Cập nhật nội dung chi tiết về Dấu Hiệu Có Bầu Trộm Chị Em Nên Lưu Ý mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dấu hiệu nhận biết có bầu trộm
Có bầu trộm là cách gọi của nhiều người chứ thực tế nó hoàn toàn giống với tình trạng có bầu bình thường. Vì thế, dấu hiệu có bầu trộm ở phụ nữ cũng giống với những dấu hiệu có bầu bình thường mà chị em thường gặp phải.
Một số dấu hiệu điển hình là:
Dấu hiệu có bầu trộm là gì?
Chậm kinh
Đây là dấu hiệu có thai đầu tiên mà hầu hết chị em đều có. Sau khi chậm kinh khoảng 7 ngày, kiểm tra bằng que thử thai hiện rõ 2 vạch thì chị em đã mang thai (trong trường hợp có quan hệ không dùng biện pháp tránh thai trước đó).
Ra máu hồng
Đây còn gọi là hiện tượng ra máu báo thai. Máu này không giống như máu kinh nguyệt vì nó ra ít và không vón cục, chỉ là một đốm nhỏ dính ở đáy quần lót, thường dễ bị chị em bỏ qua.
Cuộc sống bị xáo trộn
Những bà mẹ đang cho con bú thường chưa có kinh lại hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều nên khó nhật biết mình có thai. Khi các mẹ đang cho con bú mà thấy xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, tiểu nhiều lần, buồn ngủ,…làm cuộc sống sinh hoạt trở nên xáo trộn, thì nên kiểm tra bằng que thử thai hoặc đến gặp bác sĩ để khám ngay.
Khi nhận thấy những dấu hiệu trên thì chị em cần lưu ý và nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe như thế nào, có đang có bầu trộm hay không.
Nên giữ hay bỏ thai nếu có bầu trộm?
Hầu hết, phụ nữ mang thai đều có sự chuẩn bị trước, nhưng với những phụ nữ có bầu trộm thì không. Vì vậy, khi có bầu trộm nếu mẹ có điều kiện ăn uống đầy đủ, có người chăm sóc bé để mẹ có thời gian nghỉ ngơi và có nhu cầu sinh thêm con thì mẹ có thể dưỡng thai tiếp. Khi đó, mẹ nên chuẩn bị tâm lý, đảm bảo sức khỏe tốt và các điều kiện khác để đón nhận bé tiếp theo chào đời.
Bên cạnh đó, ví dụ đang cho con bú mà có thai nếu muốn giữ lại thai mẹ bầu cần phải khám thai thường xuyên để kiểm tra tình trạng thai nhi phát triển như thế nào. Bởi có bầu ngay sau khi mới sinh rất dễ xảy ra các rủi ro như sẩy thai, sinh non,…
Có bầu trộm có nên giữ lại không?
Việc bỏ thai, đặc biệt là bỏ thai lớn hơn 10 tuần tuổi, cũng cần phải cân nhắc. Vì trong những tháng đầu sau sinh, tử cung còn mềm, cổ tử cung còn yếu nên khi thực hiện thủ thuật phá thai dễ xảy ra tai biến như thủng tử cung, băng huyết, sót nhau, nhiễm trùng,…và vô sinh sau này. Đặc biệt, chị em tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc phá thai trong giai đoạn này vì rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình nuôi con.
Lời khuyên: Chị em nên tìm hiểu các biện pháp tránh thai an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc gia đình.
Làm sao để phòng ngừa có bầu trộm?
Sau khi sinh, chị em đừng quên tìm hiểu những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Nếu có điều kiện, chị em nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách tránh thai trong giai đoạn cho con bú.
Thông thường, sau sinh cơ thể phụ nữ còn khá yếu. Tùy vào tình hình sức khỏe, mỗi người nên áp dụng cách ngừa thai thích hợp. Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp tránh thai theo kinh nghiệm dân gian chưa có cơ sở khoa học.
Một số biệ pháp tránh thai như xuất tinh ngoài, rửa sạch tinh dịch sau khi quan hệ,…sẽ có khả năng tránh thai không cao. Quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn càng nguy hiểm hơn vì dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm.
Nếu muốn áp dụng biện pháp tránh thai cho con bú, tuyệt đối không cho trẻ bú sữa ngoài hay ăn dặm bất cứ lúc nào. Nếu áp dụng sai cách, tác dụng ngừa thai sẽ không có tác dụng và không đảm bảo an toàn.
Những biện pháp tránh thai an toàn mà chị em có thể tìm hiểu và áp dụng là biện pháp tránh thai lâu dài như đặt vòng tránh thai, bao cao su, sử dụng thuốc diệt tinh trùng,…
B.S
Những Lưu Ý Khi Mang Thai Tháng Cuối Chị Em Nên Biết?
1. Mẹ bầu nên bớt lo nghĩ, sinh con mới dễ
Trong thực tế hiện nay có không ít chị em thường có cảm giác sợ hãi, lo lắng khi sinh em bé và đặc biệt hơn nữa là những cơn đâu đẻ. Nhưng trong thực tế việc sợ hãi này chẳng giúp bạn vượt qua quá trình sinh con dễ dàng hơn. Ngược lại, sợ hãi còn làm cho quá trình này thêm “hãi hùng”, bởi khi mẹ bầu sợ hãi, quá trình co thắt tử cung sẽ bị ức chế, dẫn đến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn, thậm chí có thể gây khó sinh.
Phần lớn chị em thì những cơn đau đẻ sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong suy nghĩ của chị em. Và đây cũng là một lý do làm cho một số chị em sợ mang thai. Nhưng trong thực tế thì việc sinh con lại không quá mức “kinh khủng” như bạn tưởng tượng. Một số các biện pháp y tế đã được áp dụng giúp quá trình vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng hơn.
2. Lưu ý mẹ bầu tránh tự kích thích núm vú
Trong những tháng cuối của thai kỳ thì “núi đôi” của mẹ bắt đầu có dấu hiệu căng phồng hơn bình thường vì sữa đã bắt đầu xuất hiện để chuẩn bị cho bé bú. Do việc căng phồng nên của “núi đôi” do đó mẹ có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực để dễ chịu hơn. Nhưng các mẹ không nên kích thích núm vú, vì việc làm này có thể giải phóng hormone oxytocin, loại hormone chịu trách nhiệm làm co bóp tử cung.
3. Lưu ý khi mang thai tháng cuối mẹ bầu nên tránh nằm nhiều
Trong giai đoạn này của thai kỳ thì mẹ bầu có một cơ thể rất nặng nề và cùng với đó là mẹ bầu thường gặp những tác dụng phụ khi mang thai ở giai đoạn cuối, do đó mẹ bầu thường cảm thấy lười và chỉ muốn nằm nghỉ ngơi một chỗ. Nhưng ngược với những suy nghĩ của các mẹ bầu, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ bầu nên thường xuyên vận động cơ thể nhẹ nhàng, nhất là giai đoạn gần cuối thai kỳ. Điều này sẽ giúp mẹ có cuộc hành trình vượt cạn dễ dàng hơn. Vì vậy đi bộ là lựa chọn hoàn hảo nhất cho các mẹ bầu trong giai đoạn này.
4. Vệ sinh “cô bé” không đúng cách
Các chuyên gia về phụ khoa cũng cho biết, bình thường khi chưa mang thai thì việc chị em cũng không nên thụt rửa âm đạo sâu. Do đó khi mang thai thì việc làm này lại càng nên tránh vì trong thời kỳ mang thai “cô bé” luôn ở trong tình trạng sung huyết, vì vậy việc thụt rửa càng nên tránh. Mẹ bầu chỉ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, hoặc dung dịch vệ sinh. Vệ sinh từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên phía trước và tấn công “cô bé”.
5. Lưu ý tránh đi du lịch xa trong giai đoạn này
Với kinh nghiệm của chúng tôi thì khi mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 37 trở đi nên tránh đi du lịch xa nhà, ở tuần thai kỳ này thì bé cưng có thể sẽ chào đời ở bất cứ lúc nào. Do đó để giúp các mẹ có thể tránh được những tình huống không như mong đợi, chẳng hạn như bé cưng chào đời ngay trên xe, mẹ bầu nên hạn chế đi du lịch đến những nơi xa. Hơn nữa, việc di chuyển, đi lại vào lúc này có thể làm mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
6. Lưu ý khi mang thai tháng cuối mẹ bầu nên hạn chế chán nản, mệt mỏi
7. Mẹ bầu nên lưu ý khi mang thai tháng cuối về việc ăn uống
8. Trong thời gian tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu nên “Yêu” đúng cách
Trong thời gian này và đặc biệt là bác sĩ đã cho biết ngày dự sinh em bé, ở thời điểm này phần đông các mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn hẳn. Sau khi quan hệ thì phần tử cung thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn co thắt kéo dài. Tuy quan hệ tình dục không thể làm cổ tử cung mở ra để chuyển dạ, nhưng bà bầu cũng nên nhắc nhở anh xã, không nên “tấn công” quá sâu, tránh làm đau mẹ bầu.
9. Những dấu hiệu sắp sinh các mẹ bầu cần nắm vững trong đầu
Một số nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những em bé chào đời đúng vào ngày dự sinh chỉ đạt khoảng 5%. Do đó, để các mẹ bầu nhận biết được các dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn. Vì vậy khi mẹ bầu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, ngày mẹ và bé chính thức “chào hỏi” nhau sẽ không còn xa nữa.
Các cơn co thắt xuất hiện ngày càng nhiều, với một tần suất nhất định. Ngay khi các cơn co thắt xuất hiện liên tục cứ mỗi 5 phút/lần, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay
Chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Lúc này, các cơ khớp vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho sự chào đời của bé “vô tình” làm tình trạng chuột rút và đau lưng nghiêm trọng hơn.
Bụng bầu tụt xuống: Dấu hiệu này thường xuất hiện trước ngày sinh một vài tuần.
Tăng dịch tiết âm đạo: Trước ngày sinh 1 tuần, mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo có màu đỏ hồng. Nếu dịch tuân thành dòng, bầu nên đến bệnh viện ngay.
Cổ tử cung mở: Tùy theo sức khỏe từng mẹ, độ mở của cổ tử cung cũng sẽ khác nhau.
Dấu Hiệu Mang Thai Đáng Tin Cậy Mà Chị Em Nên Biết
1. Mang thai là gì?
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu mang thai thì các bạn nên biết qua mang thai là gì. Mang thai xảy ra khi tinh trùng thụ tinh với trứng sau khi trứng được phóng thích từ buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ đi xuống tử cung, nơi mà quá trình làm tổ sẽ xảy ra.
Kết quả của sự thụ tinh thành công chính là người phụ nữ sẽ mang thai. Trung bình, một thai kỳ đủ tháng kéo dài 40 tuần. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Những phụ nữ được chẩn đoán mang thai sớm và chăm sóc trước khi sinh sẽ có nhiều khả năng mang thai khỏe mạnh và sinh ra một em bé khỏe mạnh.
Việc người phụ nữ nắm bắt những thông tin sẽ xảy ra khi mang thai đủ tháng là điều quan trọng để theo dõi cả sức khỏe của người mẹ và em bé. Nếu bạn muốn tránh thai, cũng có những hình thức ngừa thai hiệu quả mà nhiều người có thể áp dụng.
Khi mang thai, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu và triệu chứng trước khi thử thai. Những trường hợp khác sẽ có thể xuất hiện vài tuần sau đó, khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi.
2. Dấu hiệu có thai đáng tin cậy chị em nên biết
2.1. Hiện tượng trễ kinh
Trễ kinh là một trong những triệu chứng sớm nhất của thai kỳ (và có thể là triệu chứng kinh điển nhất). Tuy nhiên, trễ kinh không nhất thiết có nghĩa là bạn đã mang thai. Đặc biệt nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn có xu hướng không đều. Có nhiều tình trạng sức khỏe khác ngoài thai kỳ có thể gây ra hiện tượng trễ kinh hoặc tắt kinh.
2.2. Ngực căng và sưng
Đây là một trong những dấu hiệu có thai khá thường gặp. Những thay đổi về nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến ngực của người phụ nữ nhạy cảm và đau. Cảm giác khó chịu có thể sẽ giảm sau vài tuần khi cơ thể bạn thích nghi với những thay đổi nội tiết tố.
2.3. Buồn nôn và nôn
Tình trạng ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm, thường bắt đầu một tháng sau khi bạn mang thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn sớm hơn và một số không bao giờ cảm thấy nó. Mặc dù nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai không rõ ràng, nhưng các hormone thai kỳ có thể đóng một vai trò nhất định.
2.4. Tăng số lần đi tiểu trong ngày
Bạn có thể thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Lượng máu trong cơ thể tăng lên khi mang thai, khiến thận của bạn xử lý thêm nhiều dịch hơn. Từ đó, nước tiểu dồn nhiều hơn vào bàng quang khiến bạn cảm thấy thường xuyên mắc tiểu.
2.5. Mệt mỏi thường xuyên hơn
Mệt mỏi cũng thường xuất hiện trong số các triệu chứng ban đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ đầu mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi thường xuyên hơn.
2.6. Đau đầu
Đau đầu cũng là một trong những dấu hiệu mang thai khá thường gặp. Tình trạng đau đầu thường do nồng độ hormone thay đổi và lượng máu tăng lên. Từ đó, các mạch máu tại não sẽ giãn nở chèn ép vào dây thần kinh khiến bạn có cảm giác đau đầu.
2.7. Xuất huyết lượng ít
Một số phụ nữ có thể bị chảy máu nhẹ và ra máu trong thời kỳ đầu mang thai. Tình trạng chảy máu này thường là kết quả của sự xâm nhập của hợp tử vào tử cung. Sự xâm nhập này thường xảy ra từ một đến hai tuần sau khi thụ tinh.
Chảy máu đầu thai kỳ cũng có thể do các nguyên nhân ít gặp khác như nhiễm trùng hoặc kích ứng. Tuy nhiên, chảy máu đôi khi cũng có thể báo hiệu một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Chẳng hạn như sẩy thai, thai ngoài tử cung hoặc nhau tiền đạo.
2.8. Sự thay đổi tâm trạng
Sự tăng cao đột ngột của các hormone trong cơ thể bạn trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn thay đổi tâm trạng. Điển hình đó là những bạn nữ sẽ dễ xúc động và khóc bất thường. Tính khí thất thường cũng rất phổ biến.
2.9. Sự đầy hơi
Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn bị đầy hơi. Bạn sẽ có cảm giác chướng bụng và ậm ạch ở bụng như ăn không tiêu. Cảm giác này tương tự như cảm giác khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
2.10. Chuột rút
Một số trường hợp người phụ nữ bị chuột rút trong những tuần lễ đầu mang thai. Nguyên nhân chính là do lượng máu trong cơ thể tăng lên, các mạch máu giãn nở. Tình trạng này khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép nên dễ dẫn đến hiện tượng chuột rút.
2.11. Táo bón
Sự thay đổi nội tiết tố khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, có thể dẫn đến táo bón. Một nguyên nhân khác nữa là do tử cung to dần lên để thích ứng với sự có mặt của thai và để nuôi dưỡng thai. Sự to lên của tử cung sẽ chèn ép vào đại trực tràng gây nên tình trạng táo bón khi có thai.
2.12. Thay đổi thói quen ăn uống
Khi mang thai, bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi của các loại thức ăn. Đồng thời, vị giác của bạn có thể thay đổi ít nhiều. Giống như hầu hết các triệu chứng khác của thai kỳ, những sở thích ăn uống này có thể phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố. Bạn có thể thèm ăn một số món nào đó, hoặc cảm thấy buồn nôn khi ngửi mùi của một vài loại thức ăn.
2.13. Tình trạng nghẹt mũi
Sự tăng nồng độ hormone và tăng sản xuất máu có thể khiến màng nhầy trong mũi của bạn sưng lên, khô và dễ chảy máu. Điều này có thể khiến bạn bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Thậm chí có những trường hợp bị chảy máu mũi. Tình trạng này xảy ra nặng hơn ở những người phụ nữ ăn uống thiếu vitamin C hoặc có bệnh mạch máu trước đó.
2.14. Tình trạng đau lưng
Nội tiết tố và căng thẳng lên các cơ là nguyên nhân lớn nhất gây đau lưng trong thời kỳ đầu mang thai. Sau đó, trọng lượng tăng lên và trọng tâm bị thay đổi có thể làm bạn đau lưng. Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai cho biết họ bị đau lưng khi mang thai.
2.15. Thiếu máu
Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị thiếu máu nếu không ăn uống đầy đủ. Tình trạng thiếu máu sẽ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, da xanh xao,… Tình trạng này có thể dẫn đến sinh non và sinh con nhẹ cân.
2.16. Nổi mụn
Do sự gia tăng nội tiết tố androgen, nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá trong thời kỳ đầu mang thai. Những hormone này có thể làm cho da của bạn tiết dầu hơn, có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn trứng cá khi mang thai thường chỉ là tạm thời và hết sau khi sinh em bé.
2.17. Những dấu hiệu mang thai chắc chắn nhất
Những dấu hiệu mang thai nói trên không phải chỉ có ở thai kỳ. Một số có thể xảy ra khi bạn đang bị ốm hoặc sắp bắt đầu có kinh. Tương tự như vậy, bạn có thể mang thai mà không gặp phải nhiều triệu chứng như thế này.
Tuy nhiên, nếu bạn bị trễ kinh và nhận thấy một số dấu hiệu hoặc triệu chứng nói trên, bạn hãy chú ý các dấu hiệu sau:
Thử thai tại nhà bằng que thử thai cho kết quả dương tính.
Đến cơ sở y tế có siêu âm sản khoa để xác định sự có mặt của thai nhi trong bụng.
Dấu Hiệu Có Thai Sau Chuyển Phôi Chính Xác 80% Chị Em Nên Biết
Khác với các quá trình kích trứng, chọc hút trứng và chuyển phôi thì sau chuyển phôi lại là khoảng thời gian khiến tâm lý của các chị em xáo trộn với đầy những lo lắng và hy vọng. Có lẽ nhiều người sẽ phân vân và thắc mắc, liệu dẫu hiệu có thai sau chuyển phôi sẽ có những biểu hiện như thế nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì ?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp điều trị vô sinh, được khá nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng hiện nay. Đây là phương pháp hữu ích cho những trường hợp mẹ tuổi đã cao, khó có con, ống dẫn trứng của mẹ gặp vấn đề hay chất lượng tinh trùng của bố thấp.
Quá trình thụ tinh ống nghiệm gồm hai bước: đầu tiên, bác sĩ lấy trứng ra từ cơ thể mẹ và thụ tinh trong phòng thí nghiệm, sau đó, trứng được thụ tinh (phôi) sau đó được chuyển vào tử cung của mẹ. Tại đây, phôi sẽ bám vào niêm mạc tử cung và có thể phát triển tiếp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quá trình này không thành công, phôi không bám vào được tử cung.
Khi phôi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ, bác sĩ sẽ tiêm hoặc cho uống progesterone trong vòng 8-10 ngày. Hormone này thường được buồng trứng tạo ra để làm dày lớp niêm mạc tử cung, giúp phôi bám dễ dàng hơn.
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là bước thứ 2 trong quá trình thụ tinh nhân tạo. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai khoảng 48 giờ, bác sĩ sẽ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ. Để khả năng thụ thai của mẹ được thành công, mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung mẹ.
Công đoạn chuyển phôi vào cổ tử cung của chị em thường được diễn ra sau khi người phụ nữ rụng trứng trong khoảng từ 2 đến 3 ngày, hoặc đã được các bác sĩ tiêm hormone ức chế khả năng rụng trứng một cách tự nhiên trước đó. Điểm đích cuối cùng muốn hướng tới là để lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ trở nên dày hơn, sẽ giúp phôi thai dễ dàng để làm tổ hơn.
Có 2 loại phôi là phôi đông lạnh (phôi trữ) và phôi tươi. Phôi đông lạnh là phôi được trữ lạnh sau thụ tinh nhân tạo thay vì đưa vào cơ thể mẹ. Việc chuyển phôi đông lạnh sẽ được thực hiện sau khi chuyển phôi tươi thất bại. Biểu hiện có thai sau chuyển phôi đông lạnh (dấu hiệu có thai sau chuyển phôi trữ) hoàn toàn giống với dấu hiệu có thai sau chuyển phôi tươi.
Những dấu hiệu có thai sớm nhất sau chuyển phôi
Đau, tức bụng dưới
Đây là dấu hiệu có thai điển hình nhất khi người mẹ thật sự mang thai, nguyên nhân là do sau khi phôi thai được cấy vào tử cung, nó sẽ di chuyển xung quanh trên lớp niêm mạc tử cung để tìm chỗ bám vào. Sau đó, phôi thai sẽ phát triển nhanh chóng khiến cho bạn cảm thấy hơi đau bụng, dù đau nhẹ, râm ran nhưng cảm giác bụng nặng trĩu khiến cho các chị em rất khó chịu. Điều mà bạn cần làm lúc này đó chính là giảm đi lại, nghỉ ngơi nhiều để giúp phôi thai bám chắc hơn và giảm đau bụng nữa.
Căng đau tức ngực
Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu có thai phổ biến mà các chị em nên lưu ý. Nguyên nhân là do hormone mang thai được sản sinh nhiều dẫn đến lượng máu lưu thông đến vùng ngực tăng cao, vô tình khiến cho ngực trở nên nhạy cảm và dễ đau nhức.
Bị lỡ kỳ kinh nguyệt
Việc chậm kinh là một trong những biểu hiện sớm nhất và quan trọng nhất cho thấy người phụ nữ đang mang bầu. Khi bị lỡ kỳ kinh nguyệt cần theo dõi thêm nhiều biểu hiện trên cơ thể để đưa ra kết luận chính xác.
Nhiệt độ cơ thể tăng cao
Khi có thai, người mẹ đều sẽ cảm nhận được cơ thể mình trở nên nóng hơn bình thường.Đó là do quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng cao để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển vô tình gây ra quá trình sinh nhiệt. Ngoài ra, sự tăng cao của hormone thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến cho thân nhiệt mẹ tăng cao, cảm thấy nóng bức hơn bình thường.
Sự tăng cao của hormone thai kỳ cũng khiến cho âm đạo bị kích thích và tiết nhiều huyết trắng. Các chị em là cần lưu ý giữ vệ sinh vùng kín thật kỹ càng để tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Cơ thể mệt mỏi
Khi mẹ mang thai, cơ thể của mẹ phải hoạt động gấp đôi đẻ nuôi dưỡng cho cả hai nên nên việc cơ thể dễ bị mệt mỏi cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, hãy bắt đầu xây dựng chế độ dưỡng thai, ăn uống ngủ nghỉ đầy đủ, tránh làm việc nặng để tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Đây là dấu hiệu có thai hết sức rõ ràng và là tín hiệu đáng mừng cho thấy phôi thai được cấy vào tử cung của người phụ nữ thành công. Khi đó, bạn hãy sử dụng que thử thai ngay để kiểm tra xem suy đoán của mình có chính xác hay không.
Dấu hiệu có thai sau 14 ngày chuyển phôi
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi ngày 1
Từ sau khi chuyển phôi, nhiều chị em sẽ hay buồn tiểu và đi tiểu rất nhiều lần, cứ 2-3 tiếng lại muốn đi tiểu. Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, vẫn đi tiểu bình thường, không cần dùng bỉm, không nên ngồi xổm, nên ngồi bệ xí bệt, nếu không có, có thể ngồi bô kê vừa tầm nhưng nhớ kê chắc chắn, tránh bị ngã. Giữ sạch vùng kín và thay quần lót thường xuyên nhưng không thụt rửa âm đạo bằng bất cứ hình thức nào. Sau khi chuyển phôi, cứ nằm nghiêng bên nào quen, dễ ngủ là được.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi ngày 2
Bước sang ngày này, nhìn chung, mẹ vẫn chẳng cảm thấy gì, trừ trường hợp người nhạy cảm lắm có thể thấy hơi đau ở đầu ti và vẫn còn cảm giác mót tiểu.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi ngày 3-5
Đây là những ngày rất quan trọng vì đây là lúc phôi tìm chỗ làm tổ. Biểu hiện có thai sau chuyển phôi 4 ngày và dấu hiệu có thai sau chuyển phôi ngày 5 như sau:
Tuy nhiên, có những mẹ chẳng có chút dấu hiệu kể trên nào mà vẫn hai vạch. Chị em cứ lắng nghe cơ thể mình nhưng đừng quá căng thẳng nếu không có các dấu hiệu trên. Tinh thần rất quan trọng do đó hãy giữ tinh thần lạc quan ngày 14 sau chuyển phôi.
Hơi quặn, nặng bụng dưới, có cảm giác khó chịu ở bụng dưới, thỉnh thoảng lại nhói lên.
Căng tức ngực, hơi khó thở, một số người đau ở đầu ti, một số người lại đau ở bầu ngực.
Đau lưng hoặc đau hai bên hông eo.
Có thể có một chút máu vì phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung khi làm tổ làm máu ra ở âm đạo một xíu, nếu nhiều chị em buộc phải đến bệnh viện kiểm tra ngay,…
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 6 ngày
Có thể có dấu hiệu đau bụng ngăm ngăm hoặc nặng vẫn còn kéo dài sang một số ngày sau nữa. Ngoài ra, do nội tiết tố cao hơn mức bình thường nên trong những ngày này, âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt và ra huyết trắng nhiều. Nếu trong những ngày trước, mẹ nào có ra một ít máu ở âm đạo thì máu cũng có thể xuất hiện ở ngày 6, 7 sau chuyển phôi.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi ngày 7
Một số người có thể cảm thấy đau đầu, mệt mỏi từ ngày 7 sau chuyển phôi. Có người còn bị sốt. Đây là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 7 ngày. Lúc này, nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 8 ngày
Cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài nhiều ngày. Trong những ngày này, nhiều mẹ cảm thấy đói, thấy ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có mẹ có triệu chứng ngược lại là kén ăn, ăn không ngon miệng vì mệt mỏi.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 9-10 ngày
Đó là những dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt, khó thở khi nói chuyện nhiều cảm thấy như hụt hơi. Đặt thuốc từ ngày 9 ngày 10 trở đi bắt đầu khó khăn hơn. Cảm giác tay đưa thuốc vào trong âm đạo chật và khó hơn.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi ngày 11-13
Đây là thời điểm mà hầu hết các mẹ đều dùng que để thử thai vì tin rằng kết quả khá chính xác. Nếu cộng thêm 3 hoặc 5 ngày phôi nuôi trữ cũng đã được 14 hoặc 16 ngày. Tuy nhiên, do thời gian này các mẹ đang sử dụng thuốc nội tiết nên kết quả có thể là dương tính giả. Kinh nghiệm là không nên thử que kẻo ảnh hưởng tâm lý, mất tinh thần.
Nếu các mẹ không có biểu hiện nào vào những ngày trước thì dấu hiệu có thai sau chuyển phôi 12 ngày là đau ngực, bụng căng, đi tiểu nhiều. Có nhiều mẹ còn có cảm nhận đau líu nhíu bụng dưới như kiểu phôi bám, một số mẹ không dấu hiệu gì, người nhẹ bẫng. Tuy nhiên,các mẹ hãy để tâm lý ở trạng thái không lo nghĩ, thoải mái..
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi ngày 14
Vào ngày 14 sau chuyển phôi, các mẹ sẽ được hẹn đến trung tâm để lấy máu thử beta HCG. Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi nếu ở mức 25 IU/l được xác định là có thai, nồng độ này cao thấp còn tùy thuộc từng cơ thể mỗi người. Nếu nồng độ sau 2 ngày tăng gấp đôi trở lên được xác định là có thai. Nhiều mẹ cho rằng chỉ số beta HCG cao báo hiệu đã có thai nhưng không hẳn như vậy, bản thân mình lần 2 sau chuyển phôi beta cao hơn 1000k ở ngày 14 sau chuyển phôi nhưng vẫn là thai đơn, trong khi, có mẹ beta ngày 14 chỉ có hơn 200 lại thai đôi.
Mách Bạn 5 Dấu Hiệu Có Thai Sau 3 Tuần Cực Chính Xác
https://sanphukhoa.info.vn/dau-hieu-mang-thai-sau-chuyen-phoi/
Tài liệu tham khảo
https://yeutre.vn/bai-viet/dau-hieu-co-thai-sau-chuyen-phoi-cho-cac-chi-em-tham-khao.22821/
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dấu Hiệu Có Bầu Trộm Chị Em Nên Lưu Ý trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!