Cập nhật nội dung chi tiết về Danh Sách Những Việc Bạn Cần Làm Khi Mang Thai mới nhất trên website Tobsill.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong suốt 9 tháng mang thai, bạn sẽ có nhiều việc làm để chuẩn bị cho vượt cạn về sau trở nên thuận lợi hơn. Vậy những việc bạn cần làm khi mang thai đó là gì?
Tháng thứ 1 khi mang thai bạn nên:
Báo tin mừng cho bạn đời.
Tìm hiểu những gì sẽ diễn ra trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên.
Học những gì cần mua cho tháng đầu mang thai.
Nếu bạn chưa làm thì hãy bắt đầu uống bổ sung acid folic mỗi ngày.
Bắt đầu suy nghĩ tên cho bé.
Nghiên cứu thông tin về các bệnh viện.
Chọn bác sĩ khoa sản hoặc nữ hộ sinh.
Lên lịch cho lần khám thai đầu tiên.
Tìm hiểu những điều cơ bản của sự phát triển thai nhi.
Tính toán ngày sinh bé của bạn.
Ngưng hút thuốc, bia rượu và giảm liều lượng caffeine. Cần biết thứ gì an toàn và không an toàn trong thai kỳ.
Bắt đầu viết thai ký.
Kết bạn với những người phụ nữ khác sinh con cùng tháng với bạn.
Tập Kegel để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ khung chậu.
Bắt đầu thực hiện một chế độ ăn uống khỏe mạnh và giàu dinh dưỡng trước khi sinh.
Chiến đấu với nỗi sợ hãi 3 tháng đầu thai kỳ và sự lo lắng khi mang thai.
Tìm hiểu những xét nghiệm trước khi sinh nào mà bạn cần làm.
Biết phạm vi tối ưu cho cân nặng của bạn khi mang thai.
Quản lý vấn đề trung tiện, cảm giác buồn tiểu, và những triệu chứng khó chịu khác của thời kỳ đầu mang thai.
Có các biện pháp giảm thiểu tình trạng ốm nghén.
Học những gì sẽ diễn ra từ tuần thứ 9 đến thứ 12 của thai kỳ.
Áo ngực có đột nhiên làm bạn thấy không còn thoải mái nữa? Đi mua áo ngực mới và tìm hiểu về những thay đổi của vú khi mang thai.
Bắt đầu một bài tập thể dục an toàn trước khi sinh.
Nói với bác sĩ của bạn về việc tiêm phòng bệnh cúm.
Biết những gì mong đợi từ các xét nghiệm sàng lọc sớm.
Lôi kéo chồng bạn vào việc hiểu và chăm sóc thai kỳ của bạn.
Thời điểm để chia sẻ tin mừng cho bạn bè.
Tìm hiểu liệu bạn có sinh đôi không (nếu có thì cần lên kế hoạch).
Lên lịch mát-xa trước khi sinh.
Quản lý sự thay đổi tâm trạng khi mang thai.
Uống nhiều nước! Lập hạn mức uống nước mới của bạn.
Dự trữ sẵn kem dưỡng da và “cưng” làn da trong thai kỳ của bạn.
Tìm hiểu những gì cần mua sắm trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Học những gì sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai từ tuần thứ 13 đến 16.
Kiểm kê lại tài chính để làm phòng cho em bé.
Bắt đầu mua sắm quần áo thai sản.
Đăng ký ngay các lớp học về sinh con.
Bạn muốn đi chơi thư giãn? Hãy lập một kế hoạch đi chơi gắn kết tình cảm cha mẹ với bé trong bụng.
Chụp hình… siêu âm đầu tiên của bé!
Tìm một tư thế ngủ thoải mái và giải thích những giấc mơ hoang dã trong thai kỳ.
Nếu bạn thuộc nhóm máu RH- (RH trừ), đây là lúc hỏi bác sĩ về một liều RhoGam (ngăn bệnh tán huyết ở thai nhi và trẻ sơ sinh).
Chụp hình chiếc bụng đang ngày càng lớn dần của bạn.
Giúp chồng bạn trở thành một người cha tốt hơn bằng cách đăng ký các lớp học làm cha mẹ cho anh ấy.
Tìm hiểu những gì sẽ diễn ra trong thời gian mang thai từ tuần 17 đến 20.
Báo tin cho người sử dụng lao động của bạn và cập nhật chính sách nghỉ thai sản của công ty.
Tìm hiểu bạn sẽ cần chăm sóc trẻ nhiều như thế nào, và bắt đầu tìm hiểu các lựa chọn dành cho bạn.
Quyết định liệu bạn có muốn biết giới tính của bé bây giờ hay muốn đón nhận một cách bất ngờ.
Nếu bạn chưa làm thì hãy lập lịch kiểm tra răng định kỳ.
Ham muốn tình dục của bạn có thể trở lại hết sức mãnh liệt. Hãy thoải mái với sex trong suốt thai kỳ.
Điều trị chứng ợ chua ngay khi nó vừa có dấu hiệu xuất hiện.
Em bé có cử động không? Biết những gì để mong đợi từ những cú đạp đầu tiên của bé.
Thử tập yoga trước khi sinh để có một buổi tập luyện tinh thần-thân thể.
Tâm tình về thai kỳ và tư cách làm cha mẹ với người bạn đời.
Chuẩn bị cho xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B.
Mệt mỏi vì những câu hỏi tò mò từ người lạ và bạn bè? Hãy học và khéo léo “trả treo” một cách nghệ thuật với những câu hỏi tò mò.
Thực hiện các bước để giảm thiểu hội chứng hay quên khi mang thai.
Bạn nghĩ đến việc đi tắm? Đừng quên đăng ký lớp học tắm cho bé.
Xem xem bạn sẽ trông đợi gì từ tuần lễ thứ 21 đến 24 của thai kỳ.
Kiểm tra thị lực của bạn. Thay đổi thị lực khi mang thai khá phổ biến, và còn có thể là dấu hiệu của biến chứng.
Biết cách quản lý giãn tĩnh mạch.
Làm quen với cơ thể thay đổi nhanh chóng của bạn và tăng cường yêu quý bản thân.
Dành nhiều thời gian “cưng chiều” bản thân!
Thời điểm để bắt đầu chuẩn bị phòng dành riêng cho trẻ bú.
Có xu hướng đau lưng khi mang thai.
Bắt đầu làm việc chi tiết về chuyện nghỉ thai sản của bạn.
Tìm hiểu về 3 tháng cuối thai kỳ.
Tìm hiểu sẽ mong đợi gì trong thai kỳ từ tuần thứ 25 đến 28.
Bạn muốn có một người giúp việc? Nếu câu trả lời là có, hãy tìm ngay bây giờ.
Lên kế hoạch sinh nở.
Hãy bảo đảm bạn biết các dấu hiệu sinh non.
Quyết định ai sẽ vào phòng sinh với bạn.
Chú ý bệnh trĩ đau đớn trong thai kỳ.
Mua giường cũi và nệm cho bé.
Thời điểm để tìm mua xe đẩy.
Biết nhiều lựa chọn ngân hàng máu dây rốn của bạn.
Bú vú mẹ hay bú bình? Biết tất cả các lựa chọn nuôi bé của bạn.
Làm xét nghiệm bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén (Gestational diabetes – GDM).
Kích cỡ bụng của bạn bao nhiêu sẽ cho bạn biết về em bé của bạn.
Có quần áo em bé và các thứ cần thiết sẵn sàng… chuẩn bị tã cho em bé.
Xem những gì sẽ đến trong suốt tuần lễ thứ 29 đến 32 của thai kỳ.
Tham gia lớp dạy tắm cho em bé. (Và chuẩn bị sẵn các tấm thiếp cảm ơn càng sớm càng tốt!).
Mong đợi một bé trai? Tìm hiểu về thủ thuật cắt bao quy đầu và bảo đảm là bạn và chồng bạn cùng chung quan điểm về việc này.
Gác chân lên cao! Chăm sóc đôi chân vì chúng làm việc rất nặng nhọc những ngày này.
Bỏ sẵn đồ đạc vào túi … Bé yêu của bạn sẽ sớm chào đời!
Mua và học cách gắn chỗ ngồi cho bé vào xe hơi.
Sắp xếp bộ đồ cứu thương của gia đình chung một chỗ.
Mua túi tã lót (bỉm) cho bạn, và để dành sẵn tã lót khi cần thiết.
Mua một chiếc ghế cao.
Tham gia lớp sinh con.
Xây dựng sẵn một loạt email và số điện thoại để chia sẻ sự ra đời của bé!
Nhắc chồng kiểm tra xem anh ấy có được phép nghỉ chăm vợ sinh không.
Mua áo ngực dùng cho con bú.
Tìm hiểu bạn sẽ gặp những gì trong những tuần cuối của thai kỳ.
Tìm hiểu các vắc-xin cho trẻ mới sinh và xem xét thứ gì tốt nhất cho bé cưng của bạn.
Nói với bác sĩ về vị trí của bé và nó ảnh hưởng như thế nào tới việc sinh bé.
Chốt lại các lựa chọn đặt tên cho bé.
Chọn các tấm thiếp cảm ơn và báo tin bạn có em bé (và điền địa chỉ sẵn vào các phong bì vì sắp tới sẽ rất bận rộn!).
Mua dây quàng treo hoặc giá đỡ bé.
Biết các cơn co thắt. Nhận biết sự khác biệt giữa cơn co thắt Braxton-Hicks (cơn co thắt đau đẻ giả) và co thắt do đau đẻ.
Bạn chuẩn bị tinh thần cho cơn đau đẻ và sinh em bé.
Giặt và để sẵn quần áo mới cho em bé của bạn.
Chuẩn bị cho những tuần lễ sau khi sinh em bé.
Nhận ra bạn thấy như thế nào về cảm ứng đau đẻ. Học các ưu và khuyết.
Thư giãn và tận hưởng những ngày cuối cùng trước khi sinh!
Sinh trễ ngày? Biết những gì có hiệu quả với những bà mẹ khác.
Đã sinh bé?
Theo khonggiansong.
Lên Danh Sách Những Việc Cần Làm Trước Khi Mang Thai
Việc xác định nhóm máu của cả bạn và chồng cũng là việc cần thiết khi xác định chuẩn bị mang thai. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nhóm máu của bạn là Rh âm tính trong khi của chồng là ngược lại thì vợ chồng bạn sẽ cần nhờ tới sự tư vấn của bác sỹ, bởi nếu mẹ mang thai trong trường hợp này thì sẽ rất dễ gặp phải bệnh huyết tán (tên khoa học là erythroblastosis fetalis). Tình trạng này xảy ra khi các tế bào máu trắng của mẹ không tương thích và tấn công các tế bào máu đỏ của thai nhi, có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho em bé.
2. Kiểm tra sức khỏe răng miệng
Hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng của mình, đồng thời tốt nhất là nên chữa trị tất cả các bệnh về răng và nướu răng trước khi lên kế hoạch mang thai. Nguyên nhân là bởi bất kỳ vấn đề nào về răng và nướu không may xảy ra trong thai kỳ đều sẽ gây ra nhiều vấn đề rất rắc rối cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, khi mà thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau là điều ‘cấm kỵ’. Hãy tưởng tượng nếu mẹ bị sâu răng hay viêm nướu khi đang bầu bí, ăn uống đã khó khăn lại còn thêm nhưng cơn đau răng, chắc chắn việc ăn uống của mẹ sẽ càng thêm vất vả.
3. Những việc cần làm trước khi mang thai – Kiểm tra cân nặng
Thừa cân hay thiếu cân đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Hiện nay, các bác sĩ đều quan tâm đến chỉ số khối cơ thể (BMI) và cân nặng để đưa ra các giải pháp kịp thời. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong khi bạn cố gắng thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như nồng độ cholesterol cao hay huyết áp cao. Ngược lại nếu bị thiếu cân, nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân của mẹ bầu sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Do đó, bạn cần ăn uống hợp lý và theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà bác sĩ tư vấn để duy trì một trọng lượng khỏe mạnh trước khi mang thai.
4. Kiểm tra tuyến giáp
Tiến hành kiểm tra tuyến giáp sẽ cho biết lượng hormone tuyến giáp thyroxin của bạn có ở mức hợp lý hay không. Theo nghiên cứu, suy giáp gây ra do thiếu thyroxin rất có khả năng dẫn tới sảy thai. Thêm vào đó, hormone này cũng rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Đó là lí do vì sao bạn nên đi kiểm tra xem mình có mắc phải những vấn đề về tuyến giáp hay không trước khi có quyết định mang thai.
5. Xét nghiệm nước tiểu
Giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục. Thực hiện bài kiểm tra này sẽ giúp mẹ tránh được nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khi bước vào thai kỳ cũng như giảm khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
6. Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể
Bất thường nhiễm sắc thể có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, vì thế, để có thể kiểm soát nguy cơ này, bạn có thể thực hiện bài kiểm tra máu tĩnh mạch. Ngoài ra, xét nghiệm này còn có thể cho biết các bệnh di truyền khi người mẹ còn trong độ tuổi sinh đẻ để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ. Lới khuyên: mẹ nên thực hiện xét nghiệm này 3 tháng trước khi mang thai.
Danh Sách Những Điều Cần Làm Cho Phụ Nữ Mang Thai 3 Tháng Đầu
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên làm gì?
Kiểm tra chắc chắn xem mình có đang mang thai không
Việc thử thai tại nhà hầu hết đều cho kết quả chính xác nếu chị em thực hiện nó trong vòng một tuần sau khi trễ kỳ kinh nguyệt (chính là khoảng hai tuần sau khi rụng trứng).
Nếu thử thai tại nhà cho kết quả âm tính hoặc mờ nhạt, hãy đợi thêm vài ngày hoặc một tuần và thử lại nếu kỳ kinh lúc này vẫn chưa xuất hiện.
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?
Uống vitamin bổ sung
Nếu vẫn chưa sử dụng bất kỳ loại vitamin nào thì hãy bắt đầu làm điều đó ngay lúc này. Điều này vô cùng quan trọng bởi mẹ cần có đủ lượng axit folic trong quá trình cố gắng thụ thai và trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ.
Axit foli c làm giảm đáng kể nguy cơ hình thành khuyết tật bẩm sinh ở ống thần kinh của trẻ, ví dụ như tật nứt đốt sống.
Kiểm tra chế độ bảo hiểm y tế
Hãy kiểm tra chế độ bảo hiểm y tế của mẹ, xem chúng có bao gồm chi phí chăm sóc tiền sản, sinh nở hay chi phí chăm sóc trẻ sơ sinh mới ra đời hay không.
Mẹ có thể liên hệ trực tiếp với công ty bảo hiểm để nhận được câu trả lời, hoặc nói chuyện với bộ phận bảo hiểm lao động của công ty mình. Nếu không có bảo hiểm y tế, hãy cân nhắc về việc tìm sự giúp đỡ khác.
Chọn nơi chăm sóc sinh sản
Nếu đã có một nơi thăm khám yên tâm, hãy cứ tiếp tục tới đó. Nếu không, mẹ cần phải làm ngay điều sau đây: Hãy nói chuyện với bạn bè, người thân, và nhờ họ giới thiệu đến những nơi chăm sóc thai sản uy tín, kiểm tra những gợi ý mà chương trình bảo hiểm y tế đưa ra hoặc lên mạng tìm kiếm trực tuyến.
Đặt lịch khám thai
Nhiều cơ sở thăm khám sẽ không hẹn gặp mẹ cho tới khi thai nhi được 8 tuần tuổi. Nếu muốn có được lịch trình thăm khám thuận lợi, mẹ nên nhanh chóng đặt lịch hẹn từ trước đó.
Mẹ cần tìm hiểu xem ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trước là ngày bao nhiêu để bác sĩ tính ngày sự sinh, đồng thời mẹ cũng nên lập danh sách những thắc mắc muốn được giải đáp trước khi thăm khám.
Hãy nói chuyện với gia đình hai bên (nội ngoại) để tìm hiểu lịch sử bệnh lý của gia đình, vì có thể khi đó bác sĩ sẽ muốn biết rằng liệu mẹ có đang mắc bệnh mãn tính hay bất kỳ sự bất thường nào về mặt di truyền hay không.
Rất nhiều loại thuốc mẹ đang dùng có thể không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Nếu đang phải sử dụng thuốc điều trị bệnh mãn tính, có thể không bỏ hết ngay nhưng tốt nhất khi đó mẹ nên liên lạc với bác sĩ để hỏi xem trong danh sách thuốc đang dùng có loại nào an toàn và loại nào không an toàn cho bé. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về tất cả mọi loại thuốc, bao gồm cả vitamin, chất bổ sung và thảo dược.
Bỏ thuốc
Hút thuốc làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng, bao gồm sẩy thai, các vấn đề nhau thai và sinh non. Nó cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng của bào thai và tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.
Một số nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra mỗi liên kết chặt chẽ giữa việc hút thuốc với nguy cơ sinh con bị hở miệng hoặc vòm họng.
Mẹ nên bỏ thuốc lá ngay hôm nay bởi hút bớt một điếu thuốc sẽ giúp trẻ tăng cơ hội được sinh ra một cách khỏe mạnh.
Bỏ rượu
Uống rượu trong thai kỳ khiến thai nhi nhẹ cân.
Uống một chút rượu mỗi ngày cũng có thể làm tăng tỷ lệ sinh con nhẹ cân hoặc trẻ sinh ra gặp các vấn đề rối loạn về học tập, lời nói, sự tập trung, ngôn ngữ và hành động.
Chưa có một nghiên cứu chính xác nào về lượng rượu an toàn có thể dùng trong thời kỳ mang thai, do vậy tốt hơn hết là bạn nên cai rượu hoàn toàn.
Cắt giảm caffein
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa lượng caffein được tiêu thụ cao với nguy cơ sảy thai và các biến chứng thai kỳ khác. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học luôn khuyến mẹ bầu hạn chế lượng caffeine tiêu thụ dưới 200 mg mỗi ngày.
Hoạt động an toàn trong thời gian mang thai
Một số hoạt động, việc làm và sở thích có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi đang phát triển trong bụng. Mẹ nên tránh làm một số công việc hàng ngày có tiếp xúc với các sản phẩm độc hại như sản phẩm làm sạch, thuốc trừ sâu, dung môi và chì trong ống nước cũ.
Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại nặng (như chì hoặc thủy ngân), hay một số tác nhân sinh học, phóng xạ (như các công việc trong lãnh vực nghiên cứu và y tế) thì mẹ nên thay đổi chúng càng sớm càng tốt.
Tránh ăn các thực phẩm độc hại
Trong thời kỳ mang thai, điều đặc biệt cần lưu ý lúc này là tránh các loại thực phẩm có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc độc tố, ví dụ như thịt tái, phô mai mềm chưa tiệt trùng, thực phẩm chứa trứng sống, sushi làm bằng cá sống, hàu sống và các động vật có vỏ khác, cá có nhiều thủy ngân.
Hãy thận trọng với các món salad (đặc biệt là những món có chứa protein, như trứng, thịt gà, thịt nguội, và hải sản), xúc xích và thịt nguội, thịt hun khói và thịt nướng.
Cố gắng ăn đủ chất
Nếu trong ba tháng thai kỳ đầu tiên mẹ không ăn uống đủ chất thì cũng không cần quá lo lắng bởi triệu chứng buồn nôn có thể luôn khiến mẹ khó chịu trong khoảng thời gian này. Hãy cố gắng ăn uống đầy đủ nhất theo khả năng của bản thân để đảm bảo những điều đẹp trong thời gian mang thai.
Luôn dự trữ những thực phẩm lành mạnh
Mẹ bầu có thể chăm sóc thai kỳ của mình tốt hơn bằng cách mua và dự trữ những loại thực phẩm lành mạnh như quả hạch, trái cây tươi và khô, mì ống và sữa chua.
Giảm bớt ốm nghén thai kỳ
Thật không may, hiện tượng “ốm nghén” này có thể kéo dài cả ngày, và nó xảy ra với khoảng 3/4 phụ nữ mang thai trong ba tháng thai kỳ đầu tiên. Nếu chỉ có một vài biểu hiện nhẹ của ốm nghén thì có thể áp dụng các phương pháp đơn giản tại nhà để khiến bản thân thoải mái hơn.
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp mẹ giảm ốm nghén.
Thử chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn đồ ăn không quá nóng cũng không quá lạnh, và có vị nhạt. Gừng và liệu pháp bấm huyệt có thể sẽ có ích cho một số người.
Nếu tất cả những việc trên đều không làm dịu đi tình trạng ốm nghén thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc thử dùng bổ sung vitamin B6 hoặc thuốc chống buồn nôn an toàn và hiệu quả trong thai kỳ.
Đi ngủ sớm
Trong thời gian đầu mang thai, mẹ có thể kiệt sức và cảm thấy mệt mỏi hơn bao giờ hết. Luôn cố gắng nghỉ ngơi sớm nhất có thể, dù điều này có thể khiến mẹ cảm thấy như mình già vậy.
Cân nhắc việc thực hiện các xét nghiệm tiền sản
Trong ba tháng thai kỳ đầu tiên các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ cân nhắc thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc khác nhau để xác định xem thai nhi liệu có nguy cơ mắc hội chứng Down hay các vấn đề về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh khác hay không.
Xét nghiệm Sinh thiết gai nhau (CVS) cũng có thể được thực hiện (thường tiến hành trong khoảng từ tuần 11 – 12). Hoặc mẹ cũng có thể đợi tới ba tháng thai kỳ tiếp theo để thực hiện chọc ối.
Tìm hiểu về các dấu hiệu thai kỳ có vấn đề
Rất khó để xác định xem những đau đớn, khó chịu và các cảm giác kỳ lạ khác xuất hiện trong quá trình mang thai là điều bình thường hay bất thường.
Ngoài ra phức tạp hơn nữa là các triệu chứng này xuất hiện còn ít nhiều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ và thời gian mang thai khi đó.
Những triệu chứng nhất định có thể ảnh hưởng xấu trong thai kỳ. Do đó, nếu thấy dấu hiệu nào bất thường tốt hơn hết là mẹ nên liên lạc với bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Cân nhắc thời gian thích hợp thông báo việc mang thai
Một số phụ nữ mang thai muốn thông báo cho tất cả bạn bè, gia đình và đồng nghiệp ngay lập tức về tin vui này. Trong khi đó lại có những người muốn đợi qua giai đoạn ba tháng thai kỳ đầu tiên, khi thai nhi ổn định và tỷ lệ sảy thai đã giảm đáng kể.
Nếu có các triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng, hay công việc yêu cầu vất vả hoặc nguy hiểm, thì tốt nhất là mẹ nên thông báo cho mọi người sớm nhất có thể.
Bắt đầu tạo sự liên kết với thai nhi
Hãy dành khoảng từ năm đến mười phút mỗi ngày để suy nghĩ về em bé trong bụng. Thời điểm lý tưởng nhất để làm điều này là ngay sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Trong thời gian này, mẹ hãy chỉ ngồi yên lặng và nhẹ nhàng đặt tay lên bụng nghe tim thai của con yêu.
Tập trung hít thở và sau đó bắt đầu suy nghĩ về em bé (mọi hy vọng và ước mơ của ba mẹ, các dự định sau khi bé ra đời hoặc những thứ tương tự vậy). Đây là một phương pháp đơn giản hiệu quả để gắn kết với bé và bắt đầu suy nghĩ về tương lai.
Mua áo ngực và đồ lót mới
Nếu ngực của mẹ bị đau, hãy thay một chiếc áo lót vừa vặn hơn. Áo ngực dành riêng cho mẹ bầu đảm bảo rất tốt chức năng nâng đỡ này. Thông thường khi mang thai, ngực của mẹ bầu sẽ tăng khoảng từ 1 – 2 size so với trước kia, đặc biệt nếu đây là lần mang thai đầu tiên của mẹ.
Và khi bụng trở nên lớn hơn thì đồ lót, thậm chí cả cỡ giày dép cũng sẽ cần tăng thêm kích cỡ để mẹ cảm thấy thoải mái nhất có thể.
Quan hệ tình dục nếu cảm thấy thích
Quan hệ trong 3 tháng đầu thai kỳ không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc buồn nôn, do đó không có nhu cầu tình dục.
Túi ối và các hệ cơ xung quanh tử cung sẽ bảo vệ em bé một cách hoàn hảo, đồng thời lớp chất nhầy dày bao kín cổ tử cung giúp bảo vệ bé chống lại nhiễm trùng.
Lập quỹ chi tiêu cho bé
Ba mẹ hãy suy nghĩ về cách chi tiêu sau khi em bé được sinh ra: chi phí quần áo, thực phẩm, tã lót, đồ chơi và đồ dùng cần thiết.
Hãy tìm cách điều chỉnh ngân sách của mình để chuyển sang ngân sách cho bé. Hãy cân nhắc số tiền chi tiêu cho bé một cách đầy đủ và lập quỹ tiết kiệm cho bé ngay từ bây giờ..
Nghe nhịp tim và quan sát thai nhi
Tại lần khám thai ở tuần thứ 9 – 12, ba mẹ đã có thể nghe được tim thai của bé bằng sự trợ giúp của thiết bị y tế gọi là Doppler. Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng tim thai đập dồn dập giống như tiếng ngựa phi vậy.
Mẹ bầu có thể được tiến hành siêu âm sớm nhất là ở tuần thứ 4 hoặc 5 (mặc dù tiêu chuẩn chung là từ 16 đến 20 tuần). Nếu được quan sát bé ngay trong ba tháng thai kỳ đầu tiên, mẹ sẽ nhận thấy bé lúc này trông chẳng khác gì một hạt đậu với một trái tim nhỏ bé đang nhấp nháy.
Lên danh sách tên cho bé
Ba mẹ có rất nhiều thời gian chọn lựa để đặt tên cho con, tuy nhiên ngay từ giờ hãy thử viết tất cả chúng ra và bắt đầu cân nhắc. Ba mẹ cũng có thể thử tham khảo danh sách gợi ý tên cho bé trực tuyến trên mạng.
Những điều mẹ bầu nên làm xuyên suốt cả thai kỳ
Uống đủ nước
Trong thời gian mang thai, mẹ cần khoảng 8 – 10 ly nước lỏng mỗi ngày (tương đương khoảng 2.4 lít nước), và thêm khoảng 0.3 lít cho mỗi giờ hoạt động nhẹ. Cơ thể mỗi phụ nữ mang thai khác nhau có nhu cầu khác nhau, do vậy đừng ngại nếu mẹ cần nhiều nước hơn mỗi ngày.
Hãy quan sát màu nước tiểu của mình, nếu chúng có màu vàng đậm, mẹ cần bổ sung nhiều nước hơn nữa. Nước tiểu màu trong hoặc màu vàng nhạt có nghĩa là mẹ đã uống đủ nước.
Tập kéo giãn cơ thể
Tập kéo giãn cơ thể giúp mẹ tăng cường sự linh hoạt của cơ thể, rèn luyện cơ bắp và khiến bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
Ngủ các giấc ngủ ngắn khi mang thai
Trong thai kỳ, mẹ bầu nên ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy tự thư giãn bản thân bằng giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút mỗi ngày. Nếu mẹ phải làm việc mỗi ngày, hãy tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi (đóng cửa văn phòng, sử dụng phòng hội nghị, thậm chí nghỉ ngơi trong xe), và đặt báo thức trên điện thoại di động.
Dự trữ đồ ăn nhẹ lành mạnh
Khi cảm thấy đói, mẹ có thể ăn chút đồ ăn nhẹ lành mạnh được dự trữ trong ngăn bàn, túi hoặc xe hơi của mình. Và nếu đang gặp phải hiện tượng ốm nghén thì việc nhâm nhi đồ ăn nhẹ như bánh quy giòn cả ngày hoặc ngay sau khi ngủ dậy có thể giúp giảm bớt buồn nôn.
Luyện tập một phương pháp thư giãn
Tập hít thở sâu, luyện yoga, và thư giãn cơ thể có thể giúp mẹ ngủ ngon và ngủ sâu hơn.
Ăn thực phẩm tốt cho thai kỳ
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng, danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu mà mẹ nên bổ sung bao gồm trái cây và rau củ, trứng, cá hồi, khoai lang, sữa chua, quả óc chó, đậu.v.v.
Theo dõi cân nặng
Các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi số cân nặng của mẹ bầu trong quá trình mang thai để đảm bảo mẹ luôn trong tình trạng khỏe mạnh và có tốc độ tăng cân thích hợp. Mẹ cũng có thể tự theo dõi cân nặng của mình bằng thiết bị chuyên dụng.
Làm điều mình thích
Hãy đi xem một bộ phim, ăn tối, dạo bộ, hoặc làm bất cứ điều gì mà mẹ thích. Mẹ bầu xứng đáng với điều đó bởi mang thai là một công việc thực sự khó khăn!
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo để mẹ bầu tận hưởng thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Danh Sách Những Loại Rau Bà Bầu Không Nên Ăn Khi Mang Thai
Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ đồng thời mướp đắng cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi một số chất độc. Bên cạnh đó, trái mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.
Nếu như chị em phụ nữ đang mang thai cố tình lạm dụng mướp đắng, thì sẽ có những nguy hiểm được cảnh báo đó là mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp rất dễ gây dọa xẩy hoặc sinh non, nguy hiểm hơn đối với những người có nguy cơ như tử cung nghieng và có sẹo.
Mặc dù tất cả một số nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Nhưng thử nghiệm với chuột cho thấy, việc dùng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà nghiên cứu Y khoa khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng để đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho thai nhi. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.
2/ Bà bầu nên kiêng rau ngót
BS Anh Tú – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Bản chất rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn dùng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.”
Vì vậy, nếu một số bà bầu có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bào thai, một số bà bầu không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép của lá rau ngót sống.
Theo tin tức Y dược thì, tại các vùng nông thôn, miền núi thì rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, rau sam sẽ kích thích tử cung mạnh. Làm tăng nguy cơ gây sẩy thai ở chị em mang thai.
Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ dùng cho một số trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Nhưng Tin tức y tế cho biết rằng, một số nghiên cứu gần đây từ các nhà nghiên cứu y khoa cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và co thắt tử cung. Dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Nếu một số bà bầu dùng ngải cứu với tác dụng an thai, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, một số bà bầu không nên ăn nhiều ngải cứu.
5/ Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa)
Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, một số nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây.
Theo giới Y học cổ truyền, quả nhãn có vị ngọt. Nhiều người thích ăn nhãn nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này nhiều. Lý do là phụ nữ mang thai ăn nhiều nhãn thường có hiện tượng nóng trong, động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai.
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và không nên uống nước dứa tươi hoặc nước ép dứa lon vì loại trái cây có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy hoặc dị ứng cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa Bromelain có thể làm cho tử cung trở nên mềm và tạo ra một số chất có thể tiêu diệt bào thai.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.
9/ Quả táo mèo (tên khác: quả sơn tra)
Táo mèo có vị ngọt, chát, vị chua, vì vậy nó rất phù hợp với phụ nữ có thai đang nghén. Tuy nhiên, loại trái cây này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo kết quả của nhiều tài liệu, táo mèo có tác dụng trong việc kích thích tử cung, cải thiện tử cung co giãn theo nhịp nhưng hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non.
Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc đu đủ còn ương, chưa hoàn toàn chín có chứa rất nhiều enzymes và mủ. Chúng có thể làm tử cung co thắt có và sẽ gây ra sẩy thai.
Hơn nữa, đu đủ xanh có chứa prostaglandin và oxytocin cần thiết cho cơ thể sau sinh. Vì vậy, nếu bạn thích ăn đu đủ xanh, bạn hãy chờ tới thời gian sau khi bạn sinh con, chứ không phải trong thời điển bạn đang mang thai.
https://ysidakhoa.net/ – tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Danh Sách Những Việc Bạn Cần Làm Khi Mang Thai trên website Tobsill.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!