang thai? Tôi bị viêm phần phụ do tạp khuẩn, đã đặt thuốc điều trị hai lần nhưng vẫn chưa khỏi. Tôi rất lo lắng, bệnh có ảnh hưởng đến việc có thai không và mức độ bệnh đã nặng chưa? Bệnh có thể chữa khỏi được không? Trả lời:…

Thỉnh Thoảng Đau Bụng Trên Rốn Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Đến Bé

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là nội tiết tố và các hoocmon gây ra nhiều biểu hiện và triệu chứng khó chịu mà các mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng. Thông thường, các mẹ bầu sẽ có những triệu chứng như buồn nôn, đau lưng, ốm nghén, phù chân, đặc biệt là đau bụng trên rốn.

– Mỗi người bị đau bụng trên rốn thường có biểu hiện, mức độ và do nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cơn đau bụng có thể diễn ra vào bất kì thời điểm nào trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thau kéo dài không khỏi thì các mẹ bầu không nên chủ quan vì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến thai nhi.

– Hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai thường ở vị trí vùng thượng vị, đây là vị trí được các bác sĩ chẩn đoán thường là do các bệnh lý về dạ dày, đường ruột, gan mật và bệnh lý về tim, phổi, cụ thể như:

+ Thủng dạ dày: Trong trường hợp nguy hiểm hơn, triệu chứng đau bụng trên rốn có thể do thủng dạ dày gây ra. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

+ Bệnh viêm đại tràng: Khi hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai đi kèm với một số triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, táo bón thì có thể bạn đang có nguy cơ bị viêm đại tràng cấp tính.

+ Dư thừa acid trong dạ dày: Các mẹ bầu khi mang thai thường thèm những thực phẩm, hoa quả có vị chua dẫn đến tình trạng dư thừa acid trong dạ dày gây nên hiện tượng đau thượng vị ợ hơi, ợ chua và nóng rát vùng ngực, cổ họng.

– Ngoài ra, các cơn đau bụng trên rốn khi mang thai thường khiến các mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng, chán ăn, ăn không ngon, mất ngủ, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể, thiếu chất. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, gây còi xương, suy dinh dưỡng, cơ thể phát triển không khỏe mạnh khi sinh ra.

Đau bụng trên rốn khi mang thai là một trong những hiện tượng thường gặp, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu gặp phải những triệu chứng nói trên, các mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, đồng thời nên chú ý những điều sau đây:

Tập luyện nhẹ nhàng giúp giảm các cơn đau hiệu quả

+ Tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.

+ Thư giãn tinh thần, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức.

+ Không dùng thuốc mà chưa được bác sĩ tư vấn.

+ Các mẹ bầu nên chú trọng trong việc ăn uống, bởi vì hiện tượng đầy hơi, khó tiêu sẽ làm cơn đau bụng mạnh hơn. Uống đủ nước và ăn chất xơ để hạn chế táo bón.

+ Kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm giảm đau bụng hiệu quả.

Đau bụng trên rốn khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp, nếu bệnh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì không sao. Nhưng nếu kéo dài lâu ngày kèm theo những triệu chứng khác thì các mẹ bầu nên thăm khám kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đau Lưng Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Xấu Đến Em Bé Không? trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!